Tác động của các công ty xuyên quốc gia

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá tới đầu tư trực tiếp nuớc ngoài ở Việt Nam (Trang 54 - 65)

Các TNC là động lực quan trọng đối với sự vận động của dòng FDI. Làn sóng sáp nhập các công ty xuyên quốc gia trong thập kỷ 1990, xu hướng đầu tư vào khu vực dịch vụ, vào nghiên cứu và triển khai tác động mạnh mẽ tới dòng FDI vào các nước đang phát

triển, trong đó có Việt Nam. Trong xu hướng này, số lượng các TNC vào Việt Nam tăng cao qua các năm.

a/ Giai đoạn 1988 – 1990

Giai đoạn 1988-1990 vốn FDI từ TNC chỉ chiếm 0,3% tổng vốn FDI toàn xã hội. Những đóng góp này của các TNC này nói riêng và của FDI nói chung cho nền kinh tế còn rất khiêm tốn ở giai đoạn này.

b/ Giai đoạn 1991 đến nay

- Về qui mô FDI

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết ngày 30/4/2006 thì trong 500 TNC hàng đầu thế giới đã có 106 TNC có mặt tại Việt Nam, với 214 dự án, 11,09 tỷ USD vốn đăng ký và 8,59 tỷ USD vốn thực hiện. Tuy vậy, các TNC mới chiếm khoảng 20% tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.

Bảng 2.5: Tỷ trọng vốn FDI của TNC

Năm Vốn FDI từ TNC Vốn FDI toàn xã hội Tỷ trọng vốn FDI từ TNC/vốn FDI toàn xã hội (%) 2000 1.193 2.839 42,02 2001 1.691 3.143 53,80 2002 409 2.999 13,64 2003 34 3.191 1,07 2004 61 4.548 1,34 2005 31 6.840 4,53

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Báo cáo tình hình FDI tại Việt Nam (2006)

Qua bảng trên ta thấy, tỷ trọng vốn FDI của các TNC so với lượng vốn FDI của toàn xã hội còn rất thấp. Nếu tính riêng cho từng giai đoạn thì tỷ trọng cụ thể là: giai đoạn 1991- 1995 là 27,4%; giai đoạn 1996-2000 là 18,7% và giai đoạn 2001-2005 là 17,7% (tăng cao rất nhiều so với 0,3% ở giai đoạn 1988-1990).

Việt Nam đã thu hút được các TNC vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội. Trong đó lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ được coi là địa bàn hấp dẫn và thu hút nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất. Trong tổng số các dự án của các TNC vào Việt Nam thì có tới 205 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, chiếm 74%. Trong lĩnh vực công nghiệp thì ngành công nghiệp nặng chiếm tỷ trọng lớn với 135 dự án (chiếm 66% tổng dự án) và 4,8 tỷ USD (chiếm 12% tổng vốn đăng ký). Tiếp theo là ngành công nghiệp nhẹ với 25 dự án (chiếm 12% tổng dự án), ngành xây dựng với 18 dự án và cuối cùng là công nghiệp thực phẩm với 12 dự án.

Biều đồ 2.3: Vốn FDI của các TNC đăng ký theo ngành tính đến 2006

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư

Như vậy, qua phân tích về cơ cấu đầu tư theo ngành của TNC vào Việt Nam ta thấy cơ cấu đầu tư của các TNC phù hợp với xu thế chung của toàn cầu. Đó là đầu tư mạnh vào lĩnh vực có khả năng sinh lợi lớn là công nghiệp và dịch vụ.

- Cơ cấu đầu tư theo đối tác

Điểm đáng lưu ý khác là xuất xứ của các TNC. Phần lớn các TNC đầu tư vào Việt Nam có nguồn gốc từ Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan. Các TNC từ các nước trong liên minh Châu Âu và Mỹ còn thấp. Chỉ đạt khoảng 47% về vốn và 36% về số dự án đầu tư. Trong 500 TNC hàng đầu thế giới chỉ có 106 TNC có mặt tại Việt Nam trong khi con số này của Trung Quốc là 400. Trong số 106 TNC có mặt

