Mơ hình cốt truyện của nhĩm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh chống thù trong giặc ngồ

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ (Trang 44 - 48)

II. BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH NAM BỘ.

1.2Mơ hình cốt truyện của nhĩm truyện kể địa danh về đề tài con người đấu tranh chống thù trong giặc ngồ

Ngắn gọn, ít tình tiết là điểm nổi bật của cốt truyện thuộc đề tài này. Ta cĩ thể tạm thời mơ hình hĩa cốt truyện như sau:

- Phần mở đầu:

+ Giới thiệu thời gian, khơng gian xác định.

+ Nêu lên tình huống cĩ vấn đề: Chủ yếu xoay quanh: • Nội chiến: Thơng thường là

ƒ Khởi nghĩa Lê Văn Khơi (Sự tích Mả Ngụy)

ƒ Khởi nghĩa Tây Sơn (bao hàm cả cuộc truy đuổi giữa nghĩa

quân Tây Sơn và tập đồn Nguyễn Ánh như Rạch Gầm, Rạch

Bà Hét, Dinh Ơng, Đình Trung, Hịn Bà Hịn Cậu...).

• Ngoại xâm:

ƒ Xung đột với Cao Miên (Chân Lạp) hoặc Xiêm la:

♦ Anh em vua Cao Miên mâu thuẫn lại dẫn đến xâm lược Nam Bộ (Sơng Châu Phê, Núi Bà Đội Om, Sơng Xá

Hương, Miếu Ơng Bần Quì...)

♦ Nguyễn Ánh cầu viện, rước Xiêm: (Rạch Bà Hét, Hịn Bà

Hịn Cậu, Rạch Đốc Vàng, Rạch Gầm...).

♦ Giặc Chân Lạp: (Vồ Ơng Bướm)

ƒ Cuộc chiến tranh khổ nhục nhưng vĩ đại chống thực dân Pháp xâm lược: Chiếm đa số (Xã Đốc Binh Kiều, chợ Thống Linh, Vũng

Liêm, Rạch Ơng Niên, Rạch Nàng Hai, Kênh Ơng Hồ Bà, Vàm Bà Bầy, Vàm Hổ Cứ...)

- Phần phát triển: + Nhân vật xuất hiện:

• Vì được vua sai phái, được phân cơng đi đánh dẹp (Sơng Xá

Hương, Rạch Đốc Vàng…)

• Vì nghĩa vụ, vì trách nhiệm, vì tình cảm (Xã Đốc Binh Kiều, Vàm

• Vì kẻ thù đẩy xung đột đến cao trào (Rạch Nàng Hai, Rạch Ơng

Niên…).

+ Tập trung thể hiện xung đột trong thế đối đầu với thù trong giặc ngồi; qua đĩ, ca ngợi tính cách anh hùng của nhân vật.

• Lực lượng khơng cân (Sơng Xá Hương, Rạch Đốc Vàng, Rạch

Ơng Niên…)

• Thế trận bất lợi (Kênh Ơng Hồ Bà, Vàm Bà Bầy, Vàm Hổ Cứ…). • Bị đàn áp, bị hãm hại (Sự tích Mả Ngụy, Vũng Liêm…).

- Kết thúc

+ Thắng lợi vẻ vang, chiến thắng đẹp, nhân dân lưu truyền (Rạch Gầm,

Rạch Bà Hét, Sơng Châu Phê...)

+ Thất bại oai hùng, hi sinh bi tráng, nhân dân tưởng nhớ (Xã Đốc Binh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiều, Chợ Thống Linh, Rạch Đốc Vàng, Rạch Nàng Hai, Kênh Ơng Hồ Bà, Vàm Bà Bầy, Vàm Hổ Cứ, sơng Xá Hương...)

( Để lại tên tuổi trên địa danh (Đơi khi cịn cĩ bài thơ ca ngợi đặt ở cuối

truyện).

Cuối truyện, địa danh thường là:

+ Tên nhân vật: chiếm đa số. (18/31 truyện). + Tên chiến cơng. (3/31 truyện)

+ Tên chiến bại (nơi ghi dấu sự đàn áp hay thảm sát) (3/31 truyện). + Các lý do khác: (7/31 truyện).

Khơng phải ngẫu nhiên mà dân gian đã tạo ra mối liên hệ giữa địa danh và một cốt truyện lịch sử. Vùng đất đã trở nên cĩ ý nghĩa rất nhiều khi cái hồn của đất là một câu chuyện kể lịch sử như khẳng định thêm lịng tự hào sâu sắc ngàn đời của nhân dân. Cảm hứng lịch sử đã nối kết chặt chẽ và bền vững con người với vùng đất.

Hầu như cốt truyện về mảng đề tài này, khơng gian thời gian cũng được xác định khá rạch rịi. Tuy nhiên mức độ cụ thể, chính xác đến đâu thì giữa lịch sử và truyền thuyết vẫn cịn một khoảng cách. Điều này , ta sẽ tìm hiểu rõ hơn ở phần sau.

Ở đây, tình huống tạo thành cốt truyện phản ánh những sự kiện và những yếu tố hiện thực đã từng xảy ra ở mảnh đất phương Nam nhiều biến động này từ khoảng trên dưới 300 năm trở lại đây.

