1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất và phân phối mai nam

112 500 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị hành trang cho mình để đón nhận những cơ hội và thách thức do mở cửa mang lại. Với việc thực hiện các cam kết song phương và đa phương, hướng tới gia nhập WTO, một nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của nền kinh tế, đó là nâng cao năng lực cạnh tranh bởi cạnh tranh là đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường và trong điều kiện hội nhập thì cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Doanh nghiệp nào có sự chuẩn bị tốt về năng lực cạnh tranh sẽ nắm được quyền chủ động trên thị trường. Các sản phẩm làm từ nhựa đang dần trở thành các mặt hàng thiết yếu phụ trợ cho các ngành công nghiệp khác phát triển, đặc biệt đối với những lĩnh vực sản xuất cần đóng gói, bao bì và ghi nhãn mác sản phẩm như: ngành sản xuất sữa, ngành sản xuất chè, chế biến, … Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, nhu cầu đóng gói và sử dụng các sản phẩm phụ trợ làm từ nhựa cũng ngày một cao. Công ty Công ty cổ phần sản xuất và phân phối Mai Nam (Công ty Mai Nam) hoạt động trên lĩnh vực chính là sản xuất các loại túi, màng co, màng mỏng làm từ hạt nhựa HIPS, HDPE, PP, PE co, PVC, LLDPE. Trong những năm qua, công ty đã không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh bằng cách tiếp cận, quảng bá, giới thiệu Marketing sản phẩm của mình tới khách hàng trong cả nước, chú trọng hơn đến sản phẩm màng co làm từ hạt nhựa HIPS, HDPE, PP, PE co, nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm. Cùng với đó Công ty đã đầu tư máy móc mới có kỹ thuật tiên tiến trên thế giới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bởi vậy, trong những năm gần đây Công ty đã có nhiều hợp đồng sản xuất và cung ứng sản phẩm trong cả nước như: Công ty Giống bò sữa Mộc Châu, Công ty Sữa Hanoimilk, Tổng Công ty chè Việt Nam, Công ty cổ phần Diana, Viện Huyết học và truyền máu trung ương, Công ty sữa Elovi… và còn nhiều hợp đồng có giá trị lớn khác. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn và sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các tập đoàn, công ty lớn cùng sản xuất mặt hàng như Công ty Bao bì Thăng Long, Công ty Cổ phần Bao bì nhựa Tân Tiến; Công ty TNHH Bao bì nhựa Tiến Phát.... trong lĩnh vực sản xuất và phân phối sản phẩm các loại túi, màng co, màng mỏng làm từ hạt nhựa. Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện tại Công Ty Mai Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn. Đặc biệt là năng lực cạnh tranh vẫn còn hạn chế như: chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh hiệu quả, mẫu mã, chủng loại các mặt hàng chưa đa dạng, hệ thống phân phối chưa phát triển, thương hiệu yếu và khả năng thâm nhập vào thị trường thấp, khả năng tranh chấp thương mại kém và thường bị thiệt thòi… Mặc dù Công ty Mai Nam đã có khá nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay. Nhưng cho tới nay những giải pháp được đưa ra vẫn chủ yếu là dựa trên sự phân tích các báo cáo tình hình hoạt động của công ty, chưa có nghiên cứu mang tính hệ thống và khoa học. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sản xuất và phân phối Mai Nam” mang tính cấp thiết, làm cơ sở khoa học nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Mai Nam trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng lớn trong lĩnh vực sản xuất và phân bối các loại túi, màng co, màng mỏng làm từ hạt nhựa. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Mai Nam, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty, từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Mai Nam. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Mai Nam, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Mai Nam. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Mai Nam. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Năng lực cạnh tranh của Công ty Mai Nam và một số doanh nghiệp sản xuất và phân phối các loại túi, màng co, màng mỏng làm từ hạt nhựa trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Các khách hàng tiêu dùng các loại túi, màng co, màng mỏng làm từ hạt nhựa HIPS, HDPE, PP, PE co, PVC, LLDPE. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Về nội dung Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một phạm trù rộng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đi sâu vào phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Mai Nam ở các khía cạnh: i) năng lực sản xuất; ii) năng lực tiêu thụ; iii) khả năng đổi mới công nghệ; iv) khả năng đa dạng hoá sản phẩm; v) năng lực tiếp cận các yếu tố đầu vào; vi) năng lực tài chính; vii) marketing và dịch vụ khách hàng; 1.3.2.2. Về không gian Thu thập thông tin tại Công ty Mai Nam và các doanh nghiệp sản xuất và phân phối các loại túi, màng co, màng mỏng làm từ hạt nhựa. 1.3.2.3. Về thời gian Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty Mai Nam từ năm 2010, 2011, 2012 khảo sát thực tế năm 2013.

