Giải pháp nhằm tăng cường sức cạnh tranh của các yếu tố thu hút FDI

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá tới đầu tư trực tiếp nuớc ngoài ở Việt Nam (Trang 89 - 96)

Do FDI quốc tế đang có xu hướng đổ vào khu vực dịch vụ, các lĩnh vực tri thức công nghệ cao và đòi hỏi nguồn nhân lực có kĩ năng cao, nguồn nhân lực của Việt Nam đang có nguy cơ bị mất đi lợi thế so sánh của mình. Theo điều tra mới đây của hãng điều tra NeoIT của Mỹ, mức lương của các nhân công ở Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, lợi thế này lại bị mất đi do số lượng các chuyên gia IT thực sự có khả năng xử lí những vấn đề phức tạp thì lại quá ít ỏi. Ở Việt Nam, theo một kết quả khảo sát về nguồn nhân lực năm 2005, mức cầu lao động trọng ngành công nghiệp phần mềm tăng 119% trong khi đó mức cung chỉ đạt 59%.

Trong khi đó, tình hình đình công trong các khu công nghiệp tại khu vực phía nam gần đây cho thấy nguồn nhân lực có kĩ năng lao động giản đơn của Việt Nam đang bị khai thác không đúng với giá trị của nó. Tổng số vụ đình công tính tới tháng 7 năm 2005 là 904 vụ, trong đó có 582 vụ là trong các doanh nghiệp có vốn FDI, chiếm 64,4%. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ đình công này là do mức lương thấp và điều kiện làm việc không đảm bảo. Như vậy, việc khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của Việt Nam bị đứng trước mâu thuẫn là một mặt không đủ nguồn nhân lực để thu hút FDI vào lĩnh vực tham dụng công nghệ, một mặt nguồn nhân lực có kĩ năng giản đơn lại bị dư thừa.

Cùng với việc nguồn nhân lực không được khai thác hiệu quả, nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng bị sử dụng một cách lãng phí. Tình trạng ô nhiễm môi trường, các loại khoáng sản, năng lượng hoá thạch, nguyên liệu thô… chưa được khai thác hợp lí và được xuất khẩu không đúng với giá trị là một trong những nguyên nhân làm sói mòn sức hút của các yếu tố nguồn lực sản xuất của Việt Nam đối với dòng FDI.

Với nguồn nhân lực

- Xây dựng qui hoạch tổng thế nguồn nhân lực của cả nước, của từng bộ, ngành và địa phương; đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực của các ngành có hàm lượng công nghệ cao. Đây là một trong những yếu tố thu hút quyết định đối với dòng FDI vào khu vực dịch vụ và tham dụng tri thức, công nghệ.

- Đầu tư vào công tác giáo dục, đào tạo và dạy nghề; đặc biệt chú trọng hoạt động dạy nghề, tập trung vào các kĩ năng có sức hút đối với FDI như kĩ năng trong một số lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng, du lịch… Kết hợp phát triển nguồn nhân lực quản lí hành chính, doanh nhân và công nhân. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành mũi nhọn, đón đầu tương lai. Căn cứ nguồn gốc và cơ cấu FDI để có hướng đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp; trong khi đó, chủ động đào tạo trước để tạo sức hấp dẫn với nguồn FDI có hàm lượng công nghệ cao. Chẳng hạn, căn cứ Hiệp định hợp tác Đầu tư với Nhật Bản, cần có kế hoạch đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực tham dụng công nghệ. Nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học, viện nghiên cứu. Phát triển hệ thống các trung tâm dạy nghề, định hướng vào các kĩ năng nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng nguồn FDI.

Đối với cán bộ quản lý cần chú trọng đào tạo cả kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ lẫn phẩm chất đạo đức. Việc nắm vững các kiến thức về luật pháp quốc tế, về thương trường thế giới cũng cần được lưu tâm. Việc đào tạo và đào tạo lại công nhân kĩ thuật để phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư nước ngoài là rất cấp thiết để giải quyết tình trạng thừa lao động phổ thông, thiếu lao động có trình độ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần chủ động cùng các bộ tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước và cán bộ trong các doanh nghiệp FDI. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức đào tạo chính quy các cán bộ làm công tác quản lý đầu tư nước ngoài, các cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp FDI. Cần đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng phạm vi đào tạo dạy nghề cho đội ngũ công nhân kĩ thuật tại các địa phương, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, hoặc những địa phương có thế mạnh về lao động. Việc đào tạo cần được tiến hành đồng thời, có hệ thống cả về chuyên môn nghiệp vụ, văn hoá, ngoại ngữ,

luật pháp... Cần cải tiến nội dung chương trình đào tạo theo hướng coi trọng thực hành, thường xuyên kiểm tra phân bậc tay nghề thông qua hình thức thi tay nghề, thi tuyển công nhân tài năng .... Cần gắn chặt vịệc đào tạo nghề tại các trường với các doanh nghiệp FDI, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động phù hợp với đặc thù doanh nghiệp.

