1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quá trinh thực hiện chính sách ruộng đất của đảng ở tỉnh thanh hóa trong những năm 1988 2006

142 699 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Xét trên phạm vi toàn cục, hiện nay đổi mới chính sách ruộng đất của tỉnh Thanh Hoá vẫn chưa vượt qua được những thử thách lớn, những biến động trong việc thực hiện chính sách ruộng đất

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

LÊ THỊ HIỀN

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA ĐẢNG Ở TỈNH THANH HOÁ

TRONG NHỮNG NĂM 1988 - 2006

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

LÊ THỊ HIỀN

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA ĐẢNG Ở TỈNH THANH HOÁ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, PGS TS Hoàng Hồng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn

Tôi xin cảm ơn các thầy cô và các anh chị cán bộ thuộc khoa Lịch sử

đã giúp tôi trong quá trình làm luận văn

Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn cùng lớp và những người thân của tôi

Hà Nội - 2009

Học viên: Lê Thị Hiền

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực Luận văn có

kế thừa các công trình nghiên cứu của những người đi trước vá có sự bổ sung thêm những tư liệu hoàn toàn mới

Học viên: Lê Thị Hiền

Trang 5

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

BCH : Ban chấp hành CNH : Công nghiệp hoá DĐĐT : Dồn điền đổi thửa ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt Nam HĐH : Hiện đại hoá

HTX : Hợp tác xã TBCN : Tư bản chủ nghĩa TĐSX : Tổ đội sản xuất

TW : Trung ương XHCN : Xã hội chủ nghĩa UBND : Uỷ ban nhân dân

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Nguồn tư liệu, cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 3

6 Đóng góp của luận văn 4

7 Kết cấu của luận văn 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THANH HÓA TRƯỚC ĐỔI MỚI 6

1.1 Vài nột về quỏ trỡnh hoạt động của các HTX nông nghiệp ở

tỉnh Thanh Hoỏ 6

1.2 Quỏ trỡnh thực hiện chỉ thị 100 của Đảng ở tỉnh Thanh Hoá 11

Tiểu Kết 31

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG Ở TỈNH THANH HOÁ GIAI ĐOẠN 1988-1996 33

2.1 Chính sách ruộng đất đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam 33

2.1.1 Nghị quyết 10 về đổi mới quản lí kinh tế nông nghiệp 34

2.1.2 Luật đất đai năm 1993 37

2.2 Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá quán triệt và chỉ đạo thực hiện chính sách ruộng đất đổi mới trong những năm 1988 - 1996 43

2.3 Thành tựu, hạn chế và những vấn đề nảy sinh 61

2.3.1 Thành tựu 61

2.3.2 Hạn chế và những vấn đề nảy sinh: 70

Tiểu kết 76

Trang 7

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG

"ĐỔI ĐIỀN DỒN THỬA " CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH

THANH HOÁ NHỮNG NĂM 1996-2006 78

3.1 Chủ trương của Đảng về cuộc vận động " Dồn điền đổi thửa" 78

3.2 Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo thực hiện cuộc vận động "Dồn điền đổi thửa " trong những năm 1996- 2006 84

3.2.1 Giai đoạn 1996 - 2001 84

3.2.2 Giai đoạn 2001- 2006 93

3.3 Thành tựu, hạn chế và những vấn đề nảy sinh 104

3.3.1 Thành tựu 104

3.3.2 Hạn chế và những vấn đề nảy sinh 106

Tiểu kết 111

KẾT LUẬN 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117 PHỤ LỤC

Trang 8

“ruộng đất cho dân cày” là một trong hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản của giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta Do đó Đảng đã lôi kéo được một lực lượng đông đảo là quần chúng nhân dân lao động, đi theo giai cấp công nhân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và đế quốc tay sai, giành lại chính quyền cho nhân dân, độc lập cho dân tộc

Chính sách ruộng đất đang trở thành nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá trong cả thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa XHCN Xét trên phạm vi toàn cục, hiện nay đổi mới chính sách ruộng đất của tỉnh Thanh Hoá vẫn chưa vượt qua được những thử thách lớn, những biến động trong việc thực hiện chính sách ruộng đất trước đổi mới vẫn còn gây ảnh hưởng lớn, tác động đến tình hình kinh tế nông nghiệp nói riêng và tình hình kinh tế xã hội nói chung Trước mắt và cả trong tương lai đổi mới chính sách ruộng đất để phát triển kinh tế nông nghiệp vẫn

là vị trí, mặt trận hàng đầu góp phần quyết định vào việc tăng trưởng và ổn định tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá

Vì vậy việc nghiên cứu chính sách đổi mới ruộng đất của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá là công việc cần thiết và cấp bách để khẳng định những thành tựu

và hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực, củng cố lòng tin đối

Trang 9

2

với Đảng, đối với công cuộc đổi mới của đất nước

Vì những lí do đó, tôi lựa chọn đề tài “Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng ở tỉnh Thanh Hoá trong những năm 1988- 2006” để nghiên cứu nhằm mang lại một hình ảnh xác thực về quá trình chỉ đạo thực hiện đổi mới chính sách ruộng đất của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đổi mới chính sách ruộng đất của Nhà nước nói chung và Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá nói riêng là một vấn đề quan trọng, bởi vậy đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học Đã có nhiều công trình khoa học, nhiều sách báo viết về vấn đề này Có thể kể ra đây những công trình

nghiên cứu khoa học tiêu biểu như: "Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông

nghiệp ở Việt Nam" của Trương Thị Tiến, Nxb CTQG, năm 1998; "Đổi mới

và hoàn thiện một số chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn", Nxb

Nông nghiệp, H, 1995; "Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới" của PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thông kê, năm 2003;"Khoán sản phẩm

trong HTX nông nghiệp Thanh Hoá", Uỷ ban Nông nghiệp Thanh Hoá;

"Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa 1975-2000"- Nxb Thanh

Hoá 2005;

