1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn của công ty cổ phần sản xuất thiết bị điện hà nội

101 833 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

không có yếu tố mùa vụ thu được từ phần mềm Eviews 58 3.5 Đồ thị của giá trị doanh thu thực tế và doanh thu dự báo DTHolt trong mô hình dự báo Holt- Winters không có yếu tố mùa vụ thu đư

Trang 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG I 7

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 7

1.1 Khái niệm và vai trò kế hoạch tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp……… 7

1.1.1 Khái niệm kế hoạch tài chính 7

1.1.2 Vai trò kế hoạch tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp 8

1.2 Nội dung kế hoạch tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp………10

1.2.1 Kế hoạch kết quả hoạt động kinh doanh 11

1.2.2 Kế hoạch cân đối tài sản, nguồn vốn 15

1.3 Các phương pháp sử dụng trong lập kế hoạch tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp………

17 1.3.1 Phương pháp dự báo doanh thu 17

1.3.1.1 Phương pháp định tính 17

1.3.1.2 Phương pháp định lượng 19

1.3.2 Mô hình lập báo cáo tài chính 24

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới kế hoạch tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp 28 1.4.1 Nhân tố chủ quan 28

1.4.2 Nhân tố khách quan 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32

CHƯƠNG 2 33

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỆN HÀ NỘI 33

2.1 Giới thiệu Công ty Cổ phần Sản xuất Thiết bị điện Hà Nội (TBC)………….33

2.1.1 Lịch sử hình thành 33

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 34

Trang 2

2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng……… 35

2.2.1 Lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu 35

2.2.2 Thiết kế nghiên cứu 36

2.2.3 Kỹ thuật xử lý dữ liệu 37

2.2.3.1 Kỹ thuật thống kê mô tả 37

2.2.3.2 Kỹ thuật so sánh 40

2.2.3.3 Kỹ thuật dự báo 40

2.2.4 Kỹ thuật lập báo cáo tài chính dự kiến 44

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 48

CHƯƠNG 3 49

LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỆN HÀ NỘI (TBC) 49

3.1 Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Sản xuất Thiết bị điện Hà Nội TBC từ năm 2010 đến 2013………

49 3.1.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn 49

3.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh 50

3.1.3 Tình hình tài chính của Công ty cổ phần sản xuất thiết bị điện Hà Nội 51

3.1.3.1 Khả năng thanh toán 51

3.1.3.2 Khả năng cân đối vốn 51

3.1.3.3 Khả năng hoạt động 52

3.1.3.4 Khả năng sinh lời 53

3.2 Lập kế hoạch tài chính của Công ty cổ phần Sản xuất Thiết bị điện Hà Nội TBC năm 2014……… 55

3.2.1 Mục tiêu tài chính 55

3.2.2 Dự báo doanh thu 56

3.2.1.1 Kết quả dự báo doanh thu theo mô hình dự báo Brown 57

3.2.1.2 Kết quả dự báo doanh thu theo mô hình dự báo san mũ Holt- Winters không có yếu tố mùa vụ 58

3.2.1.3 Đánh giá độ chính xác và kiểm soát dự báo 59

3.2.3 Lập báo cáo tài chính dự kiến 59

Trang 3

3.2.3.2 Bảng cân đối kế toán dự kiến 62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 71 CHƯƠNG 4 72 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỆN HÀ NỘI TBC DỰA TRÊN KẾT QUẢ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN 72 4.1 Lựa chọn phương pháp thích hợp để dự báo doanh thu………

72 4.2 Kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh trong thực tế để đạt giá trị doanh thu như dự báo……….74 4.3 Áp dụng biện pháp thích hợp để củng cố tình hình tài chính của doanh nghiệp……… 76

4.4 Một số biện pháp bổ trợ để củng cố tình hình tài chính của doanh nghiệp…

81 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 83 KẾT LUẬN 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

STT Tên bảng biểu Trang

3.1 Tình hình tài sản của Công ty Cổ phần sản xuất Thiết bị

3.2 Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần sản xuất Thiết bị điện

3.3 Tình hình nguồn vốn của Công ty Cổ phần sản xuất Thiết bị

3.4 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần sản xuất Thiết bị

3.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần sản

xuất Thiết bị điện Hà Nội TBC năm 2010 – 2012 50

3.6 Tình hình tăng trưởng kết quả kinh doanh của Công ty cổ

phần sản xuất thiết bị điện Hà Nội TBC từ năm 2010- 2012 50

3.7 Bảng chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần sản

xuất Thiết bị điện Hà Nội từ năm 2010 đến 2012 51

3.8 Bảng chỉ tiêu khả năng cân đối vốn của Công ty Cổ phần

sản xuất Thiết bị điện Hà Nội TBC từ năm 2010 đến 2012 52

3.9 Bảng chỉ tiêu khả năng hoạt động của Công ty Cổ phần sản

xuất Thiết bị điện Hà Nội TBC từ năm 2010 đến 2012 52

3.10 Bảng chỉ tiêu khả năng sinh lời của Công ty Cổ phần sản

xuất Thiết bị điện Hà Nội TBC từ năm 2010 đến 2012 53

3.11 Chỉ tiêu doanh thu thuần Công ty Cổ phần sản xuất Thiết bị

điện Hà Nội TBC các quý năm 2010-2012 56

3.12 Giá trị doanh thu dự báo thu được từ phần mềm Eviews

3.13

Giá trị doanh thu dự báo thu được từ phần mềm Eviews

trong mô hình dự báo Holt- Winters không có yếu tố mùa

vụ

58

Trang 5

3.14 Công ty Cổ phần sản xuất Thiết bị điện Hà Nội năm

2010-2012

59

3.15

Bảng tỷ lệ thực và dự báo các khoản mục trên Báo cáo kết

quả kinh doanh theo doanh thu của Công ty Cổ phần sản

xuất Thiết bị điện Hà Nội năm 2010- 2014

60

3.16 Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến của Công ty Cổ

phần sản xuất Thiết bị điện Hà Nội năm 2014 61

3.17 Giá trị các khoản mục trên tài sản của Công ty Cổ phần Sản

xuất Thiết bị điện Hà Nội năm 2010- 2012 62

3.18

Bảng tỷ lệ các khoản mục tài sản theo doanh thu thực và dự

báo của Công ty Cổ phần sản xuất Thiết bị điện Hà Nội

năm 2010- 2014

62

3.19 Bảng Cân đối kế toán dự kiến của Công ty Cổ phần sản

3.22 Kết quả điều chỉnh lần 1 Bảng Cân đối kế toán dự kiến của

Công ty Cổ phần Sản xuất Thiết bị điện Hà Nội năm 2014 66

3.23 Chi phí lãi vay dự kiến của Công ty Cổ phần sản xuất Thiết

3.24 Báo cáo kết quả kinh doanh hoàn chỉnh dự kiến của Công ty

Cổ phần sản xuất Thiết bị điện Hà Nội năm 2014 68

3.25 Bảng cân đối kế toán dự kiến hoàn chỉnh của Công ty Cổ

phần sản xuất Thiết bị điện Hà Nội năm 2014 69

4.1 Giá trị doanh thu dự báo thu được từ phần mềm Eviews

4.2 Bảng chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty cổ phần sản

xuất Thiết bị điện Hà Nội TBC năm thực hiện và năm dự

77

Trang 6

Bảng chỉ tiêu khả năng cân đối vốn của Công ty cổ phần

sản xuất Thiết bị điện Hà Nội TBC năm thực hiện và năm

dự báo

78

4.4

Bảng chỉ tiêu khả năng hoạt động của Công ty cổ phần sản

xuất Thiết bị điện Hà Nội TBC năm thực hiện và năm dự

báo

79

4.5

Bảng chỉ tiêu khả năng sinh lời của Công ty cổ phần sản

xuất Thiết bị điện Hà Nội TBC năm thực hiện và năm dự

2.2 Mô hình san mũ lần hai được tích hợp trong phần mềm

Eviews (Double Exponential Smoothing) 422.3 Mô hình Holt - Winters được tích hợp trong phần mềm

