Lựa chọn phương pháp thích hợp để dự báo doanh thu

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn của công ty cổ phần sản xuất thiết bị điện hà nội (Trang 75 - 97)

Dựa trên các mô hình dự báo doanh thu như đã đề cập, lý do vì sao mô hình san chuỗi giản đơn (bình quân động và san mũ giản đơn) lại không được áp dụng?

Thứ nhất, mô hình bình quân động được sử dụng để loại bỏ yếu tố ngẫu nhiên và yếu tố có tính xu thế lớn.

Thứ hai, mô hình san mũ giản đơn chỉ thích hợp cho chuỗi không có yếu tố mùa vụ và yếu tố xu thế tăng/giảm. Có nghĩa là, chuỗi không thay đổi hoặc thay đổi rất chậm theo thời gian thì có thể áp dụng được.

Trong khi chuỗi số liệu doanh thu sử dụng mang tính xu hướng rất cao.

Hạn chế nữa nếu tiếp tục sử dụng mô hình san mũ giản đơn sẽ cho ra kết quả không hợp lý.

Cụ thể như sau:

Dựa trên lý thuyết mô hình mục 1.3.1.2 ta sử dụng phần mềm Eviews để chạy mô hình dự báo doanh thu với bộ số liệu đã sử dụng ở trên và cách thức thực hiện tương tự cho ta các kết quả.

Hình 4.1: Kết quả dự báo doanh thu theo mô hình san mũ giản đơn thu được từ phần mềm Eviews.

(Bảng giá trị doanh thu dự báo theo phương pháp san mũ giản đơn được thể hiện tại bảng 4.1, phụ lục 2)

Giá trị hế số san mũ tối ưu nhất α là 0.999 lớn, dãy số san mũ phản ứng mạnh với thay đổi hiện thời. RSSmin thu được là 5.31 (x1019)

Hệ số đánh giá mức sai số dự báo của phần mềm đưa ra RMSE là 1.88(x109). Như vậy, so sánh với 2 mô hình dự báo Brown và mô hình dự báo Holt- Winters không có yếu tố mùa vụ (RMSEBrown = 1.286 (x109) và RMSEHolt = 1.211 (x109) ) thì cho mức độ sai số RMSE của mô hình này lớn hơn hẳn.

Từ phần kết quả trên không hợp lý ở điểm doanh thu dự báo thứ 16 cho tới 20 thì doanh thu ở cùng 1 mức như nhau (21,035,824,257.9 đồng). Trên cả lý thuyết và thực tế là không hợp lý.

Như vậy, lý do để loại bỏ mô hình bình quân động và mô hình san mũ giản đơn thay vào đó là sử dụng mô hình dự báo Brown và mô hình dự báo Holt- Winters không có yếu tố mùa vụ như đã thực hiện ở Chương 2 và Chương 3 là hoàn toàn hợp lý.

DT: Doanh thu thực tế

4.2. Kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh trong thực tế để đạt giá trị doanh thu như dự báo

Căn cứ trên các dự báo đạt được ở trên, việc kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới để đạt được kết quả như dự báo là công việc không thể thiếu được.

Cần phải kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động sản xuất để đạt mục tiêu kế hoạch cụ thể như sau:

Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp: Tổ chức, sắp xếp, định dạng mặt không

gian các phương tiện, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất căn cứ vào luồng di chuyển công việc, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và lao động. Vì hầu hết các sản phẩm chủ yếu là máy biến áp, trạm biến áp kios, tủ hạ thế… yêu cầu kỹ thuật cắt, công nghệ với độ chính xác cao. Bố trí sản xuất linh hoạt như bố trí sản xuất theo sản phẩm, theo quá trình, theo vị trí cố định để tạo ra năng suất lao động cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối đa nguồn lực vào sản xuất để đạt được mục tiêu kế hoạch, đồng thời tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Quản lý quá trình sản xuất: Quy trình sản xuất được thực hiện: trước tiên

phòng kinh doanh nhận đơn đặt hàng, sau đó phòng kỹ thuật sẽ xử lý số liệu, thiết kế chuyển bản vẽ cho phòng kế hoạch, nhận được bản vẽ phòng kế hoạch chuyển cho các khâu, các khâu cùng tiến hành song song sản xuất như, cắt tôn, quấn dây, làm vỏ máy khi cắt tôn và gép tôn tiến hành hoàn thiện thì quấn dây cũng sẽ hoàn thiện sau đó bộ phận lắp ráp sẽ láp ráp bước 1 hoàn thiện bước 1 sẽ đưa sản phẩm vào sấy 48h ở nhiệt độ 110 độ sau đó lắp ráp bước 2 chuyển thử nghiệm và xuất xưởng. Chính vì quá trình sản xuất trải qua nhiều khâu nên cần phải đẩy mạnh hoạt động giám sát để phát huy tối đa từng bộ phận cũng như kiểm soát chi phí của từng khâu phát sinh trong quá trình sản xuất.

