nghiệp và tăng tỷ trọng trong lĩnh vực công nghiệp, chế biến, dịch vụ và công nghệ cao.FDI cũng tạo điều kiện để một số công nghệ tiên tiến được chuyển giao và ứng dụng tạiViệt Nam, tạo
Trang 1Khoá luận tốt nghiệp 1
-MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU 7
CHƯƠNG I 9
TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ TỚI FDI THẾ GIỚI 9
1.1 T OÀN CẦU HOÁ , CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG 9 1.1.1 Khái niệm toàn cầu hoá và toàn cầu hoá kinh tế 9
1.1.2 Cơ sở khách quan của toàn cầu hoá 10
1.1.3 Một số đặc trưng của toàn cầu hoá 11
1.2 Đ ẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 12 1.2.1 Định nghĩa, đặc điểm và các hình thức 12
1.2.1.1 Định nghĩa 12
1.2.1.2 Đặc điểm 13
1.2.1.3 Các hình thức FDI 14
1.2.3 Lợi ích của FDI 15
1.2.3.1 Đối với nước chủ đầu tư là các nước phát triển 16
1.2.3.2 Đối với nước nhận đầu tư là các nước đang phát triển 16
1.3 T ÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ TỚI FDI TRÊN THẾ GIỚI 19 1.3.1 Tác động của môi trường đầu tư toàn cầu 19
1.3.1.1 Tác động của xu thế tự do hoá đầu tư 19
1.3.1.2 Tác động của công ty xuyên quốc gia (TNC) 23
1.3.1.3 Tác động của một số nền kinh tế lớn và liên kết kinh tế 31
1.3.2 Tác động của các yếu tố đầu vào sản xuất 32
CHƯƠNG II 34
TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ TỚI FDI VÀO VIỆT NAM 34
2.1 C HỦ TRƯƠNG ĐỔI MỚI , MỞ CỬA NỀN KINH TẾ - T IẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA V IỆT N AM 34 2.1.1 Đường lối đổi mới và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam34 2.1.1.1 Quan điểm và chính sách về quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam trước “Đổi mới” 34
2.1.1.2 Quan điểm và chính sách hội nhập từ “Đổi mới” đến nay: 35
Trang 2Khoá luận tốt nghiệp 2
-2.1.2 Cơ hội thu hút FDI 39
2.2 T ÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐẾN FDI VÀO V IỆT N AM 40 2.2.1 Tác động của môi trường FDI toàn cầu 40
2.2.1.1 Tác động của xu thế tự do hoá đầu tư quốc tế 40
2.2.1.2 Tác động của các công ty xuyên quốc gia 55
2.2.1.3 Tác động của một số nền kinh tế lớn và liên kết kinh tế 59
2.2.2 Tác động của các yếu tố nguồn lực trong nước 66
2.2.2.1 Các yếu tố nguồn lực trong nước 66
2.2.2.2 Tác động của nguồn lực sản xuất trong nước tới FDI 68
2.2.3 Đánh giá tình hình thu hút FDI của Việt Nam trong tiến trình hội nhập69 2.2.3.1 Thành tựu 70
2.2.3.3 Hạn chế và nguyên nhân 72
2.3 T HUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT FDI VÀO V IỆT N AM 74 2.3.1 Thuận lợi 74
2.3.2 Thách thức 75
CHƯƠNG III 78
XU HƯỚNG FDI THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO VIỆT NAM 78
3.1 X U HƯỚNG FDI TRÊN THẾ GIỚI 78 3.2 B ÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO V IỆT N AM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 79 3.2.1 Bài học kinh nghiệm của một số nước 80
3.2.1.1 Kinh nghiệm Trung Quốc 80
Thống nhất môi trường pháp lý giữa đầu tư trong nước và nước ngoài 80
3.2.1.2 Kinh nghiệm Ấn Độ 81
Chiến lược thu hút FDI của các công ty xuyên quốc gia lớn 81
3.2.1.3 Kinh nghiệm Thái Lan 83
Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 83
3.2.2 Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam 84
3.2.2.1 Giải pháp về môi trường đầu tư và công tác xúc tiến đầu tư 84
3.2.2.2 Giải pháp nhằm tăng cường sức cạnh tranh của các yếu tố thu hút FDI 90
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Trang 3BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á
AFTA Asian Free Trade Area Khu vực thương mại tự do
BIT Bilateral Investment Treaty Hiệp định đầu tư song phương
BOT Built-Operation-Transfer Hợp đồng xây dựng-vận
EU European Union Liên minh châu Âu
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Free Trade Area Khu vực thương mại tự do
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
IPAP Investment Promotion Action
Plan
Kế hoạch hành động xúc tiến đầu tư
M&A Merger and Acquisition Mua lại và sáp nhập
MFN Most Favored Nations Tối huệ quốc
NAFTA North America Free Trade Hiệp định thương mại tự do
Trang 4Agreement Bắc Mỹ
NIEs New industrial economies nền kinh tế mới phát triển
R&D Research and Development Nghiên cứu phát triển
SME Small and medium enterprises Doanh nghiệp vừa và nhỏ
TNC Transnational Corporations Công ty xuyên quốc gia
TRIMS Trade Related Investment
Measures
Hiệp định về biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
UNCTAD United Nation Conference of
Trade and Development
Hội nghị của Liên Hiệp Quốc
về Thương mại và Phát triển
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Những thay đổi trong quy định điều tiết cấp quốc gia 1992 – 2007 19Bảng 1.2: 5 TNC có số lượng nước nhận đầu tư nhiều nhất 22Bảng 1.3: Số lượng các vụ M&A có trị giá trên 1 tỷ USD 26Bảng 2.1: Số dự án và vốn đăng ký FDI giai đoạn 1988-1990 29Bảng 2.2: Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong các thời
kì sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tính đến hết năm 2005 41Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988 – 2008 48Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư 1988-2008 53
Bảng 2.6: Các nhà đầu tư vào Việt Nam, 1988 - 2006 57Bảng 2.7: Tỷ trọng số dự án và vốn FDI phân theo ngành, 1988-2008 67Biểu đồ 1.1 : Số lượng các TNC của các nền kinh tế phát triển, đang phát triển
Biểu đồ 1.2: Dòng vốn FDI ra và vào theo khu vực, 2005 – 2007 28Biểu đồ 2.1: FDI đăng ký và thực hiện ở Việt Nam từ 1988 – 2006 49Biểu đồ 2.2: Cơ cấu FDI tại Việt Nam 1988 – 2007 51Biều đồ 2.3: Vốn FDI của các TNC đăng ký theo ngành tính đến 2006 55Biều đồ 2.4: Vốn FDI của các TNC phân theo đối tác tính đến 2006 56Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ các dự án đầu tư vào Việt Nam, 1988-2008 56Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ vốn đầu tư các quốc gia vào Việt Nam, 1988-2008 56
Đồ thị 1.1: Số lượng các BITs và DTTs từ 1997 – 2006 19
Đồ thị 1.2: Số lượng Hiệp định đầu tư quốc tế ngoài BIT và DTT từ 1957 –
Đồ thị 1.3: Giá trị và tốc độ tăng của các vụ M&A từ 1988-2006 25
Sơ đồ 1.1: Vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển 17
LỜI MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Qua hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến dài, tăngtrưởng cao trong nhiều năm Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trungsang nền kinh tế thị trường, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có một vị tríquan trọng FDI đã đóng góp đáng kể vào thành tựu kinh tế xã hội của Việt Nam FDI gópphần từng bước chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng lĩnh vực nông
Trang 6nghiệp và tăng tỷ trọng trong lĩnh vực công nghiệp, chế biến, dịch vụ và công nghệ cao.FDI cũng tạo điều kiện để một số công nghệ tiên tiến được chuyển giao và ứng dụng tạiViệt Nam, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động có kĩ năng giản đơn và bước đầugóp phần hình thành một nhóm lao động có kĩ năng cao, đồng thời cũng đem lại cơ hội đểcác nhà quản lí của Việt Nam tiếp cận với trình độ quản lí sản xuất của thế giới.