Eviews (Holt – Winters No seasonal) 443.1 Biểu đồ doanh thu thuần hàng quý của Công ty Cổ phần Sản

xuất Thiết bị điện Hà Nội TBC giai đoạn 2010- 2013 563.2 Kết quả dự báo doanh thu bằng mô hình Brown thu được từ

3.3 Đồ thị của giá trị doanh thu thực tế và doanh thu dự báo 57

Trang 7

không có yếu tố mùa vụ thu được từ phần mềm Eviews 58

3.5

Đồ thị của giá trị doanh thu thực tế và doanh thu dự báo

DTHolt trong mô hình dự báo Holt- Winters không có yếu

tố mùa vụ thu được từ phần mềm Eviews

58

4.1 Kết quả dự báo doanh thu theo mô hình san mũ giản đơn

1.1 Mối liên hệ giữa các nội dung kế hoạch tài chính dựa trên

1.2 Dự toán về định mức chi phí và kế hoạch hoạt động chi tiết 252.1 Cơ cấu các phòng ban Công ty Cổ phần sản xuất Thiết bị

Trang 8

Chữ viết tắt Chữ viết dạng đầy đủ

GTGT Giá trị gia tăng

LNGL Lợi nhuận giữ lại

LNTT Lợi nhuận trước thuế

LNST Lợi nhuận sau thuế

Trang 9

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngoài việc sử dụng các công cụ quản lýkhác nhau các nhà quản trị cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về kinh tế vàphải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh Trong đó, phân tích tài chính là rấtcần thiết Đối với nhà quản trị doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm nhận định chínhxác, trung thực, khách quan về tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn,nguồn vốn, vạch rõ tiềm năng về vốn của doanh nghiệp, tổng hợp có hệ thống cácnhân tố tác động thuận lợi, không thuận lợi đến các vấn đề kinh tế của doanh nghiệp.

Từ đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hoạch định phương hướngnhằm phát huy lợi thế của doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp phát triển nâng caonhững mặt lợi thế, hạn chế các nhân tố ảnh hưởng xấu, giảm thiểu rủi ro góp phầnnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hơn nữa, phân tích tài chínhkhông những đáp ứng nhu cầu cần thiết về quản trị nội bộ mà đồng thời sẽ giúp nhàđầu tư, các tổ chức cho vay có được những thông tin hữu ích về tài chính doanhnghiệp, để từ đó học đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc đầu tư của mình Vìthế cần phải thường xuyên, kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanhnghiệp

Phân tích tài chính là cơ sở bước đầu cho việc lập kế hoạch tài chính Kế hoạchtài chính rõ ràng sẽ trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp Qua

kế hoạch tài chính giúp ta chủ động hơn trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn,cung cấp những tiêu chuẩn cho việc đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp

Trang 10

1.2 Căn cứ từ thực tiễn

Theo Chương trình phát triển điện quốc gia giai đoạn 7 (từ 2011 – 2020 có xétđến 2030) đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1208/QĐ-TTgngày 21 tháng 7 năm 2011 thì nhu cầu phát triển điện lực là rất lớn Riêng đối với máybiến áp phân phối trung bình mỗi năm cần từ 50,000 – 60,000 cái với công suất trungbình là 400KV Đồng thời nhu cầu thiết bị cho đường dây tải điện và trạm biến áp làrất lớn

Cũng theo Chương trình phát triển điện quốc gia giai đoạn 7, đối với thị trường

trong nước, giai đoạn 2015- 2025 ngành thiết bị điện sẽ phải phát triển để đáp ứng70% nhu cầu về thiết bị đường dây, trạm biến áp; 55% về động cơ điện, một số chủngloại máy phát điện thông dụng và năm 2025 có thể sản xuất, cung ứng trọn bộ thiết bịđiện cho các công trình đường dây điện, trạm biến áp; 50-60% nhu cầu máy biến thế110- 220KV và năm 2015 xuất khẩu đạt 30- 35% giá trị sản xuất; đáp ứng 60- 70%nhu cầu trong nước các loại công tơ điện, khí cụ điện, các hệ thống ghi đếm - giám sát

an toàn lưới điện, trọn bộ thiết bị trạm điện, và xuất khẩu đạt 19- 20% giá trị sản xuất;tập trung sản xuất các loại dây cáp điện chất lượng cao với kim ngạch xuất khẩu tăng35,5%/năm…

Những khu vực còn ngoài lưới điện quốc gia ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hảiđảo…và thị trường xuất khẩu như Lào, Campuchia cũng là những thị trường có nhucầu rất lớn về sản phẩm thiết bị điện

Công ty Cổ phần sản xuất thiết bị điện Hà Nội là một trong những doanhnghiệp non trẻ mới thành lập từ năm 2009, hoạt động trong ngành sản xuất thiết bịđiện nhận thức rõ được cơ hội và thách thức, trong đó các đối thủ cạnh tranh như khốidoanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệhiện đại cùng tham gia sản xuất

Chính vì vậy tác giả chọn đề tài “Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn của Công

ty Cổ phần sản xuất thiết bị điện Hà Nội” nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình

hình tài chính cũng như lập kế hoạch tài chính cho công ty để làm công trình nghiêncứu khoa học của mình

Trang 11

Đây là đề tài vô cùng hữu ích đối với Công ty Cổ phần sản xuất thiết bị điện HàNội Vì kể từ khi thành lập tới nay công ty chưa thực sự chú trọng về mặt phân tích,đánh giá tình hình tài chính cũng như chưa lập kế hoạch cụ thể cho từng năm, thườngchỉ là sự nhận định, kế hoạch chung.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua các báo cáo tài chính, kết hợp với tìm hiểu thực trạng của Công ty

Cổ phần sản xuất thiết bị điện Hà Nội từ năm 2010 – 2013, mục tiêu nghiên cứu baogồm:

- Tìm hiểu về tình hình tài chính để có cái nhìn chung nhất về tình hìnhhoạt động của Công ty cổ phần sản xuất thiết bị điện Hà Nội

- Dựa vào các phân tích tài chính đã lập, sử dụng kiến thức lý thuyết vàoviệc hoạch định kế hoạch tài chính ngắn hạn cho công ty năm 2014

- Thảo luận vấn đề nghiên cứu để xem xét kết quả lập được và tình hìnhtài chính của công ty năm 2014 được dự kiến như thế nào? Đưa ra một số khuyến nghịcho công ty để duy trì và nâng cao tình hình hiện tại và dự báo

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là Kế hoạch tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp

Bài nghiên cứu tập trung vào Công ty Cổ phần sản xuất thiết bị điện Hà Nội,kết hợp so sánh, phân tích tình hình hoạt động dựa trên báo cáo tài chính năm 2010-

2013 để đưa ra kế hoạch tài chính ngắn hạn (năm 2014) cho công ty

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong khi trình bày kết quả nghiên cứu của chuyên đề, trong chương 2, tác giảgiới thiệu chi tiết các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng, là một trong nhữngcăn cứ để đánh giá độ tin cậy và hàm lượng khoa học của kết quả nghiên cứu Đây làcác phương pháp để hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế hoạch tài chính ngắn hạn tạidoanh nghiệp, cũng như thu thập thông tin và đánh giá tình hình tài chính của Công ty

Cổ phần sản xuất thiết bị điện Hà Nội

Theo đó, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu đó là: phươngpháp định lượng, kỹ thuật so sánh, kỹ thuật thống kê mô tả và dự báo thống kê

Trang 12

5 Kết cấu chuyên đề

Chương 1: Cơ sở lý luận về lập kế hoạch tài chính ngắn hạn tại doanh nghiệp Chương 2: Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu lập kế hoạch tài chính ngắn

hạn của Công ty cổ phần sản xuất Thiết bị điện Hà Nội

Chương 3: Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn của Công ty Cổ phần sản xuất thiết

bị điện Hà Nội

Chương 4: Một số khuyến nghị với Công ty Cổ phần sản xuất thiết bị điện Hà

Nội dựa trên kết quả lập kế hoạch tài chính ngắn hạn

Trang 13

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Để triển khai vấn đề nghiên cứu thì việc tìm hiểu các đề tài nghiên cứu là hếtsức cần thiết Qua đó, tác giả tổng kết được một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, trong hầu hết các công trình nghiên cứu chưa tác giả nào viết về vấn

đề Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn của một công ty cụ thể

Thứ hai, các vấn đề nghiên cứu tương tự chưa mang tính hệ thống và chưa đưa

ra bức tranh đầy đủ về lập kế hoạch tài chính ngắn hạn

Chẳng hạn, thạc sỹ Trần Thị Như Thủy (2006) mới chỉ đề cập tới mặt lý thuyết

về lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và quan tâm tới biện pháp nhằm hoàn thiện nhưngkhông đưa ra cách thức thực hiện vấn đề này tại công ty WASCOSE như thế nào?