Điều độ sản xuất trong doanh nghiệp: Xây dựng lịch trình sản xuất, điều

phối, phân giao công việc cho từng người, từng tổ nhóm, từng máy và sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất, theo dõi phát hiện những biến động ngoài dự kiến có nguy cơ

dẫn đến không hoàn thành lịch trình sản xuất hoặc những hoạt động làm tăng chi phí, đẩy giá thành sản phẩm để từ đó đề xuất những biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là cơ sở để cấu thành

nên thực thể của sản phầm. Các nguyên vật liệu chủ yếu là dây điện từ, tôn silic, dây biến thế, sứ cách điện, kim loại đen/màu, nhôm thỏi và lõi thép mạ kẽm… đa phần là các sản phẩm nhập ngoại. Việc quản lý tốt nguyên vật liệu góp phần quan trọng đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra nhịp nhàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng, giảm thiểu chi phí dự trữ và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ hỗ trợ công việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu như: hệ thống máy tính, phần mềm tính toán và lưu trữ thông tin, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ về xây dựng hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu để góp phần xây dựng lên kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.

Quản lý hàng dữ trữ: Hầu hết hàng dự trữ của công ty chủ yếu là nguyên vật

liệu, thành phẩm, hàng hóa (năm 2012 tổng giá trị hàng tồn kho là 7.47 tỷ đồng, năm 2014* được dự báo tổng giá trị hàng tồn kho lên đến 38.44 tỷ đồng). Do quản lý hàng dự trữ vừa đảm bảo sản xuất liên tục, tránh gián đoạn, đáp ứng nhu cầu khách hàng song cũng làm giảm chi phí liên quan đến dự trữ. Chính vì vậy, cần phải áp dụng các mô hình dự trữ đúng thời điểm dựa trên hoạch định nguyên vật liệu và hoạch định tổng hợp.

Trong điều kiện môi trường kinh doanh như hiện tại và trong thời gian tới thì đặt ra giả thiết và giải quyết chúng để có thể đạt được mục tiêu đề ra.

Thứ nhất, giả định môi trường kinh doanh ổn định như trước đây, các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, không chịu tác động mạnh mẽ đột ngột của các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tới hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc thực hiện theo như mục tiêu đặt ra là hoàn toàn có thể đạt được. Quá trình quản lý hoạt động, giám sát, kiểm tra, đốc thúc sản xuất kinh doanh như đề cập ở trên đã đang và sẽ thu được kết quả nhất định ở cả thực tại và tương lai gần. Chính vì vậy, đây là cách doanh nghiệp điều hành, tổ chức sản xuất kinh doanh không những duy trì thị phần ổn định như trước mà còn mở rộng thêm theo như tính chất dự báo.

Thứ hai, với một vài yếu tố thay đổi xuất phát từ bản thân doanh nghiệp cũng như chịu sự tác động của yếu tố bên ngoài như sự thay đổi nhân lực sản xuất, thay đổi

cường độ lao động của nhân viên, tác động của các bên đối tác... ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải điều chỉnh linh hoạt các hoạt động quản lý giám sát ở trên để đạt được doanh thu như dự báo. Với trường hợp thay đổi nhân lực sản xuất và cường độ lao động của nhân viên thì có thể sử dụng nhân công làm việc bán thời gian thay vì nhân công làm việc toàn thời gian… . Trường hợp chịu sự tác động của các bên đối tác, doanh nghiệp có thể nhận hợp đồng phụ để thay thế trong khoảng thời gian ngắn đối với bên khách hàng là người mua; đối với nhà cung ứng thì ngoài việc thỏa thuận ký kết hợp đồng nếu có sự cố xảy ra thì doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức đặt cọc trước để luôn đảm bảo nguyên vật liệu, hàng hóa được cung ứng kịp thời tránh gây gián đoạn quá trình sản xuất… .