Tuy nhiên, tiến trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ đã có tác động rõ rệt tớiluồng vốn FDI vào Việt Nam Một mặt, toàn cầu hoá mang lại cơ hội để nền kinh tế có thểtiếp cận với một thị trường vốn rộng; tăng lợi thế cạnh tranh cho một số yếu tố thu hút đầu
tư đã có và tạo ra một số yếu tố thu hút đầu tư mới Mặt khác, tiến trình toàn cầu hoá cũngtạo ra sức ép cạnh tranh khốc liệt hơn trong việc thu hút FDI
Như vậy, thực tế toàn cầu hoá đã tác động như thế nào đến sự lưu chuyển vốn FDIcủa thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng Vấn đề này đòi hỏi chúng ta cần phảinghiên cứu một cách tổng quan và kịp thời để có thể hỗ trợ các nhà hoach định chính sáchtrong việc chọn một phương án tối ưu nhằm tận dụng một cách hữu hiệu nguồn vốn FDItrong thời gian tới trong khi tiến trình toàn cầu hoá ngày càng diễn ra nhanh hơn, rộng hơn
và khi nêề kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng mở cửa, hội nhập đầy đủ hơn với nền kinh tế thế
giới Do đó, em đã lựa chọn đề tài: “Tác động của toàn cầu hoá tới đầu tư trực tiếp nuớc ngoài ở Việt Nam” cho bài luận văn của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của bài luận văn là đánh giá tác động của toàn cầu hoá đối với sự vậnđộng của vốn FDI vào Việt Nam và gợi ý một số giải pháp nhằm khai thác tác động thuậnlợi và hạn chế tối đa tác động bất lợi của toàn cầu hoá đối với vốn FDI vào Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu của bài là tiến trình toàn cầu hoá và tác động của nó đối với
sự vận động của vốn FDI trên thế giới và Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 7Bài luận văn sẽ đi vào nghiên cứu tiến trình toàn cầu hoá kinh tế và tác động của nóđối với sự vận động của vốn FDI trên thế giới và Việt Nam trong khoảng thời gian từ cuốithập niên 80 đến hết năm 2008.
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành dựa trên các phương pháp truyền thống như: thống kê, tổng hợp
và phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa.
5 Kết cấu luận văn tốt nghiệp
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Tác động của toàn cầu hoá tới FDI thế giới
Chương II: Tác động của toàn cầu hoá tới FDI vào Việt Nam
Chương III: Xu hướng vận động vốn FDI thế giới và một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam.
Trang 8CHƯƠNG I TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ TỚI FDI THẾ GIỚI
1.1 Toàn cầu hoá, cơ sở thực tiễn và một số đặc trưng
1.1.1 Khái niệm toàn cầu hoá và toàn cầu hoá kinh tế
Xuất phát từ sự biểu hiện phức tạp của toàn cầu hoá và toàn cầu hoá kinh tế đangdiễn ra mà trên thực tế có nhiều cách hiểu khác nhau Trước hết cần xác định một cách hiểuchung về khái niệm này để làm cơ sở nghiên cứu những vấn đề liên quan
Theo cách hiểu chung, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối
liên hệ, sự tác động phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộctrên toàn thế giới trong quá trình vận động và phát triển
Toàn cầu hoá biểu hiện bằng sự gia tăng các luồng giao lưu quốc tế về hàng hoá,dịch vụ, vốn, công nghệ, nhân công, tính xã hội hoá cao của sản xuất và phân công laođộng xã hội và chuyên môn hoá sản xuất trên phạm vi toàn thế giới Toàn cầu hoá còn biểuhiện qua sự hình thành và phát triển của các thị trường mang tính thống nhất trên phạm vitoàn cầu và khu vực, đồng thời với sự tồn tại các định chế của các tổ chức quốc tế và khuvực điều tiết và quản lý các quan hệ kinh tế khu vực và toàn cầu, v.v… Những nội dungbiểu hiện của toàn cầu hoá cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càngtăng lên, trước hết trên lĩnh vực kinh tế
Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng, nội dung và thực chất của khái niệm toàn cầuhoá bao quát một thực tế lịch sử đã xuất hiện và tồn tại từ lâu, bắt nguồn từ quá trình xã hộihoá của nền sản xuất xã hội, là sự thể hiện ở mức độ cao của quá trình quốc tế hoá lựclượng sản xuất trên thế giới, gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Toàn cầu hoá hiện nay có những biến đổi to lớn cả về lượng và chất, trên tất cả các
lĩnh vực, trong đó toàn cầu hoá kinh tế là cơ sở Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế hình thành
nền kinh tế thống nhất toàn cầu, trong đó các quốc gia, các khu vực có sự liên kết, sự phụ
Trang 9thuộc và tác động lẫn nhau trong sự phân công lao động, hợp tác kinh tế, sự lưu thông cácyếu tố sản xuất trên phạm vi toàn cầu, dưới sự chi phối của các công ty xuyên quốc gia vàcác nước tư bản phát triển
1.1.2 Cơ sở khách quan của toàn cầu hoá
Cơ sở khách quan của toàn cầu hoá nói chung và toàn cầu hoá kinh tế nói riêng bắtnguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đi tới xã hội hoá lực lượng sảnxuất ngày càng cao, thúc đẩy nhanh chóng quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tếngày càng sâu rộng, tăng cường chu chuyển các nhân tố sản xuất, thúc đẩy nhanh chóngthương mại, đầu tư, dịch vụ v.v… Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhất
là công nghệ thông tin liên lạc, công nghệ sinh học, vật liệu mới, khoa học - kỹ thuật trởthành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự xuất hiện ngày càng phổ biến kinh tế tri thức đã làmcho lực lượng sản xuất có những tiến bộ vượt bậc, tính chất xã hội hoá chưa từng có đẩytới xu thế toàn cầu hoá
Bên cạnh đó, các công ty xuyên quốc gia là nhân tố quan trọng thúc đẩy xu thế toàncầu hoá tăng lên mạnh mẽ Các công ty xuyên quốc gia không chỉ tạo ra lực lượng sản xuất
to lớn mà còn tạo ra mạng lưới liên kết toàn cầu, tăng trưởng thương mại và đầu tư, làmcho quá trình phân công lao động hợp tác quốc tế diễn ra vô cùng sâu sắc, thúc đẩy mạnh
mẽ toàn cầu hoá Hiện nay xu hướng sáp nhập các công ty xuyên quốc gia không chỉ là hệquả của quá trình toàn cầu hoá mà còn là yếu tố thúc đẩy toàn cầu hoá diễn ra nhanh hơn,mạnh mẽ hơn, điều này cũng có ý nghĩa là ngày càng giảm đi vai trò của các nhà nước và
sự tự do hoá kinh tế ngày càng tăng
Cuối cùng, các tổ chức quốc tế và khu vực như IMF, WB, WTO, EU, APEC… vừa
là kết quả của toàn cầu hoá, vừa là nhân tố chế định toàn cầu nhằm đáp ứng những đòi hỏi,đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá Các tổ chức định chế quốc tế và khuvực có mục tiêu và chức năng chung là tham gia thúc đẩy các hoạt động kinh tế quốc tế,điều phối và quản lý các hoạt động này Mặc dù một số tổ chức nói trên chịu sự chi phối
Trang 10của các nước tư bản, là công cụ của các công ty xuyên quốc gia nhưng vai trò của các địnhchế quốc tế và khu vực đối với tiến trình hội nhập là không thể phủ nhận.