1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang tích cực chuẩn bị hành trang cho mình để đón nhận những cơ hội và thách thức do mở cửa mang lại. Với việc thực hiện các cam kết song phương và đa phương, hướng tới gia nhập WTO, một nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của nền kinh tế, đó là nâng cao năng lực cạnh tranh bởi cạnh tranh là đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường và trong điều kiện hội nhập thì cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Doanh nghiệp nào có sự chuẩn bị tốt về năng lực cạnh tranh sẽ nắm được quyền chủ động trên thị trường. Các sản phẩm làm từ nhựa đang dần trở thành các mặt hàng thiết yếu phụ trợ cho các ngành công nghiệp khác phát triển, đặc biệt đối với những lĩnh vực sản xuất cần đóng gói, bao bì và ghi nhãn mác sản phẩm như: ngành sản xuất sữa, ngành sản xuất chè, chế biến, … Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, nhu cầu đóng gói và sử dụng các sản phẩm phụ trợ làm từ nhựa cũng ngày một cao. Công ty Công ty cổ phần sản xuất và phân phối Mai Nam (Công ty Mai Nam) hoạt động trên lĩnh vực chính là sản xuất các loại túi, màng co, màng mỏng làm từ hạt nhựa HIPS, HDPE, PP, PE co, PVC, LLDPE. Trong những năm qua, công ty đã không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh bằng cách tiếp cận, quảng bá, giới thiệu Marketing sản phẩm của mình tới khách hàng trong cả nước, chú trọng hơn đến sản phẩm màng co làm từ hạt nhựa HIPS, HDPE, PP, PE co, nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm. Cùng với đó Công ty đã đầu tư máy móc mới có kỹ thuật tiên tiến trên thế giới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bởi vậy, trong những năm gần đây Công ty đã có nhiều hợp đồng sản xuất và cung ứng sản phẩm trong cả nước như: 1 Công ty Giống bò sữa Mộc Châu, Công ty Sữa Hanoimilk, Tổng Công ty chè Việt Nam, Công ty cổ phần Diana, Viện Huyết học và truyền máu trung ương, Công ty sữa Elovi… và còn nhiều hợp đồng có giá trị lớn khác. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn và sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các tập đoàn, công ty lớn cùng sản xuất mặt hàng như Công ty Bao bì Thăng Long, Công ty Cổ phần Bao bì nhựa Tân Tiến; Công ty TNHH Bao bì nhựa Tiến Phát trong lĩnh vực sản xuất và phân phối sản phẩm các loại túi, màng co, màng mỏng làm từ hạt nhựa. Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện tại Công Ty Mai Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn. Đặc biệt là năng lực cạnh tranh vẫn còn hạn chế như: chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh hiệu quả, mẫu mã, chủng loại các mặt hàng chưa đa dạng, hệ thống phân phối chưa phát triển, thương hiệu yếu và khả năng thâm nhập vào thị trường thấp, khả năng tranh chấp thương mại kém và thường bị thiệt thòi… Mặc dù Công ty Mai Nam đã có khá nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay. Nhưng cho tới nay những giải pháp được đưa ra vẫn chủ yếu là dựa trên sự phân tích các báo cáo tình hình hoạt động của công ty, chưa có nghiên cứu mang tính hệ thống và khoa học. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sản xuất và phân phối Mai Nam” mang tính cấp thiết, làm cơ sở khoa học nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Mai Nam trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng lớn trong lĩnh vực sản xuất và phân bối các loại túi, màng co, màng mỏng làm từ hạt nhựa. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Mai Nam, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty, từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Mai Nam. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Mai Nam, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Mai Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Mai Nam. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Năng lực cạnh tranh của Công ty Mai Nam và một số doanh nghiệp sản xuất và phân phối các loại túi, màng co, màng mỏng làm từ hạt nhựa trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Các khách hàng tiêu dùng các loại túi, màng co, màng mỏng làm từ hạt nhựa HIPS, HDPE, PP, PE co, PVC, LLDPE. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Về nội dung Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một phạm trù rộng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đi sâu vào phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Mai Nam ở các khía cạnh: i) năng lực sản xuất; ii) năng lực tiêu thụ; iii) khả năng đổi mới công nghệ; iv) khả năng đa dạng hoá sản phẩm; v) năng lực tiếp cận các yếu tố đầu vào; vi) năng lực tài chính; vii) marketing và dịch vụ khách hàng; 1.3.2.2. Về không gian Thu thập thông tin tại Công ty Mai Nam và các doanh nghiệp sản xuất và phân phối các loại túi, màng co, màng mỏng làm từ hạt nhựa. 1.3.2.3. Về thời gian Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty Mai Nam từ năm 2010, 2011, 2012 khảo sát thực tế năm 2013. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH 3 TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Lý thuyết về cạnh tranh 2.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Theo Các Mác: Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch [2]. Theo cuốn Từ điển rút gọn về kinh doanh đã định nghĩa như sau: Cạnh tranh là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành giật cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình [3]. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất [14]. Theo Samuelson thì: Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường [13]. Từ các định nghĩa trên, chúng ta thấy có thể tiếp cận về cạnh tranh như sau: Thứ nhất: Nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm lấy phần thắng của nhiều chủ thể cùng tham dự. Thứ hai: Mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó mà các bên đều muốn giành giật, mục đích cuối cùng là kiếm được lợi nhuận cao. Thứ ba: Cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ. Thứ tư: trong quá trình cạnh tranh các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm … Từ những nhận định trên, khái niệm cạnh tranh trong kinh doanh có thể hiểu như sau: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, 4 thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng, cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. [5] 2.1.1.2. Vai trò của cạnh tranh Trên bình diện nền kinh tế quốc gia, cạnh tranh có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất thông qua việc kích thích các DN sử dụng các nguồn lực tối ưu, góp phần phân phối lại thu nhập một cách hiệu quả hơn và đồng thời góp phần nâng cao phúc lợi xã hội [1]. Trên bình diện doanh nghiệp, bằng sự hấp dẩn của lợi nhuận từ việc đi đầu về chất lượng, mẫu mã cũng như áp lực phá sản, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải luôn cải tiến, nâng cao công nghệ, phương pháp sản xuất, quản lý nhằm nâng cao uy tín của mình. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải mở rộng, tìm kiếm thị trường với mục đích tiêu thụ, đầu tư huy động nguồn vốn, lao động, công nghệ, trình độ quản lý trên thị trường quốc tế. Thông qua cạnh tranh quốc tế, các doanh nghiệp thấy được lợi thế so sánh, cũng như các điểm yếu kém của mình để hoàn thiện, xây dựng các chiến lược trên thị trường quốc tế. Dưới góc độ lợi ích người tiêu dùng, cạnh tranh giúp cho người tiêu dùng có được sự lựa chọn rộng rãi hơn, buộc người sản xuất không thể áp đặt giá cả tùy tiện. Với khía cạnh đó, cạnh tranh là yếu tố điều tiết thị trường, giá cả, quan hệ cung cầu [6]. Kinh tế thị trường là tiền đề cơ bản của cạnh tranh bởi một số đặc trưng cơ bản của nó, các quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường như quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật giá cả tạo điều kiện để cạnh tranh hình thành, vận hành và phát triển. Trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau cùng hoạt động SXKD. Các chủ thể kinh tế với khả năng về vốn, lao động, công nghệ, trình độ quản lý khác nhau đều có mục đích tiến tới tối đa hóa lợi ích. Do vậy, để tối đa hóa lợi nhuận và không bị đào thải buộc các chủ thể kinh tế chỉ có cách duy nhất là cạnh tranh. Cạnh tranh trong cơ chế thị trường tự do ở nhiều trường hợp chưa thực sự 5 vận hành hiệu quả, thậm chí có thể bị tắc nghẽn do những thất bại của thị trường. Do vậy, phải có sự can thiệp hợp lý của Nhà nước để đảm bảo cơ chế cạnh tranh vận hành một cách hiệu quả, giảm thiểu thất bại của thị trường. Điều cốt lõi là Nhà nước phải thực hiện, xây dựng chính sách cạnh tranh hiệu quả, môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh nhằm tránh thất bại của thị trường gây tổn hại đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. 