Lựa chọn mô hình phù hợp
Mô hình tỷ lệ phần trăm theo doanh thu dựa trên số liệu quá khứ và giả thiết rằng tất cả các chi phí thành phần sẽ chiếm một tỷ lệ ổn định trong doanh số bán trong
tương lai, không thay đổi so với tỷ lệ của chúng trong quá khứ.
Mô hình chi tiêu theo kế hoạch linh hoạt hơn mô hình trên cũng dựa trên số liệu
quá khứ đồng thời dự toán về định mức chi phí và kế hoạch hoạt động chi tiết như: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất (doanh nghiệp sản xuất) hoặc dự toán mua hàng (doanh nghiệp thương mại), dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, dự toán tiền và dự toán lên Báo cáo kết của kinh doanh, Bảng cân đối kế toán. Theo như mô hình này nhà quản trị luôn đạt được những chỉ tiêu tài chính và mức doanh thu thuần mong muốn. Tuy nhiên, xét trên góc độ tác giả cũng như những khó khăn gặp phải trong quá trình tiếp xúc với Nhà quản trị doanh nghiệp nên mô hình này khó thực hiện được.
Mô hình kết hợp là mô hình kết hợp cả hai mô hình trên nhằm phát huy mặt
thuận lợi và hạn chế mặt nhược điểm của cả hai mô hình. Tuy nhiên, do sự khó khăn gặp phải ở mô hình chi tiêu theo kế hoạch nên khó có sự kết hợp mô hình chi tiêu theo kế hoạch với mô hình tỷ lệ phần trăm doanh thu để đưa ra mô hình kết hợp tối ưu nhất. Chính vì vậy, mô hình lập báo cáo tài chính dự kiến tối ưu nhất được chọn là
Mô hình tỷ lệ phần trăm theo doanh thu.
Các bước tiến hành mô hình lập kế hoạch tài chính
Sau khi lựa chọn được mô hình lập kế hoạch tài chính thích hợp cho doanh nghiệp thì ta tiến hành các công việc tiếp theo ngay sau đây.
Số liệu được sử dụng là số liệu thực hiện trên Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần sản xuất thiết bị điện Hà Nội năm 2010- 2013.
Phần dữ liệu được nhập và tính toán chi tiết được xác định dựa vào Excel để nhằm kiểm soát sự sai sót trong quá trình tính toán. Vì theo như mô hình dự báo này thì các ô tham chiếu qua lại lẫn nhau và để giải pháp cho mô hình phải dựa trên khả năng của Excel khi giả quyết những ô tham chiếu lẫn nhau tạo thành vòng lặp như vậy. Nếu trong bảng tính Excel có mối quan hệ vòng lặp giữa các ô tham chiếu thì Excel sẽ báo lỗi.
Để đảm bảo mô hình tính toán được mà không gặp phải trường hợp trên thì trước khi tính toán ta sẽ chọn Tools/ Options/ Calculation/ Iteration.
Dựa trên phần lý thuyết đề cập ở mục 1.3.2 ta thực hiện từng bước như sau:
Bước 1: Xác định tỷ lệ các khoản mục theo doanh thu ở trên Báo cáo kết quả
kinh doanh và các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán năm 2014.
Khoản mục chi phí trên Báo cáo kết quả kinh doanh như: Doanh thu bán hàng, Các khoản giảm trừ doanh thu, Giá vốn hàng bán, Doanh thu hoạt động tài chính, Chi phí tài chính, Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp, Chi phí khác.
Khoản mục tài sản và nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán như: Tiền và khoản tương đương tiền, Các khoản phải thu ngắn hạn, Hàng tồn kho, Tài sản ngắn hạn khác, Tài sản cố định, Tài sản dài hạn khác, Phải trả người bán ngắn hạn.
Cách xác định tỷ lệ các khoản mục theo doanh thu năm 2014 là tỷ lệ trung bình của 3 năm từ 2011- 2013.
Tỷ lệ các khoản mục theo doanh thu được xác định bằng cách:
Tỷ lệ các khoản mục chi phí, tài sản, nguồn vốn theo doanh thu =
Giá trị trung bình của khoản mục đó Doanh thu (thuần)
Phương pháp này thường có độ lệch chuẩn, để thuận tiện trong quá trình tính toán và tránh gây phức tạp ta không đề cập tới độ lệch chuẩn này.
Chi tiết các khoản mục sẽ kết hợp cùng chính sách riêng của công ty và được trình bày tại Chương 3 để mang tính hệ thống và theo dõi cụ thể hơn.
Bước 2: Xác định các khoản mục chi phí và tài sản, nguồn vốn trên cả hai bảng
Báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến và Bảng cân đối kế toán dự kiến năm 2014.
Giá trị các khoản mục chi phí, tài sản, nguồn vốn năm 2014 = Tỷ lệ các khoản mục chi phí, tài sản, nguồn vốn theo doanh thu
x
Doanh thu (thuần) dự kiến được năm 2014
Bước 3: Lập Báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến và Bảng cân đối dự kiến của
Công ty cổ phần sản xuất thiết bị điện Hà Nội năm 2014.
Dựa trên các khoản mục đã được xác định tại bước 2 ta sẽ lập được Báo cáo tài chính dự kiến.
Bước 4: Điều chỉnh dự báo trên các Báo cáo tài chính.