Tóm lại, trên nền tảng lực lượng sản xuất phát triển cao thúc đẩy xã hội hoá nền sảnxuất trên phạm vi toàn cầu, sự dẫn dắt của khoa học công nghệ, sự kích thích bởi lợi íchkinh tế đối với các tổ chức kinh doanh, các quốc gia, dân tộc, sự thúc đẩy hội nhập của cácđịnh chế toàn cầu và khu vực, các chính phủ… xu thế toàn cầu hoá kinh tế trở thành tất yếukhách quan đối với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người
1.1.3 Một số đặc trưng của toàn cầu hoá
Trên cơ sở thực tiễn của tiến trình toàn cầu hoá trong những năm qua, có thể xácđịnh một số đặc trưng cơ bản của tiến trình toàn cầu hoá như sau:
Một là sự gia tăng nhanh chóng chưa từng có của các thể chế quốc tế và khu vực
điều tiết các quan hệ kinh tế khu vực và toàn cầu (gần 40 thể chế trong vòng một thập kỷ),
số lượng thành viên ngày càng đông đảo, mức độ liên kết đa dạng về hình thức, phong phú
về nội dung, thang bậc ngày càng cao (liên kết xuyên quốc gia, khu vực và toàn cầu, hợptác đa phương, song phương…lan toả sang những lĩnh vực trước đây chưa từng có hoặccòn hạn chế như dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ…)
Hai là sự gia tăng nhanh chóng của các công ty xuyên quốc gia và các luồng lưu
chuyên khổng lồ về thương mại, dịch vụ, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực… giữa các nướctrên phạm vi toàn cầu và khu vực, được dẫn dắt bởi hệ thống các thiết chế quốc tế và cáccông ty xuyên quốc gia dày đặc khắp toàn cầu
Ba là sự bùng nổ của khoa học thông tin, những thay đổi mang tính cách mạng của
công nghệ thông tin kỹ thuật số, cách mạng thông tin siêu tốc toàn cầu đang làm thay đổicăn bản phương thức sản xuất, kinh doanh truyền thống bằng tin học, tri thức và xoá bỏmọi rào cản, lu mờ biên giới quốc gia
Bốn là xu thế toàn cầu hoá hiện nay là do các công ty xuyên quốc gia chi phối, các
nước tư bản phát triển đứng đầu là Mỹ, Nhật Bản, EU chi phối Mỹ công khai áp đặt chủ
Trang 11nghĩa tự do lên các nước khác bằng cách gián tiếp hoặc trực tiếp buộc các nước phải tuântheo Do đó, lợi ích toàn cầu hoá về cơ bản phân phối không công bằng Nguồn lợi khổng
lồ tập trung vào các nước phát triển có điều kiện kinh tế lớn, ngược lại các nước đang pháttriển gặp nhiều khó khăn và bất lợi trong hội nhập toàn cầu
1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1 Định nghĩa, đặc điểm và các hình thức
1.2.1.1 Định nghĩa
Có nhiều cách hiểu về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo nguồn quốc tế:
Khái niệm của IMF: FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được
những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tếkhác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sựdoanh nghiệp
Khi tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhà đầu tư thường đặt ra các mục tiêulợi ích dài hạn, đòi hỏi phải có một quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanhnghiệp nhận đầu tư trực tiếp đồng thời có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việcquản lý doanh nghiệp này
Quyền quản lý thực sự doanh nghiệp ở đây chính là quyền kiểm soát doanh nghiệp.Quyền kiểm soát doanh nghiệp là quyền tham gia vào các quyết định quan trọng ảnhhưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như thông qua chiến lược hoạt độngcông ty, thông qua, phê chuẩn kế hoạch hành động do người quản lý hàng ngày của doanhnghiệp lập ra, quyết định việc phân chia lợi nhuận doanh nghiệp, quyết định phần vốn gópgiữa các bên, tức là những quyền lớn ảnh hưởng đến sự sống còn và phát triển của doanhnghiệp
Trang 12Khái niệm của OECD: Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm
thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoảnđầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằngcách: (1) Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyềnquản lý của chủ đầu tư (2) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có (3) Tham gia vào mộtdoanh nghiệp mới (4) Cấp tín dụng dài hạn (trên 5 năm )
Khái niệm của OECD về cơ bản cũng giống như khái niệm của IMF về FDI Đó làcũng thiết lập các mối quan hệ lâu dài và tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp.Tuy nhiên khái niệm này chỉ ra cụ thể hơn các cách thức để nhà đầu tư tạo ảnh hưởng đốivới hoạt động quản lý doanh nghiệp
Theo nguồn Việt Nam:
Luật Đầu tư năm 2005 mà quốc hội khoá XI Việt Nam đã thông qua có các kháiniệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài”, “đầu tư ra nước ngoài” Tuynhiên, có thể gộp các khái niệm trên lại và có thể hiểu FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu
tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhàđầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham g ia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theoqui định của luật này và các quy định của pháp luật có liên quan
FDI chỉ ra rằng chủ đầu tư phải có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việcquản lý doanh nghiệp cư trú ở một nền kinh tế khác Tiếng nói hiệu quả trong quản lý phải
đi kèm với một mức sở hữu cố phần nhất định thì mới được coi là FDI
1.2.1.2 Đặc điểm
- Tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm
kiếm lợi nhuận Do đó các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển cần lưu ýđiều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủmạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêuphát triển kinh tế, xã hội của nước mình
Trang 13- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp
định hoặc vốn điều lệ tuỳ theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soáthoặc tham gia kiếm soát doanh nghiệp nhận đầu tư
- Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ qui định
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa và
tỷ lệ này
- Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợitức
- Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách
nhiệm về lỗ lãi
- FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư
1.2.1.3 Các hình thức FDI
a Căn cứ vào hình thức thâm nhập (quốc tế)
Hai hình thức chủ yếu là Đầu tư mới (Greenfield Investment) và Mua lại và sápnhập qua biên giới (Cross-border Merger and Acquisition hay M&A)
Đầu tư mới (Greenfield Investment) là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sảnxuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh
đã tồn tại
Mua lại và sáp nhập qua biên giới (M&A) là một hình thức FDI liên quan đến việcmua lại hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động
b Theo qui định của pháp luật Việt Nam
Căn cứ vào điều 21 Luật Đầu tư 2005, các hình thức FDI tại Việt Nam như sau:(1) Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài
(2) Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước vànhà đầu tư nước ngoài
Trang 14(3) Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợpđồng BT.
(4) Đầu tư phát triển kinh doanh
(5) Mua cố phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
(6) Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
(7) Các hình thức đầu tư trực tiếp khác
Trong đó, căn cứ vào điều 3 Luật Đầu tư 2005, giải thích các khái niệm như sau:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BCC) là hình thức đầu
tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chiasản phẩm mà không thành lập pháp nhân
- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT)
là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xâydựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhàđầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam
- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO)
là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xâydựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình
đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình
đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận
- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thứcđầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng côngtrình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó choNhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thuhồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng
BT
1.2.3 Lợi ích của FDI
Trang 151.2.3.1 Đối với nước chủ đầu tư là các nước phát triển
- FDI giúp nước chủ đầu tư bành trướng sức mạnh về kinh tế và nâng cao uy tínchính trị trên trường quốc tế
- Thông qua FDI, chủ đầu tư có thể sử dụng lợi thế của nơi tiếp nhận vốn giảm chiphí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tỷ suất lợi nhuận, khắc phục được tình trạng thừavốn tương đối
- FDI mang lại cho chủ đầu tư cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, khắcphục tình trạng lão hoá sản phẩm đồng thời tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên nhiênliệu ổn định
- Ngoài ra, đổi mới cơ cấu sản phẩm, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lựccạnh tranh cũng là lợi thế lớn cho các chủ đầu tư khi thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.3.2 Đối với nước nhận đầu tư là các nước đang phát triển
Thứ nhất, đầu tư nước ngoài đóng vai trò là một nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài,
giúp các nước đang phát triển giải được bài toán thiếu vốn đầu tư và dần thoát khỏi vòngluẩn quẩn
Sơ đồ 1.1: Vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển
Tiết kiệm và đầu tư
thấp
Trang 16Trong vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo, nguyên nhân cơ bản là thiếu vốn Do vậy,
mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là giải pháp thực tế nhất đối với các nướcđang phát triển Trong các nguồn vốn nước ngoài thì nguồn vốn FDI được đánh giá là rấtquan trọng đối với nhiều nước FDI chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn
xã hội của các nước đang phát triển
Thứ hai, FDI giúp chuyển giao công nghệ Các nước đang phát triển rất cần vốn
cũng như công nghệ để phát triển kinh tế Thông qua FDI các công ty nước ngoài sẽ đemcông nghệ tiên tiến hơn từ công ty mẹ vào sản xuất ở nước sở tại thông qua thành lập cáccông ty con hay chi nhánh Sự xuất hiện của các công ty nước ngoài xuất phát từ mục tiêulợi nhuận trên cơ sở tận dụng những lợi thế có được từ công ty mẹ để sẵn sàng cạnh tranhvới các doanh nghiệp trong nước Vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp FDI sẽ khuyếnkhích nhưng cũng gây áp lực về đổi mới công nghệ nhằm tăng năng lực cạnh tranh đối vớicác doanh nghiệp trong nước Các công nghệ mà các chủ đầu tư nước ngoài chuyển giaocho các nước đang phát triển thường dưới dạng những tiến bộ công nghệ, sản phẩm côngnghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản lý,công nghệ marketing Ngoài ra, chuyển giao công nghệ cũng có thể được thông qua việc dichuyển lao động Thông qua FDI, kiến thức, kĩ năng quản lý, kĩ năng tay nghề lao độngđược truyền bá vào nước nhận FDI