2.1.1.3. Các loại hình cạnh tranh Cạnh tranh diễn ra dưới nhiều hình thức, nhiều góc độ khác nhau. Theo góc độ thị trường thì có các hình thức cạnh tranh chủ yếu sau: * Cạnh tranh hoàn hảo: Cạnh tranh hoàn hảo bao gồm rất nhiều người bán và nhiều người mua một sản phẩm hàng hóa giống nhau nào đó. Không một người mua hay người bán nào có ảnh hưởng lớn đến mức giá trên thị trường hiện hành của hàng hoá. Người bán không thể đòi giá cao hơn giá thị trường vì người mua có thể tự do mua một số lượng hàng hoá bất kỳ, những hàng hoá mình cần theo giá thị trường đó. Người bán cũng không chào giá thấp hơn giá thị trường vì họ có thể bán tất cả những thứ gì cần theo giá thị trường hiện hành [5]. Hình thức này có ưu điểm đối với người tiêu dùng. Do có cơ hội lựa chọn sản phẩm, mua được giá mà giá đó là do quan hệ cung cầu thị trường tạo ra, người sản xuất muốn ép giá cũng không ép được. Chính vì vậy mỗi người sản xuất đều phải cố gắng tìm hướng đi cho mình để sản xuất sản phẩm ra còn tiêu thụ được. Hình thức này cũng còn để lại nhược điểm chưa khuyến khích hết khả năng của người sản xuất. * Cạnh tranh độc quyền: Cạnh tranh độc quyền gồm rất đông người mua và người bán thực hiện các thương vụ không theo một giá thị trường thống nhất, mà là trong một khoảng giá rất rộng. Có khoảng giá rộng là do người bán có thể chào bán cho người mua những phương án hàng hoá khác nhau, sản phẩm hiện thực có thể khác nhau về chất lượng, tính chất, hình thức bề ngoài, cũng có thể khác biệt về dịch vụ kèm theo hàng hoá. Người mua thấy có sự chênh lệch về giá chào bán và sẵn sàng mua hàng theo các giá khác nhau [7]. Trong thị trường độc quyền sản phẩm sản xuất ra là loại riêng biệt không có 6 sản phẩm thay thế, sự thay đổi giá của sản phẩm khác không có ảnh hưởng gì đến giá và sản lượng của sản phẩm độc quyền, ngược lại sự thay đổi giá sản phẩm độc quyền cũng không ảnh hưởng đến giá sản phẩm khác. Qua nghiên cứu các hình thức cạnh tranh, chúng tôi thấy rằng đối với hoạt động sản xuất và phân phối các loại túi, màng co, màng mỏng làm từ hạt nhựa ứng với thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường qua một thời gian hoạt động nếu như không có hiệu quả thì doanh nghiệp cũng tự tìm cách rút ra khỏi thị trường. Mỗi doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường đều có sự phân biệt rõ ràng về nhãn hiệu, hình thức sản phẩm, chất lượng và giá cả. [9] 2.1.1.4. Lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp là những gì làm cho doanh nghiệp ấy khác biệt và chiếm ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh mà DN có hay khai thác tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Việc tạo dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh đóng một vai trò rất lớn trong sự thành công của doanh nghiệp [4]. Theo quan điểm truyền thống cổ điển, các nhân tố sản xuất như: đất đai, vốn, lao động là những yếu tố thuộc về tài sản hữu hình được coi là những nhân tố để tạo ra lợi thế cạnh tranh [4] Theo Michael Porter, chi phí và sự sẵn có của các yếu tố sản xuất chỉ là một trong nhiều nguồn lực tại chỗ quyết định lợi thế cạnh tranh, không phải là yếu tố quan trọng, nếu xét trên phạm vi tương đối so với các yếu tố khác. Ông cho rằng lợi thế cạnh tranh của một DN, về dài hạn, tùy thuộc nhiều vào khả năng cải tiến liên tục và nhấn mạnh đến sự tác động của môi trường đối với việc thực hiện cải tiến đó [10]. Một cách chung nhất, có thể chia lợi thế cạnh tranh thành hai nhóm cơ bản: - Lợi thế về chi phí: khi tính ưu việt của nó thể hiện trong việc tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tr anh này mang lại cho DN hiệu quả cao hơn và khả năng tốt hơn để chống lại việc giảm giá bán sản phẩm [13]. - Lợi thế về sự khác biệt hóa: khi tính ưu việt của nó dựa vào sự khác biệt của sản phẩm, làm tăng giá trị cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế này cho phép DN có 7 khả năng buộc thị trường chấp nhận mức giá cao hơn mức giá của đối thủ [8]. 