Tác động của xu thế tự do hoá đầu tư quốc tế

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá tới đầu tư trực tiếp nuớc ngoài ở Việt Nam (Trang 39 - 54)

Trước năm 1986, với xuất phát điểm là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp và gần như tách rời khỏi nền kinh tế toàn cầu, hệ thống văn bản pháp luật, đặc biệt là hệ thống pháp luật liên quan đến kinh tế quốc tế hầu như chưa tồn tại. Tuy nhiên, với chủ trương Đổi mới, mở cửa nền kinh tế, dưới sức ép của xu hướng tự do hoá, phi điều tiết đang diễn ra trên toàn cầu, và với mong muốn tiếp cận với nền kinh tế thế giới để thu hút nguồn lực từ bên ngoài, Việt Nam đã có những bước đi ban đầu trong việc xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện dần hệ thống hành lang pháp lí của mình.

Dưới tác động của xu hướng tự do hoá môi trường đầu tư quốc tế, môi trường pháp luật và thể chế liên quan tới FDI của Việt Nam trong 20 năm qua đã có những bước tiến quan trọng, tạo sức hút mạnh mẽ đối với dòng FDI vào Việt Nam.

a/ Giai đoạn 1988-1990

Xu thế tự do hoá đầu tư

Đáng chú ý ở giai đoạn này là việc Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào ngày 29 tháng 12 năm 1987. Luật đầu tư nước ngoài với nhiều khoản ưu đãi, khuyến khích xuất khẩu đã làm cho môi trường đầu tư thông thoáng hơn. Ngay tại chương I, Luật đã phản ánh tinh thần cởi mở đối với các tổ chức, cá nhân muốn đầu tư vốn

và công nghệ tại Việt Nam trên cơ sở tôn trọng pháp luật, công bằng và cùng có lợi. Trên cơ sở đó Luật cũng đưa ra những qui định về quyền sở hữu, hoạt động của các nhà đầu tư và chế độ ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mục tiêu chính của Luật là tạo môi trường pháp lý thuận lợi để nền kinh tế hội nhập với các dòng vốn quốc tế mà trước đây Việt Nam không thể tiếp cận nhằm thu hút vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý. Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 1987 đã được cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế hoan nghênh và đánh giá có độ cởi mở khá cao đối với hoạt động của hoạt động FDI.

Tác động tới thu hút FDI - Qui mô FDI:

Cả ba năm cộng lại, cả nước thu hút được 214 dự án với số vốn đăng ký là 1602.2 triệu USD và vốn pháp định 1279.7 triệu USD, còn vốn thực hiện thì không đáng kể, bởi vì các doanh nghiệp FDI sau khi được cấp giấy phép phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới đưa được vốn vào Việt Nam. Bình quân 1 dự án có 7,4 triệu USD vốn đăng ký và 4,7 triệu USD vốn pháp định. Các lĩnh vực thu hút đầu tư chủ yếu là khách sạn, du lịch, khai thác thăm dò dầu khí, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, xây dựng.

Bảng 2.1: Số dự án và vốn đăng ký FDI giai đoạn 1988-1990

Số dự án

Vốn đăng ký (triệu USD)

Tổng số Vốn pháp định Tổng số Chia ra Nước ngoài góp Việt Nam góp 1988-1990 211 1602,2 1279,7 1087,3 192,4 1988 37 341,7 258,7 219 39,4 1989 67 525,5 300,9 245 55,9 1990 107 735 720,1 623,3 96,8

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Cơ cấu FDI theo lĩnh vực:

Trong giai đoạn đầu thu hút FDI, vốn FDI thực hiện rất nhỏ, hầu như không đáng kể, tập trung vào ngành công nghiệp.

- Cơ cấu FDI theo hình thức

Trong giai đoạn này, liên doanh vẫn là hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu vào Việt Nam, tiếp đến là hình thức hợp tác kinh doanh. Một trong những nguyên nhân là do trong thời kỳ đầu thu hút FDI, các nhà đầu tư nước ngoài còn chưa am hiểu về môi trường đầu tư của Việt Nam, về những thủ tục pháp lý cần thiết… vì thế họ lựa chọn hình thức liên doanh để tìm hiểu thêm về môi trường đầu tư của Việt Nam thông qua các đối tác liên doanh của mình.

- Cơ cấu FDI theo lãnh thổ

FDI thực hiện chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố thuộc Nam Trung Bộ để thăm dò, khai thác dầu khí và ở Đồng bằng sông Hồng.