Thứ ba, FDI giúp các nước đang phát triển tận dụng được lợi thế về nguồn lao động
dồi dào Ở nhiều nước, khu vực có vốn FDI tạo ra số lượng lớn việc làm cho người laođộng đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo Nhìn chung, số lượng việc làm trong khu vực có vốnFDI và tỷ trọng trong tổng lao động ở các nước đang phát triển có xu hướng tăng lên Bêncạnh đó, FDI còn góp phần vào việc đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động Năngsuất lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI thường cao hơn trong các doanh nghiệptrong nước Với tiêu chí coi hiệu quả làm việc ưu tiên hàng đầu trong tuyển dụng và sửdụng lao động, các doanh nghiệp có vốn FDI thường xây dựng được một đội ngũ côngnhân viên lành nghề, có tác phong công nghiệp, kỷ luật cao Đội ngũ cán bộ của nước nhậnđầu tư tham gia quản lý hoặc phụ trách kỹ thuật trong các dự án FDI trưởng thành nhiều
Trang 17mặt Phần lớn số lao động cấp cao này được tham gia đào tạo, huấn luyện ở trong và ngoàinước, được tiếp thu những kinh nghiệm quản lý điều hành của các nhà kinh doanh nướcngoài.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tiền lương trả cho lao động trong các doanh nghiệp cóvốn FDI lớn hơn trong các doanh nghiệp trong nước Điều này không chỉ đúng ở các nướcđang phát triển mà còn đúng cả ở các nước công nghiệp phát triển Lý do chủ yếu là cácdoanh nghiệp có vốn FDI thường có xu hướng đầu tư vào các ngành hoặc các địa bàn cómức lương tương đối cao ở nước nhận đầu tư, hoặc thường thuê lao động có tay nghề cao,hoặc nhờ công nghệ chủ đầu tư đem vào hiện đại hơn nên có thể đem lại năng suất caohơn, do đó tiền lương trả cho lao đọng cao hơn
Thứ tư, FDI chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực Những thập kỷ đầu sau
chiến tranh thế giới lần thứ hai, FDI vào các nước đang phát triển chủ yếu nhằm khai tháccác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho các ngành công nghiệp ở chính quốc Ngàynay, FDI đang trở thành một yếu tố tạo ra sự chuyển biến cơ cấu kinh tế tích cực ở cácnước nhận đầu tư FDI chủ yếu được tiến hành bởi các TNC và thường tập trung vào cácngành công nghiệp và dịch vụ, vì vậy FDI đáp ứng được nhu cầu phát triển các ngành nàycủa các nước đang phát triển
Thứ năm, FDI góp phần tích cực vào các cân đối lớn của nền kinh tế Các dự án FDI
góp phần ổn định kinh tế vĩ mô của các nước đang phát triển Các cân đối lớn của nền kinh
tế như cung cầu hàng hoá trong nước, xuất nhập khẩu, thu chi ngân sách đều thay đổi theochiều hướng tích cực nhờ sự đóng góp của FDI
Thứ sáu, FDI giúp mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh
trên thị trường thế giới Vai trò này của FDI thể hiện rất rõ nét ở các nước áp dụng chínhsách thu hút FDI hướng vào xuất khẩu Sự xuất hiện cảu các dự án FDI đi kèm với côngnghệ, máy móc, thiết bị hiện đại đã giúp các nước nâng cao chất lượng và đa dạng hoá cácmặt hàng xuất khẩu Các dự án FDI tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, phù hợptiêu chuẩn quốc tế hơn Bên cạnh đó thông qua các mối quan hệ sẵn có của các nhà đầu tưnước ngoài hàng hoá của doanh nghiệp có vốn FDI tiếp cận được thị trường thế giới
Trang 18Thứ bảy, FDI củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy nhanh tiến trình hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Hoạt động FDI góp phần làm phong phú, đadạng và sâu sắc các quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước đang phát triển Nền kinh tếtrong nước dần dần tham gia sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới Điều này tạo thuận lợicho các nước tham gia vào các hiệp định hợp tác kinh tế song phương và đa phương
1.3 Tác động của toàn cầu hoá tới FDI trên thế giới
Các nhà kinh tế học đã có nhiều nỗ lực nhằm lý giải cho sự vận động của hoạt độngFDI trên thế giới trong vài thập kỷ qua Mô hình OLI cho rằng yếu tố Sở hữu, Địa điểmđầu tư và Nội địa hoá là những nhân tố quan trọng dẫn đến sự vận động của FDI Một sốnhà kinh tế học lại quan tâm đến sự vận động này trong quá trình quản lý và phân công sảnxuất quốc tế, theo đó “vòng đời sản phẩm” sẽ mang tính quyết định
Từ những phân tích về tính khách quan và đặc trưng của toàn cầu hoá ta thấy tiếntrình toàn cầu hoá có thể tác động vào hoạt động FDI thế giới bằng các con đường chínhsau: Một là con đường tự do hoá môi trường đầu tư toàn cầu; hai là qua tác động của khoahọc và công nghệ đối với các hoạt động kinh tế; ba là qua hoạt động công ty xuyên quốcgia, bốn là vai trò chủ đạo của các nền kinh tế và liên kết kinh tế lớn trên thế giới
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, ta sẽ nghiên cứu rõ hơn về tác động của toàncầu hoá tới FDI thông qua hai kênh chính đó là Môi trường đầu tư và Các yếu tố nguồn lựctrong nước
1.3.1 Tác động của môi trường đầu tư toàn cầu
1.3.1.1 Tác động của xu thế tự do hoá đầu tư
Môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế trong tiến trìnhtoàn cầu hoá kinh tế được điều chỉnh theo hướng tự do hơn Trong xu hướng này, nhiều thểchế kinh tế, thương mại, tài chính toàn cầu được hình thành mới, được kế thừa từ một số tổchức vốn trước đó chỉ mang tính khu vực Các vòng đàm phán của Tổ chức Thương mại
Trang 19Thế giới (WTO) nhằm đi đến những hiệp định đa phương trong những lĩnh vực hoạt độngkinh tế khác nhau, những điều chỉnh trong cơ chế và phương thức hoạt động của Ngânhàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), quy mô mở rộng của các hiệp địnhthương mại và đầu tư đa phương và song phương là những biểu hiện rõ rệt của xu hướngnày.
Bên cạnh đó, chính sách đầu tư và thương mại của từng quốc gia riêng lẻ, nhữngthoả thuận hợp tác trong một số lĩnh vực dịch vụ quan trọng như thông tin liên lạc, giaothông, thanh toán, thương mại điện tử cũng tạo điều kiện để thương mại và đầu tư thếgiới trở nên tự do hơn, các thị trường gắn kết với nhau hơn, cạnh tranh hơn và cũng phụthuộc lẫn nhau nhiều hơn Các quy định ưu đãi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ởcác quốc gia cũng khác nhau – đây chính là một nguyên nhân dẫn đến lượng vốn FDI thuhút tại mỗi khu vực và quốc gia là khác nhau
Tại các nước phát triển, nguồn vốn FDI tăng mạnh vào năm 2000 với gần 1.200 tỷUSD Sau 3 năm giảm mạnh (năm 2000 đến năm 2003) thì vào năm 2004 nguồn vốn FDIlại tăng lên Trong các nước phát triển thì các nước EU chiếm 70% tổng vốn FDI, đặc biệt
là Đức, Ailen, Anh Năm 2005 các quốc gia này đều tăng hơn 40 tỷ USD, riêng nước Anhtăng hơn 100 tỷ USD Tại các nước đang phát triển, dòng vốn FDI tăng 22% và đạt 334 tỷUSD năm 2005 Vai trò của các quốc gia này trong việc nhận các dòng vốn FDI cũng nhưtrong hoạt động đầu tư ra nước ngoài không ngừng tăng lên Tỷ trọng vốn FDI vào cácnước đang phát triển tăng trung bình 20% trong giai đoạn 1978-1980 lên mức trung bình35% trong những năm 2003-2005 Tỷ trọng FDI vào các nước Châu Phi giảm từ 10% năm1978-1980 xuống khoảng 5% trong năm 1998-2000 Tuy nhiên trong những năm 2001-
2005 dòng vốn này lại phục hồi và tăng lên Trong nhóm các nước đang phát triển có sựkhông đồng đều: Trong khi vốn FDI vào các nước Châu Á, đặc biệt là Đông Á, Nam Á vàĐông Nam Á tăng đáng kể thì lại tiếp tục giảm ở các nước khu vực Mỹ La Tinh và Caribe.Các nước thuộc khu vực Mỹ La Tinh và Caribe liên tục giảm trong những năm 1970-1980
và cho đến nay vẫn chưa phục hồi
Trang 20Những nguyên nhân dẫn đến sự phục hồi và tăng lên của dòng vốn FDI bắt nguồn từnhững sửa đổi về chính sách đầu tư của các quốc gia Năm 2003 đã có 242 sửa đổi về luật
và quy chế gây ảnh hưởng đến FDI, trong đó có 218 sửa đổi theo hướng thuận lợi hoá đầu
tư Cũng trong năm này, đã có 86 hiệp ước đầu tư song phương (Bilateral InvestmentTreaties- BITs) và 60 hiệp ước thuế quan hai bên (Double Taxation Treaties - DTTs) được
ký kết, nâng tổng số các hiệp ước được ký kết lên với các con số tương ứng là 2.265 và2.316 hiệp ước
Bảng 1.1: Những thay đổi trong quy định điều tiết cấp quốc gia 1992 – 2007 Mục 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Số thay đổi 145 139 150 207 246 242 270 203 177 98
Thuận lợi hơn 136 130 147 193 234 218 234 162 142 74
Nguồn: UNCTAD World Investment Report 2008
Số lượng các hiệp định song phương về đầu tư (BIT) và hiệp định chống đánh thuếhai lần (DTT) tăng nhanh trong các năm
Đồ thị 1.1: Số lượng các BITs và DTTs từ 1997 – 2006
Trang 21Nguồn: UNCTAD World Investment Report 2007
Những con số này cho thấy mức độ toàn cầu hoá kinh tế đã diễn ra ở mức độ sâu vàrộng hơn Ngoài các BIT, DTT nhiều văn bản quốc tế liên quan đến đầu tư được chứa đựngtrong các hiệp định kinh tế thương mại của khu vực, liên khu vực cũng được nhiều quốcgia thông qua với mục đích mở cửa đối với FDI và làm cho các quy định quốc gia phù hợphơn với các quy định quốc tế
Đồ thị 1.2: Số lượng Hiệp định đầu tư quốc tế ngoài BIT và DTT từ 1957 – 2006
Trang 22Nguồn: UNCTAD World Investment Report 2007
Môi trường FDI thuận lợi trên đã thúc đẩy dòng đầu tư không chỉ giữa các nướcphát triển mà cả giữa các nước phát triển và đang phát triển và giữa các khu vực
Bên cạnh việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi, nhiều quốc gia cũng tích cực cải tiếncác qui định về thương mại của mình trong những nỗ lực đàm phán để tham gia WTO Vềcác thể chế thương mại, ngoài việc WTO đóng vai trò là một thể chế toàn cầu về thươngmại, các quốc gia cũng hình thành những khu vực thương mại tự do riêng nhằm tăng sứccạnh tranh của khu vực Biểu hiện rõ nhất của quá trình này là việc hàng loạt các Hiệp định
về khu vực mậu dịch tự do (FTA) song phương hoặc đa phương đã ra đời NAFTA ở Bắc
Mỹ, AFTA ở châu Á, hiệp định thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc… là những ví dụđiển hình của xu hướng này Những diễn biến này tất yếu sẽ tạo thuận lợi cho hoạt độngđầu tư quốc tế
1.3.1.2 Tác động của công ty xuyên quốc gia (TNC)
Một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá là các công tyxuyên quốc gia (TNC) Sự góp mặt của TNC đóng vai trò tăng cường phát triển và phụ
Trang 23thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế đồng thời có tác động to lớn trong việc tạo nên sự vậnđộng của dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới.