2.1.2 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 2.1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh Theo lý thuyết thương mại truyền thống thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất. Hiệu quả của các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh được đánh giá dựa trên mức chi phí thấp. Chi phí sản xuất thấp không chỉ là điều kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh mà còn đóng góp tích cực cho nền kinh tế. Theo quan điểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren thì năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận và thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước, các chỉ số đánh giá năng suất lao động, công nghệ, tổng năng suất các yếu tố sản xuất, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chất lượng và tính khác biệt của sản phẩm, chi phí đầu vào,…( Van Duren, Martin và Westgren). Năng lực cạnh tranh hay sức cạnh tranh (Competitive Power) là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp [3]. Michael Porter cho rằng năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra những sản phẩm có qui trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu khách hàng, có chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận [9]. Như vậy, thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” dù đã được sử dụng rộng rãi nhưng vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau, dẫn đến cách thức đo lường năng lực cạnh tranh của các DN vẫn chưa được xác định một cách thống nhất và phổ biến. Tuy thế, từ các quan điểm trên, chúng ta có thể đúc kết lại như sau: Năng lực cạnh tranh là khả năng khai thác, huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực giới hạn như: nhân lực, vật lực, tài lực,…để tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh, đồng thời, biết lợi dụng các điều kiện khách quan một cách có hiệu quả để tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ, xác lập vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường, từ đó chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao, đảm bảo cho DN tồn tại, tăng trưởng và phát triển bền vững. 2.1.2.2 Các cấp độ của năng lực cạnh tranh 8 Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt thành ba cấp độ: Năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của DN, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. * Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia: Năng lực cạnh tranh quốc gia là một chỉ tiêu tổng hợp, bao gồm nhiều nhóm yếu tố khác nhau: chất lượng và trình độ phát triển của thể chế nhà nước, vai trò quản lý của nhà nước, các thể chế của kinh tế thị trường, độ mở của nền kinh tế, trình độ quản lý của doanh nghiệp, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, chất lượng và số lượng lao động và khoa học công nghệ là những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia [10] Năng lực cạnh tranh của một quốc gia được quyết định bởi sự lành mạnh của các môi trường kinh tế vĩ mô, vi mô, chất lượng chiến lược và hiệu quả kinh doanh của các Công ty (theo Goger H. Ford, 2003). Còn theo A.Warner, năng lực cạnh tranh của quốc gia là khả năng đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh GDP/đầu người trong suốt thời gian dài. Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF năm 1997 định nghĩa năng lực cạnh tranh quốc gia là "năng lực của nền kinh tế quốc dân đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế và các đặc trưng kinh tế khác tương đối vững chắc". Như vậy, tuy có sự khác nhau trong các khái niệm, định nghĩa nhưng tất cả đều có điểm chung cơ bản là cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của một quốc gia được quyết định bởi năng suất các thành tố, nhờ đó duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững của GDP và cải thiện được điều kiện sống của người dân. * Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực tồn tại, duy trì và gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường của các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được coi là có sức cạnh tranh (hay năng lực cạnh tranh) và được đánh giá là có thể đứng vững cùng các nhà sản xuất khác, khi các sản phẩm thay thế hoặc các sản phẩm tương tự được đưa ra với mức giá thấp hơn các sản phẩm cùng loại, hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng và dịch vụ ngang bằng hay cao hơn. Nhìn chung, khi xác định năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp hay một ngành cần xem xét đến tiềm năng sản xuất kinh doanh một hàng hóa hay một dịch vụ ở mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không phải trợ cấp. 9 Năng lực cạnh tranh DN được xác định trên cơ sở bốn nhóm yếu tố chủ yếu sau: * Nhóm yếu tố thứ nhất bao gồm các yếu tố liên quan đến chất lượng, khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào của sản xuất hàng hóa: tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, nguồn vốn, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, thông tin, các yếu tố về khoa học và công nghệ, hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước… * Nhóm yếu tố thứ hai liên quan đến các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ có liên quan để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. * Nhóm yếu tố thứ ba liên quan đến nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm và dịch vụ của DN, yêu cầu của khách hàng về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. Phân tích những yếu tố thuộc nhóm này giúp DN có các thông tin về dung lượng, sức mua, mức độ đàn hồi của thị trường, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng đối với SP. * Nhóm yếu tố thứ tư phản ánh trực tiếp mức độ cạnh tranh ở lĩnh vực mà DN kinh doanh, năng lực cạnh tranh của DN trong tương quan so sánh với các DN khác (về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, thương hiệu, kinh nghiệm quản lý ). Nhìn chung trong chiến lược phát triển của mình, các DN đều phải tính toán đến việc nâng cao NLCT. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, DN tập trung đầu tư vào những yếu tố phù hợp và từng bước nâng trình độ phát triển lên mức cao hơn. Năng lực cạnh tranh của DN không chỉ được quyết định bởi quy mô sản xuất mà còn phụ thuộc rất nhiều vào khâu tiêu thụ, khuyến mại, nghiên cứu thị trường. * Năng lực cạnh tranh của hàng hóa: Năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ là cơ sở tạo nên sức cạnh tranh của DN, của ngành và thể hiện tập trung ở các yếu tố: giá cả, chất lượng, hệ thống phân phối và thương hiệu của doanh nghiệp. Một hàng hóa được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hóa cùng loại. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa lại được quyết định bởi năng lực cạnh tranh của DN. Không thể có năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa cao trong khi DN sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó có năng lực cạnh tranh thấp. Cạnh tranh về giá cả là một công cụ quan trọng để nâng cao năng lực cạnh 10 [...]... cao năng lực cạnh tranh của các DN còn góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Từ đó, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ ngày càng tốt hơn với giá rẻ hơn, làm cho nền kinh tế phát triển, khả năng cạnh tranh của quốc gia được nâng cao và đời sống của nhân dân được tốt đẹp hơn Vì thế, bên cạnh nổ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi DN, trên tầm vĩ mô, Nhà nước cần phải nhanh chóng và. .. năng lực cạnh tranh, ta cần đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu để cho điểm, đánh giá Thông thường, đối với một doanh nghiệp nói chung, các yếu tố thường sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh gồm có: 1 Năng lực sản xuất sản phẩm 2 Năng lực tiêu thụ sản phẩm 12 3 Khả