Tác động của các yếu tố đầu vào sản xuất

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá tới đầu tư trực tiếp nuớc ngoài ở Việt Nam (Trang 31 - 33)

Hoạt động thương mại và đầu tư ngày càng mở rộng tự do hơn, dẫn tới xu hướng dịch vụ và công nghệ đã tác động ngược trở lại các yếu tố đầu vào của sản xuất. Khoa học

công nghệ và tri thức đã tham gia trực tiếp như một yếu tố đầu vào của sản xuất, đồng thời cũng là yếu tố có khả năng di chuyển năng động nhất. Khoa học công nghệ trong vai trò một yếu tố đầu vào của nền kinh tế được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như quyền kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền, thương hiệu...và được mua bán, chuyển giao giữa các quốc gia và thông qua mạng lưới của các công ty xuyên quốc gia.

Những thành tựu mới trong khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tạo nên một sự thu hút mới cho các dòng đầu tư vào khu vực công nghệ cao và các ngành liên quan hoặc có hàm lượng công nghệ cao. So sánh tổng giá trị FDI được đầu tư ra nước ngoài trong các khu vực sản xuất ta thấy rõ xu hướng này (lĩnh vực dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng đầu tư lớn trong tổng vốn FDI toàn cầu).

Ngay trong khu vực dịch vụ, đầu tư và công nghệ thông tin hoặc liên quan tới công nghệ thông tin cũng tăng nhanh. Với đầu tư như vậy, sản lượng của các khu vực sản xuất cũng thay đổi. Ở Mỹ, năm 2004, sản lượng khu vực dịch vụ chiếm tới 73% GDP, trong khi nông nghiệp chỉ chiếm 2%, công nghiệp chiếm 23%.

Trên thực tế, khoa học và công nghệ đã trở thành yếu tố xương sống của lực lượng sản xuất, tạo nên một cơ sở hạ tầng mới cho nền kinh tế thế giới và đang từng bước hình thành một nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức. Về cơ bản, khoa học và công nghệ đã gián tiếp hoặc trực tiếp tác động và làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế thế giới thông qua các dòng đầu tư.

Như vậy, công nghệ đã trở thành yếu tố sản xuất có tính cạnh tranh cao ở các nước phát triển trong việc thu hút FDI. Điều này cũng lí giải vì sao một lượng lớn FDI đổ vào các nước phát triển trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là trong cuộc cạnh tranh thu hút FDI toàn cầu, các nước đang phát triển hoàn toàn bị mất lợi thế. Trái lại, các nước này có thể tận dụng nguồn nhân lực giản đơn dồi dào với chi phí thấp cùng nguồn tài nguyên sẵn có để làm lợi thế so sánh của mình trong việc thu hút các nhà đầu tư nuớc ngoài. Tuy nhiên, tận dụng lợi thế so sánh này, các nước đang phát triển cũng phải đối mặt với không ít bất lợi. Điều này sẽ được đề cập rõ hơn ở chương tiếp theo với trường hợp của Việt Nam.

CHƯƠNG II

TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ TỚI FDI VÀO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá tới đầu tư trực tiếp nuớc ngoài ở Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w