Những cốt truyện lịch sử được kể lại xoay quanh hai tình huống chủ yếu là”nội chiến” tức những xung đột bên trong lịng xã hội Việt Nam – và “ngoại xâm” – cịn cĩ nghĩa là những cuộc đối đầu và giao tranh với một thế lực đến từ bên ngồi.

Sử chép về Lê Văn Khơi (tên thật là Nguyễn Hựu Khơi) như một nghịch thần (98,475), được Lê Văn Duyệt yêu quí nên đã từng dựa vào thế lực của chủ làm nhiều điều ngang ngược. Khi Lê Văn Duyệt mất, Lê Văn Khơi vẫn bị buộc phải chịu tội với Vua Minh Mạng. Khơi sinh ra bất bình ốn hận, mộ binh cất quân khởi loạn và ít nhiều gây thanh thế một thời. Ngồi Sự tích Đồng Mả Ngụy kể về chính cuộc dấy binh này thì ở một số truyện khác, tình huống này cũng được sử dụng để tạo đất cho sự xuất hiện nhân vật chính (Lai lịch địa danh Thủ Thừa, Đền Thờ Ơng Duơn…).

Về phía mình, nhân dân nhìn sự kiện này cĩ phần chừng mực hơn cách nhìn khắt khe của sử sách Triều Nguyễn vì phần nào họ đồng tình với hành động trả thù cho chủ của một con người trung nghĩa.

Một tình huống khác cũng chưa thật sự cĩ một cái nhìn nhất quán trong các truyện kể dân gian. Đĩ là cuộc truy đuổi giữa nghĩa quân Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Cốt truyện hình thành từ tình huống này mặc dù khơng cịn tồn tại những tình tiết nào cơng kích Tây Sơn nhưng lại cĩ vẻ như bênh vực trực tiếp cho Nguyễn Ánh. Lý giải điều này, chúng tơi nghĩ rằng, phải chăng trong tư tưởng của những người dân phương Nam, cái gốc của vùng đất văn hĩa sơng Hồng – nơi tư tưởng trung quân của nho giáo thấm nhuần sâu sắc đã qui định cách nhìn này? Hay là chính nhờ Nguyễn Ánh đã từng dung túng cho bọn điền chủ cậy quyền ỷ thế chiếm đoạt đất đai của những người dân nghèo cĩ cơng khai khẩn, nên khi chúa gặp cơn nguy khốn phải lẩn trốn sự truy đuổi của Tây Sơn thì lại được chính thế lực này cĩ cơ hội đền ơn bằng cách che chở và bảo vệ? Quá trình lưu truyền và tồn tại cịn ngắn ngủi làm cho một số truyện kể thể hiện quan điểm này chưa được sàng lọc rõ ràng cũng là điều dễ hiểu.

Bên cạnh đĩ, tình huống thứ hai được xây dựng nhất quán hơn: chống giặc ngoại xâm. Đây là mảnh đất màu mỡ để dân gian khai thác những tình huống mâu thuẫn nhằm làm nổi bật những hình tượng nhân vật lịch sử thật đẹp, thật tuyệt vời .

Truyện kể địa danh đã khai thác lịch sử. Lịch sử đã tạo ra truyện kể dân gian.

Cốt truyện được xây dựng cĩ cơ sở hiện thực lịch sử đã tạo nên khơng khí lịch sử rất thực. Và về mặt này, nhĩm truyện cĩ đề tài lịch sử rất gần với truyền thuyết "thấm đẫm xúc cảm tơn vinh, ngợi ca lịch sử, khắc họa nên hào khí của một

dân tộc quật cường" (2).

Chẳng thế mà, sẽ thiếu sĩt, nếu chúng tơi bỏ qua hiện tượng này. Một số truyện kể đã cĩ một cách kết thúc rất đặc trưng. Đĩ là cĩ thêm một bài thơ hoặc một vần thơ nào đĩ được viết theo cảm hứng tưởng nhớ và ca ngợi. Một sự kết hợp thú vị giữa văn vần và văn xuơi tự sự dân gian (Đĩ là các truyện Chợ Thống Linh, Hịn Bà, Hịn Cậu, Sơng Xá Hương...) Chúng tơi nghĩ phải chăng hiện tượng này

chính là do các truyện kể trên bước đường diễn xướng lưu truyền đã gặp tài họa

thơ của những kẻ sĩ phương Nam. Một chút hợp lưu giữa hai dịng dân gian và bác học?

Cĩ thể dẫn ra đây bài thơ cuối truyện kể Sự tích Chợ Thống Linh để kết thúc phần này:

Lịch sử đáng nêu cụ Thống Linh. Trung can vì nước đã quên mình . Giận người sống – mất sinh ra nhục. Thương kẻ thác – cịn nghĩ lại vinh. Bao tiếng ngọt ngon lịng chẳng núng. Lắm lần hăm dọa chí khơng kinh. Ngâm thơ li hận, cười người phản. Quốc vận từ đây phú hậu sinh.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ (Trang 44 - 48)