Tóm lại, đầu tư cho giáo dục là hết sức cần thiết. Thực tế, nhiều quốc gia châu Á từ lâu đã coi trọng khâu đào tạo nguồn nhân lực để thu hút FDI. Hàn Quốc thực hiện hoạt động dự báo nhu cầu sử dụng nguồn lao động nhằm chủ động trong công tác đào tạo lao động, đáp ứng nhu cầu lao động cho thị trường. Nước này đã trang bị miễn phí máy tính cho mỗi lớp học, miễn phí dạy tin học cho mọi đối tượng. Thái Lan có tới 21% sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành toán, máy tính. Ấn Độ và Trung Quốc đặc biệt chú trọng giáo dục đại học, số người tốt nghiệp đại học ở hai nước này chỉ sau Mỹ. Đặc biệt, Ấn Độ còn được coi là cái nôi của nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động nhằm mục đích thu ngoại tệ và đào tạo nguồn nhân lực qua thực tế. Để làm tốt công tác này, trước hết cần tăng cường hệ thống các trung tâm tuyển dụng, huấn luyện nhằm trang bị cho người đi lao động nước ngoài những kĩ năng nghề nghiệp cơ bản, về kỉ luật lao động cũng như ý thức tuân thủ luật pháp của nước sở tại.

- Gắn trách nhiệm của nhà đầu tư với công tác đào tạo. Thương lượng, đàm phán với các nhà đầu tư và nên yêu cầu đào tạo từng bộ phận nguồn nhân lực, kinh phí có thể trích từ quỹ xúc tiến đầu tư hoặc trích một phần từ ngân sách dành cho an toàn, vệ sinh lao động.

- Nâng cao năng lực, kĩ năng hoạt động công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn FDI. Với một hệ thống từ cấp Trung ương tới địa phương, trong các ngành và doanh nghiệp, hệ thống công đoàn có thể điều tiết quan hệ giữa giới sử dụng lao động và người lao động, vừa bảo vệ quyền lợi của người lao động đồng thời đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài. Tham gia các cơ chế quốc tế nhằm ràng buộc các doanh nghiệp có vốn FDI

tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế, điều này có tác động tích cực tới việc thu hút FDI.

- Nâng cao trình độ của các cấp quản lí nhà nước và các doanh nghiệp, đặc biệt cần tăng cường năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá, xây dựng Hội đồng quản trị của các doanh nghiệp theo nguyên tắc dựa trên cổ phần đa số; phát triển đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp có chuyên môn và trình độ quản lí giỏi theo nguyên tắc hợp đồng và trả lương theo kết quả công việc.

- Cải thiện chế độ tiền lương theo hướng thu hẹp cách biệt giữa mức lương của nhân công doanh nghiệp có vốn FDI với doanh nghiệp không có vốn FDI. Trên thực tế, mức lương trong khu vực không có FDI thấp hơn nhiều mức lương trong khu vực có FDI sẽ làm giảm lợi thế của nguồn nhân lực trong khu vực có FDI.

- Thực hiện chính sách thu hút nhân tài: Không chỉ phát triển nguồn nhân lực trong nước, Singapore, quốc gia có dân số ít ỏi còn thực hiện nhiều chính sách thu hút nhân tài từ bên ngoài. Quốc đảo nhỏ bé này được coi là nơi có chính sách thu hút nhân tài bài bản nhất thế giới. Các chính sách đột phá như cho phép người nước ngoài tham gia vào bộ máy nhà nước, nhập cư dễ dàng, đãi ngộ xứng đáng theo trình độ...khiến nước này có được một đội ngũ lao động cao cấp hàng đầu thế giới, trở thành địa điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các ngành nghề đòi hỏi nhiều trí tuệ, chất xám.

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Chú trọng khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khoáng sản nhằm nâng hàm lượng nội địa trong các sản phẩm có vốn FDI.

- Xây dựng các vùng nguyên liệu, trung tâm giao dịch nguyên liệu. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự kiến xây dựng một Trung tâm giao dịch nguyên liệu dệt may của Việt Nam với mức đầu tư ban đầu là 25 triệu USD là một bước đi đúng hướng vì hàm lượng nội địa trong các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam là còn rất thấp.

- Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường, gắn trách nhiệm của nhà đầu tư với các tiêu chuẩn liên quan tới môi trường và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tóm lại, các yếu tố môi trường và nguồn lực chỉ có thể phát huy tác dụng một cách tốt nhất trong việc thu hút FDI khi các nhóm biện pháp này được phối hợp với nhau. Môi trường tạo cơ sở pháp lý, cơ sở hạ tầng cho các hoạt động đầu tư. Còn nhóm các yếu tố nguồn lực, đặc biệt nguồn nhân lực sẽ đóng vai trò quan trọng nhất vì nếu các yếu tố này không mạnh, nhất là trong bối cảnh FDI đang nằm trong xu hướng đổ vào khu vực có hàm lượng công nghệ và tri thức nhiều hơn, thì cho dù nhóm giải pháp về môi trường có thành công thì việc thu hút FDI cũng không thể hiệu quả. Do đó, kết hợp hài hoà các gói giải pháp chính là bài toán cho các nhà hoạch định chính sách lưu ý trong giai đoạn phát triển sắp tới của đất nước.