Các vấn đề nghiên cứu tương tự chỉ đưa ra mặt lý thuyết của vấn đề mà chưavận dụng vào nghiên cứu theo chiều sâu Hầu hết các tác giả như Nguyễn Hải Sản(2005), Nguyễn Trọng Hoài (2001), Đinh Thế Hiển (2008)…trong giáo trình sáchchuyên khảo của mình chỉ gợi mở mà chưa thống nhất phương pháp và cách thức thựchiện vấn đề về lập kế hoạch tài chính Đặc biệt là phương pháp được đưa ra để dự báodoanh thu bán hàng

- Theo tác giả Nguyễn Hải Sản (2005) đưa ra bốn mô hình dự báo doanhthu là mô hình dự báo bình quân di động, mô hình san mũ giản đơn, mô hình Brown,

mô hình Holt thì chỉ đề cập tới mô hình và cách thức thực hiện không áp dụng bất kỳphần mềm nào mà chỉ mang tính chất tính toán truyền thống Thứ hai, cả bốn mô hìnhđưa ra đều áp dụng cho mọi loại chuỗi số liệu đó là chuỗi số liệu xu thế, chuỗi số liệumùa vụ, chuỗi số liệu chu kỳ… Đây là một vấn đề quan trọng nhưng được đề cậpchưa hợp lý

- Theo nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, Ths Nguyễn Văn Huân,

Vũ Xuân Nam (2009) đi sau và nhận thức được vấn đề thiếu hụt ở trên của tác giả

Nguyễn Hải Sản (2005), tuy lĩnh vực, mục tiêu quan tâm ở 2 nhóm tác giả là khácnhau nhưng cũng có những mặt chung về vấn đề dự báo Nhóm tác giả này đã tìm hiểuchuyên sâu về vấn đề mang tính chất logic toán học hơn đã đưa ra được các phươngpháp nghiên cứu nào thích hợp áp dụng cho chuỗi số liệu nào để dự báo được doanhthu

Trang 14

- Cũng về mô hình dự báo này nhóm tác giả GS.TS Nguyễn Quang Dong,

TS Nguyễn Thị Minh (2012) đã đưa ra trong Kinh tế lượng về một số mô hình nhấtquán và chi tiết hơn cho mô hình dự báo Holt giúp tác giả nhận diện được vấn đề

Để nhất quán và hệ thống hóa vấn đề nghiên cứu tác giả đã kết hợp các yếu tốcủa các tác giả cũng như nhóm tác giả ở trên nhằm đưa ra kết quả nghiên cứu với việc

áp dụng phần mềm Eviews (phiên bản Eviews 4) thực hiện mô hình dự báo doanh thu

để đạt được kết quả tốt nhất cũng như kiểm soát được tính sai sót mà không phải sửdụng cách tính toán truyền thống khó kiểm soát được tính sai sót

Trang 15

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN CỦA

DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm và vai trò kế hoạch tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm kế hoạch tài chính

Kế hoạch là một phương thức quản lý theo mục tiêu, là sự hoạt động của con

người trên cơ sở nhận thức, áp dụng các quy luật kinh tế xã hội và tự nhiên, đặc biệt làquy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh tế- kỹ thuật, các ngành, các lĩnh

vực hoặc toàn bộ nền sản xuất xã hội theo mục tiêu thống nhất.

Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống các phương hướng, nhiệm

vụ, mục tiêu và các chỉ tiêu nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính cần thiết cho việcthực hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp đặt ra trong thời kỳ kế hoạch nhất định Kếhoạch là ý đồ của các nhà quản trị đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp và các giải pháp thực thi

Kế hoạch tài chính là một bộ phận cấu thành quan trọng của kế hoạch sản xuất,

kỹ thuật, tài chính bao gồm: (1) Xác định các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp, (2)Phân tích sự khác biệt giữa các mục tiêu xác định với tình trạng hiện tại của doanhnghiệp, (3) Báo cáo về hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu tàichính đã đề ra

Kế hoạch tài chính là một quá trình gồm:

- Phân tích các lựa chọn về giải pháp đầu tư, tài trợ và phân phối mà doanhnghiệp cân nhắc

- Dự kiến các kết quả tương lai của các quyết định hiện tại để tránh rủi ro vàhiểu được mối quan hệ giữa các quyết định hiện tại và tương lai

- Quyết định thực hiện các phương án (quyết định này được thể hiện trong kếhoạch tài chính cuối cùng)

- Đo lường kết quả đạt được với mục tiêu đề ra trong kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính ngắn hạn là bản kế hoạch tài chính thường là kế hoạch hàng

năm và các kế hoạch tiến độ theo thời gian dưới 1 năm

Trang 16

Kế hoạch tài chính ngắn hạn liên quan tới quản trị tài sản lưu động và nợ ngắnhạn, tài sản lưu động quan trọng nhất là tiền mặt, chứng khoán ngắn hạn, hàng tồn kho

và khoản phải thu Nợ ngắn hạn quan trọng nhất là khoản vay ngân hàng và các khoảnphải trả Tài sản lưu động và nợ ngắn hạn có tính quay vòng nhanh hơn các khoản mụckhác

Bản chất của việc lập kế hoạch tài chính ngắn hạn được xác định bởi số tiền dàihạn huy động được Doanh nghiệp vay nợ dài hạn hay cổ phần thường hay giữ lại lợinhuận nhiều thì có thể thấy tiền mặt luôn thặng dư Như vậy, việc thanh toán tức thờikhông thành vấn đề Việc lập kế hoạch tài chính ngắn hạn mức này chỉ cần quan tâmtới quản trị danh mục chứng khoán

Nếu số dư tiền mặt dự kiến không đủ trang trải các khoản chi phí hoạt độngthường xuyên và cung cấp khoản dự phòng thì cần phải tìm thêm nguồn tài trợ Nguồntài trợ này có thể đến từ nguồn ngắn hạn hoặc dài hạn nếu thiếu hụt là thường xuyên vàkhá lớn Công ty có thể vay ngân hàng hạn mức tín dụng không đảm bảo hoặc có thể

sử dụng tín dụng thương mại hay hàng tồn kho Đồng thời, phải lựa chọn phương ántài trợ có tổng chi phí sử dụng vốn là thấp nhất nhưng vẫn phải linh hoạt để trang trảichi phí bất ngờ

Kế hoạch tài chính ngắn hạn có mục tiêu là phân tích tổng thể tình hình củadoanh nghiệp (kết quả kinh doanh, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, kỳ thu hồivốn…) trong một chu kỳ kinh doanh thường là một năm

Điểm khởi đầu của bản kế hoạch tài chính ngắn hạn là phân tích được tình hìnhtài chính Phân tích tình hình tài chính là việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật vàcác công cụ nhằm xử lý thông tin kế toán, so sánh và xử lý thông tin khác có ảnhhưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh để đánh giá tình hình sản xuất, tình hình tàichính, đánh giá rủi ro và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2 Vai trò kế hoạch tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp

Kế hoạch tài chính là một bộ phận quan trọng của kế hoạch kinh doanh, trìnhbày có hệ thống các dự kiến về nhu cầu vốn, tổ chức nguồn vốn để thực hiện các hoạtđộng của doanh nghiệp nhằm đạt được những kết quả, mục tiêu nhất định trong tương

Trang 17

lai Kế hoạch tài chính là một trong những công cụ để đảm bảo cho sự hoạt động thànhcông của một doanh nghiệp

Kế hoạch tài chính ngắn hạn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanhnghiệp như sau:

Tăng cường công tác quản trị: Chìa khóa thành công của nhà quản trị chính là

nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Thể hiện rõ thông quahoạt động thu- chi sản xuất kinh doanh, đặc biệt thông qua tình hình tài chính Nhàquản trị thông qua bản kế hoạch nhằm điều chỉnh phù hợp từng giai đoạn, từng côngviệc cụ thể ở từng thời điểm Bản kế hoạch tài chính ngắn hạn được lập khoa học, cụthể, chi tiết và có tính khả thi cao không những giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêuđặt ra mà còn có thể quyết định đầu tư hoặc sử dụng nguồn lực hợp lý

Giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động kinh doanh: Kế hoạch tài chính

được lập trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh sau khi đã nghiên cứu thị trường,khả năng điều kiện của doanh nghiệp về các nguồn lực, đồng thời đo lường những khókhăn và những biến đổi bất thường trong kinh doanh và những điều chỉnh cần thiết

Kế hoạch tài chính ngắn hạn làm tăng tính liên kết và thống nhất giữa các bộ phận trong doanh nghiệp: Kế hoạch tài chính ngắn hạn là kế hoạch trung tâm trong

các kế hoạch khác nên tạo điều kiện liên kết các bộ phận khác nhau trong doanhnghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

Làm căn cứ để đánh giá hoạt động kinh doanh của các bộ phận: Các bộ phận

trong doanh nghiệp có vai trò và chức năng riêng biệt, là một trong số mắt xích quantrọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Kế hoạch tài chính luônphải dựa trên các kế hoạch bộ phận nên việc thực hiện tốt kế hoạch tài chính ngắn hạn

sẽ giúp nhà quản trị xem xét, đánh giá hoạt động các bộ phận trong doanh nghiệp trên

cơ sở so sánh giữa tình hình thực hiện với kế hoạch dự tính ban đầu và đưa ra điềuchỉnh phù hợp

Kế hoạch tài chính ngắn hạn là sơ sở quyết định sự thành công của kế hoạch tàichính dài hạn nói riêng cũng như chiến lược phát triển doanh nghiệp nói chung

Như vậy, công tác kế hoạch tài chính ngắn hạn là nội dung rất quan trọng,không thể thiếu trong công tác xây dựng kế hoạch, dự báo của doanh nghiệp

Trang 18

1.2 Nội dung kế hoạch tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp

Theo nhiều tác giả cùng sự nhất quán chung với tác giả kế hoạch tài chính baogồm các nội dung chính cơ bản như sau:

- Kế hoạch kết quả kinh doanh

- Kế hoạch cân đối tài sản, nguồn vốn

Trang 19

1.2.1 Kế hoạch kết quả hoạt động kinh doanh

Các nội dung kế hoạch kết quả hoạt động kinh doanh có mối liên hệ chặt chẽvới nhau thể hiện ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Mối liên hệ giữa doanh thu, chi phí của kết quả hoạt động kinh doanh.

Nguồn: [1, Trang 16]

Trang 20

Kế hoạch tiêu thụ thường dựa trên những cơ sở sau:

- Kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa kỳ trước, nhằm xác định giới hạn khảnăng sản xuất

- Căn cứ kết quả nghiên cứu nhu cầu thị trường về sản phẩm của doanhnghiệp, thị phần tiêu thụ của đối thủ cạnh tranh

- Căn cứ chính sách quảng cáo, khuyến mại của doanh nghiệp trong tươnglai…

Kế hoạch bán hàng được xác định bằng:

S = ∑ M i x P i

Trong đó: S – Doanh thu bán hàng thu bằng tiền

Mi – Doanh số bán hàng

Pi – Giá bán đơn vị hàng hóa

Kế hoạch bán hàng hay tiêu thụ thường bao gồm dự toán về doanh thu, dự toánsản lượng tiêu thụ và dự toán thu tiền bán hàng Dự toán thu tiền bán hàng là cơ sở để

dự toán tiền

Kế hoạch giá trị sản lượng thực hiện

Kế hoạch này được lập sau kế hoạch bán hàng, dựa trên chiến lược sản xuất, kếhoạch bán hàng, lượng hàng dự trữ của doanh nghiệp

Mục đích của việc lên kế hoạch sản xuất nhằm xác định sản lượng sản phẩm sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và dự trữ cuối kỳ cho quá trình tiêu thụ đảm bảo cho quá trình tiêu thụ liên tục Sản lượng sản phẩm dự trữ cho quá trình tiêu thụ thường phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của sản phẩm bên cạnh đó còn phụ thuộc vào mối quan hệ với công suất, tốc độ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, chu kỳ sản xất của doanh nghiệp.

Trang 21

Lượng hàng dự kiến

sản xuất trong kỳ =

Sản lượng tiêu thụ trong kỳ +

Sản lượng tồn kho cuối kỳ dự kiến

-Sản lượng tồn kho đầu kỳ

Kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh

Để phù hợp với công tác quản trị, hạch toán và kiểm tra chi phí phục vụ quátrình ra quyết định ta sẽ xem xét chi phí theo công dụng kinh tế:

- Kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Mục đích công việc này nhằm dự báo nguồn lực phải bỏ ra cho nguyên vật liệu,bán thành phẩm, các nguyên vật liệu khác cần để sản xuất sản phẩm

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh toàn bộ các khoản chi phínguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm, nhằm cung cấp thông tin cho nhàquản trị về kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, đảm bảo cho hoạt động sản xuất không

bị gián đoạn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Để xác định được số lượng nguyên vật liệu sản xuất trực tiếp cần phải xác định được lượng nguyên vật liệu cần thiết phải mua hoặc đặt hàng Nhu cầu nguyên vật liệu trong kỳ:

Chi phí nguyên vật liệu

- Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp

Kế hoạch lao động dựa trên kế hoạch sản xuất, năng suất lao động và mức tiềnlương trả cho lao động trực tiếp Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp giúp doanhnghiệp chủ động trong việc sử dụng lao động, tránh trường hợp thừa thiếu lao động vàtính được cơ cấu chi phí lao động hợp lý Chi phí này bao gồm lương và các khoảntrích theo lương tính vào chi phí sản xuất như bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn, bảohiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…của nhân công trực tiếp thực hiện trong từng quátrình sản xuất

Trang 22

Kế hoạch sản xuất sẽ giúp ta biết được số sản phẩm sản xuất dự kiến và từ đó giúp xác định chi phí nhân công như sau:

Chi phí nhân công

trực tiếp dự kiến =

Kế hoạch tổng thời gian lao động trực tiếp x

Đơn giá từng giờ công lao động

- Kế hoạch chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là tất cả các khoản chi phí sản xuất cần thiết khác phátsinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí nguyên vật liệu

và chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung gồm chi phí nhân viên phânxưởng, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong phân xưởng, chi phí khấuhao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền dùng cho hoạtđộng quản lý sản xuất ở phân xưởng

Lập kế hoạch chi phí sản xuất chung để dự kiến được các khoản chi phí sảnxuất chung phát sinh trong quá trình sản xuất Khoản mục này thường gồm định phí vàbiến phí Biến phí sẽ được tính theo đơn giá định mức chung, còn định phí là chi phí

cố định dùng trong sản xuất Vì vậy, người ta thường lấy định phí chi phí chung của kỳ

kế hoạch trước để lập kế hoạch chi phí sản xuất chung mới cho doanh nghiệp

- Kế hoạch chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Chi phí bán hàng là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá

trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Loại chi phí này bao gồm chi phí quảngcáo, chi phí giao hàng, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng và các khoảnchi liên quan đến bảo quản và tiêu thụ hàng hóa

Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ

và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp Chi phí quản lýdoanh nghiệp bao gồm chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, khấu hao đồdùng văn phòng dùng chung toàn doanh nghiệp

Trang 23

Hai loại chi phí này không được tính vào giá vốn hàng bán nhưng được tính vàochi phí hợp lý, ảnh hưởng tới lợi nhuận doanh nghiệp Khoản mục này cũng như chiphí sản xuất chung không được tính cho từng đơn vị sản phẩm mà được lập trên cơ sởbiến phí và định phí Tuy nhiên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nàythường được lập kế hoạch theo tỷ lệ % so với doanh thu.