tại Việt Nam thì chỉ có 10% là các TNC của Châu Âu và Mỹ. Những dự án mà các TNC đầu tư vào Việt Nam chưa tương xứng cả về quy mô lẫn vốn công nghệ. Chẳng hạn tập đoàn Chevron Texaco (Hoa Kỳ) – 1 tập đoàn kinh doanh năng lượng hàng đầu thế giới với hoạt động rộng khắp trên 200 nước, đứng thứ 3 toàn cầu về trữ lượng dầu và khí, đứng thứ 4 trong lĩnh vực sản xuất dầu và khí tự nhiên (2.7triệu thùng dầu khí/ngày) và kinh doanh dầu nhờn đầu tư vào Việt Nam với 2 dự án là Caltex dầu nhờn và Caltex nhựa đường với số vốn chỉ là 34,3 triệu USD. Hãng Ford của Hoa Kỳ - một hãng sản xuất ô tô hàng đầu thế giới, đứng thứ 3 trong top 100 TNC hàng đầu thế giới với tổng giá trị tài sản năm 2004 là 305,34 tỷ USD cũng mới chỉ có 1 dựa án đầu tư vào Việt Nam với số vốn đăng ký là 102,7 triệu USD

Biều đồ 2.4: Vốn FDI của các TNC phân theo đối tác tính đến 2006

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Trong số các TNC đầu tư tại Việt Nam thì Nhật Bản là quốc gia đứng thứ nhất với 107 dự án, sau đó là Hàn Quốc với 47 dự án, Singapore và Hà Lan có số dự án bằng nhau 25 dự án, tiếp theo là Hoa Kỳ 20 dự án, Pháp với 17 dự án và Anh 15 dự án.

Nhận xét

Như vậy, thông qua hoạt động của mình, TNC đã có những tác động đáng kể tới tổng giá trị và cơ cấu FDI vào Việt Nam. Nguồn vốn FDI này cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến

cho môi trường đầu tư trở nên kém hấp dẫn. Để tăng cường thu hút vốn FDI từ các TNC Việt Nam cần có những biện pháp thu hút các TNC hiệu quả hơn nữa.

2.2.1.3 Tác động của một số nền kinh tế lớn và liên kết kinh tế

Như chúng ta đã thấy ở chương I, nhóm nước phát triển nói chung và một số nền kinh tế lớn trên thế giới nói riêng đóng vai trò dẫn dắt chi phối nguồn FDI trên thế giới, FDI vào các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Bảng 2.6: Các nhà đầu tư vào Việt Nam, 1988 - 2006

Nhà đầu tư Số dựán Tỷ trọng dựán (%) Vốn đăng kí(triệu đô) Tỷ trọng vốnđăng kí (%)

EU 727 8,8 10935 14,0 Singapore 543 6,6 10003 12,8 Đài Loan 1743 21,2 9502 12,1 Hàn Quốc 1438 17,5 9252 11,8 Nhật Bản 838 10,2 8398 10,7 Trung Quốc (Hồng

Kông – Trung Quốc) 1056 12,8 7643 9,8

Hồng Kông (548) (6,7) (6400) (8,2) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ASEAN(- Singapore) 540 6,6 4397 5,6

Mỹ và Canada 459 5,6 3630 4,6

Các nước khác 893 10,8 14385 18,4

TỔNG CỘNG 8237 100,0 78248 100,0

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ các dự án đầu tư vào Việt Nam, 1988-2008

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ vốn đầu tư các quốc gia vào Việt Nam, 1988-2008

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Từ năm 1988-1990, chỉ có 214 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký 1,58 tỷ USD, trong đó chủ yếu là những dự án quy mô nhỏ từ khu vực châu Á, nhất là Hồng Kông và Đài Loan (Trung Quốc).

Tổng vốn đầu tư đăng ký của ASEAN cũng chỉ chiếm 3,7% trong tổng vốn đăng ký thu hút được ở giai đoạn này, FDI từ ASEAN vào Việt Nam nhìn chung còn dè dặt với những dự án nhỏ, tiến độ thực hiện chậm mang tính chất thăm dò, tìm hiểu thị trường Việt Nam và hầu hết các dự án đầu tư FDI từ ASEAN đều chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của Việt Nam.