năng đổi mới công nghệ 4 Năng lực cạnh tranh về giá 5 Khả năng đa dạng hóa sản phẩm 6 Năng lực tiếp cận các yếu tố đầu vào 7 Năng lực tài... điện tử quốc gia Việt Nam - Bộ Thương mại là một công cụ có thể sử dụng 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Mai Nam được thành lập năm 2005 Với tên gọi CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI MAI NAM Tên giao dịch của công ty là: MAINAM PRODUCT AND ALLOCATION JOINT STOCK COMPANY Có nhà máy sản xuất đặt tại KCN Phố... trung vào những năng lực nòng cốt mới trở nên cấp thiết và các hoạt động sáp nhập, củng cố ngành mới xảy ra Nguyên tắc 80/20 áp dụng cả trong khối lượng sản xuất và xuất khẩu, điều đó có nghĩa là 20% các nhà sản xuất/ xuất khẩu ở Việt Nam tạo ra 80% khối lượng sản xuất/ xuất khẩu Do vậy, những số liệu sản xuất và xuất khẩu (khối lượng theo tấn và kim ngạch theo nhóm) của những nhà sản xuất và xuất khẩu... thiệu sản phẩm phải được chú trọng đúng mức Hệ thống phân phối được thiết kế hợp lý, phân định được kênh phân phối chủ lực và các kênh phân phối phụ trợ có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm chi phí tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường 2.1.2.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhiều nhà kinh tế học đưa ra các tiêu chí đánh giá năng. .. 7 Năng lực tài chính 8 Năng lực Ma rketing và dịch vụ khách hàng Vì vậy khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp cần tập trung đánh giá năng lực của nó thông qua 7 nội dung trên 2.1.2.5 Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tồn tại và phát triển, DN phải tạo cho mình khả năng chống chọi lại các thế lực cạnh tranh một cách có hiệu... cho nông nghiệp; và: • SP cho xây dựng: vải bạt 2.2.2.2 Năng lực cạnh tranh của ngành bao bì nhựa Việt Nam a Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh của các nhà sản xuất của Việt Nam là từ khu vực Đông Nam Á, bao gồm Thái Lan, Malaysia và Singapore Trung Quốc và Ấn Độ cũng là đối thủ cạnh tranh nhưng lại ở góc độ khác, và Pakistan thì ở mức độ thấp hơn Thổ Nhĩ Kỳ là đối thủ mạnh đối với sản phẩm túi container... doanh nghiệp có thể chi phối và kiểm soát được Đối với những ngành nghề khác nhau, mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể khác nhau Các yếu tố thường được xem xét khi đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm: 1) Năng lực vốn: tài chính mạnh thì làm tăng năng lực cạnh tranh 2 )Năng lực tiếp cận thị trường và marketing:Tiếp cận và phát triển thị trường... giới và những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, tính quyết định của năng lực cạnh tranh đối với sự thành công hay thất bại của DN càng rõ nét Do vậy, các DN phải không ngừng tìm tòi các biện pháp phù hợp và liên tục đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, vươn lên chiếm được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ thì mới có thể phát triển bền vững được Việc nâng cao. .. định năng lực cạnh tranh là: tỷ suất lợi nhuận, thị phần, tăng trưởng xuất khẩu và qui mô - Theo Peters và Waterman: có 7 tiêu chí để đo lường năng lực cạnh tranh của DN gồm 3 tiêu chí đo lường mức độ tăng trưởng và tài sản dài hạn được tạo ra trong vòng 20 năm là: doanh thu, lợi nhuận và tổng tài sản; 3 tiêu chí khác đo lường khả năng hoàn vốn và tiêu thụ sản phẩm là: thời gian hoàn vốn, thị phần và . giá năng lực cạnh tranh của Công ty Mai Nam, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty, từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Mai Nam. . lực cạnh tranh 8 Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt thành ba cấp độ: Năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của DN, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. * Năng lực cạnh. của Công ty Mai Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Mai Nam. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Năng lực cạnh tranh của Công

Ngày đăng: 19/07/2014, 19:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Họ và tên:……………………………………………………………… Khác
2. Địa chỉ: …………………………………………………………………… Khác