- Kế hoạch chi phí hoạt động tài chính

Chi phí hoạt động tài chính là những khoản lỗ liên quan đến các hoạt động vềvốn như chi phí liên doanh, chi phí đầu tư tài chính, chi phí liên quan cho vay vốn, lỗliên doanh… Thông thường chi phí hoạt động tài chính trong doanh nghiệp được ướctính chủ yếu là tiền lãi vay ngân hàng Đồng thời, lập kế hoạch chi phí này cũng dựatrên kế hoạch sử dụng vốn và kết quả hoạt động kinh doanh các kỳ kế hoạch trước đó

Kế hoạch kết quả sản xuất kinh doanh

Đây được coi là mục đích chính của doanh nghiệp, việc lập các kế hoạch trênnhằm phục vụ cho quá trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh Kế hoạch sản xuất kinhdoanh là để ước tính lợi nhuận thuần đạt được trong kỳ kế hoạch, nó là căn cứ để sosánh, đánh giá, phân tích quá trình hoạt động của doanh nghiệp và là căn cứ để mởrộng hay thu hẹp quy mô sản xuất

Sau khi xác định được các khoản doanh thu, chi phí và các mục liên quan ta cóthể lập sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh

1.2.2 Kế hoạch cân đối tài sản, nguồn vốn.

Cân đối tài sản, nguồn vốn hình thành lên bảng cân đối kế toán với những nộidung về mặt tài sản, nguồn vốn nhằm đảm bảo cân đối giữa mặt tăng thêm tài sản vànguồn vốn từ những thay đổi của doanh thu và chi phí

Nội dung của việc lập bảng cân đối kế toán là dựa trên quy mô doanh thu dựkiến (đã được trình bày ở trên), chi phí và các khoản trên báo cáo kết quả kinh doanh,các mối quan hệ cân đối tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng

Một trong những yêu cầu quan trọng của cân đối giữa tài sản và nguồn vốn làxác định nhu cầu tài sản tăng thêm, nguồn tài trợ và nhu cầu vốn

Xác định nhu cầu tài sản tăng thêm:

Trang 24

Lập bảng cân đối kế toán theo mô hình tỷ lệ phần trăm doanh thu (trình bày ởphần 1.3.2) ta sẽ xác định dựa trên nguyên lý mối quan hệ giữa doanh thu và tài sản.

Để tăng doanh thu đòi hỏi phải gia tăng tài sản tương ứng tạo ra nền tảng choviệc tăng doanh thu:

- Tài sản lưu động nhìn chung thay đổi tương ứng với doanh thu Khi có biếnđộng doanh thu sẽ có sự biến động về vốn bằng tiền, khoản phải thu, dự trữ

và hàng tồn kho có thể là các tài sản tài chính ngắn hạn

- Tài sản cố định không nhất thiết phải thay đổi tương ứng với tốc độ tăngdoanh thu như máy móc, thiết bị, phương tiện phục vụ chung toàn doanhnghiệp

Xác định nguồn tài trợ và nhu cầu vốn:

Khi tài sản tăng lên thì nợ và vốn chủ sở hữu cũng tăng lên Số tài sản tăngthêm sẽ được tài trợ bằng những phương thức nhất định

Khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp ở từng phương thức huy độngvốn có một giới hạn nhất định

Số vốn yêu cầu bù đắp cho phần gia tăng tài sản được bù đắp bởi các khoảnphải trả khác phát sinh tự động có tính chất chu kỳ như:

- Lợi nhuận sẽ tăng nhưng không tăng cùng tỷ lệ với doanh thu Mức mới củalợi nhuận để lại sẽ được trở thành mức cũ cộng với mức tăng thêm của lợinhuận để lại Mức mới lợi nhuận này được tính toán thông qua báo cáo kếtquả kinh doanh như đã đề cập ở trên

- Nếu số vốn thiếu hụt chưa được tài trợ đủ thì sẽ được tài trợ từ nguồn vốnbên ngoài bằng cách vay vốn hoặc phát hành thêm cổ phiếu thường ra côngchúng…tùy thuộc vào chiến lược tài trợ của doanh nghiệp

Sau khi xác định được các nhu cầu trên, nếu thấy có dấu hiệu xuất hiện nhu cầuvốn tăng thêm, để đi đến quyết định tài trợ, nhà quản trị tài chính cần phải xem xét tớimột số yếu tố nhất định sau để cân nhắc quyết định cách thức huy động tài trợ để đápứng nhu cầu số vốn tăng thêm:

- Cơ cấu nguồn vốn mục tiêu của doanh nghiệp

Trang 25

- Sự tác động của các khoản vay ngắn hạn đến hệ số thanh toán tức thời.

- Tình hình thị trường vốn và thị trường tiền tệ ảnh hưởng tới doanh nghiệp

- Những ràng buộc bởi chủ nợ hiện hành…

Dựa trên các nội dung của một kế hoạch tài chính, để hiểu rõ hơn về cácphương pháp thực hiện việc lập kế hoạch tài chính này như thế nào thì tiếp sau sẽ đềcập chi tiết vấn đề này

1.3 Các phương pháp sử dụng trong lập kế hoạch tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp.

Để thực hiện chính xác tất cả các phép tính toán (về sản luợng sản xuất, sản

lượng tiêu thụ, giá bán, chi phí vật liệu, chi phí bán hàng quản lý doanh nghiệp, đầu tưtài sản tuơng ứng…) như trình bày tại mục 1.2 đòi hỏi nhiều điều kiện như nhân lực,tài chính, thời gian, thông tin đầy đủ minh bạch nếu không thì sai số ở từng khâu sẽcộng hưởng lại dẫn tới sai sót lớn Nên để thuận tiện nhà quản lý có thể tập trung dựbáo doanh thu, từ đó dự báo kết quả kinh doanh và cân đối tài sản, nguồn vốn nhưtrình bày duới đây

1.3.1 Phương pháp dự báo doanh thu

1.3.1.1 Phương pháp định tính

Theo Nguyễn Văn Thắng (2013) “Nghiên cứu định tính là nghiên cứu nhằm

phát hiện hoặc đề xuất các luận điểm khoa học mà không sử dụng các công cụ thống

kê toán, kinh tế lượng, hay công cụ có thể giúp lượng hóa mối quan hệ giữa các nhântố”

Theo nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, Ths Nguyễn Văn Huân, VũXuân Nam (2009) đưa ra nghiên cứu định tính ta thường sử dụng các phương phápnhư: phương pháp nghiên cứu thị trường, phương pháp chuyên gia Với mỗi phươngpháp có một đặc trưng riêng và phục vụ quá trình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu thị trường

Phương pháp nghiên cứu thị trường là phương pháp dựa trên các số liệu vàthông tin nhu cầu khách hàng hiện tại và tiềm năng, thu được bằng các hoạt động khảosát thị trường như: đưa ra bảng câu hỏi, phỏng vấn khách hàng, thực nghiệm thị trường

Trang 26

hoặc từ các kết quả cung cấp của lực lượng bán hàng Phương pháp này không nhữnggiúp dự báo nhu cầu mà còn cung cấp các thông tin góp ý của khách hàng về chấtlượng, mẫu mã giúp cho việc xây dựng các chiến lược cải tiến sản phẩm, hoạch địnhsản phẩm mới

Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi cần có nhiều thời gian và chi phí khá cao

Phương pháp DELPHI (Phương pháp chuyên gia)

Phương pháp DELPHI là một quá trình thu thập, xử lý và thống nhất ý kiến củanhóm chuyên gia được tiến hành trong điều kiện phỏng vấn nghiêm ngặt, năng động

và linh hoạt Phương pháp này huy động trí tuệ của các chuyên gia ở nhiều vùng địa lýkhác nhau để dự báo Các nhóm chuyên gia tham gia dự báo gồm: những người raquyết định, những nhân viên điều phối và các chuyên gia chuyên sâu

Phương pháp này được triển khai theo một quy trình chặt chẽ bao gồm nhiềukhâu:

- Thành lập nhóm các nhà chuyên môn, các điều phối viên và nhóm ra quyếtđịnh, đánh giá năng lực chuyên gia Sắp xếp các chuyên gia độc lập vớinhau