KẾT LUẬN

Toàn cầu hoá là một xu thế phát triển khách quan, vừa có tính hệ thống, kế thừa, vừa có tính đột biến của nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá kinh tế trong giai đoạn từ 1980 đến nay có một số đặc trưng cơ bản có tác động trực tiếp tới luồng vốn FDI thế giới. Tác động đó được thể hiện qua các kênh: Môi trường đầu tư và Các yếu tố nguồn lực sản xuất. Toàn cầu hoá kinh tế tác động tích cực và tiêu cực tới đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, tác động tích cực đối với giá trị FDI thu được là rõ rệt.

Là một nền kinh tế đang phát triển và hội nhập ngày càng sâu sắc và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, luồng vốn FDI vào Việt nam cũng chịu tác động của tiến trình toàn cầu hoá kinh tế qua việc môi trường đầu tư toàn cầu và trong nước được cải thiện, qua sức hút các yếu tố sản xuất trong nước. Dưới tác động này, mặc dù có một số biến động trong vài năm, vốn FDI thu hút đã gia tăng đáng kể và ổn định trong 20 năm liên tục và cơ cấu FDI bước đầu được dịch chuyển theo hướng đổ vào khu vực dịch vụ và khoa học công nghệ ngày một nhiều hơn.

Trong những năm tới đây, tiến trình toàn cầu hoá kinh tế sẽ tiếp tục phát triển với một số đặc trưng đã có, đồng thời với những đặc điểm mới. Sự phát triển này chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ hơn tới toàn bộ nền kinh tế thế giới, trong đó có sự vận động của luồng FDI. Do vậy, hoàn thiện chính sách tạo thuận lợi cho môi trường thu hút FDI và tạo điều kiện cho các nguồn lực trong nước phát triển, đặc biệt là nguồn nhân lực sẽ là chìa khoá để đi đến thành công trong việc đón lấy luồng vốn FDI thế giới trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Sách

• PGS TS Mai Ngọc Cường - Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Việt Nam – NXB Chính trị quốc gia

• TS Nguyễn Văn Dân - Những vấn đề của toàn cầu hoá kinh tế - NXB Khoa học xã hội – Hà Nội 2001

• Vũ Vân Đình – Doanh nghiệp trước ngưỡng cửa hội nhập – NXB Lao động xã hội – 2003

• GS TS Dương Phú Hiệp – Toàn cầu hoá kinh tế - NXB Khoa học xã hội – Hà Nội 2001

• GS TS Lê Hữu Nghĩa – Toàn cầu hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn – NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội 2004

• TS Lưu Đạt Thuyết - Toàn cầu hoá kinh tế và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam – NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội 2003

2. Báo, tạp chí, các nghiên cứu

• Trung tâm thông tin dự báo quốc gia - với các bài viết:

 Xu hướng Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các công ty đa quốc gia (TNCs) hiện nay

 Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của một số nước khi đã là thành viên của WTO

 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế - TS Phạm Công Nhất

 Thị trường lao động khi Việt Nam gia nhập WTO - cơ hội, thách thức và những việc cần làm – TS Nguyễn Thị Thơm

 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Triển vọng thế giới và thực tiễn Việt Nam – PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn

 Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN vào Việt Nam

 Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng – ThS Lại Lâm Anh

• Tạp chí kinh tế và dự báo số 1/2009 (442) - Triển vọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009

• Trung tâm thông tin và dự báo quốc gia

 5 thành tựu nổi bật của 20 năm FDI tại Việt Nam (15/2/2008)

 20 năm Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - song hành cùng sự phát triển của đất nước (20/4/2008)

• “Tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc” được thực hiện trong khuôn khổ “Tổ công tác liên bộ về hợp tác của ASEAN với các đối tác ngoài khối”.

• Tạp chí Sài Gòn Đầu tư & Xây dựng số 9/2006 - Nguồn nhân lực Việt Nam trước ngưỡng cửa WTO.

• Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 Tổng quan về dòng FDI Việt Nam (1988-2006)

 Đóng góp của FDI cho nền kinh tế Việt Nam

 Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài

3. Websitehttp://www.vietpartners.com/statistic-fdi.htmhttp://www.investinvietnam.vnhttp://vneconomy.vn/http://www.gso.gov.vn/http://www.nciec.gov.vn/

Tài liệu Tiếng Anh

• UNCTAD – World Investment Report 2006, 2007, 2008

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá tới đầu tư trực tiếp nuớc ngoài ở Việt Nam (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w