Ngoài ra, việc tính toán, điều chỉnh phù hợp không đem lại hiệu quả như mong muốn để theo đuổi mục tiêu kế hoạch đã đặt ra như trong Chuyên đề thì phải tùy từng trường hợp, thời gian cụ thể mà ta điều chỉnh lại dự báo.

4.3. Áp dụng biện pháp thích hợp để củng cố tình hình tài chính của doanh nghiệp

Từ kết quả nghiên cứu ở Chương 3, ta đã lập được Bảng cân đối kế toán dự kiến và Báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến.

Vấn đề đặt ra là với những dự báo trên liệu rằng có phù hợp với tình hình thực tế hiện nay không?

Để củng cố tình hình tài chính của công ty ta xem xét kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu tài chính dự kiến được so sánh với các chỉ tiêu thực hiện như sau:

(Sau đây năm 2014 sẽ được gọi là năm dự báo với ký hiệu là năm 2014*).

Khả năng thanh toán

Dựa trên các khoản mục trong bảng cân đối kế toán ta có các chỉ tiêu thanh toán năm thực hiện 2010-2013 và năm dự báo 2014* như sau:

Bảng 4.2: Bảng chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty cổ phần sản xuất Thiết bị điện Hà Nội TBC năm thực hiện và năm dự báo.

Năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014*

Hệ số thanh toán ngắn hạn 1.03 1.47 1.33 1.64 1.93

Hệ số thanh toán nhanh 1.02 0.93 1.03 1.04 1.31

Hệ số thanh toán tức thời 0.21 0.38 0.48 0.45 0.57

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty và tác giả tính toán dựa trên kết quả dự báo

Có thể nói rằng khả năng thanh toán của công ty vẫn ở mức tốt và xu hướng tăng hơn hẳn so với 3 năm thực hiện. Khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh luôn đạt trên 1, chứng tỏ dù không cần bán đến hàng tồn kho thì công ty vẫn luôn đảm bảo khả năng thanh toán. Điều này dự báo trong tương lai công ty sẽ chủ động được trong việc thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền mặt.

Để tiếp tục duy trì tình trạng này công ty nên điều tiết dòng tiền và áp dụng chính sách tín dụng và tồn kho hợp lý.

Thực tế vấn đề này ở hiện tại, công ty chưa thực sự áp dụng hoàn toàn mô hình quản lý ngân quỹ tối ưu như Baumol, Miller- Orr hay Bermell Stone mà thông thường chỉ xác định dựa trên kế hoạch chi tiêu của doanh nghiệp và kinh nghiệm quản lý. Chính vì vậy, trong thời gian tới và sau này công ty nên quản lý quỹ tiền mặt theo phương pháp mang tính khoa học hơn để tiếp tục duy trì cũng như đảm bảo khả năng thanh toán. Điều này cần tìm hiểu ở các nghiên cứu sau để tìm hiểu rõ tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp, đề xuất phương án sử dụng phương pháp quản lý ngân quỹ nào là tối ưu với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Nhưng trước mắt, với kinh nghiệm cũng như các chu kỳ kinh doanh của công ty thì nên áp dụng như trước đảm bảo khả năng thanh toán như hiện tại khi chưa thực sự thay đổi được chính sách quản lý ngân quỹ của mình như chính sách thanh toán, đầu tư thặng dư và bù đắp thâm hụt ngân quỹ trong thời kỳ cần thiết.

Khả năng cân đối vốn

Dựa trên các khoản mục trong bảng cân đối kế toán ta có các chỉ tiêu thể hiện khả năng cân đối vốn năm thực hiện 2010-2013 và năm dự báo 2014* như sau:

Bảng 4.3: Bảng chỉ tiêu khả năng cân đối vốn của Công ty cổ phần sản xuất Thiết bị điện Hà Nội TBC năm thực hiện và năm dự báo.

