XU HƯỚNG FDI TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá tới đầu tư trực tiếp nuớc ngoài ở Việt Nam (Trang 77 - 79)

Thứ nhất, xu hướng tự do hoá các nguồn lực và quá trình sản xuất đương nhiên sẽ tạo môi trường đầu tư quốc tế ngày càng thuận lợi hơn và thúc đẩy mạnh hơn nữa việc di chuyển dòng vốn FDI. Sự gia tăng số lượng các hiệp định hợp tác về đầu tư thế giới minh chứng cho xu hướng này.

Thứ hai, dòng FDI vào các nước phát triển có suy giảm, song giá trị tuyệt đối FDI vào các nước này vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với FDI vào các nước đang phát triển. Nếu như tổng giá trị FDI năm 1980 chỉ ở mức 692.714 triệu USD thì con số này đã đạt mức 1.950.303 triệu USD năm 1990, 6989.884 năm 2000 và 8.245.074 năm 2003. Trong đó các nước phát triển chiếm hơn 2/3, với giá trị 5/701.633 triệu USD, còn các nước đang phát triển chỉ chiếm 2.280.171 triệu USD. Năm 2004, dòng FDI vào các nước đang phát triển đạt mức kỉ lục là 233 tỷ USD, song cũng chỉ chiếm 36% tổng FDI thế giới, và còn kém FDI vào các nước phát triển là 147 tỷ USD. Tỷ lệ này cũng hầu như chưa thay đổi tính tới cuối năm 2005 khi các nước phát triển thu hút 70,3%, còn các nước đang phát triển chỉ thu hút được 29,7% tổng giá trị FDI toàn cầu.

Thứ ba, cơ cấu nền kinh tế sẽ chuyển dịch mạnh, hướng tới một nền kinh tế dịch vụ. Những ngành cụ thể có triển vọng thu hút được nhiều FDI nhất bao gồm: Máy tính và công nghệ thông tin; tiện ích công cộng; vận tải; những dịch vụ có liên quan đến du lịch; điện và điện tử; máy móc; sắt thép; khai mỏ; và dầu khí. Về cơ cấu, giá trị đầu tư vào khu vực dịch vụ ngày càng tăng từ 54% giai đoạn 1989-1991 lên 71% giai đoạn 2001-2002. Tuy nhiên hầu hết giá trị FDI vào khu vực dịch vụ lại do các nước phát triển thu hút được. Điều này cho thấy, dù sức hút đối với FDI đã tăng lên nhiều lần, song các nước phát triển

vẫn có lợi thế gần như tuyệt đối trong các lĩnh vực dịch vụ và sản xuất gắn với công nghệ cao, phản ảnh tương quan sức cạnh tranh giữa hai khối nước.

Thứ tư, châu Á đang và sẽ tiếp tục là địa điểm hấp dẫn FDI. Năm 2004, khu vực này thu hút được 148 tỷ USD, tăng 46 tỷ so với năm 2003. Năm 2005, châu Á thu hút được hơn 15% giá trị FDI thế giới so với hoảng 10% giá trị thu hút được vào năm 1980. Riêng khu vực Nam, Đông và Đông Á thu hút được gần 14% tổng FDI thế giới so với mức khoảng 8% năm 1980. Đáng lưu ý, nguồn FDI xuất phát từ châu Á cũng gia tăng đáng kể, đặc biệt là từ Hồng Kông và từ các công ty xuyên quốc gia ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Dự kiến, trong những năm tới, xu hướng này sẽ tiếp tục được duy trì, nhất là khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc thiết lập khu vực mậu dịch tự do vào năm 2010, và một số quốc gia trong khu vực kí kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ và một số đối tác khác.

Thứ năm, xu hướng quốc tế hóa các hoạt động R&D của các TNC đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển: thiết lập các trung tâm R&D và kết nối những trung tâm này với mạng R&D toàn cầu. Đối với các nước đang phát triển, xu hướng này có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì: nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển kết nối được với mạng R&D toàn cầu; hấp thụ được công nghệ chuyển giao; tăng khả năng đổi mới và sáng tạo công nghệ; tạo giá trị tăng cao cho dịch vụ và sản phẩm; thúc đẩy văn hóa đổi mới thông qua những ảnh hưởng lan tỏa tới các công ty địa phương và viện nghiên cứu. Đồng thời, xu hướng này cũng đặt nhiều nước đang phát triển đứng trước nguy cơ tụt hậu nếu không tận dụng được nó.

3.2 Bài học kinh nghiệm của một số nước và giải pháp thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn tới

Như đã trình bày trong phần đánh giá về kết quả thu hút FDI tại chương II, mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, việc thu hút FDI ở Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại mà nguyên nhân chính là hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư còn chồng chéo, khó dự đoán, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; Hệ thống xúc tiến đầu tư chưa

phát huy hết hiệu quả; Lực lượng lao động chưa đáp ứng được nhu cầu lao động của các nhà đầu tư và có nguy cơ bị mất sức cạnh tranh; Năng lực của các thành phần kinh tế đặc biệt là của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất hạn chế... Những điểm yếu trên có thể được phân loại thành 2 nhóm chủ yếu sau:

(1) Nhóm các tồn tại liên quan đến môi trường đầu tư

(2) Nhóm các tồn tại liên quan tới các yếu tố đầu vào sản xuất

Như vậy, để nâng cao hiệu quả thu hút FDI, trước hết cần cải thiện chất lượng các nhóm yếu tố trên và phối hợp vận dụng các nhóm yếu tố này một cách linh hoạt và phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trước khi đi vào phần giải pháp cho việc thu hút FDI của Việt Nam, chúng ta sẽ xem xét một số kinh nghiệm của Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan – các nền kinh tế đạt nhiều thành tựu trong việc khôn khéo thu hút FDI - vốn đã rất thành công trong việc cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao sức hút của các yếu tố sản xuất trong nước trong những nỗ lực thu hút FDI trong những năm gần đây.

3.2.1 Bài học kinh nghiệm của một số nước

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá tới đầu tư trực tiếp nuớc ngoài ở Việt Nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w