Bên cạnh đó, vấn đề đổi mới chính sách ruộng đất đã được phản ánh

khá nhiều trong sách báo, tạp chí như: "Đổi mới chính sách ruộng đất ở Việt

Nam và vấn đề ruộng đất của kinh tế hộ nông dân", tạp chí Nghiên cứu lịch

sử Đảng, số 5- 2004 của tác giả Trương Thị Tiến; "Cải tiến chế độ khoán

trong nông nghiệp", tạp chí Cộng sản, số 3 năm 1981 của tác giả Võ Chí

Công; "Chính sách khoán trong nông nghiệp những mặt được và những vấn

đề mới nảy sinh", tạp chí Thông tin lý luận, tháng 11/1992 của tác giả Nguyễn

Sinh Cúc; "Quan hệ ruộng đất ở nông thôn, thực trạng và giải pháp", tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 4/1990 của tác giả Nguyễn Hữu Đạt; "Sở hữu ruộng

đất nhìn từ thực tiễn", tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 193 năm 1993 của tác

giả Nguyễn Văn Quy;"Dồn điền đổi thửa- tốn tiền tỷ vẫn manh mún",Nông thôn mới số 227 kỳ 2 tháng 7/2008; "Phú Vang với cuộc vận động Dồn điền

Trang 10

3

đổi thửa" Nông thôn mới số 187 kỳ 2 tháng 7/2006; "Hiệu quả chuyển đổi ruộng đất liền vùng liền thửa ở Phong Hải" Nông thôn mới số 186 kỳ 1 tháng

10/2006; "Nhờ dồn điền đổi thửa đã đánh thức tiềm năng vùng đất trũng"

Nông thôn mới số 187 kỳ 2 tháng 10/2006

Dưới góc độ khoa học lịch sử Đảng tôi muốn trình bày rõ và có hệ thống quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng ở tỉnh Thanh Hoá; phân tích những nội dung cơ bản của chính sách đó và những vấn đề liên quan như vấn đề sử dụng đất nông nghiệp, chớnh sỏch dồn điền đổi thửa

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

a Mục đích

- Làm rõ các chủ trương và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá

trong quá trình chỉ đạo thực hiện chính sách ruộng đất đổi mới trong những năm 1988-2006

- Khẳng định thành tựu, hạn chế và những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện chính sách ruộng đất đổi mới ở tỉnh Thanh Hoá

- Khảo sát thực tiễn thực hiện chính sách ruộng đất đổi mới ở tỉnh Thanh Hoá và bước đầu đánh giá tổng kết

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Các chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá và những diễn biến cụ thể trong quá trình thực hiện chính sách ruộng đất đổi mới ở tỉnh Thanh Hoá từ

1988 – 2006

b Phạm vi nghiên cứu

Các vấn đề liên quan đến chính sách thực hiện chính sách ruộng đất đổi

Trang 11

4

mới của Đảng ở tỉnh Thanh Hoá từ những năm 1988- 2006 bao gồm: Bối cảnh nông nghiệp nông thôn Thanh Hoá trước đổi mới, sự quán triệt và chỉ đạo thực hiện chính sách ruộng đất đổi mới của Đảng bộ Thanh Hoá và những kết quả cụ thể; cuộc vận động dồn điền đổi thửa ở tỉnh Thanh Hoá

5 Nguồn tư liệu, cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

a Nguồn tư liệu:

Để giải quyết được các vấn đề đặt ra, đề tài sử dụng các nguồn tư liệu chính sau:

+ Hệ thống các văn kiện Đảng qua một số Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng và các kỳ Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, V, VI, VIII, IX, X và các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá

+ Các số liệu thống kê về quá trình thực hiện chính sách ruộng đất đổi mới của UBND tỉnh Thanh Hoá, Sở Nông nghiệp, các cấp, các ngành của tỉnh Thanh Hoá

+ Các công trình nghiên cứu về chính sách ruộng đất đổi mới

+ Báo chí: Báo nông thôn Thanh Hoá, Báo Nông nghiệp, Báo Thanh tra, Báo Nhân dân…

b Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp điều tra, so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp, thống kê, biểu đồ để làm sáng tỏ các vấn đề trong sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đối với việc quán triệt và thực hiện chính sách ruộng đất của Trung ương Đảng

6 Đóng góp của luận văn

- Tái hiện gần 20 năm thực hiện chính sách ruộng đất đổi mới của Đảng ở tỉnh Thanh Hoá, trong đó đã làm rõ các chủ trương, biện pháp của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá cùng hoạt động cụ thể trong toàn tỉnh nhằm thực hiện một chính sách quan trọng của Đảng

- Góp phần tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá và lịch sử địa phương Thanh Hoá những

Trang 12

5

năm 1988- 2006

- Là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu lịch sử Đảng, lịch sử kinh tế

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo có 3 chương

Chương 1: Khái quát tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Thanh Hoá trước đổi mới

Chương 2: Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ruộng đất đổi mới của Đảng ở tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 1988-1996

Chương 3: Quá trình chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Đổi điền dồn thửa” của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 1996-2006

Trang 13

6

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THANH HÓA TRƯỚC ĐỔI MỚI

1.1 Vài nét về quá trình hoạt động của các HTX nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá

Hoà bình lập lại, nhân dân miền Bắc bắt tay ngay vào công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, đồng thời tiếp tục hoàn thành cải cách ruộng đất, tạo tiền đề đưa miền Bắc quá độ tiến lên CNXH

Để chuẩn bị cho việc hình thành mô hình tổ chức sản xuất cao hơn, Đảng và Nhà nước chủ trương khuyến khích vận động nông dân tham gia các

tổ chức đổi công, giúp đỡ lẫn nhau đẩy mạnh sản xuất và đã tổ chức được các hội nghị đổi công toàn quốc Các hội này đã có tác dụng thiết thực trong việc vận động, hướng dẫn nông dân phát huy yếu tố tích cực của hình thức hợp tác lao động giản đơn

Tháng 8 năm 1955, tại hội nghị Trung ương 8 khoá II Đảng ta chủ trương xây dựng thí điểm một số HTX nông nghiệp lấy đó làm cơ sở thực tiễn để định hướng công cuộc cải tạo XHCN đối với nông nghiệp Cuối năm

