Đánh giá tình hình thu hút FDI của Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá tới đầu tư trực tiếp nuớc ngoài ở Việt Nam (Trang 68 - 71)

2.2.3.1 Thành tựu

Qua việc phân tích cụ thể tác động của từng nhân tố đóng vai trò là lực đẩy và lực hút nguồn vốn FDI vào, ta có thể thấy rõ những dấu ấn nổi bật về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài mà quãng thời gian hơn 20 năm Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới mang lại. Có thể tóm lược thành 5 thành tựu nổi bật về thu hút vốn FDI giai đoạn 1988-2008 như sau:

Thứ nhất, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Tính từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã thu hút 9.803 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng gần 150 tỷ USD. Đặc biệt, trong 3 năm (2006-2008), Việt Nam đã thu hút hơn 90,47 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chiếm 58% tổng vốn đầu tư đăng ký cho cả giai đoạn 1988-2008. Năm 2008 có thể xem là điểm nhấn đánh dấu thành công lớn nhất. Nếu trong giai đoạn 20 năm trước đó (1988-2007), vốn FDI thực hiện đạt 43 tỷ USD, tức là tính trung bình chỉ giải ngân được 2,15 tỷ USD/năm, thì giải ngân trong năm 2008 đã bằng 26,7% tổng số vốn giải ngân 20 năm trước đó.

Thứ hai, quá trình thu hút đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực vào thành công của công cuộc đổi mới trong 21 năm qua. Hiện khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 16% GDP, đóng góp vào ngân sách Nhà nước vượt 1,5 tỷ USD trong năm 2007; năm 2008, đóng góp vào ngân sách nhà nước 1,982 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm trước. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (năm 2008).

Ngoài ra, khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã thu hút hơn 1,4 triệu lao động trực tiếp (tính đến cuối năm 2008) và tạo việc làm cho hàng triệu lao động gián tiếp, với mức thu nhập cao hơn khu vực doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, hàng vạn cán bộ quản lý là người Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được nâng cao tay nghề và kỹ năng. Một bộ phận chyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có thể thay thế dần các chuyên gia nước ngoài trong việc đảm nhận chức vụ quản lý doanh nghiệp và điều khiển qui trình công nghệ hiện đại. Có thể nói tạo việc làm và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực là tác động xã hội quan trọng nhất của quá trình thu hút đầu tư nước ngoài hơn 20 năm qua.

Thứ ba, đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Về cơ cấu, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 37% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, góp phần thúc đẩy công nghiệp phát triển với tốc độ tăng trưởng 15-16%. Về cơ cấu vùng, đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm đã góp phần làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực để lôi kéo sự phát triển chung và các vùng phụ cận.

Thứ tư, đầu tư nước ngoài là cầu nối quan trọng giữa kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch và tạo điều kiện quan trọng để Việt Nam hội nhập ngày càng chủ động và sâu hơn vào đời sống kinh tế thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ đầu tư với 81 quốc gia và vùng lãnh thổ, có quan hệ thương mại với hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời đã ký hơn 60 Hiệp định kinh tế về thương mại song phương.

Thứ năm, đầu tư nước ngoài có tác động đến kinh tế trong nước, thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp cũng như phương thức kinh doanh; đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thông qua đầu tư nước ngoài, nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, lợi thế địa kinh tế, tài nguyên được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn.

Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tác động tràn tích cực đối với các doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp tư nhân ở các vùng kém phát triển và ít có đầu tư nước ngoài xuất hiện qua kênh liên kết và kênh cạnh tranh. Việc quản

lý điều hành của các doanh nghiệp nước ngoài giúp ta có thêm kinh nghiệm thực tiễn để tiếp tục hình thành các yếu tố của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự hiện diện của các doanh nghiệp nước ngoài đã ghi nhận được quyền cơ bản của nền kinh tế thị trường: quyền tự do kinh doanh, quyền tự chủ, tự quyết các công việc của mình, quyền được bình đẳng trước pháp luật khi gia nhập thị trường… Từ những thực tiễn này đã giúp Việt Nam có thêm kinh nghiệm xây dựng khung pháp lý cho khu vực kinh tế tư nhân (Luật Doanh nghiệp 1999 và 2005) và chuyển đổi công tác quản lý nhà nước theo thông lệ quốc tế về quản lý nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá tới đầu tư trực tiếp nuớc ngoài ở Việt Nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w