(Đơn vị: lần)

Năm

2010 2011 2012 2013 2014*

Hệ số nợ 0.93 0.63 0.67 0.80 0.77

Hệ số tự chủ tài chính 0.07 0.36 0.32 0.20 0.23

Hệ số cơ cấu vốn 13.49 1.75 2.08 4.10 3.36

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty và tác giả tính toán dựa trên kết quả dự báo

Xét trong điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh theo mức doanh thu dự kiến, khả năng cân đối vốn hợp lý so với số liệu thực hiện năm 2010 - 2013. Tuy nhiên, năm 2014*, công ty hoạt động với hệ số nợ cao sẽ gây khó khăn trong việc vay vốn vì hạn mức tín dụng tại TCTD tối đa. Và thêm nữa vẫn luôn biết rằng việc sử dụng nợ tạo nên khoản tiết kiệm thuế, khuyếch đại thu nhập của chủ sở hữu thông qua cơ chế đòn bẩy tài chính nhưng lại khiến cho nhu cầu thanh toán như trên tăng lên cả về ngắn hạn và dài hạn( khi vay dài hạn ngân hàng và ngắn hạn từ các khoản phải trả), gây áp lực trong quá trình ra quyết định. Hệ số tự chủ tài chính dự báo thấp (23% vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn) ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp nên vấn đề này cần phải được điều chỉnh một cách hợp lý.

Một số gợi ý để nâng cao khả năng cân đối vốn dự báo như:

- Lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp. Phát hành cổ phiếu ra công chúng

có thể được coi là 1 trong số cách chọn lựa. Hiện nay công ty chưa thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng mặc dù xét trong hiện tại công ty đã đủ điều kiện thực hiện (theo quy định Luật Chứng khoán Việt Nam 2010). Đây là một hình thức huy động vốn hiệu quả được các chuyên gia kinh tế đánh giá cao. Việc phát hành cổ phiếu ra công chúng sẽ giúp doanh nghiệp giảm sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng (đang bị siết chặt), đồng thời củng cố năng lực tự chủ tài chính, chủ động trong mọi quyết định sản xuất kinh doanh. Để kiểm chứng vấn đề này sẽ phát triển ở các nghiên cứu sau (nếu có thể).

- Lựa chọn nhà cung cấp truyền thống để hưởng chính sách tín dụng thương mại:

vì đây là lợi thế trong 1 chu kỳ sản xuất xét trong ngắn hạn. Khi doanh nghiệp lựa chọn các nhà cung cấp truyền thống sẽ có ưu đãi hơn trong chính sách thanh toán, sẽ ít gây áp lực trong khả năng trả nợ cho dù chưa thể giảm hệ số nợ xuống trong thời gian ngắn.

- Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ doanh nghiệp. Mặc dù, đây là một

doanh nghiệp non trẻ những để nâng cao khả năng cạnh tranh và khẳng định vị thể của bản thân thì cần phải nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên để có thể thực hiện được đề xuất 1 mà

không ngại việc thay đổi, không còn dè dặt vì sự thiếu hiểu biết và dám chịu trách nhiệm trong việc đưa ra quyết định.

Khả năng hoạt động

Dựa trên các khoản mục trong báo cáo tài chính ta có các chỉ tiêu thể hiện khả năng hoạt động năm thực hiện 2010-2013 và năm dự báo 2014* như sau:

Bảng 4.4: Bảng chỉ tiêu khả năng hoạt động của Công ty cổ phần sản xuất Thiết bị điện Hà Nội TBC năm thực hiện và năm dự báo.

(Đơn vị: lần)

Năm

Chỉ tiêu Năm2010 Năm2011 Năm2012 Năm2013 2014*Năm

Vòng quay hàng tồn kho 4.38 6.81 5.67 4.99 3.28

Kỳ thu tiền bình quân

(ngày) 48.29 72.42 82.04 79.96 98.55

Hiệu suất sử dụng TSCĐ 30.42 27.59 16.69 18.2 15.15

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 2.07 1.55 1.53 1.53 1.24

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty và tác giả tính toán dựa trên kết quả dự báo

Khả năng hoạt động của công ty theo dự báo có sự thay đổi nhẹ.

Vòng quay hàng tồn kho dự báo giảm khiến số ngày của 1 vòng quay tăng lên (khoảng 120 ngày). Với tính chất doanh nghiệp sản xuất, đặc thù sản phẩm là sản xuất và giao bán tại chỗ không bị chia nhỏ, hàng tồn kho lại chủ yếu là nguyên vật liệu, thì

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn của công ty cổ phần sản xuất thiết bị điện hà nội (Trang 75 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w