BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ ĐỒNG THỊ QUYÊN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TẠI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
ĐỒNG THỊ QUYÊN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐÁ XÂY DỰNG LƯƠNG SƠN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP Khóa : 2002-2007
Lớp : 44DN MSSV : 44D4053 Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Xuân Thủy
Nha Trang, tháng 11/2005
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau gần ba tháng thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy hướng dẫn, sự động viên của gia đình và bạn bè
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa kinh
tế đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học, đặc biệt là thầy Phạm Xuân Thủy – người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đồ án
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn bộ Ban lãnh đạo công ty, các cô (chú), anh (chị) trong phòng Kế toán của công ty cổ phần sản xuất đá xây dựng Lương Sơn đã đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian thực tập, đặc biệt là cô Lê Thị Ngùy - Kế toán trưởng công ty đã nhiệt tình cung cấp số liệu và cô Đồng Thị Màn –
Kế toán thanh toán tại công ty đã giúp đỡ, giải đáp những thắc mắc và tạo điều kiện cho tôi được tiếp xúc thực tế với công việc tổ chức hạch toán kế toán tại công ty trong
suốt thời gian thực hiện đồ án: “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức
hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần sản xuất đá xây dựng Lương Sơn”
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học đặt biệt là thời gian thực hiện đồ án
Tôi xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện
ĐỒNG THỊ QUYÊN
Trang 3MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN3VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN 3
Phần A KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 3
1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 3
1.1 Khái niệm: 3
1.2 Nhiệm vụ: 3
1 3 Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền: 3
2 KẾ TOÁN TIỀN MẶT 3
2.1 Thủ tục chứng từ và kế toán chi tiết 3
2.2 Kết cấu và nội dung của tài khoản tiền mặt: 4
2.3 Phương pháp hạch toán: 5
3 KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG 6
3.1 Thủ tục chứng từ và kế toán chi tiết 6
3.2 Tài khoản sử dụng 6
3.3 Phương pháp hạch toán 7
Phần B KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN 8
1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG: 8
1.1 Nội dung các khoản thanh toán: 8
1.2 Nguyên tắc kế toán các nghiệp vụ thanh toán 8
2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG 8
2.1 Một số quy định trong hạch toán phải thu khách hàng 8
2.2 Tài khoản sử dụng 9
2.3 Phương pháp hạch toán 10
3 KẾ TOÁN THUẾ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ 10
3.1 Một số quy định trong hạch toán thuế GTGT được khấu trừ 10
3.2 Tài khoản sử dụng 11
Trang 43.3 Phương pháp hạch toán: 12
4 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁC 13
4.1 Nội dung các khoản phải thu khác 13
4.2 Tài khoản sử dụng 13
4.3 Phương pháp hạch toán 14
5 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN 15
5.1 Một số quy định trong hạch toán các khoản phải trả người bán 15
5.2 Tài khoản sử dụng 15
5.3 Phương pháp hạch toán 16
6 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC 17
6.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán 17
6.2 Tài khoản sử dụng 17
7 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG 19
7.1 Một số quy định trong hạch toán tiền lương 19
7.2 Tài khoản sử dụng 19
7.3 Phương pháp hạch toán 20
8 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ PHẢI NỘP KHÁC 21
8.1 Nội dung các khoản phải trả, phải nộp khác 21
8.2 Tài khoản sử dụng 21
8.3 Nguyên tắc hạch toán 22
9 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TIỀN VAY 23
9.1 Khái niệm và nguyên tắc hạch toán 23
9.2 Tài khoản sử dụng 23
9.3 Phương pháp hạch toán 24
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐÁ XÂY DỰNG LƯƠNG SƠN 26
Phần A: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐÁ XÂY DỰNG LƯƠNG SƠN 26
Trang 51 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển công ty 26
2 Chức năng và nhiệm vụ 27
2.1 Chức năng 27
2.2 Nhiệm vụ 27
3 Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất đá xây dựng Lương Sơn 28
3.1 Cơ cấu quản lý 28
3.2 Chức năng các phòng ban 28
3.3 Cơ cấu sản xuất 32
4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua 32
4.1 Các nhân tố bên trong 32
4.2 Các nhân tố bên ngoài 34
5 Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ 2003-2005 35
6 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty từ 2003-2005 38
6.1 Phân tích biến động của nguồn vốn 38
6.2 Phân tích kết cấu nguồn vốn qua các năm 38
6.3 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003-2005 40
6.4 Phân tích các khả năng khả năng thanh toán của công ty từ 2003-2005 43
6.5 Phân tích tình hình luân chuyển các khoản phải thu 46
6.6 Phân tích hệ số nợ ngắn hạn và nợ dài hạn 46
6.7 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả 50
7 Phương hướng phát triển của công ty trong năm 2006 53
7.1 Đánh giá tình hình chung 53
7.2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu chính dự kiến năm 2006 53
Phần B: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐÁ XÂY DỰNG LƯƠNG SƠN 55
1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 55
1.1 Tổ chức nhân sự trong phòng kế toán 55
1.2 Tổ chức công tác kế toán 56
Trang 62 Tổ chức chứng từ kế toán tại doanh nghiệp 57
3 Tổ chức hệ thống tài khoản tại công ty 60
4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán 63
4.1 Trình tự ghi sổ: 63
4.2 Các loại sổ sử dụng trong công ty 64
Phần C: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐÁ XÂY DỰNG LƯƠNG SƠN 65