1955 đã có 6 HTX nông nghiệp được xây dựng thí điểm ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Thanh Hoá Các HTX lúc đó còn là bậc thấp, quy mô nhỏ; gia đình

xã viên còn được hưởng hoa lợi phần ruộng đất do họ đóng góp và có quyền rút ruộng đất của mình ra khỏi HTX, quay lại với lối làm ăn cá thể Hình thức HTX như vậy còn được thực hiện cho đến cuối năm 1960 vì thế còn được nông dân hưởng ứng và tham gia

Trong hai năm 1959- 1960, cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp được triển khai đều khắp và trở thành một cao trào rộng lớn Quá trình hợp tác hoá nông nghiệp diễn ra từ thấp đến cao nhưng với một tốc độ đặc biệt nhanh chóng Đến cuối năm 1960, miền Bắc đã căn bản hoàn thành xây dựng

Trang 14

7

HTX bậc thấp với tổng số 40.422 HTX, thu hút 85,8 % số hộ nông dân tham gia Trong đó có 4.346 HTX bậc cao và xuất hiện một số HTX có quy mô toàn xã ở một số địa phương

Mỗi bước phát triển của nông nghiệp Thanh Hoá được gắn chặt với từng chặng đường cách mạng của đất nước, cũng từng trải với những thác ghềnh, nhưng đến khi có nghị quyết 19 của Trung ương khoá 3, Nghị quyết

22 (1974) và đặc biệt là hội nghị nông nghiệp toàn quốc tại Thái Bình về cuộc vận động tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất lớn XHCN, thì Nông nghiệp Thanh Hoá mới có được những biến đổi quan trọng và phát triển với tốc độ nhanh

Có thể nói rằng phát triển kinh tế HTX là một nhu cầu tất yếu luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, Thanh Hoá là địa phương có phong trào hợp tác hoá khá sớm (1955- 1958) Qua từng thời kì cách mạng của đất nước HTX đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hôi, an ninh, quốc phòng của đất nước và của Tỉnh Nhiều điển hình tiên tiến không chỉ ở tỉnh mà đã vượt ra phạm vi cả nước như: Xuân Thành, Đông Hoà, Nga Thuỷ, Thọ Lâm,

HTX Xuân Thành ( Thọ Xuân) là một điển hình tiên tiến về củng cố quan hệ sản xuất nông nghiệp, đến năm 1985 trên diện tích 2 lúa 1 màu đạt

17 tấn lương thực quy thóc trên 1 ha được Nhà nước tặng danh hiệu anh hùng lao động

HTX Nga Thuỷ (Nga Sơn) bố trí cơ cấu sản xuất, hợp lý gắn được sản xuất với chế biến đay, cói ngay từ đầu trong từng gia đình, phát triển mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, được nhà nước tằng danh hiệu anh hùng lao động

Các HTX Thọ Lâm (Thọ Xuân) Hà Tĩnh (Hà Trung) điển hình tiên tiến

về thực hiện Nông Lâm kết hợp

HTX Quý Lộc (Thiệu Yên) xác định đúng đắn phương hướng sản xuất thâm

Trang 15

Ở các huyện miền biển tổ chức lại sản xuất ở các HTX nghề cá do đó tạo ra được bước chuyển biến mới trong đánh bắt thu mua và giao sản phẩm Tháng 9/1975 Hội nghị cán bộ toàn tỉnh tổng kết đông xuân 1974-1975 phát động làm đông xuân 1975-1976 Tỉnh uỷ chủ trương phát động phong trào khai hoang phục hoá, san lấp hố bom, hục đấu và chuyển cư trong nội bộ tỉnh, huyện; Năm 1976 toàn tỉnh điều 14.000 lao động đi khai hoang trên các huyện miền núi như: Như Xuân, Thạch Thành, Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Tĩnh Gia; khai hoang mở rộng diện tích đồng cói ở Nga Sơn, Hậu Lộc

Số HTX loại A từ 13,4 % tăng lên 29,7%, số HTX loại B + C từ 96,6% giảm xuống 70,3% trong đó số HTX yếu kém từ 39,8% giảm xuống còn 17%; Trên địa bàn các huyện đã xuất hiện nhiều điển hình tốt về các mặt Các hình thức HTX kiểu mới ra đời đi từ thấp đến cao trong từng lĩnh vực, từng khâu, từng cung đoạn, (hợp tác phòng trừ sâu bệnh trong trồng trọt, hợp tác chế biến, hợp tác làm vườn, ) nhân nhanh các mô hình đã xuất hiện ở các vùng, các lĩnh vực ra diện rộng

Sản xuất phát triển, quan hệ sản xuất bền chặt đã tạo cho các HTX nông nghiệp Thanh Hoá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng lớn cung cấp cho Nhà nước một khối lượng lương thực nông sản, thực phẩm Từ 7 vạn tấn lương thực trong những năm 1976-1980 đã đạt 14 vạn tấn năm 1981, 15 vạn tấn năm 1984 và 20 vạn tấn 1985 Số HTX loại A từ 13,4 % tăng lên 29,7%, số HTX loại B + C từ 96,6% giảm xuống 70,3% trong đó số HTX yếu kém từ 39,8% giảm xuống còn 17%; Trên địa bàn các huyện đã xuất hiện nhiều điển hình tốt về các mặt Đời sống của nhân dân từng bước được ổn

Trang 16

9

định, không phải nhận viện trợ của Trung ương như thời kỳ trước

Phong trào hợp tác hoá nông nghiệp là con đường để hướng cho người nông dân đi lên CNXH Mục đích tốt đẹp của con đường hợp tác hoá đã được người nông dân hưởng ứng rộng rãi Sau hơn 30 năm tiến hành phong trào hợp tác hoá không ai nghi ngờ mục tiêu và những thành tựu của nó với việc giải phóng người nông dân, đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Nhưng cũng chính phong trào hợp tác hoá đó đã mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng, mà sai lầm lớn nhất của nó chính là giải quyết không thoả đáng mối quan hệ ruộng đất dẫn đến làm tha hoá người nông dân và làm trì trệ sự phát triển của sản xuất nông nghiệp