- Xây dựng bảng câu hỏi điều tra lần đầu gửi đến các chuyên gia

- Phân tích các câu trả lời và tổng hợp lại, từ đó điều chỉnh bảng câu hỏi

- Gửi lại bảng câu hỏi đã điều chỉnh đến các các chuyên gia

Lặp lại lấy ý kiến, phân tích, tổng hợp và điều chỉnh bảng câu hỏi cho đến khikết quả thu được thoả mãn yêu cầu đề ra

Theo Green, Armstrong (2007) cho rằng phương pháp Delphi hấp dẫn các nhàquản lý bởi vì tính dễ hiểu và sự hỗ trợ dự báo của các chuyên gia Theo Green và cáccông sự (2007) đã đưa ra các thuận lợi của phương pháp Delphi trong dự báo thịtrường: Áp dụng rộng hơn, Dễ hiểu, Có thể trả lời các câu hỏi phức tạp, Khả năng duytrì bảo mật, Tránh nhiều thao tác, Phát hiện nhiều kiến thức mới và Ít người tham gia

Phương pháp này được áp dụng có hiệu quả cho những đối tượng thiếu (hoặcchưa đủ) số liệu thống kê, phát triển có độ bất ổn lớn hoặc đối tượng của dự báo phứctạp không có số liệu nền Kết quả của phương pháp dự báo này chủ yếu phục vụ cho

Trang 27

nhu cầu định hướng, quản lý vì thế cần kết hợp (trong trường hợp có thể) với cácphương pháp định lượng khác Khó khăn của phương pháp này là việc tuyển chọn vàđánh giá khả năng của các chuyên gia, đồng thời tốn thời gian và đòi hỏi trình độ tổnghợp rất cao của điều phối viên và những người ra quyết định.

1.3.1.2 Phương pháp định lượng

Theo Nguyễn Văn Thắng (2013) “Nghiên cứu định lượng là quá trình lượng

hóa mối quan hệ giữa các nhân tố thông qua việc sử dụng các công cụ thống kê toán,kinh tế lượng hoặc toán học đơn thuần Nói cách khác, đó là quá trình xác định hệ sốtương quan của các nhân tố và kiểm định liệu hệ số đó có thực sự khác 0 với một mức

ý nghĩa thống kê phù hợp”

Các phương pháp định lượng được sử dụng nhằm phục vụ công trình nghiêncứu này chủ yếu là mô hình dự báo doanh thu như: mô hình bình quân động, mô hìnhsan bằng số mũ giản đơn, mô hình dự báo Brown, mô hình dự báo Holt được trình bàychi tiết trong các nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Trọng Hoài (2001), Nguyễn HảiSản (2005), nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, Ths Nguyễn Văn Huân, VũXuân Nam (2009), PGS.TS Nguyễn Thống (2011), nhóm tác giả GS.TS NguyễnQuang Dong, TS Nguyễn Thị Minh (2012)

Mô hình bình quân động

Theo mô hình này, mức doanh thu dự báo ở kỳ (t+1) là trung bình cộng tất cảmức doanh thu thực tế đã xảy ra của n kỳ gần nhất, kể từ kỳ thứ t trở về trước theocông thức:

F t+1 = n1 (D t + D t-1 + +D t-n+1 ) (1)

Trong đó :

F t+1 : Mức doanh thu dự báo kỳ thứ t+1.

D t : Mức doanh thu thực tế kỳ hiện tại t.

n : Số điểm dữ liệu của các kỳ gần nhất.

Trang 28

Nguồn:[ 8, trang 463-465]

Khi n càng nhỏ, mô hình này càng trở nên nhạy bén với sự biến động của dòng

số liệu Nhưng khi n quá lớn, nhất là khi (n  ), thì mô hình lại san bằng sự biến

động ngẫu nhiên của dòng số liệu và sẽ có sai số rất lớn nếu dòng số liệu có tính thời

vụ hoặc tính xu hướng Cho nên vấn đề quan trọng nhất khi áp dụng mô hình này là

phải xác định được n sao cho sai số là nhỏ nhất tức là phải chọn n phù hợp với tínhchất của dòng số liệu

Mục đích của mô hình này là loại bỏ yếu tố bất quy tắc, yếu tố ngẫu nhiên từ đó

có một bức tranh rõ hơn về xu thế, tính ổn định trong chuỗi thời gian

Mô hình san bằng mũ giản đơn (EMA)

Mô hình trung bình động chỉ sử dụng n mức doanh thu thực tế gần nhất từ kỳ ttrở về trước, không kể đến các số liệu từ kỳ (t-n) trở đi trong quá khứ Tuy nhiên,không thể chắc chắn được các số liệu từ kỳ thứ (t-n) trở về trước đó có hoàn toànkhông ảnh hưởng gì đến đại lượng cần dự báo hay không

Để khắc phục nhược điểm này, ta sử dụng mô hình san bằng hàm số mũ Môhình này dựa trên tất cả các số liệu đã xảy ra trong quá khứ với trọng số giảm dần vềquá khứ theo hàm số mũ

Điều kiện áp dụng: đối với dãy số thời gian không có xu thế và không có biến động thời vụ rõ rệt.

Công thức của mô hình san bằng hàm số mũ giản đơn như sau:

F t+1 =F t + ( D t -F t )

hay F t+1 = D t + (1- ) F t (2)

Trong đó:

F t+1 : Mức doanh thu dự báo ở thời kỳ t+1

F t : Mức doanh thu dự báo của kỳ t

D t : Mức doanh thu thực tế kỳ t

 : Hệ số san mũ tùy chọn thỏa mãn điều kiện: 0    1

Nguồn: [9, trang 40-44]

Trang 29

Thực chất, đây chính là mô hình bình quân giản đơn có trọng số tuân theo hàm

mũ giảm dần về quá khứ: (1-)k

Việc lựa chọn  là rất quan trọng, nó thể hiện mức độ ảnh hưởng của số liệuhiện tại đến đại lượng dự báo, chọn  sao cho phù hợp và ít sai số nhất (thường lựachọn chỉ tiêu độ lệch tuyệt đối bình quân MAD, Độ lệch bình phương bình quân MSE,

Tỷ lệ phần trăm sai số tuyệt đối bình quân MAPE, để đánh giá lựa chọn hệ số  - chỉtiêu này sẽ được trình bày ở phần dưới - chỉ tiêu MAD, MSE, MAPE càng nhỏ thì trị

số  càng hợp lý và được lựa chọn) Do đó,  phải được chọn dựa trên cơ sở phân tích

kỹ tính chất của dòng số liệu

Mô hình dự báo Brown

Mô hình Brown sử dụng mô hình san bằng số mũ với sự thừa nhận có sự tănglên của số liệu Theo mô hình này số liệu dự báo được san bằng số mũ lần thứ nhất(SES - Single Exponential Smoothing) sẽ tiếp tục được san bằng số mũ lần thứ hai(DES - Double Exponential Smoothing) Bởi vậy, mô hình này còn được gọi là môhình san bằng số mũ lần hai

Chúng ta có mô hình dự báo mẫu như sau:

S (

Trang 30

a t : Mẫu dự báo

b t : Độ dốc đường thẳng xu hướng

 : Trọng số của điểm dữ liệu (0    1)

Nguồn: [6, Trang 324]

Mô hình dự báo san mũ Holt - Winters

Tuy có tính thực tiễn khá cao, song mô hình Brown chỉ sử dụng một hệ số  đểthiết lập cả một mật độ của dữ liệu và độ dốc của đường khuynh hướng Để làm tăngtính linh hoạt trong dự báo, mô hình Holt- Winters sử dụng hai tham số là  và ; với

 xác lập mật độ của các dữ liệu,  xác lập độ dốc của đường khuynh hướng

Mục đích: Ước lượng giá trị hiện thời của chuỗi số liệu đồng thời ước lượng phần xu thế Chính vì vậy, áp dụng cho chuỗi thời gian có yếu tố xu thế.