1 Khái quát chung 65
2 Kế toán tiền mặt tại quỹ 65
3 Kế toán tiền gửi ngân hàng 76
4 Kế toán phải thu khách hàng 86
5 Kế toán thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 89
6 Kế toán các khoản phải thu khác 92
7 Kế toán các khoản phải trả người bán 96
8 Kế toán các khoản phải nộp nhà nước 99
9 Kế toán phải trả người lao động 102
10 Kế toán các khoản tiền vay 108
Chương III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐÁ XÂY DỰNG LƯƠNG SƠN 114
1 Nhận xét chung: 114
1.1 Về tình hình tài chính của công ty 114
1.2 Về công tác hạch toán kế toán vồn bằng tiền và các khoản thanh toán 114
2 Một số biện pháp 115
2.1 Biện pháp 1: Hoàn thiện công tác kế toán 115
Trang 72.2 Biện pháp 2: Đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ 119 2.3 Biện pháp 3: Sử dụng chương trình kế toán máy trong hạch toán kế toán 120
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
I SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Hạch toán tiền mặt 12
Sơ đồ 2: Hạch toán tiền gửi ngân hàng 14
Sơ đồ 3: Hạch toán các khoản phải thu khách hàng 17
Sơ đồ 4: Hạch toán thuế GTGT được khấu trừ 19
Sơ đồ 5: Hạch toán các khoản phải thu khác 21
Sơ đồ 6: Hạch toán các khoản phải trả cho người bán 23
Sơ đồ 7: Hạch toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước 25
Sơ đồ 8: Hạch toán các khoản phải trả người lao động 27
Sơ đồ 9: Hạch toán các khoản phải trả, phải nộp khác 29
Sơ đồ 10: Hạch toán các khoản vay ngắn hạn 31
Sơ đồ 11: Hạch toán các khoản vay dài hạn 32
Sơ đồ 12: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 35
Sơ đồ 13: Sơ đồ cơ cấu sản xuất 39
Sơ đồ 14:Sơ đồ tổ chức nhân sự trong phòng kế toán 61
Sơ đồ 15: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tập trung 63
Sơ đồ 16: Sơ đồ tổ chức sổ kế toán 69
II BẢNG BIỂU Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 37
Bảng 2: Phân tích biến động của nguồn vốn 47
Bảng 3: Phân tích kết cấu nguồn vốn qua các năm 47
Bảng 4: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty từ 2003-2005 51
Bảng 5: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty từ 2003-2005 54
Bảng 6: Bảng phân tích tình hình luân chuyển các khoản phải thu 56
Bảng 7: Phân tích hệ số nợ ngắn hạn và dài 56
Bảng 8: Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả 60
Bảng 9: Danh mục chứng từ sử dụng tại doanh nghiệp 66
Bảng 10: Hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty .68
Bảng 1: Hệ thống sổ kế toán doanh nghiệp sử dụng 72
Bảng 12: Số liệu thu tiền mặt quý 4/2005 73
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT: Bảo hiểm y tế
NHĐT&PT: Ngân hàng đầu tư và phát triển NHNN&PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trang 10LỜI NÓI ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc đổi mới cơ chế quản lý, hình thức sở hữu vốn và mở rộng thị trường để hội nhập với thế giới đang là xu thế của thời đại Nó tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải vượt qua để đứng vững trên thị trường, trong đó việc đầu tư
sử dụng vốn kinh doanh sao cho có hiệu quả là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu vì nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp
Vốn kinh doanh thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng vốn bằng tiền và các khoản thanh toán giữ một vai trò không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vì nó có tính thanh khoản rất cao Tuy nhiên cũng chính vì điều này
mà yêu cầu đặt ra cho những người làm công tác kế toán là phải tổ chức hạch toán kế toán và quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền và các khoản thanh toán bởi người ta có thể kiểm tra, đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh tế, tình hình tài chính của của doanh nghiệp qua sự luân chuyển của vốn bằng tiền và các khoản thanh toán Nó giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không bị gián đoạn và nhà lãnh đạo chủ động trong quá trình huy động vốn cũng như lập kế hoạch hoạt động cho công ty
Nhận thấy tầm quan trọng của việc hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán như vậy và được sự đồng ý của khoa kinh tế trường Đại học Nha
Trang tôi đã thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức
hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần sản xuất đá xây dựng Lương Sơn”
3 Nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương:
Trang 11Chương I: Cơ sở lý luận của công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các
khoản thanh toán
Chương II: Thực trạng công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản
thanh toán tại công ty cổ phần sản xuất đá xây dựng Lương Sơn
Chương III: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế
toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần sản xuất đá xây dựng Lương Sơn
4 Phương pháp và mục đích nghiên cứu của đề tài
Tập hợp và phân tích sơ lược tình hình tài chính của công ty năm 2003-2005 đồng thời trích số liệu quý 4/2005 để xem xét và đánh giá thực trạng công tác hạch toán kế toán của công ty nói chung và của công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán nói riêng để thấy được những tồn tại Từ đó đề ra một số biện pháp khắc phục những tồn tại nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần sản xuất đá xây dựng Lương Sơn hiện nay
Trong thời gian thực tập và hoàn thiện đề tài mặc dù được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các cô chú trong ban lãnh đạo công ty, đặc biệt là các cô chú và anh chị trong phòng kinh tế (phòng kế toán) cùng với sự nỗ lực của bản thân nhưng do thời gian có hạn và kinh nghiệm thực tế còn non yếu nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các cô chú, anh chị trong công ty và các bạn trong ngành để đề tài được hoàn thiện hơn
Sinh viên thực hiện
Đồng Thị Quyên
Trang 12Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN
- Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình luân chuyển vốn bằng tiền
- Theo dõi chặt chẽ việc thu, chi và quản lý tiền mặt, tiền gửi, ngoại tệ…
1 3 Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền:
Hạch toán vốn bằng tiền cần tôn trọng các nguyên tắc sau:
- Hạch toán tổng hợp vốn bằng tiền sử dụng đơn vị thống nhất đó là đồng Việt Nam
- Việc quy đổi ngoại tệ sang đồng Việt Nam phải theo tỷ giá thực tế do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán Nếu có phát sinh chênh lệch giữa tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh với tỷ giá
đã ghi sổ kế toán thì phản ánh số chênh lệch theo quy định hiện hành
- Cuối kỳ các khoản mục có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá thực
2 KẾ TOÁN TIỀN MẶT 2.1 Thủ tục chứng từ và kế toán chi tiết
- Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm mở sổ quỹ, ghi chép hàng ngày các nghiệp
vụ thu chi tiền mặt tại quỹ
Trang 13- Việc thu chi hàng ngày do thủ quỹ tiến hành trên cơ sở các phiếu thu, phiếu chi, hoặc các chứng từ nhập xuất vàng bạc đá quý có đầy đủ chữ ký của những người có trách nhiệm liên quan tới nghiệp vụ đó Sau khi thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt thủ quỹ sẽ đóng dấu vào các chứng từ đó là “đã thu tiền” hoặc “đã chi tiền” và làm căn
cứ để ghi vào sổ quỹ
- Cuối ngày thủ quỹ phải nộp báo cáo quỹ và các chứng từ kèm theo cho kế toán tiền mặt Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu
sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghi biện pháp xử lý chênh lệch đó một cách kịp thời
- Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán
- Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở tài khoản tiền mặt chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
2.2 Kết cấu và nội dung của tài khoản tiền mặt:
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ)
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý xuất quỹ;
- Số tiền mặt, ngoại tệ vàng bạc, kim khí quý, đá quý thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ)
SD: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý còn tồn quỹ
TK 111 có 3 tài khoản cấp 2
- TK 1111 : tiền việt nam
- TK 1112 : ngoại tệ
- TK 1113 : vàng bạc, kim khí quý
Trang 142.3 Phương pháp hạch toán:
TK311,315,331 333,334,336,338
222,223,228 Thu hồi chứng khoán, vốn đầu tư
TK131,136,138 141,144,244
Thu hồi nợ phải thu, các khoản
ký quỹ,ký cược bằng tiền mặt TK311,341
Mua vật tư, hàng hóa, công cụ, TSCĐ… bằng tiền mặt
Thanh toán nợ phải trả bằng tiền mặt
TK141,627,641 642,241,635,811
Chi tạm ứng và các chi phí phát sinh bằng tiền mặt
TK133
TK211,213,217,152 153,156,157,611
Vay ngắn hạn, dài hạn bằng tiền mặt về nhập quỹ tiền mặt
TK511,512515,711
Nhận vốn được cấp, góp bằng tiền mặt nhập quỹ tiền mặt
TK411
Doanh thu, thu nhập khác bằng tiền mặt nhập quỹ tiền mặt TK3381
Tiền mặt thừa phát hiện qua kiểm kê
Đầu tư ngắn hạn dài hạn bằng tiền
Thuế GTGT đầu vào
Ký cược, ký quỹ bằng
tiền mặt
Tiền mặt thiếu phát hiện
qua kiểm kê
Sơ đồ 1: Hạch toán tiền mặt
Trang 153 KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
3.1 Thủ tục chứng từ và kế toán chi tiết
- Tiền của doanh nghiệp phần lớn được gửi ở ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính để tiến hành thanh toán không dùng tiền mặt Kế toán tiền gửi ngân hàng phải
mở nhiều sổ chi tiết khác nhau dể theo dõi từng loại tiền, từng ngân hàng mà doanh nghiệp có tài khoản
- Chứng từ sử dụng: căn cứ vào các giấy báo nợ, giấy báo có, hoặc các bảng sao
kê ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc Dể ghi chép vào các sổ kế toán liên quan
- Kế toán chi tiết mở sổ theo dõi chi tiết cho từng ngân hàng
- Kế toán tiền gửi ngân hàng phải tiến hành đối chiếu giữa các chứng từ gốc với các chứng từ của ngân hàng để phát hiện kịp thời chênh lệch Nếu dến cuối tháng vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo giấy báo hay bản sao
kê ngân hàng Số chênh lệch được ghi vào tài khoản 1388 hoặc 3388 Sang tháng sau phải tiếp tục kiểm tra đối chiếu để tìm nguyên nhân điều chỉnh chênh lệch đó
3.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 112-tiền gửi ngân hàng
Kết cấu và nội dung của tài khoản:
SD: Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý còn đang gửi tại ngân hàng
Tài khoản 112 gồm có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1121-Tiền việt nam
- Tài khoản 1122-Ngoại tệ
- Tài khoản 1123- Vàng, bạc, đá quý
Trang 16Gửi tiền mặt vào ngân hàng
Thu các khoản nợ phải thu bằng tiền gửi TK144,244
Thu hồi các khoản ký cược, kýquỹ bằng tiền gửi TK411
Nhận vốn góp liên doanh, liên kết, cổ phần… bằng tiền gửi
222,223,228
Đầu tư ngắn hạn, dài hạn bằng tiền gửi ngân
TK121,128,221 222,223,228
Ký cược, ký quỹ bằng tiền gửi ngân hàng
TK144,244
TK211,213 217,241
Mua vật tư, hàng hóa, công cụ, dụng cụ bằng tiền gửi
Chi phí SXKD, chi phí hoạt động khác… bằng tiền gửi
Thu hồi vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn bằng tiền gửi
Thuế GTGT đầu vào
TK623,627,635641,642,811
TK344,338
Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn bằng tiền gửi TK511,512
515,711
TK3331
Thuế GTGT đầu ra
TK411,421 414,415,418 Trả lại vốn góp, trả cổ tức, lợi
nhuận cho các bên góp vốn, chi các quỹ bằng tiền gửi
Thanh toán các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá, hàng bán
bị trả lại bằng tiền gửi
TK521,531,532
TK3331
Thuế GTGT đầu vào
Sơ đồ 2: Hạch toán tiền gửi ngân hàng
Trang 17Phần B KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN
1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:
1.1 Nội dung các khoản thanh toán:
- Thanh toán giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp: thanh toán với người bán vật tư, hàng hóa, TSCĐ, nhận thầu xây dựng,sữa chữa lớn…
- Thanh toán giữa doanh nghiệp với khách hàng: thanh toán với người mua người đặt hàng