Trong các HTX bâc cao, ruộng đất và các tư liệu sản xuất chủ yếu khác của hộ xã viên được tập thể hoá triệt để và việc phân phối sản phẩm hoàn toàn dựa vào ngày công lao động được tính bằng điểm Hoa lợi ruộng đất lúc này cũng không còn nữa Như vậy quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất và tư liệu sản xuất chủ yếu khác hoàn toàn bị thủ tiêu; quyền tự chủ về sử dụng ruộng đất của nông dân xã viên bị xoá bỏ Việc tập thể hoá triệt để ruộng đất

và điều hành sản xuất tập trung cao độ trong các HTX bậc cao thực tế đã làm người nông dân thờ ơ với công việc tập thể Trên thực tế ruộng đất trở thành

vô chủ; người nông dân sản xuất nông nghiệp không gắn bó với ruộng đất, ruộng đất bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả Đời sống xã viên vì thế không đạt mức tối thiểu

Đối với nông dân, bước chuyển lên HTX là một sự thay đổi căn bản quan hệ ruộng đất, hộ nông dân mất quyền sở hữu về tư liệu sản xuất cơ bản, mất quyền sử dụng và mất quyền kinh doanh sản xuất như một đơn vị kinh tế độc lập Nếu những quyền ấy càng được tăng cường về phía HTX bao nhiêu thì cũng tức là càng tách rời người nông dân chừng ấy Sự chuyển biến quan

hệ ruộng đất đáng lẽ phải tạo nên sự phát triển đi lên của HTX, vai trò tích cực của người nông dân với tư cách là người làm chủ tập thể phải trở thành hiện thực, đời sống mọi mặt của nông dân phải được cải thiện, thì trái lại

Trang 17

10

HTX đã không mang lại được kết quả như thế

Quá trình xây dựng phong trào hợp tác hoá, củng cố cải thiện HTX được diễn ra khá nhanh, nhưng thiếu vững chắc, laị áp dụng một kiểu mô hình chung cho tất cả các lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, cho tất cả mọi vùng trong tỉnh, trong khi trình độ, điều kiện lực lượng sản xuất chưa phù hơp và mang tính đặc thù riêng của từng lĩnh vực, từng ngành Càng củng cố, càng cải thiện, càng tách người lao động ra khỏi tư liệu sản xuất, đưa vị trí mọi người lao động, mọi người nông dân trong HTX thành một đơn vị cộng đồng dưới sự điều khiển chỉ huy thống nhất cảu Ban quản trị Do đó không phát huy được tiềm năng của mọi thành viên Tổ chức sản xuất và cơ chế quản lý trong HTX lại theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, quan hệ với nhà nước là cấp phát và giao nạp, sử dụng cơ chế hiện vật hóa, tự túc, tự cấp Quan hệ giữa nông dân với Nhà nước là quan điểm công điểm - hiện vật, dẫn đến vừa rong công phóng điểm, vừa làm giảm giá trị, giảm hiệu quả lao động, không gắn được người lao động với kết quả cuối cùng của mình

Mặt khác do quá trình biến động của cách mạng, HTX phải làm cả chức năng quản lý, bảo hiểm xã hội, từ thiện Lợi ích của hộ nông dân trong các HTX lại vi phạm nghiêm trọng, bình quân trong các thời kỳ 1965-1975, người lao động chỉ được hưởng 20-25%, giá trị sản phẩm làm ra đối với những vùng khó khăn chỉ còn khoảng 15% Do hưởng thụ thành quả ít nên đã triệt tiêu động lực của người lao động, là nguyên nhân cơ bản làm cho người lao động không thiết tha vơi HTX, với cơ chế phân phối bình quân thực sự mất công bằng và kiểu chỉ huy tập trung mệnh lệnh Thực trạng của việc chia tách hay sát nhập quy mô diễn ra ở các địa phương hay những thời kỳ này đã thể hiện sinh động - tâm tư nguyện vọng của nông dân muốn thoát khỏi những ràng buộc này, trong khi đó lại chỉ tách hay sát nhập thực chất đó là biện pháp cải tiến, củng cố mang kiểu hành chính, mang tính bắt buộc đã vừa không gỡ được những ách tắc cho sản xuất lại còn gây ra những tốn kém thất thiệt về tài sản, về cổ phần đóng góp của xã viên

Trang 18

11

Có thể nói tình hình hợp tác hóa và tổ chức HTX đã mang nặng tính phong trào và chủ nghĩa hình thức chưa xem HTX là một tổ chức kinh tế đích thực- là phương tiện để thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển cho phù hợp lực lượng sản xuất các giải pháp đề ra thường nặng về chấn chỉnh tổ chức, về động viên tư tưởng nên đã kém hiệu quả

Bên cạnh đó hình thức HTX cũng bắt đầu bộc lộ những vấn đề mới bức xúc cả về nhận thức, lý luận cả về thực tiễn chỉ đạo và tổ chức thực hiện cần được nghiên cứu, tổng kết để khắc phục tình trạng hiệu quả kinh tế còn thấp, công nợ chậm được xử lý, các nhu cầu bức thiết cho phát triển kinh tế còn thấp, công nợ chậm được xử lý, các nhu cầu bức thiết cho phát triển kinh tế HTX chỉ mới đáp ứng được một phần rất nhỏ, nhiều lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế HTX còn bị bỏ trống, quản lý kinh tế HTX còn bị buông lỏng Nhiều HTX cần được giải thể hoặc chuyển đổi nhưng chưa xử lý được tồn đọng, nhiều nơi cần có HTX nhưng rất lúng túng chưa thành lập được

Nhận định trên đây đã được thực tế chứng minh trong thời kỳ

1981-1989 trước khi nghị quyết 10 của Bộ chính trị ra đời Vào thời điểm này những khuyết tật trong chính sách kinh tế và mâu thuẫn trong cơ chế quản lý