Giai đoạn 1991 – nay

Thực hiện phương châm của Đảng và Chính phủ “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác.. Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong khu vực và thế giới...” được cụ thể hóa qua hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài, tính từ 1988 đến 2007 đã có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký trên 83 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, các nước Châu Á chiếm 69%, trong đó khối ASEAN chiếm 19% tổng vốn đăng ký. Các nước châu Âu chiếm 24%, trong đó EU chiếm 10%. Các nước Châu Mỹ chiếm 5%, riêng Hoa Kỳ chiếm 3,6%. Tuy nhiên, nếu tính cả số vốn đầu tư từ các chi nhánh tại nước thứ 3 của các nhà đầu tư Hoa Kỳ thì vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ đạt con số trên 3 tỷ USD, đứng vị trí thứ 5 trong tổng số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, ví dụ Tập đoàn Intel không đầu tư thẳng từ Mỹ vào Việt Nam mà thông qua chi nhánh tại Hồng Kông. Hai nước châu Úc (New Zealand và Australia) chỉ chiếm 1% tổng vốn đăng ký.

Với sức hút vào các ngành công nghiệp chế tạo, sử dụng kĩ năng đơn giản, các nền kinh tế công nghiệp phát triển mới như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản là những đối tác đầu tư quan trọng nhất của Việt Nam trong thời gian qua.

ASEAN

Với ASEAN, dù là một khu vực chỉ gồm những nền kinh tế đang phát triển nhưng khu vực này cũng góp phần quan trọng trong dòng vốn FDI vào Việt Nam. Thật vậy, các

nước ASEAN tuy xuất hiện muộn hơn trên thị trường đầu tư Việt Nam nhưng đã có bước tiến khá dài. Nếu như trong giai đoạn 1988-1990, vốn FDI thu hút từ khu vực này mới chỉ dừng ở mức 3,7% trong tổng vốn đầu tư của các quốc gia vào Việt Nam thì hiện nay con số này đã tăng lên thành 19% trong tổng giá trị FDI. Rõ ràng, các nhà đầu tư từ khu vực ASEAN đã tỏ rõ lợi thế trong khoảng cách địa lý, sự tương đồng và văn hoá, và nhất là việc thực hiện các qui định của Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA) (tháng 1 năm 1996).

Tốc độ gia tăng về số dự án và vốn đầu tư khá nhanh, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào 7/1995. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư ASEAN rất quan tâm đến thị trường Việt Nam. Quy mô bình quân của các dự án ở mức trung bình khoảng 25 triệu USD, lớn hơn so quy mô bình quân của cả nước (16,6 triệu USD) (có thể thấy rõ qui mô của các dự án do ASEAN đầu tư khá lớn so với các đối tác khác qua việc so sánh hai biểu đồ trên). Số dự án có vốn đầu tư trên 50 triệu USD chưa nhiều chỉ chiếm khoảng 10% tổng số dự án của ASEAN ở Việt Nam.

Cơ cấu FDI của ASEAN vào Việt Nam theo ngành đa dạng, tập trung chủ yếu vào các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ như giao thông vận tải, bưu điện, khách sạn du lịch, tài chính ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục… FDI của ASEAN vào khu vực dịch vụ của Việt Nam là gần 50% tổng số dự án, trong khi tỷ lệ này của dòng FDI từ châu Âu là 34%, Mỹ là 25% và APEC là 32%. Tiếp đó là lĩnh vực công nghiệp bao gồm cả công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, và các ngành công nghiệp liên quan tới lĩnh vực dầu khí, xây dựng, công nghiệp thực phẩm. FDI của ASEAN cũng có mặt trong các dự án đầu tư vào các ngành thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản,… Tuy nhiên, tỷ trọng FDI của ASEAN vào các lĩnh vực này ở Việt Nam vẫn chỉ dừng ở các con số khá khiêm tốn.

Nhìn chung, đầu tư trực tiếp của ASEAN vào Việt Nam sau cam kết AFTA đã được triển khai và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, doanh thu đạt lớn, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Trong bối cảnh dòng chảy vốn FDI nói chung vào Việt Nam đang có xu hướng gia tăng, các biện pháp khơi thông và thúc đẩy nguồn vốn từ các nước này cũng

đang được xúc tiến để tận dụng các thế mạnh về vị trí địa lý và các mặt quan hệ khác giữa Việt Nam với khu vực.

