PHÂN LOẠI TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ (Trang 37 - 38)

Trước khi khảo sát các đặc điểm thi pháp truyện kể địa danh Nam Bộ, việc phân loại các tư liệu truyện kể là cần thiết, dù khá phức tạp. Thậm chí ngay cả việc xác định truyện kể địa danh thuộc thể loại nào của văn học dân gian cũng khơng phải là điều đơn giản. Bởi vì nếu cĩ thể nhận dạng được truyện kể địa danh thuộc thần thoại, truyện cổ tích, hay truyền thuyết chẳng hạn thì ngay lập tức, ta cĩ thể áp dụng vào việc phân loại thành các thể loại đi kèm (như cách làm truyền thống của

các nhà folklore học).

Ở những cơng trình nghiên cứu của các nhà địa danh học, đối tượng họ quan tâm là địa danh chứ khơng phải câu chuyện kể về nguồn gốc địa danh, là “tên gọi” chứ khơng phải lý do vì sao cĩ tên gọi đĩ. Vì lẽ này mà tiêu chí giúp họ xác định và phân loại khơng quá phức tạp khi họ đứng trên cơ sở phương pháp luận của bộ mơn ngơn ngữ học. Ngay cả sự hỗ trợ của từ nguyên học dân gian cũng là để truy nguyên nguồn gốc ngơn ngữ của địa danh. Đối với Folklore học, việc phân loại truyện kể dân gian về địa danh khơng thể dừng ở các tiêu chí ngơn ngữ học.

Giáo sư Đỗ Bình Trị (120,186) đã dựa vào tiêu chí “Lịch sử” để phân

“truyền thuyết địa danh” thành ba mảng:

1) Những truyền thuyết địa danh phản ánh quá trình chung của lịch sử. 2) Những truyền thuyết địa danh phản ánh những sự kiện lịch sử cụ thể. 3) Những truyền thuyết địa danh ít cĩ căn cứ về mặt lịch sử.

Sở dĩ, sự phân loại này khá rạch rịi và giáo sư mạnh dạn sử dụng thuật ngữ “truyền thuyết địa danh” vì theo chúng tơi, khi khảo sát tư liệu, minh họa trong chuyên đề đã dẫn, giáo sư chủ yếu dựa vào nguồn truyện kể địa danh ở vùng Bắc Bộ – nơi đã cĩ một chiều dài thời gian cần thiết cho sự ổn định về mặt thể loại

Dựa trên một tiêu chí khác – từ gĩc nhìn địa lý cụ thể – tác giả Nguyễn Bích Hà (19) đã phân chia truyện kể địa danh thành hai loại chính. Một là những truyện kể

giải thích tên gọi của những hiện tượng địa lý, tự nhiên (núi, sơng, hồ, đầm...). Hai là những truyện kể giải thích tên gọi những điểm dân cư sinh tụ (làng, xĩm, chợ, xã, ấp...). Ngồi ra, tác giả cịn đưa ra thêm một thể loại truyện kể khơng nhằm giải thích tên gọi (?) mà chú ý giải thích sự hình thành hay biến đổi của các địa danh.

Cách phân loại này cùng với các ví dụ minh họa là truyện kể địa danh Bắc Bộ – dường như khơng phù hợp và cũng khơng bao quát hết nguồn tư liệu cịn phức tạp

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ (Trang 37 - 38)