đã bộc lộ ngày càng rõ, càng sâu sắc hơn, đã dẫn tới hiện tượng khoán chui ở nhiều nơi, đó là giao khoán màu trên đất vụ đông, giao khoán ruộng ở những vùng xa, vùng xấu cho các hộ, tập thể định mức một sản lượng nhất định rồi giao cho hộ canh tác, vượt bao nhiêu hộ nhận khoán hưởng bấy nhiêu, ở một

số vùng hoá giá đàn trâu bò cho hộ Tất cả thực trạng đó chứng tỏ những hình thức kinh tế được tạo lập nên trong thời gian đó đã không thích ứng được với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, không thích ứng được hoàn cảnh mới Kinh tế nông nghiệp đang đứng trước yêu cầu điều chỉnh lớn các quan

hệ sản xuất

1.2 Quá trình thực hiện chỉ thị 100 của Đảng ở tỉnh Thanh Hoá

Trang 19

12

Trước sự khủng hoảng của mô hình quản lý và sự giảm sút của tình hình sản xuất nông nghiệp, một số tổ chức Đảng và quần chúng đã tự tìm kiếm cách làm mới Từ đầu năm 1975 ở một số nơi đã xuất hiện hình thức khoán đến từng hộ gia đình hoặc cho xã viên mượn đất, khuyến khích xã viên khai hoang phục hoá đất đai Hải Phòng và Vĩnh Phú là nơi xuất hiện hình thức khoán hộ từ những năm 60 nhưng không đựơc chấp nhận Thập niên 70, hai địa phương (Đồ Sơn- Hải Phòng, Vĩnh Lạc- Vĩnh Phú) lại là nơi xuất hiện trở lại hình thức khoán hộ Sau đó hình thức này lan dần ra các địa phương với mức độ khác nhau

Để chọn lựa một quyết định đúng đắn trước hiện tượng khoán hộ, ngày

21 tháng 10 năm 1980, Ban bí thư Trung ương ra thông báo số 22 ghi nhận và cho phép các địa phương làm thử hình thức khoán sản phẩm đối với cây lúa Sau khi có thông báo số 22, cơ chế khoán hộ được triển khai rộng rãi ở nhiều hợp tác xã trên các vùng đồng bằng, trung du, miền núi

Năm 1980, phần lớn các HTX của Hải Phòng đã thực hiện chế độ khoán mới từ 20 đến 100% diện tích lúa mùa Năng suất bình quân toàn thành đạt trên 23 tạ/ha (mặc dù vụ mùa năm 1980 miền Bắc kể cả Hải Phòng bị lụt, úng lụt rất nghiêm trọng Năng suất lúa bình quân của miền Bắc chỉ đạt 18,8 tạ/ha Tổng sản lượng lương thực cả năm của Hải Phòng tăng 6,3% so với năm 1979 Do đó, Hải Phòng đã hình thành sớm nghĩa vụ đóng góp lương thực cho Nhà nước với 23299 tấn, vượt kế hoạch 299 tấn Mức ăn (chưa kể phần vượt khoán sản lượng của xã viên) bình quân hàng tháng của mỗi người tăng thêm 3kg thóc

Trên cơ sở tổng kết đánh giá tình hình thực tiễn, ngày 13 tháng 1 năm

1981, Ban bí thư Trung ương dã ban hành chỉ thị 100 CT- TW, chính thức quyết định chủ trương thực hiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm

và người lao động

Chỉ thị 100 CT- TW nêu rõ: mục đích của việc thực hiện cơ chế khoán

Trang 20

13

mới trong nông nghiệp là nhằm “đảm bảo phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế, trên cơ sở lôi cuốn được mọi người hăng hái lao động, kích thích tăng năng suất lao động, sử dụng tốt đất đai, tư liệu sản xuất hiện có, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất, củng cố, tăng cường quan hệ sản xuất và xã hội chủ nghĩa ở nông thôn không ngừng nâng cao thu nhập và đời sống của xã viên, tăng tích luỹ của HTX, làm tròn nghĩa vụ và không ngừng tăng khối lượng nông sản cung ứng cho Nhà nước” [94, tr 71] Chỉ thị

100 với nội dung chủ yếu “khoán sản phẩm cuối cùng cây lúa đến nhóm và người lao động” mà nhân dân gọi tắt là “khoán 100” đã bước đầu góp phàn xoá bỏ phương thức quản lý tập trung quan liêu, sản xuât tập thể “cha chung không ai khóc” Do đó “khoán 100” đã nhanh chóng đi vào cuộc sống nông thôn như là một luồng gió mới

Nếu trước năm 1981, người nông dân làm việc trong các HTX với tâm trạng của một người “làm thuê ăn điểm” thì sau quá trình sản xuất trên ruông khoán và được khuyến khích sản xuất bằng sản phẩm vượt khoán, quan tâm đến kết quả cuối cùng của sản xuất

Chỉ thị 100 CT- TW và một loạt các chỉ thị tiếp theo của Ban bí thư Trung ương (khoá V) đã thể hiện rõ hơn những chủ trương lớn của Đảng về chính sách ruộng đất trong giai đoạn này như: Bước đầu nhận vai trò của kinh

tế hộ gia đình xã viên Từ chỗ không có vai trò gì đáng kể đối với kinh tế tập thể, đến nay hộ gia đình xã viên được quyền chủ động ở một số khâu sản xuất

và được khuyến khích phát triển Chỉ thị 38/CT- TW của Ban Bí thư Trung ương đã cho phép các hộ gia đình nông dân tận dụng mọi nguồn đất đai mà hợp tác xã, nông, lâm trường chưa sử dụng hết để đưa vào sản xuất Đất khai hoang đất phục hoá được miễn thuế trong thời hạn 5 năm Nhà nước không đánh thuế sản xuất, kinh doanh đối với kinh tế gia đình Hộ gia đình nông dân được quyền tiêu thụ các sản phẩm làm ra