Các công thức tính mức dự báo bước m được thiết lập như sau:

F t = D t + ( 1- )( F t - 1 + T t – 1 ); với 0  1 ( 4 )

T t = ( F t - F t – 1 ) + ( 1- )T t - 1 ; với 0  1

F t + m = F t + m T t

Trong đó:

F t : Mức dự báo doanh thu dự kỳ t

F t + m : Mức dự báo doanh thu cho kỳ thứ (t+m)

D t : Mức doanh thu thực tế kỳ t

T t : Đại lượng xu hướng được san bằng số mũ

, : Hệ số san mũ với 0  ,   1

Nguồn: [9, Trang 45]

Đánh giá độ chính xác và kiểm soát dự báo

Để đánh giá độ chính xác của kết quả dự báo bằng các mô hình trên, ta thường

sử dụng các chỉ số sau:

- Độ lệch tuyệt đối bình quân (Mean Absolute Deviation - MAD)

Trang 31

n t

E MAD

E MSE

E D

1.3.2 Mô hình lập báo cáo tài chính

Mô hình tỷ lệ phần trăm theo doanh thu

Theo tác giả Nguyễn Hải Sản (2005) “Mô hình tỷ lệ phần trăm theo doanh thu

là một mô hình dự báo nhu cầu tài chính ngắn hạn và đơn giản Chủ yếu dựa vào các

số liệu quá khứ trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán đểxác định các chỉ tiêu cần thiết” Đây cũng là một trong những nội dung quan trọngnhằm bổ sung cho việc lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kếtoán (đã đề cập ở mục 1.2.1 và 1.2.2)

Quy trình lập báo cáo tài chính theo mô hình tỷ lệ phần trăm theo doanh thunhư sau:

Trang 32

Theo mô hình này giả thiết rằng tất cả các chi phí thành phần sẽ chiếm một tỷ lệ

ổn định trong doanh số bán trong tương lai, không thay đổi so với tỷ lệ của chúngtrong quá khứ Các số liệu quá khứ được sử dụng là tỷ lệ trung bình của những nămgần nhất

Như vậy, việc lập báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình này là khá đơn giảnbằng cách giả định doanh thu dự kiến (doanh thu này chính là doanh thu đã được dựbáo ở phần 1.3.1) và lợi tức cổ phần được chia theo như quyết định của Hội đồng quảntrị

Mô hình chi tiêu theo kế hoạch

Mô hình tỷ lệ phần trăm của doanh số tuy khá đơn giản nhưng kém linh hoạt và

nó được xây dựng dựa trên những số liệu quá khứ Còn mô hình chi tiêu theo kế hoạchđược xây dựng dựa trên những thông tin liên quan đến thời kỳ tương lai mà doanhnghiệp sẽ xây dựng báo cáo dự kiến cho nó Tính hợp lý của mô hình này là tỷ lệ củacác khoản mục kỳ vọng sẽ có thay đổi so với quá khứ nhằm hoàn thiện các hệ thốngchỉ tiêu tài chính theo mong muốn nhà quản trị

Theo các nghiên cứu của nhiều tác giả về Quản trị Tài chính doanh nghiệp cũngnhư tác giả Nguyễn Hải Sản (2005) mới chỉ đề cập khái quát về mô hình mà chưa thực

sự cụ thể hóa Bằng việc tiếp cận với môn học Kế toán quản trị, PGS.TS NguyễnNgọc Quang (2011) đã cung cấp nền tảng trong việc trình bày mô hình này cụ thể nhưsau:

Các nhà quản trị bằng việc tính toán và xác định các chỉ tiêu tài chính, cáckhoản mục trên Bảng cân đối kế toán như: Tổng tài sản, TSNH, TSDH, Nợ phải thu,Hàng tồn kho, Vốn bằng tiền, Tổng nguồn vốn, Nợ phải trả, Nợ ngắn hạn, Nợ dài hạn,Vốn chủ sở hữu… Từ đó đưa ra dự toán về định mức chi phí và kế hoạch hoạt độngchi tiết như: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất (doanh nghiệp sản xuất) hoặc dự toán

Trang 33

mua hàng (doanh nghiệp thương mại), dự toán chi phí nguyên vậ liệu trực tiếp, dự toánchi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán hàng tồn kho, giávốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, dự toán tiền và dự toán lênBáo cáo kết của kinh doanh, Bảng cân đối kế toán.

Sơ đồ 1.2: Dự toán về định mức chi phí và kế hoạch hoạt động chi tiết

Theo như tác giả Nguyễn Hải Sản (2005) chỉ đề cập qua là kết hợp nhằm đạtđược mức tối ưu, chưa thực sự chi tiết và để hiểu rõ hơn về mô hình, tác giả xin bổsung thêm các bước xác định các chỉ tiêu để hoàn thiện quy trình lập báo cáo tài chínhnhư sau:

Trang 34

- Xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo với doanh thu thuần

Cần dựa vào tình hình cụ thể tại từng doanh nghiệp, trên cơ sở xem xét số liệucủa nhiều năm để phân loại các khoản mục trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

và Bảng cân đối kế toán vào 2 nhóm:

Nhóm 1: Nhóm những chỉ tiêu thay đổi cùng chiều với doanh thu thuần và

thường chiếm một tỷ lệ nhất định so với doanh thu thuần

Đây là những chỉ tiêu có khả năng thay đổi khi doanh thu thuần thay đổi và thayđổi cùng chiều với doanh thu thuần Những chỉ tiêu này thường chiếm một tỷ lệ nhấtđịnh so với doanh thu thuần

Có thể kể ra một số chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như:

Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản ghi giảm doanh thu, giá vốn

hàng bán, chi phí bán hàng hoặc một số chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán như: Tiền

và tương đương tiền, các khoản phải thu của khách hàng, các khoản trả trước chongười bán, thuế GTGT được khấu trừ, hàng tồn kho, khoản phải trả cho người bán,người mua trả tiền trước; thuế và các khoản phải nộp nhà nước; các khoản phải trảngười lao động

Nhóm 2: Nhóm những chỉ tiêu không thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi

doanh thu thuần thay đổi hoặc những chỉ tiêu được xác định trên cơ sở các chỉ tiêunhóm 1

Khác với các chỉ tiêu thuộc nhóm 1, những chỉ tiêu nhóm 2 không thay đổihoặc thay đổi không theo quy luật khi doanh thu thuần thay đổi Ngoài ra, một số chỉtiêu thuộc nhóm 2 lại được xác định trên cơ sở các chỉ tiêu nhóm 1 Chẳng hạn: Lợinhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh,tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

- Xác định tỷ lệ phần trăm các khoản mục

Trong bước này, ta sử dụng các trị số năm trước (với các chỉ tiêu trên Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh) hoặc trị số cuối năm trước (với các chỉ tiêu trên Bảngcân đối kế toán) của các chỉ tiêu thuộc nhóm 1 rồi so với doanh thu thuần năm trướcnhằm xác định tỷ lệ của từng chỉ tiêu so với doanh thu thuần Tiếp đó, lấy doanh thu

Trang 35

thuần dự báo năm nay nhân (x) với tỷ lệ vừa xác định để tính ra trị số dự báo của cácchỉ tiêu thuộc nhóm 1.

- Lập báo cáo tài chính dự báo.

Sau khi xác định được trị số dự báo của các chỉ tiêu thuộc nhóm 1, các nhà dựbáo sẽ xác định trị số của những chỉ tiêu thuộc nhóm 2 bằng cách bê nguyên giá trị kỳtrước của các chỉ tiêu không thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi doanh thu thuầnthay đổi Đối với các chỉ tiêu có liên quan đến nhóm 1, các nhà dự báo sẽ tiến hành xácđịnh trên cơ sở giá trị dự báo của các chỉ tiêu thuộc nhóm 1

- Xác định lượng vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) ứng với mức doanh thu thuần mới.