Xuất phát từ những tập đoàn sản xuất tư bản độc quyền hình thành trong quá trìnhtập trung và tích luỹ tư bản, các công ty xuyên quốc gia luôn tự hoàn chỉnh và phát triển
Đã có nhiều công trình nghiên cứu và bàn luận về thực chất cũng như mục tiêu và quy môphát triển của các công ty xuyên quốc gia nhưng cho đến nay có thể nêu một cách kháiquát rằng: công ty xuyên quốc gia là một loại cơ cấu tổ chức kinh doanh quốc tế, dựa trên
sự kết hợp giữa quá trình sản xuất quy mô lớn của nhiều thực thể kinh doanh quốc tế vàquá trình phân phối khai thác thị trường quốc tế để đạt hiệu quả tối ưu nhằm thu lợi nhuậnđộc quyền cao Các TNC bao gồm các công ty mẹ và các công ty con (là các chi nhánh đặttại nước ngoài có vốn đầu tư trực tiếp và chịu sự tác động nhất định về mặt quản lý củacông ty mẹ) Vào cuối những năm 60 thế kỷ XX, trên thế giới có khoảng 7.000 TNC, đếnnay có khoảng gần 60.000 TNC với khoảng 500.000 công ty con rải khắp toàn cầu CácTNC chi phối và kiểm soát 80% thương mại thế giới, 4/5 nguồn vốn FDI ở nước ngoài
Có thể coi TNC là một tác nhân không thể thiếu trong quá trình chu chuyển vốn FDI thếgiới
- Giá trị và qui mô hoạt động
Với lợi thế về vốn, kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến và mạng lưới thịtrường rộng lớn, các TNC luôn tích cực đầu tư ra nước ngoài nhằm tối đa hoá lợi nhuậntrên phạm vi toàn cầu Hàng năm, nguồn vốn FDI của các TNC luôn chiếm trên 90% tổng
vốn FDI của toàn thế giới (vien nc pt hcm) Dòng lưu chuyển FDI trên thế giới chủ yếu
được điều phối bởi TNC của các nước phát triển, điều này thể hiện một phần qua số lượngcác nền kinh tế mà các TNC đầu tư thông qua hệ thống các công ty con của mình
Trang 24Bảng 1.2: 5 TNC có số lượng nước nhận đầu tư nhiều nhất
nhận đầu tư
Royal Dutch/Shell Group Hà Lan, Anh 98
Nguồn: UNCTAD World Investment Report 2008
Các nước phát triển không chỉ là chủ thể chính trong hoạt động đầu tư trực tiếp màcòn là những nước nhận phần lớn dòng vốn FDI của TNC Vào năm 2000 khi dòng vốnFDI vào của toàn thế giới đạt con số kỷ lục 1.388 tỷ USD thì vốn chảy vào các nước pháttriển chiếm tới 77,3% đạt 1.108 tỷ USD Những năm tiếp theo khi dòng vốn FDI trên toànthế giới giảm thì vốn FDI vào các nước này cũng giảm theo nhưng vẫn chiếm tỷ lệ caotrong cơ cấu dòng vốn FDI trên thế giới Chẳng hạn năm 2001 là 70%, năm 2002 là 72%.Mặc dù các nước đang phát triển ngày càng trở nên hấp dẫn nhưng các nước phát triển vẫnchiếm phần lớn số vốn đầu tư Nguyên nhân có thể kể đến như sau:
Thứ nhất: Sự chuyển biến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức làm
mất dần lợi thế của các nước đang phát triển về lao động và tài nguyên
Thứ hai: Do tác động của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nên những sản
phẩm có hàm lượng công nghệ cao ngày càng chiếm lĩnh thị trường và mang lại lợi nhuậncao cho nhà sản xuất
Thứ ba: Các nước phát triển có nhiều điều kiện hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư
như cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, hệ thống pháp luật được xây dựng chặt chẽ và nhất quán,trình độ khoa học kỹ thuật cao, trình độ tay nghề của người lao động và người quản lýcao…
Trang 25Thứ tư: Chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước này rất tinh vi Do vậy, đầu tư
vào các nước này sẽ giúp các TNC thâm nhập được vào thị trường nội địa và tránh đượcnhững quy định khắt khe về hàng nhập khẩu (môi trường, bao bì, nguyên vật liệu nội địa,kiểm dịch vệ sinh)…
Thứ năm: Các nước phát triển có nền kinh tế cạnh tranh, có khả năng ứng phó linh
hoạt với những biến động của thị trường thế giới
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, sự tham gia của TNC của các nước đang pháttriển ngày càng tăng cường Nếu như giữa thập kỷ 80, các công ty này chỉ đóng góp 6%
trong dòng vốn FDI toàn cầu nhưng vào nửa sau của thập kỷ 90s đã tăng lên 11% Theo báo cáo của UNCTAD 2008 [29], trong số 100 TNC của các nước đang phát triển trong
vòng 10 năm qua có 76 TNC của khu vực Nam, Đông và Đông Nam Á, 10 TNC của khuvực Mỹ La Tinh, 11 TNC của Châu Phi và lần đầu tiên có 3 TNC hoạt động trong lĩnh vực
cơ sở hạ tầng của khu vực Tây Á (Thổ Nhĩ Kỳ và Co-ét) Tỷ trọng vốn FDI của các TNC
từ các nước đang phát triển đã liên tục tăng lên từ 20,3% những năm 1978-1980 đến 35,9%những năm 2003-2005 Trong các nước đang phát triển thì châu Á và châu Đại Dươngchiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là châu Mỹ La Tinh & Caribee, các nước Đông Nam Âu
và châu Phi
TNC của các nền kinh tế đang phát triển hiện có tốc độ quốc tế hoá đầu tư khámạnh mẽ mà đi đầu là các TNC của các nước phát triển ở Châu Á Trong 3 năm 2001-2003vốn FDI đầu tư ra nước ngoài của các TNC Châu Á trung bình là 37 tỷ USD/năm (tươngđương với FDI hàng năm của thế giới nửa đầu thập kỷ 80) và chiếm 4/5 tổng vốn FDI racủa nhóm nước đang phát triển Các TNC Châu Mỹ La Tinh và Carribe đóng góp 10 tỷUSD đầu tư ra nước ngoài trong khi đầu tư của Châu Phi là không đáng kể và chủ yếu làđến từ Nam Phi Mặc dù vậy thì TNC của các nước phát triển vẫn cung cấp phần lớn vốnFDI của thế giới Ví dụ năm 1980 dòng vốn FDI của các nước phát triển chiếm 79.9% tổngvốn FDI của thế giới, con số này năm 1990 là 82,5% ; năm 2000 là 77,3% và năm 2005 là59,4%
Trang 26Biểu đồ 1.1 : Số lượng các TNC của các nền kinh tế phát triển, đang phát triển và
chuyển đổi
Nguồn: UNCTAD World Investment Report 2007
- Hình thức đầu tư của TNC
Các TNC tác động đến dòng FDI toàn cầu thông qua hoạt động đầu tư, sản xuất,phân phối sản phẩm, nghiên cứu triển khai và chuyển giao công nghệ…
Trang 27Đồ thị 1.3: Giá trị và tốc độ tăng của các vụ M&A từ 1988-2006
Nguồn: UNCTAD World Investment Report 2007
Trong những năm gần đây do tốc độ phát triển mạnh của mạng lưới chi nhánh TNC đãtăng nhanh hình thức sáp nhập và mua lại (M&A) hơn là xây dựng doanh nghiệp mới Sựsáp nhập và thôn tính các công ty ngoại quốc của TNC, trong đó chủ yếu là Mỹ và Tây Âu,
là một trong những nguyên nhân quan trọng gây bùng nổ đầu tư nước ngoài Nếu trong giaiđoạn 1999-2001 trung bình có 6.974 vụ M&A với giá trị 834,607 tỷ USD Tuy nhiên, saunăm 2000, cùng với làn sóng suy thoái toàn cầu nên số vụ M&A cũng giảm đến 48% kéotheo dòng vốn FDI cũng giảm theo Sang năm 2004, làn sóng M&A lại tiếp tục tăng 28%
và đạt 381 tỷ USD và năm 2005 tăng lên 716,302 tỷ USD Và xu hướng tăng này tiếp tục
diễn ra trong năm 2006 với tốc độ tăng 23% đạt 880 tỷ USD (wir 2007 [5] ) Cụ thể là
trong năm 2005, có 141 vụ giao dịch có giá trị trên 1 tỷ USD và sang năm 2006 đã tăng lên
tới 172 vụ (Wir 2007, [6])
Trang 28Bảng 1.3: Số lượng các vụ M&A có trị giá trên 1 tỷ USD
Nguồn: UNCTAD World Investment Report 2007
Như vậy, phương thức đầu tư qua hình thức sáp nhập chủ yếu xảy ra giữa các nướccông nghiệp phát triển Qua các hoạt động này, tiềm năng của các TNC sẽ tăng lên và ngàycàng có ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế thế giới nói chung và với FDI nói riêng
Các TNC còn mở rộng hoạt động của mình qua các dự án đầu tư mới Theo Báo cáođầu tư Thế giới năm 2005, số lượng các vụ đầu tư mới của TNC là 9300 dự án năm 2003
và 9800 dự án năm 2004 Trái với xu hướng của sáp nhập, số lượng các dự án này lại chủyếu tập trung vào các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu Ởkhu vực châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ là hai nền kinh tế chiếm ưu thế nhất trong việc thu
Trang 29hút các dự án đầu tư mới, với khoảng 50% tổng số dự án vào các nền kinh tế đang pháttriển.