- Thanh toán giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước: thanh toán về thuế, phí,
lệ phí…
- Thanh toán giữa doanh nghiệp với các bên đối tác liên doanh: góp vốn, trả vốn phân phối kết quả…
- Thanh toán nội bộ doanh nghiệp
- Các khoản thanh toán khác: thanh toán với ngân hàng và các chủ thể tín dụng khác về thanh toán tiền vay, thanh toán về khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược, các khoản phải thu, phải trả khác…
1.2 Nguyên tắc kế toán các nghiệp vụ thanh toán
- Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng, thường xuyên theo dõi đôn đốc việc thanh toán được kịp thời
- Đối với các khách hàng có quan hệ giao dịch mua bán thường xuyên, có số dư
Nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối tháng phải tiến hành đối chiếu, kiểm tra các khoản phát sinh, các khoản đã thu, đã trả và có xác nhận bằng văn bản
- Đối với các khoản công nợ có gốc bằng ngoại tệ thì phải quy đổi theo tỷ giá thực tế cuối kỳ
- Nên phân loại nợ phải thu, phải trả theo thời gian thanh toán
- Không được bù trừ số dư nợ và số dư có của các tài khoản 131, 331 mà phải lấy
số dư chi tiết để lên bảng cân đối kế toán
2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG
2.1 Một số quy định trong hạch toán phải thu khách hàng
- Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất
Trang 18- Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được
- Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua
có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao
2.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 131-phải thu khách hàng
Kết cấu và nội dung của tài khoản:
TK131
- Số tiền phải thu của khách hàng
về sản phẩm, hàng hóa, bất dộng sản đầu tư, TSCĐ đã giao, dịch
- Các khoản làm giảm khoản phải thu khác: chênh lệch tỷ giá, thanh toán bù trừ, xoá sổ nợ khó đòi không đòi được
Dư nợ: số tiền doanh nghiệp còn phải
thu ở khách hàng
Dư có: số tiền người mua đặt trước
hoặc trả thừa cho doanh nghiệp
Trang 19
2.3 Phương pháp hạch toán
3 KẾ TOÁN THUẾ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ
3.1 Một số quy định trong hạch toán thuế GTGT được khấu trừ
- Tài khoản 133 chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, không áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và hàng hóa dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ TK3331
TK711
Thu nhập do thanh
lý, nhượng bán TSCĐ chưa thu tiền
TK111,112
Các khoản chi hộ cho đơn vị
ủy thác nhập khẩu
Tổng số tiền khách hàng phải thanh toán
Chênh lệch tỷ giá tăng khi đánh giá các khoản phải thu của khách hàng bằng ngoại tệ cuối kỳ
TK521,531,532
TK33311 Thuế GTGT
(nếu có)
TK111,112,113 Khách hàng ứng trước hoặc
thanh toán tiền
TK331
Bù trừ nợ cho cùng một đối tượng
TK139,642
Nợ khó đòi xử lý xóa sổ
Chênh lệch tỷ giá giảm khi đánh giá các khoản phải thu của khách hàng bằng ngoại tệ
Trang 20- Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì doanh nghiệp phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
- Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án được trang trải bằng nguồn kinh phí sự nghiệp hoặc dùng vào hoạt động phúc lợi, khen thưởng được trang trải bằng quỹ phúc lợi, khen thưởng của doanh nghiệp thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và không hạch toán vào tài khoản 133 Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị của vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ mua vào
- Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì kê khai khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng (=) số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo quy định của luật thuế GTGT
- Số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ;
- Kết chuyển số thuế gtgt đầu vào không được khấu trừ;
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá;
- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại
SD: Số thuế GTGT đầu vào còn
được khấu trừ, số được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả
Trang 21TK133 có 2 tài khoản cấp 2:
- TK1331: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
- TK1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
3.3 Phương pháp hạch toán:
Mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ
TK152,153 156,211…
Mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ
dùng ngay vào SXKD
Hàng mua trả lại, giảm giá
Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải phân bổ Mua hàng hóa bán ngay
TK111,112,331…
TK621,623 627,641…
TK111,112,331…
TK632 TK33312
Thuế GTGT hàng nhập khẩu TK111,112,331
Mua vật tư, hàng hóa TSCĐ dùng đồng thời
TK152,153 156,211…
Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào chi phí
TK138
Thuế GTGT đầu vào bị tổn thất chưa rõ nguyên nhân
TK111,334… Thuế GTGT đầu vào bị tổn
thất xác định nguyên nhân
Có quyết định xử lý
TK111,112… Được hoàn thuế GTGT đầu vào
Sơ đồ 4: Hạch toán thuế GTGT được khấu trừ
Trang 224 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁC 4.1 Nội dung các khoản phải thu khác
- Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ quyết định xử lý
- Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể trong và ngoài đơn vị) gây ra như mất mát, hư hỏng, vật tư, hàng hoá, tiền vốn… Đã được xử lý bắt bồi thường
- Các khoản cho vay mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời
- Các khoản phải thu do cho thuê tài sản cố định
- Các khoản đã chi cho đầu tư xây dựng cơ bản hoặc chi phí sản xuất kinh doanh nhưng không được duyệt phải thu hồi hoặc chờ xử lý
- Các khoản phải thu khác: thu nộp phạt, các khoản chi hộ cho khách hàng
4.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 138- phải thu khác
Kết cấu và nội dung của tài khoản phải thu khác:
TK138
- Giá trị tài sản thiếu chờ xử lý
- Phải thu của cá nhân, tập thể đối với tài sản thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xủ lý ngay