Như vậy, có thể nhận xét rằng từ năm 1988 đến 1990 là 3 năm đầu triển khai Luật, được coi là một thời kỳ thử nghiệm, mò mẫm nên kết quả đạt được không nhiều, FDI chưa có tác dụng rõ rệt đến tình hình kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Vào lúc này, ngoài việc có được Luật đầu tư nước ngoài khá hấp dẫn và môi trường khá tự do trong đầu tư và kinh doanh, thì các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương chưa có được kinh nghiệm cần thiết đối với hoạt động FDI. Các nhà đầu tư nước ngoài coi Việt Nam như “một vùng đất mới” cần phải thận trọng trong hoạt động đầu tư.

b. Giai đoạn 1991 đến nay

Xu thế tự do hoá đầu tư

Trước hết, chính sách thu hút vốn FDI tại Việt Nam đã được thực hiện ngay từ khi Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế và được thể chế hoá thông qua ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987. Tuy nhiên những thành tựu thu hút FDI của Luật còn sơ khai, nhiều điểm chưa hấp dẫn nhà đầu tư, cần phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thời kì mới. Cho đến nay Luật Đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi và hoàn thiện 5 lần vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 và gần đây nhất là 2005. Xu hướng chung của thay đổi chính sách Việt Nam là ngày càng nới rộng quyền, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước

ngoài và thu hẹp sự khác biệt về chính sách đầu tư giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Những thay đổi này thể hiện những nỗ lực của Chính Phủ trong cải thiện, tạo môi trường đầu tư chung theo xu hướng hội nhập của Việt Nam.

Bảng 2.2: Những thay đổi chủ yếu trong chính sách thu hút FDI trong các thời kì sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tính đến hết năm 2005

Lĩnh vực

Luật sửa đổi năm 1992 đến

hết 1995

Luật sửa đổi năm 1996 đến

hết 1999

Luật sửa đổi năm 2000 đến

hết 2005

Luật sửa đổi năm 2005 đến nay Trình tự đăng + Dự án FDI được nhận giấy phép đầu tư trong vòng 45 ngày.

+ Sau khi có giấy phép, doanh nghiệp FDI vẫn phải đăng ký hoạt động.

+ Doanh nghiệp FDI được tự lựa chọn loại hình đầu tư, tỷ lệ góp vốn, địa điểm đầu tư, đối tác đầu tư. + Doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm trên 80% được ưu tiên nhận giấy phép sớm.

+ Ban hành danh mục doanh nghiệp FDI được đăng ký kinh doanh không cần xin giấy phép. + Bỏ chế độ thu phí đăng ký đầu tư FDI.

+ Dự án có vốn đầu tư trong nước có vốn dưới 15 tỷ đồng và không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện thì không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư. + Đối với các dự án có quy mô từ 15- 300 tỷ đồng và không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện phải làm thủ tục đăng ký đầu tư theo mẫu. Lĩnh vực đầu tư + Khuyến khích các dự án liên doanh với doanh

+ Khuyến khích doanh nghiệp FDI đầu tư vào những

+ Ban hành danh mục dự án đầu tư FDI cho giai đoạn

+ Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi

nghiệp trong nước; hạn chế dự án 100% vốn nước ngoài.

lĩnh vực định hướng xuất khẩu, công nghệ cao.

2001-2005

+ Mở rộng lĩnh vực cho phép FDI đầu tư xây dựng nhà ở. + Đa dạng hoá hình thức đầu tư; Được mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước. nhánh. Đất đai

+ Phía Việt Nam chịu trách nhiệm đền bù giải phóng mặt bằng cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. + Dự án có vốn FDI được thuê đất để hoạt động, nhưng không được cho các doanh nghiệp khác thuê lại. + UBND địa phương tạo điều kiện mặt bằng kinh doanh khi dự án được duyệt; doanh nghiệp thanh toán tiền giải phóng mặt bằng cho UBND. + Được quyền cho thuê lại đất đã thuê tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. + Được thế chấp tài sản gắn liền với đất và giá trị quyền sử dụng đất. + Trường hợp nhà đầu tư thuê lại đất của người sử dụng đất được Nhà nước giao đất thì nhà đầu tư có trách nhiệm tự tổ chức thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tỷ giá, ngoại + Các dự án FDI đầu tư hạ tầng và thay thế nhập + Tự bảo đảm cân đối nhu cầu về ngoại tệ cho hoạt

+ Được mua ngoại tệ tại NHTM để đáp

+ Nhà đầu tư được mua ngoại tệ để đáp ứng cho giao dịch

tệ

khẩu được nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ. + Các doanh nghiệp FDI thuộc các lĩnh vực khác phải tự do cân đối ngoại tệ; Nhà nước không chịu trách nhiệm cân đối ngoại tệ đối với các dự án này. động của mình. + Áp dụng tỷ lệ kết hối ngoại tệ do tác động khủng hoảng tài chính khu vực (80%), sau đó nới dần tỷ lệ này. + Doanh nghiệp có thể mua ngoại tệ với sự cho phép của ngân hàng nhà nước.

ứng nhu cầu giao dịch theo luật định.