- Cơ cấu đầu tư của các TNC:
Cơ cấu đầu tư nước ngoài cũng bị thay đổi do sự điều chỉnh chiến lược kinh doanhcủa TNC Vào những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các TNC trên thế giớiđều hoạt động có tính chuyên doanh cao, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp khaithác và chế tạo Do vậy hình thức FDI chiếm ưu thế trong tổng dòng vốn lưu chuyển quốc
tế Thập kỷ gần đây, TNC đã chuyển sang hoạt động ở phạm vi rộng hơn và mang tính chất
đa doanh và theo khu vực lãnh thổ và cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tàichính quốc tế nó đã thúc đẩy mạnh hình thức đầu tư gián tiếp Các ngành chế tạo côngnghệ cao, các ngành tài chính ngân hàng, bảo hiểm cũng được chú trọng Những ngànhtruyền thống như nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng thu hút ngày càng ít nhà đầu tư.Nếu như năm 1990, FDI vào ngành này của thế giới chiếm 9.36% thì đến năm 2002 giảmxuống còn 6.19% FDI vào ngành công nghiệp cũng không ngừng giảm tỷ trọng từ 42%năm 1990 xuống còn 34% năm 2002
Các hoạt động đầu tư của TNC ngày càng có xu hướng tập trung vào các ngànhcông nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, vào khu vực dịch vụ và sản xuất đòi hỏi kỹnăng, và do vậy, chủ yếu chỉ xảy ra giữa các nền kinh tế phát triển Hoạt động đầu tư củaTNC vào các nền kinh tế đang phát triển, mặc dù nằm trong xu hướng chung của thế giới lànghiêng về khu vực dịch vụ và công nghệ, song vẫn chủ yếu là tìm đến nguồn tài nguyên
và nguồn nhân lực có kĩ năng giản đơn và có chi phí thấp Sự phân bố không đồng đều vềgiá trị và cơ cấu của nguồn vốn FDI như đã nói ở trên cho thấy sức hấp dẫn FDI của cácnước phát triển là lớn hơn nhiều so với sức hấp dẫn của các nước đang phát triển
Như vậy, TNC đóng vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy lưu chuyển dòng FDI trên thế giới
Trang 301.3.1.3 Tác động của một số nền kinh tế lớn và liên kết kinh tế
Môi trường FDI toàn cầu còn được định hướng bởi các nền kinh tế và liên kết kinh
tế lớn trên thế giới Trong tiến trình toàn cầu hoá kinh tế, các nền kinh tế chủ chốt ở một sốkhu vực ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc dẫn dắt và thúc đẩy quá trình hộinhập kinh tế thế giới của các nền kinh tế nhỏ hơn và làm cầu nối của khu vực với các khuvực khác trên thế giới
Có thể kể đến một số nền kinh tế lớn trên thế giới như sau: Ở Bắc Mỹ có Mỹ vàCanada; Nam Mỹ có Braxin, Acghentina; Tây Âu có Đức, Anh, Pháp, Italia ; Đông Âu cóNga; Châu Á có Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore Đây
là những nền kinh tế đóng vai trò chính trong việc tạo động lực cho sự di chuyển vốn, laođộng, thúc đẩy thương mại tự do
Biểu đồ 1.2: Dòng vốn FDI ra và vào theo khu vực, 2005 – 2007 (Tỷ USD)
FDI vào và ra
Trang 31Nguồn: UNCTAD World Investment Report 2008
Từ biểu đồ mô tả dòng FDI vào và FDI ra trên thế giới (2005-2007) trên có thể thấyvai trò to lớn của khối các nền kinh tế phát triển trong việc dẫn dắt hoạt động đầu tư trựctiếp Lượng FDI vào các nước phát triển tăng cao trong năm 2007 – lần tăng tiếp theo trong
4 năm liên tiếp, đạt 1.248 tỷ USD (tăng 33% so với 2006) Mỹ tiếp tục giữ vị trí là quốc giathu hút lượng vốn FDI lớn nhất, đồng thời Châu Âu cũng là khu vực nhận nhiều vốn FDInhất so với các nhóm nước phát triển (thu hút 2/3 tổng lượng FDI trên toàn thế giới).Không chỉ có vậy, lượng vốn FDI ra của khối nước phát triển cũng đạt kỳ tích trong năm
2007, với tốc độ tăng thậm chí còn vượt xa so với FDI vào So với năm 2006, FDI ra củacác nước phát triển tăng 56% đạt 1.692 tỷ USD cao hơn FDI vào 445 tỷ USD Trong đó,
Mỹ đứng đầu các quốc gia trên thế giới về số vốn FDI đầu tư ra nước ngoài (wir 2008 [07] )
1.3.2 Tác động của các yếu tố đầu vào sản xuất
Hoạt động thương mại và đầu tư ngày càng mở rộng tự do hơn, dẫn tới xu hướngdịch vụ và công nghệ đã tác động ngược trở lại các yếu tố đầu vào của sản xuất Khoa học
Trang 32công nghệ và tri thức đã tham gia trực tiếp như một yếu tố đầu vào của sản xuất, đồng thờicũng là yếu tố có khả năng di chuyển năng động nhất Khoa học công nghệ trong vai tròmột yếu tố đầu vào của nền kinh tế được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng nhưquyền kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền, thương hiệu và được mua bán, chuyểngiao giữa các quốc gia và thông qua mạng lưới của các công ty xuyên quốc gia
Những thành tựu mới trong khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đãtạo nên một sự thu hút mới cho các dòng đầu tư vào khu vực công nghệ cao và các ngànhliên quan hoặc có hàm lượng công nghệ cao So sánh tổng giá trị FDI được đầu tư ra nướcngoài trong các khu vực sản xuất ta thấy rõ xu hướng này (lĩnh vực dịch vụ ngày càngchiếm tỷ trọng đầu tư lớn trong tổng vốn FDI toàn cầu)
Ngay trong khu vực dịch vụ, đầu tư và công nghệ thông tin hoặc liên quan tới côngnghệ thông tin cũng tăng nhanh Với đầu tư như vậy, sản lượng của các khu vực sản xuấtcũng thay đổi Ở Mỹ, năm 2004, sản lượng khu vực dịch vụ chiếm tới 73% GDP, trong khinông nghiệp chỉ chiếm 2%, công nghiệp chiếm 23%
Trên thực tế, khoa học và công nghệ đã trở thành yếu tố xương sống của lực lượngsản xuất, tạo nên một cơ sở hạ tầng mới cho nền kinh tế thế giới và đang từng bước hìnhthành một nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức Về cơ bản, khoa học và công nghệ đã giántiếp hoặc trực tiếp tác động và làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế thế giới thông qua cácdòng đầu tư
Như vậy, công nghệ đã trở thành yếu tố sản xuất có tính cạnh tranh cao ở các nướcphát triển trong việc thu hút FDI Điều này cũng lí giải vì sao một lượng lớn FDI đổ vàocác nước phát triển trong thời gian vừa qua Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa làtrong cuộc cạnh tranh thu hút FDI toàn cầu, các nước đang phát triển hoàn toàn bị mất lợithế Trái lại, các nước này có thể tận dụng nguồn nhân lực giản đơn dồi dào với chi phíthấp cùng nguồn tài nguyên sẵn có để làm lợi thế so sánh của mình trong việc thu hút cácnhà đầu tư nuớc ngoài Tuy nhiên, tận dụng lợi thế so sánh này, các nước đang phát triểncũng phải đối mặt với không ít bất lợi Điều này sẽ được đề cập rõ hơn ở chương tiếp theovới trường hợp của Việt Nam
Trang 33CHƯƠNG II TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ TỚI FDI VÀO VIỆT NAM
2.1 Chủ trương đổi mới, mở cửa nền kinh tế - Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Trong bối cảnh tiến trình toàn cầu hoá tác động tới luồng vốn FDI toàn cầu như đãtrình bày ở chương I, sự vận động của dòng FDI vào Việt Nam chắc chắn sẽ bị tác động.Tuy nhiên, toàn cầu hoá là một tiến trình khách quan song tác động của nó tới dòng FDIcủa một nền kinh tế cũng phụ thuộc vào độ mở cửa, hội nhập của nền kinh tế đó vào nềnkinh tế toàn cầu Do vậy, để đánh giá những tác động này, trước hết cần xem xét độ mởcửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam
2.1.1 Đường lối đổi mới và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và giao lưu kinh tế quốc tế ngày càng mởrộng, quan hệ kinh tế quốc tế đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của các nước.Tuỳ theo điều kiện chính trị, kinh tế quốc tế của nước mình tại mỗi thời điểm, các quốc gianói chung cũng như Việt Nam nói riêng đều hình thành những quan điểm, chính sách kinh
tế đối ngoại trong chiến lược phát triển chung của mình Chiến lược thu hút FDI cũng làmột trong những chính sách kinh tế đối ngoại lớn đáng quan tâm để phát triển kinh tế Nhìnlại chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút vốn FDI của Việt Nam, có thể chia ralàm hai mốc chính:
2.1.1.1 Quan điểm và chính sách về quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam trước
“Đổi mới”
Việt Nam thống nhất đất nước vào năm 1975 Tình hình chính trị, kinh tế thế giớilúc đó đã chi phối đáng kể tới việc xác định chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam.Những năm 1970-1980 vẫn còn chiến tranh lạnh Nền kinh tế thế giới hình thành hai hệ
Trang 34thống kinh tế có cơ chế hoạt động khác nhau cơ bản Một hệ thống theo cơ chế thị trường;một hệ thống theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung Mỗi cơ chế hoạt động đều đặt ra nhữngyêu cầu khác nhau đối với các nước thành viên Mục tiêu hoạt động kinh tế quốc tế củaViệt Nam lúc đó chủ yếu là tranh thủ sự hợp tác, tương trợ kinh tế và kỹ thuật.
Trước tình hình kinh tế trong nước và quốc tế vào đầu những năm 1980, nhà nước ta
đã có chuyển biến nhất định về quan hệ kinh tế quốc tế Kinh tế đối ngoại được xác định có
tầm quan trọng đặc biệt Đảng và Nhà nước ta vẫn kiên trì quan điểm “mở rộng và tăng
cường hợp tác toàn diện với Liên Xô và phát triển hợp tác với các nước khác trong Hội đồng tương trợ kinh tế, theo hướng liên kết kinh tế xã hội chủ nghĩa”
Đồng thời, trong những năm 1970-1980, nước ta được tiếp nhận kế thừa một số hoạtđộng kinh tế quốc tế từ các tổ chức kinh tế quốc tế ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa như:IMF, WB, ADB
Mặc dù có nhiều cố gắng để mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế và tham gia vào liênkết kinh tế XHCN, nhưng kết quả của những hoạt động đó cũng còn khiêm tốn
2.1.1.2 Quan điểm và chính sách hội nhập từ “Đổi mới” đến nay:
Hơn 20 năm hội nhập kinh tế là cả một chặng đường dài trong nỗ lực hoà nhập vàonền kinh tế thế giới của Việt Nam Để thấy rõ được những chuyển biến tích cực của nhữngbước hội nhập trong quan điểm và chính sách của đất nước, có thể chia ra làm hai chặngđường lớn Một là giai đoạn từ năm 1986 – 1990 - được coi là giai đoạn của chính sách đổimới, mở cửa đơn phương để hội nhập Giai đoạn thứ hai là từ 1991 tới nay – giai đoạn củachính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế và hội nhập thị trường khu vực -thị trường thế giới
•Thời kỳ những năm đầu đổi mới (từ 1986 đến 1990): giai đoạn của chính sách
đổi mới, mở cửa đơn phương để hội nhập
Trang 35Công cuộc “Đổi mới” của nước ta được chính thức khởi xướng và phát động từ Đạihội VI của Đảng (tháng 12 năm 1986) Với nội dung cơ bản, trước hết là đổi mới trong lĩnhvực kinh tế, từng bước xoá bỏ cơ chế bao cấp, chuyển sang cơ chế tự chủ Cơ chế này đượcthực hiện mở đầu trong nông nghiệp đem lại những thành tựu lớn.Cùng với những thànhtựu của chuyển đổi cơ chế trong nông nghiệp, các lĩnh vực khác như công nghiệp, dịch vụ
và cả lĩnh vực kinh tế đối ngoại cũng từng bước chuyển sang thực hiện cơ chế mới
Trong thời gian này, các nước trong hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa thế giới cũng
có những biến động nhất định Các quan hệ hợp tác, liên kết kinh tế giữa các nước cũng đivào chiều sâu, nhiều hợp đồng kinh tế giảm, hoạt động kinh tế đối ngoại gặp những khókhăn nhất định Đồng thời kinh tế trong nước lúc đó vừa trải qua cuộc khủng hoảng nhưng
để ổn định và phát triển đất nước phải giải quyết nhiều nhiệm vụ to lớn Đó là ổn định, pháttriển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu kinh tế, tiếp tục thực hiện công nghiệp hoá,thậm chí phải điểu chỉnh cả cơ cấu tiêu dùng trong dân cư
Với điều kiện kinh tế thế giới thay đổi và những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hộitrong nước cho phép, Nhà nước Việt Nam xác định một số quan điểm, nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động kinh tế đối ngoại Ngoài những chủ trương cơ bản mở rộng quan hệ phâncông, hợp tác toàn diện với Liên Xô, Lào, Campuchia Đảng và Nhà nước đã chú ý tới các
đối tác mới với chủ trương “tranh thủ mở mang quan hệ kinh tế và khoa học - kỹ thuật với
các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi” Điểm nổi bật trong quan điểm của
Nhà nước ta là đã chủ trương công bố chính sách “khuyến khích nước ngoài đầu tư vào
nước ta dưới nhiều hình thức, nhất là đối với các ngành và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao, làm hàng xuất khẩu” Nhà nước Việt Nam hoan nghênh và kêu gọi các tổ chức kinh tế của
nước ngoài quan hệ trực tiếp với tổ chức kinh tế Việt Nam để mở rộng quy mô hợp tác,thoả mãn lợi ích hai bên, theo chính sách, luật pháp nước ta
Có thể tóm tắt bước tiến trong nhận thức quan điểm và chính sách của Việt Nam vềquan hệ kinh tế quốc tế trong những năm đầu đổi mới như sau:
Trang 36Một là, chuyển mạnh từ mục đích tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ về kinh tế, khoa học
kỹ thuật để ổn định phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sang mục đích quan hệhai bên cùng có lợi
Hai là, mở rộng thêm các hình thức quan hệ kinh tế quốc tế, các đối tác Đó là kêu
gọi các nhà đầu tư quan hệ trực tiếp đầu tư vào Việt Nam; khuyến khích các tổ chức kinh tếnước ngoài quan hệ trực tiếp với các tổ chức kinh tế Việt Nam
Có thể thấy rõ kết quả của việc thực hiện những chủ trương trên của Đảng và Nhànước ta Đó là quan hệ kinh tế quốc tế đã đóng góp nhất định vào việc ổn định phát triểnkinh tế, làm cho nền kinh tế từng bước ra khỏi khủng hoảng và đi vào thế ổn định Đồngthời, những đổi mới trong quan điểm trên đã tạo điều kiện cho Việt Nam bước sang mộtthời kỳ mới, thời kỳ chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
• Thời kỳ từ năm 1991 đến nay: giai đoạn của chính sách đa phương hoá, đa
dạng hoá quan hệ quốc tế và hội nhập thị trường khu vực - thị trường thế giới.
