Kinh nghiệm Trung Quốc

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá tới đầu tư trực tiếp nuớc ngoài ở Việt Nam (Trang 79 - 80)

Thống nhất môi trường pháp lý giữa đầu tư trong nước và nước ngoài

Bài học kinh nghiệm từ thực tế Trung Quốc trong thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài cho thấy, cần tiến tới xây dựng mặt bằng pháp lý thống nhất cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chính sách khá thông thoáng, thuận lợi mà trọng tâm là dành cho đầu tư nước ngoài một số ưu đãi với mức độ khác nhau để thu hút dòng vốn quan trọng này. Chính sách đó bao gồm hai nội dung cơ bản là: (i) xoá bỏ một số rào cản của pháp luật hiện hành đối với đầu tư nước ngoài; và (ii) áp dụng các tiêu chuẩn đối xử thuận lợi trên cơ sở đàm phán.

Kết hợp chính sách ưu đãi thuế và cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư nước ngoài, tiến tới thu hút đầu tư nước ngoài qua lợi thế về nhân lực, hạ tầng cơ sở, công nghệ và chi phí giao dịch. Thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, có hiệu quả phù hợp với từng địa bàn; chú trọng xúc tiến đầu tư trực tiếp đối với từng dự án, từng nhà đầu tư có tiềm năng. Đối với một số dự án lớn, quan trọng, cần chuẩn bị kỹ dự án, lựa chọn đàm phán trực tiếp với các tập đoàn có tiềm lực về tài chính, công nghệ. Ngân sách Nhà nước cần dành một khoản kinh phí phù hợp cho công tác xúc tiến đầu tư.

Điều đáng nói là Trung Quốc rất biết tận dụng lợi thế so sánh nguồn nhân lực dồi dào và rẻ của mình, do vậy đã chú ý thu hút FDI vào các lĩnh vực tham dụng vốn, trong khi kết hợp với việc từng bước cải tổ cơ cấu FDI, định hướng vào lĩnh vực dịch vụ, tham dụng vốn và công nghệ. Đặc biệt Trung Quốc chú trọng đến việc xây dựng các cơ sở nghiên cứu để thu hút FDI vào lĩnh vực nghiên cứu và triển khai. Đây là một biện pháp khá nhạy bén của Trung Quốc khi nhận thấy xu hướng của dòng FDI toàn cầu đang tập trung nhiều hơn vào khu vực dịch vụ, nhất là các dịch vụ nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá tới đầu tư trực tiếp nuớc ngoài ở Việt Nam (Trang 79 - 80)