- Các khoản nợ và tiền lãi phải thu
- Số tiền đã thu thuộc khoản phải thu khác
- Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản có liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý
Dư nợ: các khoản còn phải thu khác chưa
thu được
Tài khoản 138 có 2 tài khoản cấp 2:
1381-tài sản thiếu chờ xử lý (chỉ ghi vào tài khoản này khi chưa xác định được nguyên nhân)
1388- phải thu khác
Trang 234.3 Phương pháp hạch toán
TK138 TK154,241
Chi phí NVL …vượt quá mức bình thường
TK211
TSCĐ phát hiện thiếu khi kiểm kê
TK214 TK242
Công cụ đã xuất dùng hư hỏng, mất cá nhân phải bồi thường
TK621,622, 627,641,642
Phải thu của đối tác liên doanh
về chi phí chung TK515
Lợi nhuận, cổ tức được chia từ hoạt động góp vốn TK511
Phải thu về doanh thu từ hoạt động liên doanh đồng kiểm soát
TK333
TK111,112 Thu được các khoản phải thu
nhận được tiền bồi thường
TK811 Tính vào chi phí khác
TK111,112 Nhận được tiền do đối tác
liên doanh chuyển trả
Sơ đồ 5: Hạch toán các khoản phải thu khác
Trang 245 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN
5.1 Một số quy định trong hạch toán các khoản phải trả người bán
- Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ, hoặc cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao
- Khi hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp ngoài hóa đơn mua hàng
5.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 331- Phải trả cho người bán
Kết cấu và nội dung của tài khoản phải trả cho người bán:
Dư Nợ: Số tiền ứng trước hoặc trả thừa
cho người bán, người nhận thầu
- Các nghiệp vụ khác phát sinh làm giảm nợ phải trả cho người bán: Thanh toán bù trừ, chênh lệch tỷ giá, nợ không ai đòi
- Tổng số tiền hàng phải trả cho người bán, người nhận thầu
- Số tiền ứng thừa cho người bán trả lại
- Các nghiệp vụ khác phát sinh làm tăng
số phải trả cho người bán
Dư Có: Số tiền còn phải trả cho người
bán, người nhận thầu
Trang 255.3 Phương pháp hạch toán
TK515,3331
TK152,153156,611
TK152,153 156,133
TK311,341
TK1112,1122
TK152,153 156,157
Chiết khấu thanh toán trừ vào nợ phải trả
Trả lại hàng cho người bán
Giảm giá vật tư, hàng hóa
Cuối năm đánh giá lại nợ bằng ngoại tệ (lỗ tỷ giá)
Mua vật tư, hàng hóa dùng cho SXKD hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế GTGT theo PP khấu trừ
TK133
TK152,153 156,157 Mua vật tư, hàng hóa dùng cho
SXKD hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT
TK611,133
Mua vật tư, hàng hóa (theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
TK111,112 Người bán hoàn lại số tiền ứng
trước của DN
TK211,213 Mua tài sản cố định
TK241 Chi phí phải trả người nhận thầu
XDCB
TK156,241 142,242
Chi phí phải trả về cung cấp
dịch vụ
TK623,627 641,642
Chi phí SXKD phải trả người cung cấp
TK635,811
Sơ đồ 6: Hạch toán các khoản phải trả người bán
Trang 266 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC
6.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán
- Nội dung: Các khoản phải nộp ngân sách nhà nước là số tiền mà doanh nghiệp
có nghĩa vụ thanh toán với nhà nước về các khoản phải nộp có tính chất bắt buộc như các loại thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác phát sinh theo chế độ quy định
- Doanh nghiệp phải tính toán kê khai, xin xác nhận số thuế và các khoản phải nộp chi tiết cho từng khoản và ghi vào sổ kế toán trên cơ sở các thông báo của cơ quan thuế
- Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tốt với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác thông qua việc đảm bảo nộp đúng, nộp đủ, kịp thời các khoản phải nộp
- Kế toán phải mở chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp và đã nộp
6.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 333-Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Nội dung và kết cấu của tài khoản:
TK333
- Các khoản đã nộp ngân sách nhà nước
- Các khoản trợ cấp, trợ giá được ngân sách nhà nước duyệt
- Các nghiệp vụ làm giảm số phải nộp ngân sách nhà nước như: khấu trừ thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá
- Các khoản phải nộp ngân sách nhà nước
- Các khoản trợ cấp, trợ giá
đã nhận
Dư Nợ:Số nộp thừa cho ngân sách hoặc các khoản
trợ cấp, trợ giá được NSNN duyệt nhưng chưa nhận
Dư Có: Các khoản còn phải
nộp ngân sách nhà nước
Tài khoản 333 được chi tiết ra các tiểu khoản:
- TK 3331: Thuế giá trị gia tăng phải nộp + TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
+ TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu
- TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt
- TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu
- TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp
TK 3335: Thuế thu nhập cá nhân
TK 3336: Thuế tài nguyên
TK 3337: Thuế nhà đất, tiền thuê đất
TK 3338: Các loại thuế khác
TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
Trang 276.3 Phương pháp hạch toán
TK333 TK133
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ TK111,
112, 131
Thuế GTGT của hàng hoá bị trả lại, giảm giá hàng bán hoặc chiết khấu
thương mại TK531, 532, 521
TK711 Các khoản thuế được NSNN hoàn lại ghi tăng thu nhập khác
TK111, 112
Khi nộp thuế và các khoản khác vào ngân sách nhà nước
TK111,112,131 Tổng giá thanh toán
Khi phát sinh doanh thu và thu nhậpkhác
Thuế GTGT
đầu ra511,512, 515,711
TK511,512 Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
TK152,153, 155,211 Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu phải nộp NSNN
Nếu không được khấu trừ
TK133 Nếu được
khấu trừ
Thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp ngân sách nhà nước
TK627 Thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất
nông nghiệp phải nộp NSNN
TK642 Thuế môn bài, thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước
TK8211
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành
TK334, 627, 641,642 Thuế thu nhập cá nhân phải nộp
Sơ đồ 7: Hạch toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Trang 287 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG
7.1 Một số quy định trong hạch toán tiền lương
- Hạch toán lao động bao gồm việc hạch toán tình hình sử dụng số lượng lao động và thời gian lao động, hạch toán kết quả lao động Tổ chức tốt công tác hạch toán lao động giúp cho doanh nghiệp có những tài liệu đúng đắn, chính xác để kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động, tình hình năng suất lao động, tình hình hiệu suất công tác
- Ghi chép đầy đủ, phản ánh, tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản đó cho người lao động
- Tính toán và phân bổ các chi phí tiền lương vào chi phí SXKD theo từng đối tượng
- Lập báo cáo về lao động tiền lương
- Phân tích tình hình quản lý lao động, sử dụng thời gian lao động, quỹ tiền lương, năng suất lao động
7.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 334-Phải trả người lao động
Nội dung và kết cấu tài khoản:
SD: Số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả
về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động
SD: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền
thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động Tài khoản 334 có 2 tài khoản cấp 2:
- TK 3341: Phải trả công nhân viên
- TK 3348: Phải trả người lao động khác
Trang 297.3 Phương pháp hạch toán
TK334 TK111,112
Trả lương cho công nhân viên TK141
Tạm ứng trừ vào lương
TK338 BHXH, BHYT trừ vào lương
TK138 Các khoản thu khác trừ vào lương
TK333 Thuế thu nhập trừ vào lương CNV
TK111,112 Ứng trước tiền lương, tiền công
TK431 Tiền thưởng phải trả CNV
TK338 Tiền BHXH (ốm đau, tai nạn…) phải trả CNV
TK335
Trích trước tiền lương nghỉ phép
CNSX
TK622 Tiền ăn ca của công nhân
TK623 Tiền ăn ca của công nhân sử dụng máy thi công
TK627 Tiền ăn ca của nhân viên phân xưởng
TK641, 642 Tiền ăn ca của nhân viên bán
hàng và quản lý phân xưởng TK3331
Sơ đồ 8: Hạch toán các khoản phải trả người lao động
Trang 308 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ PHẢI NỘP KHÁC
8.1 Nội dung các khoản phải trả, phải nộp khác
- Giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân còn chờ quyết định xử lý
- Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể theo quyết định của cấp có thẩm quyền ghi trong biên bản xử lý nếu đã xác định được nguyên nhân
- Tình hình trích và thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ
- Các khoản khấu trừ vào lương của CBCNV theo quyết định của toà án
- Các khoản phải trả cho đơn vị bên ngoài do nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn
- Các khoản lãi phải trả cho các bên tham gia liên doanh
- Các khoản đi vay, đi mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời
- Các khoản tiền nhận từ đơn vị uỷ thác hoặc các đại lý của đơn vị nhận uỷ thác hàng XNK hoặc nhận đại lý bán hàng để nộp các loại thuế xuất nhập khẩu
- Các khoản phải trả, phải nộp khác
8.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 338-Phải trả, phải nộp khác
Nội dung và kết cấu tài khoản phải trả phải nộp khác:
TK338
- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản có liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý
- Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định
- Chi KPCĐ cho công đoàn bộ phận
- Tính BHXH phải trả cho người lao động
- Các khoản đã trả, đã nộp khác
- Giá trị tài sản thừa chờ quyết định chưa xác định được nguyên nhân
- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào nơi sử dụng lao động
- Khấu trừ vào lương phần BHXH, BHYT mà người lao động có trách nhiệm phải nộp
SD: Số tiền còn phải trả, phải nộp
khác
Tài khoản 338 có các tiểu khoản sau:
- 3381-Tài sản thừa chờ giải quyết
- 3382-Kinh phí công đoàn
- 3383-Bảo hiểm xã hội
Trang 31Phát hiện thừa TSCĐ khi
kiểm kê TK214 TK111,112
Chi tiền nộp BHXH, KPCĐ,
mua BHYT TK334
BHXH phải trả cho công nhân viên
Tiền phạt được khấu trừ vào tiền nhận ký quỹ, ký cược
Các khảon phải trả không ai đòi
TK111,152,153,155,156 Phát hiện thừa tiền, vật tư
hàng hoá khi kiểm kê
TK622,623, 627,641
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
Trừ vào lương BHXH, BHYT Lợi nhuận, cổ tức phải trả
TK111,112 Doanh thu nhận trước
TK3331
Thuế GTGT Doanh thu nhận trước ở đơn
vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp
TK111,112
Số KPCĐ chi vượt được
cấp bù Nhận ký quỹ, ký cược ngắn
hạn bằng tiền
Sơ đồ 9: Hạch toán các khoản phải trả, phải nộp khác
Trang 329 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TIỀN VAY
9.1 Khái niệm và nguyên tắc hạch toán
Việc hạch toán tiền vay phải theo các nguyên tắc sau:
- Phải theo dõi chi tiết từng khoản vay, loại vay, lần vay, hình thức vay và cho từng đối tượng Trường hợp vay bằng ngoại tệ, ngoài việc theo dõi bằng nguyên tệ còn phải quy đổi ra đồng tiền Việt Nam theo tỷ giá quy định, nếu vay bằng vàng, bạc, kim loại quý hiếm, ngoài việc chi tiết cho từng chủ nợ, kế toán còn phải theo dõi chi tiết theo chỉ tiêu số lượng, giá trị theo quy định
- Phải tiến hành phân loại các khoản vay theo thời gian thanh toán để có biện pháp huy động nguồn và trả nợ kịp thời
- Phải đánh giá các khoản vay bằng ngoại tệ, vàng bạc, kim loại quý hiếm khi kết thúc niên độ kế toán, nếu có sự biến động lớn về giá cả, tỷ giá để phản ánh đúng giá trị thực của tài sản kinh doanh
9.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 311-Vay ngắn hạn
Nội dung và kết cấu của tài khoản Vay ngắn hạn:
Tài khoản 341-Vay dài hạn
Nội dung và kết cấu của tài khoản Vay dài hạn:
TK341
- Kết chuyển số tiền vay dài hạn đến hạn trả
- Số tiền vay dài hạn giảm do tỷ giá giảm
- Số tiền vay dài hạn đã trả trước hạn
Các nghiệp vụ làm tăng tiền vay: vay thêm, tỷ giá tăng…
SD: Số tiền doanh nghiệp còn vay dài hạn
hạn hoặc quá hạn chưa trả