3. Số điện thoại: ……………………………………………………………… Khác
4. Tuổi: …………………. Giới tính: ………………………………………… Khác
6. Ông/bà biết đến các công ty dưới đây qua nguồn thông tin nào Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1 Môi trường ngành - Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất và phân phối mai nam
Sơ đồ 2.1 Môi trường ngành (Trang 20)
Bảng 2.1:  Phân khúc theo nhóm sản phẩm-thị trường màng mỏng polyolephin - Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất và phân phối mai nam
Bảng 2.1 Phân khúc theo nhóm sản phẩm-thị trường màng mỏng polyolephin (Trang 28)
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty - Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất và phân phối mai nam
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty (Trang 35)
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Mai Nam - Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất và phân phối mai nam
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Mai Nam (Trang 38)
Bảng 4.1. Sản lượng sản xuất các sản phẩm hàng năm của công ty Mai Nam - Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất và phân phối mai nam
Bảng 4.1. Sản lượng sản xuất các sản phẩm hàng năm của công ty Mai Nam (Trang 46)
Bảng 4.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty qua các năm - Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất và phân phối mai nam
Bảng 4.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty qua các năm (Trang 48)
Bảng 4.3. Sản lượng tiêu thụ tại các thị trường trong nước năm 2012 của 3 công ty - Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất và phân phối mai nam
Bảng 4.3. Sản lượng tiêu thụ tại các thị trường trong nước năm 2012 của 3 công ty (Trang 51)
Bảng 4.4. Một số tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm của công ty Mai Nam với các đối thủ - Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất và phân phối mai nam
Bảng 4.4. Một số tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm của công ty Mai Nam với các đối thủ (Trang 53)
Bảng 4.5. Đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm nhựa của 3 Công ty. - Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất và phân phối mai nam
Bảng 4.5. Đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm nhựa của 3 Công ty (Trang 56)
Bảng 4.7. So sánh chủng loại sản phẩm dịch vụ - Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất và phân phối mai nam
Bảng 4.7. So sánh chủng loại sản phẩm dịch vụ (Trang 59)
Bảng 4.8. So sánh giá một số đầu vào chính của công ty Mai Nam và các công ty khác - Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất và phân phối mai nam
Bảng 4.8. So sánh giá một số đầu vào chính của công ty Mai Nam và các công ty khác (Trang 64)
Bảng 4.9. Biên độ tăng số lượng sản phẩm và mức chiết khấu tương ứng của các công ty - Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất và phân phối mai nam
Bảng 4.9. Biên độ tăng số lượng sản phẩm và mức chiết khấu tương ứng của các công ty (Trang 67)
Bảng 4.12 Tình hình nguồn vốn của Công ty Mai Nam qua 3 năm - Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất và phân phối mai nam
Bảng 4.12 Tình hình nguồn vốn của Công ty Mai Nam qua 3 năm (Trang 82)
Bảng 4.13. So sánh một số thiết bị công nghệ sản xuất màng co và bao bì nhựa của các công ty - Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất và phân phối mai nam
Bảng 4.13. So sánh một số thiết bị công nghệ sản xuất màng co và bao bì nhựa của các công ty (Trang 85)
Bảng 4.15. Cơ cấu lao động của Công ty qua các năm - Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất và phân phối mai nam
Bảng 4.15. Cơ cấu lao động của Công ty qua các năm (Trang 87)
Bảng 4.16. Nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ đối với bao bì lớn loại mềm Nhu cầu đối với bao bì lớn loại - Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sản xuất và phân phối mai nam
Bảng 4.16. Nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ đối với bao bì lớn loại mềm Nhu cầu đối với bao bì lớn loại (Trang 92)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w