CHỦ TRƯƠNG ĐỔI MỚI, MỞ CỬA NỀN KINH TẾ TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá tới đầu tư trực tiếp nuớc ngoài ở Việt Nam (Trang 33 - 34)

quốc tế của Việt Nam

Trong bối cảnh tiến trình toàn cầu hoá tác động tới luồng vốn FDI toàn cầu như đã trình bày ở chương I, sự vận động của dòng FDI vào Việt Nam chắc chắn sẽ bị tác động. Tuy nhiên, toàn cầu hoá là một tiến trình khách quan song tác động của nó tới dòng FDI của một nền kinh tế cũng phụ thuộc vào độ mở cửa, hội nhập của nền kinh tế đó vào nền kinh tế toàn cầu. Do vậy, để đánh giá những tác động này, trước hết cần xem xét độ mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam.

2.1.1 Đường lối đổi mới và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và giao lưu kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng, quan hệ kinh tế quốc tế đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của các nước. Tuỳ theo điều kiện chính trị, kinh tế quốc tế của nước mình tại mỗi thời điểm, các quốc gia nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đều hình thành những quan điểm, chính sách kinh tế đối ngoại trong chiến lược phát triển chung của mình. Chiến lược thu hút FDI cũng là một trong những chính sách kinh tế đối ngoại lớn đáng quan tâm để phát triển kinh tế. Nhìn lại chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút vốn FDI của Việt Nam, có thể chia ra làm hai mốc chính:

2.1.1.1 Quan điểm và chính sách về quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam trước “Đổi mới”

Việt Nam thống nhất đất nước vào năm 1975. Tình hình chính trị, kinh tế thế giới lúc đó đã chi phối đáng kể tới việc xác định chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Những năm 1970-1980 vẫn còn chiến tranh lạnh. Nền kinh tế thế giới hình thành hai hệ

thống kinh tế có cơ chế hoạt động khác nhau cơ bản. Một hệ thống theo cơ chế thị trường; một hệ thống theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Mỗi cơ chế hoạt động đều đặt ra những yêu cầu khác nhau đối với các nước thành viên. Mục tiêu hoạt động kinh tế quốc tế của Việt Nam lúc đó chủ yếu là tranh thủ sự hợp tác, tương trợ kinh tế và kỹ thuật.

Trước tình hình kinh tế trong nước và quốc tế vào đầu những năm 1980, nhà nước ta đã có chuyển biến nhất định về quan hệ kinh tế quốc tế. Kinh tế đối ngoại được xác định có tầm quan trọng đặc biệt. Đảng và Nhà nước ta vẫn kiên trì quan điểm “mở rộng và tăng cường hợp tác toàn diện với Liên Xô và phát triển hợp tác với các nước khác trong Hội đồng tương trợ kinh tế, theo hướng liên kết kinh tế xã hội chủ nghĩa

Đồng thời, trong những năm 1970-1980, nước ta được tiếp nhận kế thừa một số hoạt động kinh tế quốc tế từ các tổ chức kinh tế quốc tế ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa như: IMF, WB, ADB.

Mặc dù có nhiều cố gắng để mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế và tham gia vào liên kết kinh tế XHCN, nhưng kết quả của những hoạt động đó cũng còn khiêm tốn.

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá tới đầu tư trực tiếp nuớc ngoài ở Việt Nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w