Với chủ trương này những yếu tố cấu thành mô hình hợp tác xã- tập thể

Trang 21

14

hoá đã có sự thay đổi Ruộng đất vẫn thuộc sở hữu tập thể nhưng đã được giao khoán cho các hộ ở một số khâu lao động của hộ gia đình đã thay thế cho lao động tập thể Chế độ phân phối theo kết quả lao động đã thay thế một phần cho chế độ phân phối theo công điểm Cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung thống nhất đã được nới lỏng Mối quan hệ giữa hợp tác xã với hộ nông dân bắt đầu có chuyển biến

Quán triệt chỉ thị 100 CT- TW của Trung ương Đảng, thống nhất nhận thức trong công tác khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã triển khai và phổ biến rộng rãi trong toàn thể quần chúng nhân dân Từ tháng 6/ 1980 tiếp theo một vài HTX đã tổ chức nhóm đến sản phẩm cuối cùng cho xã viên trong vụ chiêm xuân 1980, Thường vụ Trung ương đã giao cho Ty nông nghiệp cùng với Ban nông nghiệp của Đảng tổ chức nghiên cứu xây dựng phương án khoán sản phẩm trong nông nghiệp Trung tuần tháng 9/1980 Thường vụ Trung ương đã thảo luận phương án khoán sản phẩm và quyết định làm thí điểm ở một số HTX thuộc các vùng, các miền, các loại HTX khác nhau: chủ trương này đang được triển khai công tác chuẩn bị ở một số huyện thì cuối tháng 10/1980 có thông báo 22 của Ban Thường vụ Trung ương, Tỉnh uỷ đã họp phiên toàn thể ban chuyên đề công tác khoán sản phẩm trong các HTX, sau 2 ngày thảo luận

có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng cuối cùng Tỉnh uỷ đã thống nhất ra thông báo số 9 thực hiện khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động như nội dung thông báo 22 của Ban Bí thư Trung ương đã chỉ dẫn

Sau cuộc họp Tỉnh uỷ, các huyện đều tổ chức quán triệt chủ trương khoán sản phẩm đến người lao động cho cán bộ chủ chốt các ngành xung quanh huyện, cán bộ chủ chốt ở xã HTX, đài báo và địa phương tập trung tuyên truyền hướng dẫn công tác khoán sản phẩm Từ đó, chủ trương khoán sản phẩm đến người lao động đã được phát động trong mọi công tác của quần chúng xã viên Nói chung, đại bộ phận cán bộ Đảng viên và quần chúng xã

Trang 22

15

viên nhận rõ chủ trương khoán sản phẩm trong nông nghiệp là cần thiết, yêu cầu được thực hiện sớm, nhưng có một số bộ phận cán bộ phân vân, lo sợ quan hệ sản xuất XHCN bi xói mòn, một bộ phận quần chúng thiếu sức lao động lo cho nhà mình không thể nhận khoán được, không có thu hoạch, cá biệt có người phản đối vì trước đây thường ỷ lại vào tập thể, trốn tránh nghĩa

vụ lao động

Để thực hiện được chế độ khoán mới, chủ trương của Tỉnh tập trung bồi dưỡng đội ngũ cán bộ HTX và đội sản xuất, chỉ trong thời gian ngắn trước khi bước vào sản xuất vụ chiêm xuân 1981, các huyện đã chia ra từng cụm nhỏ để bồi dưỡng đựơc đại bộ phận cán bộ HTX từ đội trưởng đội phó trở lên, đợt bồi dưỡng này đã bồi dưỡng trên 8000 cán bộ HTX trong đó có trên 6000 đội trưởng đội phó sản xuất, thời gian mỗi lớp 3- 4 ngày, bước đầu góp phần tăng thêm nhận thức và phương pháp khoán mới cho đội ngũ cán bộ HTX

Trên cơ sở được trang bị kiến thức, các đảng bộ cơ sở đã tổ chức thảo luận chủ trương khoán, mở đại hội HTX quyết định hình thức khoán Phong trào quần chúng đòi hỏi được thực hiện chế độ khoán mới rất sôi nổi có huyện lúc đầu muốn làm thí điểm rồi mới mở rộng cho vững chắc hơn, nhưng về sau càng thực hiện càng phát triển rộng phong trào khoán, một số HTX tiên tiến

và HTX yếu kém cán bộ có những phân vân chưa muốn khoán mới, quần chúng xã viên có những kiến nghị đòi được thực hiện

Mặc dù khoán sản phẩm cuối cùng cho người lao động đã trở thành nguyện vọng của quần chúng xã viên, nhưng là việc làm rất mới chưa có kinh nghiệm, cho nên bước đi của các địa phương có khác nhau, có huyện chủ động để mở rộng khoán sản ngay từ đầu có địa phương triển khai chậm nên

có những lúng túng nhất định

Đến cuối tháng 12/1980 các HTX đồng bằng mới có gần 70% số HTX thực hiện chế độ khoán đến người lao động, huyện có nhiều HTX khoán mới

Trang 23

16

là Triệu Sơn 35/40 HTX, Nông Cống 36/41 HTX, Quảng Xương 60/66 HTX, Trung Sơn 62/71 HTX, Thiệu Yên 62/66 HTX: 7 huyện miền núi làm thí điểm ở 20 HTX, nhiều nhất Như Xuân 10 HTX

Nhưng từ sau hội nghị sơ kết công tác khoán của Bộ Nông nghiệp tại Hải Phòng và tiếp theo chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương, công tác khoán mới được triển khai hầu hết các HTX đồng bằng, các huyện miền núi cũng không hạn chế phạm vi thí điểm, kể cả một số HTX đã tiến hành khoán việc ở các khâu cày, làm mạ và cấy, nhiều HTX sau điều hành cấy xong đã giao chăm sóc và thu hoạch cho xã viên nhận khoán

Tính đến 15/3/1981, số HTX đã khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động như sau:

Miền núi và trung du

Trang 24

4 HTX, Trung Sơn 2 HTX, Quảng Xương 1 HTX) miền núi 14 HTX chia nhóm để khoán (Vĩnh Thạch 5 HTX, Như Xuân 8 HTX, Bá Thước 1 HTX)

Số HTX vẫn giữ chế độ khoán việc ở đội sản xuất 29 HTX trong số này có 15 HTX thuộc loại HTX tiên tiến và khá

Nói chung các HTX ở đồng bằng và trung du, sau khi có chủ trương khoán sản phẩm đã tích cực cải tiến phương pháp giao khoán và điều hành công việc, kể cả một số HTX vẫn giữ chế độ khoán việc ở đội sản xuất

Sản lượng giao khoán đến nhóm lao động và người lao động là căn cứ vào mức năng suất của HTX đã khoán cho đội sản xuất mà tính toán điều chỉnh cụ thể cho từng thửa ruộng theo độ phì nhiêu của đất, năng suất bình quân đã đạt đựơc trong những năm gần đây và đầu tư về lao động, phân bón của HTX trên thửa ruộng đó nhằm bảo đảm cho sản lượng thu hoạch của các thửa ruộng trong đội sản xuất ăn khớp với sản lượng HTX giao khoán đến đội sản xuất

Trang 25

18

Ruộng đất giao khoán đến nhóm lao động và người lao động tiến hành sản xuất chủ yếu là đối với lao động ngành trồng trọt HTX căn cứ vào khả năng lao động, nghĩa vụ lao động và mức đầu tư lao động trên đơn vị diện tích để tính toán sản lượng đất giao khoán cho phù hợp Cán bộ xã, HTX, đội sản xuất cũng đựơc tính giao ruộng đất làm khoán tương ứng với số công quy định phải trực tiếp tham gia công tác cho họ Đối với lao động làm các ngành, nghề khác nếu xét cần thiết thì cũng có thể được giao thêm ruộng đất làm khoán với tỷ lệ nhất định trên cơ sở bảo đảm kế hoạch phát triển ngành nghề của HTX Cần gắn với nghĩa vụ lao động đủ giao mức diện tích khoán cho xã viên nhằm bắt buộc những người lười lao động cho tập thể cũng phải có nghĩa vụ lao động nhận khoán với HTX

Ruộng đất giao khoán đến lao động để thực hiện sản lượng không nên phân tán ra nhiều mảnh, nhiều chỗ, nhiều xứ đồng khác nhau, nhưng phải đảm bảo có tỷ lệ hợp lý giữa lúa và hoa màu, giữa diện tích cấy lúa sớm, lúa muộn và lúa đại trà để lao động được phân bổ đều vào các tháng trong quá trình sản xuất Đối với những ruộng xấu, ruông xa thì chủ yếu định mức khoán điều chỉnh cho phù hợp để xã viên nhận khoán Để khắc phục tình trạng xử lý ruộng đất, khi giao khoán đến nhóm lao động và người lao động theo kinh nghiệm của HTX đã làm có thể giải quyết theo cách:

- Xếp các thửa to, nhỏ khác nhau để tương ứng với 1, 2, 3 lao động để

tổ chức việc giao khoán cho 1 thửa ruộng nhiều nhất cũng chỉ giao khoán cho lao động ở 2 gia đình là cùng Nếu cần thiết cũng có thể hình thành các bờ gọn nhỏ để vừa tiện giao cho việc giữ nước, chăm sóc, vừa không ảnh hưởng đến diện tích và việc sử dụng cơ giới khi làm đất Những HTX được giao khoán sản phẩm trồng trọt cho lao động cần khoán hết các loại diện tích cho

xã viên để đảm bảo sự phát triển đồng đều đối với các loại cây trồng Ruộng giao khoán cho xã viên nên ổn định trong thời gian 2, 3 năm để xã viên yên tâm tích cực thực hiện thâm canh Mức năng suất khoán thì căn cứ vào khả năng đầu tư phân bón, kĩ thuật của HTX trong từng năm kế hoạch để điều

Trang 26

19

chỉnh cho hợp lý HTX chỉ thu lại diện tích khoán đối với người lao động không bảo đảm thực hiện đúng phương hướng sản xuất và cơ cấu cây trồng theo từng vùng sản xuất, không giao nộp đủ sản phẩm cho HTX và lao đồng

có sự biến động mà bản thân họ yêu cầu

- Dựa vào trình tự là : dựa vào phương hướng sản xuất đã được xác định HTX phải bố trí một cơ cấu cây trồng hợp lý cho từng vùng sản xuất Trên cơ sở đó HTX phải bàn bạc với xã viên về các định mức: sản lượng, công lao động và những chi phí vật chất cần thiết cho từng loại cây trồng ở từng vùng, từng thửa ruộng sau khi đã xác định được định mức đó thì mới tiến hành giao ruộng đất khoán đến nhóm và người lao động để thực hiện

Nói chung ruộng đất giao khoán đến nhóm và người lao động nên kết hợp giữa sự phân công với sự vận động xã viên tự giác nhận là chính, nhưng phải đảm bảo được sự công bằng, hợp lý giữa các xã viên trong công việc nhận khoán mà tính toán các khoản thu, chi của HTX trong từng năm, từng vụ, xác định rõ số công lao động được chia, thu nhập một ngày công về giá trị và hiện vật theo kế hoạch để khuyến khích và nâng cao thu nhập cho xã viên bằng cách tăng sản lượng và tăng giá trị ngày công chia của HTX là chủ yếu như chỉ thị của Ban bí thư đã đề ra Bộ nông nghiệp đồng thời cũng quy định: giao diện tích nhận khoán là giao cho lao động trồng trọt kết hợp với khả năng lao động của từng hộ, đối với cán bộ làm công tác quản lý HTX và lao động làm các ngành nghề thì căn cứ vào ngay công phải làm trực tiếp sản xuất để giao một

số diện tích tương ứng không giao bình quân theo nhân khẩu ở tỉnh Thanh Hoá đã tiến hành là: giao cho lao động trồng trọt kết hợp với nhân khẩu, cách giao kết hợp với nhân khẩu cũng mỗi nơi vận dụng một khác: Huyện Triệu Sơn giao cho lao động 60-70%, nhân khẩu 30-40%, Nông Cống 33 HTX giao diện tích cho lao động quy định kết hợp với nhân khẩu, 7 HTX giao diện tích cho lao động chính kết hợp với nhân khẩu HTX Yên Thịnh huyện Thiệu Yên giao cho mỗi lao động 5 sào, mỗi nhân khẩu nửa sào Đối với lao động ngành nghề

và cán bộ quản lý riêng Hoằng Hoá quy định không được giao diện tích khoán, còn các huyện khác đều có giao, Triệu Sơn lao động ngành nghề và cán bộ