+ Bãi bỏ yêu cầu chuẩn y khi chuyển nhượng vốn; giảm mức phí chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. + Giảm tỷ lệ kết hối ngoại tế từ 80% xuống 50% đến 30% và 0%. vốn và giao dịch khác theo luật định + Chính phủ bảo đảm cân đối hoặc hỗ trợ cân đối ngoại tệ đối với một số dự án quan trọng trong lĩnh vực năng lượng, kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý chất thải. Xuất nhập khẩu + Doanh nghiệp phải đảm bảo tỷ lệ xuất khẩu theo đã ghi trong giấy phép đầu tư. + Sản phẩm của doanh nghiệp FDI không được bán ở thị trường Việt Nam qua đại lý. + Doanh nghiệp FDI không được làm đại lý xuất nhập khẩu.

+ Bãi bỏ hoàn toàn việc duyệt kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI.

+ Cải tiến thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá đối với xét xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu. + Thu hẹp lĩnh vực yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu 80% sản lượng. + Doanh nghiệp FDI được tham gia dịch vụ đại lý xuất nhập khẩu.

+ Không bắt buộc nhà đầu tư xuất khẩu hàng hoá hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định hoặc nhập khẩu với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hoá xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu.

Thuế +Áp dụng thuế ưu đãi cho các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt ưu tiên với mức thuế thu nhập 10% trong vòng 15 năm kể từ khi hoạt động. + Mức thuế thu nhập của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không bao gồm phần bù trừ lợi nhuận của năm sau để bù lỗ cho các năm trước. + Không được tính vào chi phí sản xuất ở một số khoản chi nhất định + Thuế nhập khẩu được áp với mức giá thấp trong khung giá do Bộ Tài Chính quy + Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc, vận tải chuyên dùng, nguyên liệu vật tư...

+ Miễn thuế nhập khẩu đối với doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên, địa bàn ưu tiên trong 5 năm đầu hoạt động.

+ Doanh nghiệp xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để xuất khẩu sản phẩm.

+ Doanh nghiệp cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng được miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liêu trung gian với tỷ lệ tương + Bãi bỏ quy định bắt buộc doanh nghiệp FDI trích quỹ dự phòng. + Tiếp tục cải cách hệ thống thuế, từng bước thu hẹp khoảng cách về thuế giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

+ Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế cho phần thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần vào tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về thuế sau khi tổ chức kinh tế đó đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp

định. ứng.

Ở các lần sửa đổi đầu, Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi của những diễn biến trong tình hình đầu tư quốc tế trong những năm qua và nhu cầu thu hút đầu tư của Việt Nam. Đáng lưu ý là cả các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đều bày tỏ quan ngại về việc chưa được đối xử ngang bằng như phía đối tác. Một trong những nỗ lực quan trọng nhằm cải thiện tình hình trên và tạo một sân chơi công bằng cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài là sự ra đời của Bộ Luật Đầu tư được Quốc hội thông qua vào tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2006. Theo đó, “Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư”. Bộ Luật cũng phản ánh tinh thần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, theo đó “Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Để thực thi Bộ Luật này, ngày 22 tháng 9 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 108 về việc Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư. Nghị định đã cụ thể hoá một số điều, khoản trong Bộ Luật với tinh thần đảm bảo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, và mở rộng phân cấp quyết định đầu tư cho các tỉnh thành.

Bên cạnh diễn biến về thu hút FDI và thực tiễn hoạt động của khu vực FDI, những thay đổi trong chính sách thu hút vốn FDI của Việt Nam từ trước tới nay còn xuất phát từ ba yếu tố khác, đó là: (1) Sự thay đổi về quan điểm và nhận thức của Đảng và Nhà nước về khu vực có vốn FDI; (2) Chính sách thu hút vốn FDI của các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo nên áp lực cạnh tranh đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam; (3) Những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, hệ thống văn bản pháp luật liên quan gián tiếp đến đầu tư như thương mại, môi trường kinh doanh, hoạt động của các thành phần kinh tế, thuế, đất đai, môi trường...cũng lần lượt ra đời, bổ trợ cho hoạt động của khu vực FDI, làm cho môi trường

đầu tư của Việt Nam ngày càng được cải thiện mạnh mẽ và trở nên hấp dẫn hơn. Trong số đó phải kể đến Luật Doanh nghiệp năm 2005 và nhiều dự án luật khác như Luật Thương mại, Luật Ngân hàng, Luật Đất đai, Luật Cạnh tranh được Quốc Hội thông qua.

Thứ ba, cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư nước ngoài, trong những năm gần đây Việt Nam đã ký kết tham gia một số điều ước quốc tế song phương và đa phương về đầu tư nước ngoài. Đây có thể được coi là một trong những bước đi không thể tách rời trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và trong tổng thể chính sách khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Nội dung điều chỉnh của các Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư đều mở rộng hơn so với Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tính đến hết năm 2005 Việt Nam đã ký kết 48 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và 40 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nước và vùng lãnh thổ và nhiều hiệp định song phương, đa phương khác có tác động tích cực đối với việc thu hút FDI. Trong đó, có một số hiệp định quan trọng là Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), Hiệp định song phương về đầu tư với một số đối tác đầu tư

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá tới đầu tư trực tiếp nuớc ngoài ở Việt Nam (Trang 39 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w