Hoa Kỳ

Mặc dù là một nước công nghiệp có tiềm năng kinh tế mạnh và sở hữu nhiều loại công nghệ cao, Hoa Kỳ không chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn FDI vào Việt Nam. Từ khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, đặc biệt là từ sau khi có Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển nền kinh tế xã hội của Việt Nam như góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, góp phần giải quyết công ăn việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực ngày 10 tháng 12 năm 2001. Khi Hiệp định có hiệu lực, Hoa Kỳ áp dụng quy chế Tối huệ quốc (MFN) đối với Việt Nam. Sau 12 năm quan hệ giữa hai nước được bình thường hoá, và 4 năm thực thi Hiệp định thương mại song phương, đến cuối năm 2005, xét từ các nguồn chính thức, giá trị FDI từ Hoa Kỳ đạt gần 1,5 tỷ USD, đứng thứ 11 trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam. Với việc Việt Nam đã gia nhập WTO và việc Hoa Kỳ trao Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam, tình hình thu hút FDI từ khu vực đã có chuyển biến rõ rệt. Năm 2006, Hoa Kỳ đã có một số dự án đầu tư lớn tại Việt Nam, trong đó có dự án trị giá 1 tỷ USD của Tập đoàn Intel. Tính đến ngày 22/11/2008, Hoa Kỳ đứng thứ 11/81 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với 421 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 4,1 tỷ USD. Rõ ràng, kể từ khi Hiệp định Thương mại được ký kết giữa hai nước có hiệu lực đã đưa ra một bức tranh sáng sủa về lượng vốn đầu tư của các nhà đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam và rõ ràng là các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã có phản ứng rất tích cực đối với Hiệp định Thương mại này.

Vốn đầu tư của Hoa Kỳ tập trung vào lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 29% về số dự án và 66% tổng vốn đầu tư đăng ký. Riêng lĩnh vực khách sạn - du lịch mặc dù chỉ chiếm 3% về số dự án nhưng chiếm tới 52% tổng vốn đăng ký, do có nhiều dự án lớn nên quy mô

trung bình một dự án lớn nhất (166 triệu USD /dự án). Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 60% về số dự án và 30% về vốn đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Số còn lại đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.

EU

Các nước EU đầu tư vào Việt Nam từ năm 1987 khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài. Năm 2007 đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam. Tổng số vốn đăng ký mới của EU vào Việt Nam đạt trên 5,2 tỉ USD, tăng khoảng 20% so với năm 2006 và đứng vị trí thứ nhất so với các nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tính đến hết năm 2007, 15/27 nước EU có trên 664 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký khoảng trên 12,1 tỉ USD, tăng 40,7% (5,1 tỉ USD) so với năm 2006. Kết quả này tuy còn nhỏ so với tiềm năng của khu vực, chiếm gần 28% GDP của toàn thế giới, nhưng lại là lớn so với Việt Nam.

Các dự án của EU không nhiều, vốn không lớn nhưng lại tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp dầu khí, điện nước, xây dựng kết cấu hạ tầng, chế biến nông sản thực phẩm công nghệ cao như sữa, đồ uống, viễn thông... Đó là những ngành có công nghệ cao, sản phẩm sạch, tận dụng ưu thế về khoa học kỹ thuật, hàm lượng chất xám lớn, có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế và rất cần cho nền kinh tế Việt Nam. Đầu tư của các nước EU đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố của Việt Nam do nhiều công ty lớn của châu Âu trong các lĩnh vực chủ chốt làm chủ đầu tư như BP của Anh, Shell Group của Hà Lan và Anh, Total Elf Fina, France Telecom của Pháp, Siemen của Đức.

Cùng với tăng số lượng dự án và vốn đầu tư trực tiếp FDI, các doanh nghiệp thuộc

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá tới đầu tư trực tiếp nuớc ngoài ở Việt Nam (Trang 54 - 65)