Xác định lượng vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) ứng với mức doanh thu thuần mới. Lượng vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) ứng với mức doanh thu thuần mới chính là phần chênh lệch giữa tổng nguồn vốn dự báo với tổng tài sản dự báo (ở Bảng cân đối kế toán dự báo) và được xác định như sau:
Số vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) ứng với mức doanh thu thuần mới =
Tổng tài sản dự
báo -
Tổng nguồn vốn dự báo
Căn cứ tình hình thực tế nhu cầu vốn tăng thêm hay thiếu hụt mà ta có sự điều chỉnh sao cho hợp lý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Có thể nói lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp đóng vai trò quyết định tới kết quả nghiên cứu. Với tình hình thực tế tại doanh nghiệp cũng như những kiến thức cơ bản của tác giả thì phương pháp sử dụng là phương pháp định lượng. Việc xây dựng các kỹ thuật nghiên cứu cũng như mô hình dự báo và mô hình lập kế hoạch tài chính để kiểm chứng tình hình hoạt động và dự báo tình hình tương lai của công ty Cổ phần sản xuất thiết bị điện Hà Nội. Qua đó, càng khẳng định tầm quan trọng của lập kế hoạch tài chính của công ty Cổ phần sản xuất thiết bị điện Hà Nội một cách khoa học, xác thực làm tiền đề đưa ra quyết định của ban quản trị doanh nghiệp.
Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp thường dựa trên các chỉ tiêu tài chính như khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời.
Mô hình dự báo được chọn phù hợp nhất trong phương pháp định lượng là mô hình dự báo Brown và mô hình dự báo Holt. Đồng thời, mô hình lập kế hoạch tài chính được lựa chọn là mô hình tỷ lệ phần trăm theo doanh thu. Đây là các mô hình mang tính ưu việt nhất được tác giả lựa chọn.
Bằng việc vận dụng hợp lý phương pháp trên trong quá trình nghiên cứu, tác giả thu được các kết quả cụ thể, chính là nội dung của các chương tiếp.
CHƯƠNG 3
LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỆN HÀ NỘI (TBC)
3.1. Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Sản xuất Thiết bị điện Hà Nội TBC từ năm 2010 đến 2013
3.1.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn
• Tình hình tài sản
Dựa trên báo cáo tài chính Công ty cổ phần sản xuất thiết bị điện Hà Nội TBC ta có tình hình tài sản của công ty trong 4 năm 2010- 2013 (bảng 3.1).
Công ty luôn có tỷ lệ tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn trong cơ cấu tài sản của các năm từ năm 2010 đến năm 2013 (bảng 3.2).
(Bảng cân đối tài sản và bảng cơ cấu tài sản bảng 3.1, 3.2, phụ lục 1).
Các khoản phải thu trong các năm luôn chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu tài sản ngắn hạn cũng như cơ cấu tài sản và có xu hướng tăng, tính đến năm 2013 thì các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 20,302,764,618 đồng tương đương 32.20% trong tổng tài sản.
Tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu tài sản. Năm 2011 tài sản cố định tăng là do trong năm công ty có mua thêm phương tiện vận tải và thiết bị, dụng cụ quản lý với trị giá 1,234,386,016 đồng nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Năm 2012 công ty có đầu tư xây dựng mở rộng nhà xưởng phục vụ hoạt động sản xuất máy biến áp và tủ điện nên chi phí xây dựng cơ bản tăng cao với trị giá 2,280,000,000 đồng. Năm 2013, công ty đầu tư thiết bị mới mở rộng nhà xưởng và sản xuất nên tài sản cố định ở mức cao là 4,443,623,954 đồng và chiếm tới 7.05% trong tổng tài sản.
• Tình hình nguồn vốn
Tổng nguồn vốn năm 2013 là 63,053,491,625 đồng tăng 25,861,089,573 đồng so với năm 2012 và cứ năm sau cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ công ty đã huy
động được nguồn vốn dồi dào nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng và đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
(Bảng cân đối nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn tại bảng 3.3, 3.4, phụ lục số 1). Năm 2013, bổ sung vốn vay dài hạn cho hoạt động mở rộng sản xuất và nhà xưởng. Trong năm 2012, công ty đã huy động thêm vốn chủ sở hữu bằng việc tăng vốn góp của các cổ đông sáng lập là 4.6 tỷ đồng.
Năm 2010, tỷ lệ nợ phải trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất là 13,486,516,961 đồng tương đương với 93.349% trong tổng cơ cấu nguồn. Trong đó chủ yếu là phải trả người bán 11,217,386,725 đồng. Vì đây là những năm đầu tiên mới thành lập nên các khoản tín dụng thương mại như thế này đã giúp cho công ty có khả năng hoạt động kinh doanh tốt hơn.
3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh
Dựa trên kết quả kinh doanh đạt được của công ty luôn có mức doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh qua các năm. Lợi nhuận sau thuế tăng từ 35,367,318 đồng năm 2010 lên 216,435,132 đồng năm 2013 (bảng 3.5, phụ lục 1).
Từ tình hình kinh doanh thực tế của công ty ta có thể so sánh và tổng hợp lại kết quả kinh doanh vào bảng như sau:
Bảng 3.6: Tình hình tăng trưởng kết quả kinh donah của Công ty cổ phần sản xuất thiết bị điện Hà Nội TBC năm 2011- 2013.
Chỉ tiêu
Năm 2011 so với
2010 Năm 2012 so với năm2011 Năm 2013 so vớinăm 2012
Số tuyệt đối ( đồng) Số tương đối (%) Số tuyệt đối ( đồng) Số tương đối (%) Số tuyệt đối ( đồng) Số tương đối (%) Doanh thu thuần 13,563,854,536 84.1 16,975,754,328 57.2 29,954,225,142 64.2 Lợi nhuận thuần 78,681,453 202.7 128,359,541 109.2 50,377,512 20.5 LNTT 77,111,040 198.6 113,791,144 98.2 58,854,901 25.6
Doanh thu thuần của công ty tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng doanh thu có xu hướng không ổn định.
Lợi nhuận thuần và lợi nhuận trước thuế của công ty tăng liên tục qua các năm 2010- 2013, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần xuống hơn 20% so với trước hơn 100%.