Trang 339.3 Phương pháp hạch toán
Lãi tỷ giá TK413
Trả nợ vay ngắn hạn bằng ngoại
tệ giai đoạn trước hoạt động
Vay tiền để mua vật tư hàng hoá (dùng cho SXKD hàng hoá DV chịu thuế GTGT theo PP Trực tiếp
Vay bằng ngoại tệ mua NVL, hàng hoá theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc liên ngân hàng
TK311 TK111,112
Trả nợ vay ngắn hạn
TK1112,1122
Trả nợ vay ngắn hạn bằng ngoại tệ giai đoạn SXKD
TK133 TK152,153,156
TK144 Vay ngắn hạn dùng để ký
quỹ, ký cược ngắn hạn
TK331,315,341,342 Vay ngoại tệ trả nợ người
chuyển vào tài khoản tiền gửi
ngân hàng
TK152,156,627,641
TK413 Cuối năm đánh giá lại số dư ngoại tệ (lỗ tỷ giá)
Sơ đồ 10: Hạch toán vay ngắn hạn
Trang 34TK341
Trả nợ vay bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Vay bằng tiền mặt, tiền gửi
ngân hàngTK1112,1122
Trả nợ vay bằng ngoại tệ giai đoạn SXKD
Lỗ Lãi
TK1112,1122
Trả nợ vay bằng ngoại tệ (giai đoạn trước hoạt động)
Trả nợ vay bàng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc tiền thu nợ
của khách hàng TK413
Cuối niên độ đánh giá lỗ tỷ giá
TK152,153, 211,213,217 Mua NVL, thiết bị, TSCĐ
TK133
TK241 Vay để thanh toán đầu tư XDCB
TK221,222, 223,228 Vay đầu tư vào công ty con,
công ty liên kết, GVLD,đầu tư trái phiếu, cổ phiếu dài hạn
TK331 Vay thanh toán cho người bán,
người nhận thầu
TK1112,1122 Vay bằng ngoại tệ theo tỷ giá thực tế giao dich hoặc bình quân liên ngân hàng
TK211,221,223 Vay bằng ngoại tệ mua TSCĐ dể đầu tư dài hạn theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc bình quân liên NH
TK331 Vay thanh toán thẳng cho
người bán bằng ngoại tệ
TK635 TK515
Lỗ Lãi
Cuối niên độ đánh giá lãi tỷ giá
Sơ đồ 11: Hạch toán vay dài hạn
Trang 35Chương II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐÁ XÂY DỰNG LƯƠNG SƠN
Phần A: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT
ĐÁ XÂY DỰNG LƯƠNG SƠN
1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty cổ phần sản xuất đá xây dựng Lương Sơn là một công ty cổ phần toàn phần hoạt động trong lĩnh vực khai thác và sản xuất đá xây dựng
Tiền thân của công ty cổ phần sản xuất đá xây dựng Lương Sơn là xí nghiệp vôi
đá Hà Nội, đó là một doanh nghiệp Nhà Nước thành lập ngày 03/05/1967 theo quyết định số 1038QĐ/UB Lúc đàu xí nghiệp chỉ có một giám đốc và 96 nhân viên, sau đó tiếp quản đội sản xuất vôi của nông trường Cửu Long gồm một lò vôi và 11 công nhân
Năm 1980 xí nghiệp xác nhập thêm phân xưởng Tân Vinh cùng 40 cán bộ công nhân viên và thêm 2 lò vôi tại xã Tân Vinh
Đến năm 1994 xí nghiệp đã quản lý một mặt bằng sản xuất 31,3 ha với công nghệ sản xuất 80% cơ giớ hoá và nổ mìn phá đá bằng vật liệu nổ công nghiệp
Tháng 4 năm 1995 xí nghiệp nâng cấp thành công ty vôi đá Lương Sơn – Hoà Bình, cùng năm đó xí nghiệp sát nhập thêm xí nghiệp vôi đá 1/5 với 50 cán bộ công nhân viên
Năm 1995 cũng là năm nâng cấp phân xưởng Tân Vinh thành xí nghiệp sản xuất đá Tân Vinh thuộc công ty vôi đá Lương Sơn – Hoà Bình
Năm 2001 công ty còn thành lập thêm xí nghiệp sản xuất đá 30/4 Lương Sơn giải quyết được công ăn việc làm cho hơn 200 lao động ổn định, góp phần xây dựng đội ngũ công nhân có tay nghề cao, nắm bắt được những thành tựu kỹ thuật, làm chủ các công đoạn sản xuất Với thời gian đó công ty đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ
Do chủ trương của nhà nước tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước
và cũng là yêu cầu thực tế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng là tạo sự gắn bó và nâng cao trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp
Trang 36nên năm 2002 công ty có chủ trương tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp thành công
ty cổ phần toàn phần
Được sự cho phép của các cơ quan chức năng và sự thống nhất cao của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty nên năm 2003 công ty vôi đá Lương Sơn – Hoà Bình đã chính thức trở thành công ty cổ phần sản xuất đá xây dựng Lương Sơn theo quyết định số 140/QĐ-UB ngày 20/01/2003 của UBND tỉnh Hoà Bình và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 26/04/2005
Trải qua 39 năm phát triển, công ty đã đạt đựơc nhừng thành tựu to lớn, cung cấp cho đất nước hàng trăm nghìn m3 đá phục vụ chủ yếu cho ngành xây dựng và cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất xi măng Ngoài ra công ty hằng năm còn nộp ngân sách hàng trăm triệu đồng
Sử dụng nguồn vốn, khả năng quản lý lao động và uy tín của các cổ đông để tối
đa hoá các nguồn lợi của công ty nhằm tăng cổ tức cho các cổ đông và phát triển công
ty
Giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người lao động, phát triển kinh tế địa phương, đóng góp tích cực cho ngan sách nhà nước
2.2 Nhiệm vụ
Trước đây công ty chỉ sản xuất đá xây dựng và lò nung vôi để cung cấp đá vôi
để nung đá vôi thành vôi cung cấp cho nhành xây dựng Đến nay lĩnh vực kinh doanh của công ty đa dạng hơn:
- Khai thác và chế biến khoáng sản (đá xây dựng)
- Mua bán vật liệu xây dựng các loại
- San lấp mặt bằng
Trang 37- Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng
- Xây dựng các công trình dân dụng, các công trình kỹ thuật ( giao thông, thuỷ lợi, đường dây dẫn điện có điện áp từ 35KV trở xuống, trạm biến áp có dung lượng từ
320 KVA trở xuống)
- Mua bán xăng dầu, các chất bôi trơn, chất đốt
3 Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty cổ phần sản xuất đá xây dựng Lương Sơn
3.1 Cơ cấu quản lý
Trong đó:
: Quan hệ chỉ đạo
: Quan hệ liên đới
3.2 Chức năng các phòng ban
3.2.1 Đại hội cổ đông
- Quyết định tổng số cổ phần được quyền chào bán, quyết định mức cổ tức hàng năm
- Bầu, bãi miễn thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát
Sơ đồ 12: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Phòng kinh tế
Phòng
kế hoạch
kỹ thuật vật tư
Xí nghiệp 30/4
Xí nghiệp Bãi Lạng
Xí nghiệp Tân Vinh
Xí nghiệp Thắng Lợi