Theo tác giả Đinh Thế Hiển (2008) đã đưa ra cách xác định nhu cầu vốn bổsung một cách chi tiết để bù đắp phần chênh lệch tổng nguồn vốn và tổng tài sản

Lượng vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) ứng với mức doanh thu thuần mới chính là phần chênh lệch giữa tổng nguồn vốn dự báo với tổng tài sản dự báo (ở Bảng cân đối kế toán dự báo) và được xác định như sau:

Số vốn cần bổ sung

= Tổng tài sản dự báo - Tổng nguồn vốn dự báo

Việc bổ sung có thể vay ngắn hạn, vay dài hạn, phát hành thêm vốn tùy theo sựthiếu hụt của doanh nghiệp là dài hạn hay ngắn hạn

Nhu cầu vốn dài hạn:

Nhu cầu vốn ngắn hạn:

Nhu cầu vốn ngắn hạn = Số vốn bổ sung - Nhu cầu vốn dài hạn

Nếu nhu cầu này không lớn thì có thể vay nợ ngắn hạn

Trang 36

Như vậy, thông qua đó ta lập được báo cáo tài chính ngắn hạn với phương phápđược coi là tối ưu nhất

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới kế hoạch tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp

Kế hoạch tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố(xuất phát từ doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp) Xác định được các yếu tố này

sẽ giúp cho quá trình lập kế hoạch tài chính ngắn hạn được dễ dàng hơn và giúp đánhgiá được hoạt động sản xuất kinh doanh các kỳ đã qua

Tuy nhiên, sự quan tâm đúng mức là chưa đủ, bản thân ban lãnh đạo cũng cần

có năng lực tổ chức để điều hành hoạt động doanh nghiệp, có trình độ nhất định về tàichính- kế toán để thực hiện đầy đủ nội dung kế hoạch tài chính Bên cạnh đó, sự amhiểu về các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, tầm nhìn hay khả năng dự báo làyếu tố cần thiết Giúp nhà quản trị ra quyết định phù hợp với tình hình cụ thể củadoanh nghiệp và kịp thời điều chỉnh linh hoạt khi thị trường có biến động

Ngoài ra, quan điểm của chủ doanh nghiệp, ban lãnh đạo là một nhân tố cần lưu

ý Những nhà lãnh đạo bảo thủ thường đưa ra các quyết định thận trọng như nắm giữhàng tồn kho, tiền mặt, hạn chế cho khách hàng mua chịu… Ngược lại, những nhàlãnh đạo năng động thường mạnh dạn tìm ra giải pháp mới, hạ thấp mức dự trữ tối ưu,thích sử dụng nợ để đạt được mục tiêu đặt ra mặc dù phải đối mặt với rủi ro kinhdoanh

Cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp Công tác kế

hoạch là công việc mang tầm nhìn khá phức tạp cần sự phối hợp của nhiều bộ phận

Trang 37

như kế hoạch, giám sát, tài chính, thi công…do đó cơ cấu tổ chức, sắp xếp hoạt độngcủa doanh nghiệp có ảnh hưởng tới quá trình quản lý và lên kế hoạch Sự phân cấpquản lý rõ ràng, thống nhất, chuyên môn hóa cao, không đan chéo, không kiêm nhiệm

sẽ tạo điều kiện cho công tác lập kế hoạch thông suốt Mặt khác, các bộ phận tácnghiệp được bố trí phù hợp về mặt không gian góp phần tăng khả năng phối hợp vàtính liên kết trong nội bộ doanh nghiệp

Hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật, các quy định nội bộ về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nhân công, tài chính…trong doanh nghiệp Để quản lý tổt

hoạt động doanh nghiệp cũng như công tác lên kế hoạch một cách toàn diện, khoa họccần có phương tiện quản lý tốt, cụ thể là hệ thống máy tính, phần mềm chuyên dụng,

hệ thống kỹ thuật theo tiêu chuẩn để quản lý tốt nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,nhân công, hoạt động tài chính… Có các phương tiện để thu thập và xử lý thông tin vềthị trường, bạn hàng, có thể thực hiện giao dịch quốc tế… Các thiết bị đó phải trang bịđồng bộ, đầy đủ cho từng bộ phận có nhiệm vụ riêng trong doanh nghiệp Mức độ hiệnđại của các phương tiện quản lý, hệ thống kỹ thuật phải tương ứng với mức độ phứctạp và quy mô công việc

đã lên kế hoạch rõ ràng

Sự hợp tác của đối tác cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị, dịch vụ cho doanh nghiệp Thiết bị máy móc, nguyên vật liệu là các yếu tố đầu vào, yếu tố sản

Trang 38

xuất là thành phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp sản xuất Bảnthân doanh nghiệp có chính sách riêng với các đối tác về cung ứng nguyên vật liệu,máy móc trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất, nhưng sự hợp tác của các bên liênquan không thể không quan trọng Vì hoạt động sản xuất theo dây chuyền, mỗi bên là

1 mắt xích hoạt động, khi một bên bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cácbên còn lại Chính vì vậy, hợp tác tốt giữa các bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quátrình thực hiện kế hoạch và ngược lại

Mức độ phát triển của thị trường Mọi quyết định của chủ doanh nghiệp chỉ

có thể phát huy tác dụng nếu phù hộ với điều kiện thực tại của thị trường Thị trườngcàng phát triển, doanh nghiệp càng có nhiều sự chọn lựa hơn để cùng đưa ra quyếtđịnh về một vấn đề Thị trường tài chính phát triển cao, nhà quản trị có thể linh hoạtchọn phương án đầu tư thặng dư, tài trợ thâm hụt ngân quỹ, bù đắp thiếu hụt… Nếu thịtrường nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc sản xuất quy mô lớn với sự tham gia củanhiều nhà cung ứng, chủng loại đa dạng, giá cạnh tranh, thuận tiện trong vận chuyển…doanh nghiệp sẽ dễ dàng xác định và điều chỉnh khi cần thiết về quy mô, địa điểm vàthời điểm giao đặt hàng Thị trường tin tức, công nghệ phát triển cao đem lại nguồnthông tin đa dạng, đáng tin cậy phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư vào loại nào đểđạt mục tiêu nhất định, đồng thời cung cấp công cụ xử lý thông tin hiện đại hỗ trợcông việc ra quyết định một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả

Tóm lại, môi trường kinh doanh phát triển tốt, nhà quản trị có cơ hội đưa raquyết định linh hoạt, tăng khả năng phản ứng với rủi ro trong quá trình hoạt động củadoanh nghiệp

Trang 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Như vậy, qua Chương 1, có thể khẳng định lập kế hoạch tài chính ngắn hạn làcông việc phức tạp và đòi hỏi tiến hành trước mỗi kỳ kinh doanh để có phương hướngđiều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ đó Kế hoạch tài chính được lập làBáo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán Dựa trên nội dung trình bày chitiết ở trên nhà quản trị có thể điều chỉnh cho phú hợp với tình hình hoạt động cũng nhưđặc điểm riêng từng thời kỳ để áp dụng vào thực tiễn

Các phương pháp khoa học được sử dụng để lập kế hoạch tài chính bao gồm cảphương pháp định tính, phương pháp định lượng sẽ là tiền đề để thực hiện nghiên cứutrong các phần sau

Ngoài ra, những phân tích trong chương này cũng cho thấy lập kế hoạch tàichính chịu sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan Tất cả các nhân tốđều ảnh hưởng toàn bộ hoặc một phần quả việc lập kế hoạch tài chính ngắn hạn

Trang 40

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỆN

HÀ NỘI 2.1 Giới thiệu Công ty Cổ phần Sản xuất Thiết bị điện Hà Nội (TBC)

2.1.1 Lịch sử hình thành

Công ty cổ phần sản xuất thiết bị điện Hà Nội tiền thân là Công ty cổ phần sảnxuất và kinh doanh thương mại vật tư thiết bị điện Hà Nội, được thành lập ngày 02tháng 04 năm 2009 theo giấy đăng ký kinh doanh số 0103689952, đăng ký thay đổi lầnthứ 2 ngày 27 tháng 12 năm 2011 và đăng ký lần 3 ngày 28 tháng 12 năm 2012 doPhòng đăng ký kinh doanh số 01 - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp

Ngay từ ngày đầu thành lập công ty đã có những bước phát triển đáng kể và dầnthể hiện mình trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện Từ hoạt động nhiềungành nghề đến sản xuất mang tính chuyên môn hóa khẳng định được lợi thế củadoanh nghiệp Nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động, công ty đã mở rộng quy mô sản xuấtnâng mức nguồn vốn từ hơn 1 tỷ đồng lên tới 12 tỷ đồng như hiện nay

Địa chỉ trụ sở chính: Số 19/344, đường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố

Ngày đăng: 11/01/2016, 00:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w