Bước sang những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, chính trường chính trị, kinh tếthế giới có nhiều biến động Thể chế xã hội chủ Nghĩa ở Liên Xô tan rã và các nước xã hộichủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, nền kinh tế của các nước này chuyển sang cơ chế thị trường,các cam kết hợp tác quốc tế dưói các hình thức truyền thống như trao đổi hàng hoá, hợp táclao động, liên kết kinh tế với Việt Nam hầu như không còn hiệu lực
Trong bối cảnh đó, Nhà nước ta vẫn ý thức được vai trò quan trọng của quan hệkinh tế quốc tế đối với sự phát triển kinh tế của đất nước Với những thành tựu bước đầucủa công cuộc Đổi mới, tự tin với đường lối đối ngoại độc lập, quyết tâm ổn định và pháttriển kinh tế bằng nhiều con đường, chính sách trong đó chính sách kinh tế đối ngoại, trongChiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 của Đảng và Nhà nước ta
đã chủ trương “Đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ
chức kinh tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi Củng
cố và tăng cường vị trí ở các thị trường quen thuộc và với các bạn hàng truyền thống, tích
Trang 37cực thâm nhập, tạo chỗ đứng ở các thị trường mới, phát triển quan hệ mới” (Đảng Cộngsản Việt Nam, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000)
Hơn nữa, việc khuyến khích người nước ngoài vào nước ta kinh doanh đã được cụthể hoá bằng chủ trương tạo môi trường và điều kiện thuận lợi, “Xây dựng thể chế đồng bộ,
ổn định, thuận tiện và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất đầu mối giải quyết cácthủ tục và yêu cầu đầu tư của nước ngoài chủ động chuẩn bị các dự án gọi vốn đầu tưnước ngoài ” (Đảng Cộng sản Việt Nam - Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xãhội đến năm 2000)
Dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của những hiện tượng tích cực và tiêu cực của toàn cầuhoá, các nước thực hiện các quan hệ kinh tế đối ngoại không chỉ đẩy nhanh quá trình hộinhập kinh tế quốc tế mà còn phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực Ở nước tatrong điều kiện thực hiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quan điểm
và chính sách chủ động hội nhập kinh tế đã đặt ra yêu cầu mới, thiết thực đối với các chủthể kinh tế trong nước Hội nhập kinh tế quốc tế, theo tinh thần đó, đã trở thành nhiệm vụ
và sự quan tâm của Chính Phủ, các Bộ, ngành và doanh nghiệp
Có thể tóm tắt quan điểm chính sách về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của ViệtNam hiện nay là:
Một là, thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng đa phương
hoá các quan hệ quốc tế, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trongcộng đồng quốc tế
Hai là, “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối
đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm sự độc lập tự chủ và định hướng xãhội chủ nghĩa” (Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX)
Ba là, nâng cao năng lực cạnh tranh của chủ thể kinh tế, của hàng hoá, dịch vụ trên
thị trường thế giới và trong nước
Bốn là, tạo môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh ổn định dựa trên quy chế,
luật lệ của các thể chế hội nhập, không bị phân biệt đối xử, không bị các động cơ chính trịhay những lý do khác cản trở việc giao lưu hàng hoá, dịch vụ và đầu tư
Trang 38Những phương châm và nguyên tắc trên đã giúp Việt Nam bước vào hội nhập kinh
tế quốc tế với thế và lực riêng của mình và đạt được những thành tựu đáng kể
2.1.2 Cơ hội thu hút FDI
Những nỗ lực trong quan điểm và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của trên đãmang lại những thành tựu đáng ghi nhận cho Việt Nam
Thứ nhất, Việt Nam đã tiếp cận với một thị trường vốn FDI quốc tế dồi dào đang
lưu chuyển tự do trên toàn cầu Giá trị vốn FDI không ngừng tăng lên qua các năm và đặcbiệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO Năm 2008 vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt kỷlục với giá trị hơn 64 tỷ USD
Thứ hai, thị trường hàng hoá ngoài nước và trong nước được nối thông, tạo điều
kiện cho xuất nhập khẩu phát triển Với hơn 100 đối tác thương mại song phương và đaphương kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam đã tăng từ 18 tỷ USD năm 1996 lên tới hơn
100 tỷ USD năm 2006
Thứ ba, Việt Nam đã bước đầu tham gia vào nền kinh tế tri thức, phát triển dựa trên
khoa học và công nghệ cao
Thứ tư, qua các hoạt động kinh tế quốc tế, trình độ của nguồn nhân lực của Việt
Nam đã từng bước được nâng cao và hội nhập với lực lượng lao động toàn cầu
Cuối cùng, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận
với các tiêu chuẩn về thể chế và pháp lý toàn cầu trong hoạt động kinh tế
Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam Tuy nhiên,cùng với những cơ hội, Việt Nam cũng sẽ phải đương đầu với hàng loạt những thách thứctrong các hoạt động kinh tế quốc tế Trong lĩnh vực FDI, tiến trình toàn cầu hoá đang tácđộng mạnh mẽ vào môi trường đầu tư, vào các yếu tố sản xuất của Việt Nam Phần tiếptheo của bài luận văn sẽ đi vào nghiên cứu sự thay đổi của hoạt động đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam dưới tác động của môi trường đầu tư và các yếu tố sản xuất trong nước
Trang 392.2 Tác động của toàn cầu hoá đến FDI vào Việt Nam
Đường lối mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện giúp ViệtNam tiếp cận với thị trường vốn quốc tế nói chung cũng như vốn FDI nói riêng Phần tiếptheo sẽ đi vào phân tích những tác động cụ thể của quá trình hội nhập tới dòng vốn FDIchảy vào Việt Nam qua từng giai đoạn Do chỉ có giai đoạn từ sau khi Việt Nam thực hiệnđổi mới mới có sự xuất hiện cũng như những thành tựu thu hút FDI nên bài luận văn sẽkhông xét đến giai đoạn trước đổi mới
2.2.1 Tác động của môi trường FDI toàn cầu
2.2.1.1 Tác động của xu thế tự do hoá đầu tư quốc tế
Trước năm 1986, với xuất phát điểm là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế tậptrung, quan liêu, bao cấp và gần như tách rời khỏi nền kinh tế toàn cầu, hệ thống văn bảnpháp luật, đặc biệt là hệ thống pháp luật liên quan đến kinh tế quốc tế hầu như chưa tồn tại.Tuy nhiên, với chủ trương Đổi mới, mở cửa nền kinh tế, dưới sức ép của xu hướng tự dohoá, phi điều tiết đang diễn ra trên toàn cầu, và với mong muốn tiếp cận với nền kinh tế thếgiới để thu hút nguồn lực từ bên ngoài, Việt Nam đã có những bước đi ban đầu trong việcxây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện dần hệ thống hành lang pháp lí của mình
Dưới tác động của xu hướng tự do hoá môi trường đầu tư quốc tế, môi trường phápluật và thể chế liên quan tới FDI của Việt Nam trong 20 năm qua đã có những bước tiếnquan trọng, tạo sức hút mạnh mẽ đối với dòng FDI vào Việt Nam
a/ Giai đoạn 1988-1990
Xu thế tự do hoá đầu tư
Đáng chú ý ở giai đoạn này là việc Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư nước ngoàitại Việt Nam vào ngày 29 tháng 12 năm 1987 Luật đầu tư nước ngoài với nhiều khoản ưuđãi, khuyến khích xuất khẩu đã làm cho môi trường đầu tư thông thoáng hơn Ngay tạichương I, Luật đã phản ánh tinh thần cởi mở đối với các tổ chức, cá nhân muốn đầu tư vốn
Trang 40và công nghệ tại Việt Nam trên cơ sở tôn trọng pháp luật, công bằng và cùng có lợi Trên
cơ sở đó Luật cũng đưa ra những qui định về quyền sở hữu, hoạt động của các nhà đầu tư
và chế độ ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài Mục tiêu chính của Luật là tạo môitrường pháp lý thuận lợi để nền kinh tế hội nhập với các dòng vốn quốc tế mà trước đâyViệt Nam không thể tiếp cận nhằm thu hút vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý Luật Đầu tưtrực tiếp nước ngoài năm 1987 đã được cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế hoan nghênh vàđánh giá có độ cởi mở khá cao đối với hoạt động của hoạt động FDI
Tác động tới thu hút FDI
- Qui mô FDI:
Cả ba năm cộng lại, cả nước thu hút được 214 dự án với số vốn đăng ký là 1602.2triệu USD và vốn pháp định 1279.7 triệu USD, còn vốn thực hiện thì không đáng kể, bởi vìcác doanh nghiệp FDI sau khi được cấp giấy phép phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới đưađược vốn vào Việt Nam Bình quân 1 dự án có 7,4 triệu USD vốn đăng ký và 4,7 triệuUSD vốn pháp định Các lĩnh vực thu hút đầu tư chủ yếu là khách sạn, du lịch, khai thácthăm dò dầu khí, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, xây dựng
Bảng 2.1: Số dự án và vốn đăng ký FDI giai đoạn 1988-1990
Số dự án
Vốn đăng ký (triệu USD)
Tổng số
Vốn pháp định Tổng số
Chia ra Nước ngoài góp
Việt Nam góp
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Cơ cấu FDI theo lĩnh vực:
Trong giai đoạn đầu thu hút FDI, vốn FDI thực hiện rất nhỏ, hầu như không đáng
kể, tập trung vào ngành công nghiệp