Trang 38- Quyết định mức thù lao và các quyền lợi cho thành viên Hội đồng quản trị và thành viên ban kiểm soát
- Xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, Chủ tịch HĐQT, Ban kiểm soát và Trưởng ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và các cổ đông
- Quyết định gia hạn, tổ chức lại hoặc giải thể công ty
- Quyết định bổ sung, sửa đổi điều lệ công ty
- Quyết định tăng, giảm vốn điều lệ, quyết định bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trên sổ kế toán của công ty
- Thông qua định hướng phát triển, quyết định phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư của năm tài chính mới Thông qua báo cáo của HĐQT và Ban Kiểm Soát về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty
- Thông qua báo cáo tài chình hàng năm quyết định phương án phân phối lợi nhuận, sử dụng lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, cổ tức cho các cổ đông
- Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo qui định trong điều lệ của công ty và pháp luật
3.2.2 Hội đồng quản trị
Chủ tịch HĐQT là người quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông Chủ tịch HĐQT có chức năng sau:
- Lập chương trình và kế hoạch hoạt động của HĐQT
- Chuẩn bị chương trình và nội dung các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp HHĐQT
- Tổ chức việc thông qua quyết định của HĐQT
- Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT
- Thay mặt hội đồng quản trị ký các văn bản, các hợp đồng thuộc thẩm quyền của HĐQT và đã được HĐQT thông qua
- Quyết định cử đi công tác, đào tạo nước ngoài đối với các chức danh do HĐQT quản lý theo đề nghị của giám đốc công ty
- Được ủy quyền và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền của mình
- Quyền và các nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ công ty
3.2.3 Ban kiểm soát
Trang 39Gồm 03 người do đại hội cổ đông bầu ra để thay mặt cổ đông kiểm soát các hoạt động KD, quản trị điều hành công ty Ban kiểm soát bầu trưởng ban kiểm soát
Trưởng ban Kiểm soát có trách nhiệm phân công công việc cho các thành viên ban kiểm soát
Mỗi thành viên ban kiểm soát dưới sự chỉ đạo và phân công của trưởng ban kiểm soát có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính
+ Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty
+ Thường xuyên thông báo với hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của Hội động quản trị trước khi trình báo kết luận và ý kiến lên đại hội cổ đông
+ Báo cáo đại hội cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và sổ sách kế toán, báo cáo tài chính
+ Chịu trách nhiệm cá nhân về những đánh giá và kết luận của mình
+ Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của công ty
+ Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông về những sai phạm gây thiệt hại cho công ty khi thực hiện nhiệm vụ
3.2.4 Ban giám đốc
* Giám đốc
Là người giữ vai trò lãnh đạo chung của công ty và là đại diện pháp nhân của công ty trong điều hành mọi hoạt động kinh doanh, đại diện cho toàn bộ quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong công ty
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết, nghị định của hội đồng quản trị và của đại hội cổ đông Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi công việc được giao, ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động và các tài liệu giao dịch khác của công ty
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, bảo toàn và phát triển vốn
- Xây dựng và trình hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch dài hạn và kế hoach năm, các qui chế quản lý công ty, qui chế tài chính, qui chế quản lý và sử dụng lao động, quy chế trả lương, thưởng… kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức công ty
Trang 40- Đề nghị hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật các chức danh: Phó Giám Đốc; Kế toán trưởng; Trưởng, phó các phòng ban; Giám đốc và Phó giám đốc các đơn vị kinh tế trực thuộc ( xí nghiệp)
- Báo cáo trước hội đồng quản trị tình hình hoạt động kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của hội đồng quản trị chuẩn bị các tài liệu phục vụ các cuộc họp của Hội đồng quản trị và đại hội cổ đông
- Đại diện công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi của công ty
* Phó Giám đốc
Là người giúp việc cho giám đốc, điều hành mọi việc theo sự chỉ đạo của chủ tịch HĐQT hoặc theo sự chỉ đạo phân công uỷ quyền của giám đốc công ty đồng thời chịu trách nhiệm trước HĐQT, giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên của công
ty về hiệu quả công tác của mình
3.2.5 Phòng tổ chức hành chính
Quản lý, điều phối nhân lực, tham mưu cho Giám đốc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; xây dựng định mức lao động tiền lương, chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên toàn công ty, chịu sự chỉ đạo của Giám đốc công ty
3.2.6 Phòng kinh tế ( Phòng kế toán)
Nhiệm vụ cơ bản là hạch toán lãi lỗ, giúp Giám đốc công ty quản lý, sử dụng các nguồn vốn sao cho có hiệu quả nhất Tổ chức công tác kiểm kê, kiểm soát toàn bộ tài sản của công ty; tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh, tài chính, trực tiếp giao dịch với ngân hàng, kiểm tra các đơn vị sản xuất cấp dưới, ghi chép sổ sách, lập chứng
từ có đúng nguyên tắc không Cuối quý gửi báo cáo tài chính đầy đủ, kịp thời lên cơ quan quản lý cấp trên
3.2.7 Phòng kế hoạch, kỹ thuật, vật tư
Giúp Giám đốc công ty xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa dây chuyền phù hợp vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty Đồng thời tham gia mua vật tư và giám sát quá trình mua phụ tùng thay thế cho các đơn vị trực thuộc khi có yêu cầu
3.2.8 Các xí nghiệp
Đây là nơi trực tiếp khai thác đá từ núi đá tự nhiên sau đó phân loại và nghiền thành đá thành phẩm của công ty như đá 1x2, đá 2x4, đá 4x6, … Mỗi xí nghiệp đều có