Thời gian và khơng gian nghệ thuật của nhĩm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh chống thù trong giặc ngồ

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ (Trang 56 - 58)

II. BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH NAM BỘ.

2.2. Thời gian và khơng gian nghệ thuật của nhĩm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh chống thù trong giặc ngồ

danh về đề tài con người đấu tranh chống thù trong giặc ngồi

Trước tiên, phải nĩi rằng, khác với nhĩm truyện trên, ở những câu chuyện nhĩm này, thời gian đĩng vai trị xác định. Rất nhiều sự kiện, nhân vật từ cuộc đời bước vào lịch sử với những câu chuyện của một thời chưa xa lắm. Chưa cĩ một độ lùi thời gian đủ dài để câu chuyện lịch sử lung linh mờ ảo màn sương huyền thoại.

Thậm chí, lật lại các truyện kể địa danh ở đề tài này, ta khơng khỏi ngạc nhiên khi dân gian lưu truyền cả thời gian cụ thể để xác định sự kiện và nhân vật, làm tăng tính xác thực cho những câu chuyện kể.

Chẳng hạn địa danh xã Đốc Binh Kiều nảy sinh từ sự kiện xảy ra năm 1886. Vũng Liêm (Vũng Linh) thì lại gắn với cuộc khởi nghĩa 1872. Rạch Gầm lẫy lừng

cùng dấu mốc 1795 khi quân Tây Sơn đánh tan quân Xiêm và bè lũ quan quân

Nguyễn Ánh. Đền thờ Đức Cố Quản thì lưu dấu ngày 21/2 âm lịch hàng năm. Sự tích Mả Ngụy vẫn cịn nguyên đĩ cuộc dấy binh nổi loạn từ 1833 đến 1835 của Lê Văn Khơi và một cuộc chơn người tập thể 1835 Ất Tị. Kinh Thoại Hà thì được đốc suất đào năm 1818.

Những con số năm tháng, bản thân nĩ đã là lịch sử sống động. Hay như việc xác định triều đại. Đứng ở gĩc độ thời gian cụ thể để so sánh thì việc mở đầu truyện kể là một triều đại nào đĩ đã làm cho những truyện kể địa danh đề tài này rất gần với truyện cổ tích lịch sử. Ở đĩ, thời gian cũng được nhắc đến thoạt như cĩ vẻ xác định nhưng kỳ thực lại rất chung chung. Ở truyện cổ tích lịch sử, việc chỉ định thời gian một cách chân thực rõ ràng khơng cần thiết, chỉ cần hiểu rằng truyện đã xảy ra lâu lắm rồi. Cịn ở đây, quả là chưa lâu để thời gian trở thành một chi tiết dẫn dắt khơng khí huyền thoại của câu chuyện kể, mà ngược lại, thời gian cĩ tính xác định để xĩa nhịa ranh giới giữa lịch sử và truyền thuyết.

Ta khảo sát các ví dụ như truyện Địa Danh Cao Lãnh (Năm Đinh Sửu, triều

Gia Long), tên Làng Đa Phước (Năm Minh Mạng thứ 18, rồi năm Thiệu Trị thứ 2), Sự tích Rạch Bà Hét và Sự tích Đồng Quan (thời Gia Long tẩu quốc), Rạch Đốc Vàng, Sự tích Mả Ngụy (dưới triều Minh Mạng), Cầu Thị Nghè (thời chúa Nguyễn)….

Các thời gian triều đại như đã nêu, rõ ràng là xác định nhưng thực ra ở mỗi triều đại đĩ, tính khơng xác định khơng phải là khơng cĩ. Dân gian cảm nhận rằng cĩ một triều đại như thế đã đi vào quá khứ. Nhưng điều mà họ quan tâm khơng phải là triều đại nào, thời nào, năm nào, mà là vì sao vùng đất cĩ tên gọi như thế, những sự kiện, tình tiết nào đã dẫn đến sự tồn tại địa danh. Vậy thì, cuối cùng, yếu tố thời gian chỉ nhằm để khẳng định: nguyên do tên gọi như thế được giải thích là vơ cùng hợp lý. Hay nĩi cách khác, thời gian gĩp vai trị xác định tính lịch sử và tính chân thực của vùng đất, khắc thêm niềm tự hào cho các thế hệ, bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước cho con cháu.

Bên cạnh những tài liệu sử học quí giá vẫn cịn được trân trọng lưu giữ từ đời chúa Nguyễn đến nay về vùng đất phương Nam, những cứ liệu trong các truyện kể địa danh, khơng phải là khơng cĩ ích cho việc nghiên cứu lịch sử của các nhà sử học. Vừa để xác định, thẩm định lại tư liệu lịch sử và tư liệu truyền khẩu dân gian,

vừa để tìm hiểu thêm những biến cố, những sự kiện nào đĩ rất cĩ thể khơng cĩ trong chính sử. Và lịch sử vùng đất này với nhiều gĩc độ nhìn khác nhau vẫn cịn là một thách đố đối với các nhà nghiên cứu.

Nếu hệ thống hĩa thời gian nghệ thuật ở nhĩm truyện đề tài này, ta cĩ thể hình dung những biến cố lịch sử như sau:

1. Nội chiến:

− Các cuộc truy đuổi kéo dài giữa nghĩa quân Tây Sơn và Nguyễn Ánh. − Cuộc khởi nghĩa thanh thế một thời của Lê Văn Khơi.

2. Ngoại xâm:

− Xung đột với Cao Miên (Chân Lạp), Xiêm La.

− Cuộc kháng chiến khổ nhục nhưng vĩ đại chống thực dân Pháp của người Nam Bộ.

Thời gian lịch sử đã gắn liền với một khơng gian lịch sử. Bản thân tên gọi vùng đất đã tạo nên một khơng gian xác định. Hơn nữa, nhờ gắn liền với các sự kiện lịch sử, địa danh đã gợi lên một khơng gian đầy oai hùng, lẫy lừng niềm tự hào dân tộc. Đĩ là Rạch Gầm (chảy qua địa giới của huyện Cai Lậy và Long Định tỉnh Tiền

Giang). Rạch Bà Hét (hai bên bờ sơng Tiền – Gần Xồi Mút). Đĩ là Chợ Thống Linh (làng Mỹ Ngãi, Cao Lãnh, Đồng Tháp).

Đĩ cịn là những vùng đất nhuộm máu, tang tĩc, bị kẻ thù đàn áp như Đồng

Mả Ngụy (sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khơi 1835 và sự đàn áp tàn

khốc với hàng ngàn người thiệt mạng, kể cả đàn bà trẻ con), địa danh Vũng Liêm (đọc trại của Vũng Linh – với một vùng đầy thây người bị giặc Pháp và tên ác ơn Trần Bá Lộc tàn sát sau trận đánh Cầu Vơng 1872 do Lê Cẩn và Nguyễn Giao chủ xướng), hay lai lịch Trường Án Cần Lố (là một khơng gian ghi dấu tội ác của

Pháp khi biến nơi đây thành pháp trường để chém giết nghĩa quân và khủng bố nhân dân). Những khơng gian như thế khơng phải là ít trong nhĩm truyện kể địa danh đề tài này. Bản thân địa danh đĩ, khơng gian đĩ đã là lịch sử. Khi đi vào truyện, địa danh đĩ càng lung linh và thiêng liêng hơn.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)