Trang 27

20

quản lý được nhận bằng 1/3 hoặc 1/2 diện tích khoán so với lao động trồng trọt, Thiệu Yên được nhận 20-30% Riêng HTX Đức Thuận và Quyết Thắng ở Tĩnh Gia giao diện tích khoán theo bình quân nhân khẩu

Sự chuyển biến ruộng đất đáng lẽ phải tạo nên sự phát triển đi lên của HTX, vai trò tích cực của người nông dân với tư cách là người làm chủ tập thể phải trở thành hiện thực, đời sống mọi mặt của nông thôn phải được cải thiện, thì trái lại HTX đã không mang lại kết quả như thế

Cách giao ruộng nhận khoán cho người lao động là mọi người nhận khoán đều nhận ruộng có các loại cây trồng theo các thời vụ khác nhau, rồi dùng cách bắt thăm để khắc phục tình trạng suy bì nhưng cũng còn một số HTX ở Hậu Lộc, Quảng Xương và ở một số HTX đồng ruộng và cây trồng phức tạp, nhận tới 18 mảnh ruộng đất khác nhau, phổ biến ruộng nhận khoán của hộ xã viên là 6-7 mảnh ruộng, chỉ ở những HTX đồng ruộng đỡ phức tạp thì mỗi gia đình nhận khoán mới được làm những miếng ruộng có 2-3 sào diện tích Với việc manh muốn ruộng đất như vậy đã làm cho diện tích đất canh tác và bình quân đất canh tác suy giảm nghiêm trọng

Bảng 1: Thống kê một số đơn vị giảm diện tích và bình quân diện tích đất canh tác

người)

Bình quân đất canh tác1984 (m2/ người)

1978 1984

Tổng số 7388,83 6681,72 1086 805

1 Xã Hà Long- Hà Trung 628,80 513,10 1390 971

2 Xã Hà Vân - Hà Trung 371,70 298,90 1351 932

Trang 28

21

3 Xã Hà Bình- Hà Trung 414,90 349,90 1132 837

7 Xã Đông Vệ- TX Thanh Hoá 271,90 241,17 732 512

8 Xã Xuân Tín- Thọ Xuân 529,40 503,70 831 676

9 Xã Vĩnh Long- Vĩnh Lộc 744,00 708,58 1060 983

11 Xã Thiệu Nguyên- Thiệu Yên 417,30 396,30 940 663

(Nguồn: Số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá năm 1984)

Bên cạnh đó, việc cấp đất không đúng thẩm quyền của một số đơn vị đã làm cho tình hình ruộng đất ở một số huyện Quảng Xương, Hậu Lộc, Nga Sơn, Vĩnh Lộc có nhiều biến động phức tạp

Bảng 2: Thống kê một số trường hợp cấp đất không đúng thẩm quyền

Bình quân diện tích (m2/ hộ) Tên đơn vị

Số chủ được cấp

Diện tích (ha)

Trong đó đất nông nghiệp (ha)

1 Huyện, thị cấp không báo cáo

tỉnh

Trang 29

22

-Giám đốc công ty cơ khí điện

Thanh Hóa

- Xí nghiệp gạch ngói Triệu Sơn 7 0,36 0,36 514

(Nguồn: Số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá năm 1984)

Sau khi điều chỉnh lại sản l-ợng ở các vùng, khoảnh ruộng cho hợp lý, xây dựng kế hoạch giao 3 khoán cho các đội sản xuất, HTX đã căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch giao nộp sản phẩm của các đội mà cân đối ph-ơng án phân phối theo kế hoạch cho toàn HTX, giao trách nhiệm từng đội sản xuất phải giao nạp các loại sản phẩm cho HTX, để HTX làm nhiệm vụ với nhà n-ớc, để các loại quỹ không chia, số l-ơng thực đ-ợc phân phối cho xã viên trong đội theo ph-ơng án phân phối chung của HTX, th-ởng phạt cho các đội 100% sản phẩm,

từ đó các đội sản xuất bố trí kế hoạch sản xuất cho từng đội và những sản phẩm sản xuất ngoài kế hoạch khoán đ-ợc phân phối riêng cho xã viên ở đội

Các cấp huyện, xã đã tổ chức quán triệt chủ tr-ơng, bàn biện pháp thi hành xuống từng đội sản xuất và từng ng-ời nhận khoán các cơ quan

Trang 30

23

báo chí, đội phát thanh đã tập trung tuyên truyền cho khoán sản phẩm, các ngành các đoàn thể quần chúng có liên quan nh- Ban thanh tra, Ty công an, Hội đồng nông dân, Đoàn thanh niên đã lần l-ợt cử cán bộ xuống cơ sở nắm tình hình và vạch kế hoạch tham gia h-ớng dẫn cho cấp d-ới thực hiện, do đó chỉ thời gian ngắn phong trào đã phát triển rộng rãi đ-ợc quần chúng h-ởng ứng tích cực

Tóm lại với việc thực hiện chính sách ruộng đất thời kỳ này, nhân dân

đã được “cởi trói” khỏi cơ chế quan liêu bao cấp, làm chủ chung chung của sản xuất tập thể và đạt đ-ợc những thành tựu đáng kể tạo ra b-ớc phát triển mới về sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ 1981-1985

Chỉ thị 100 đ-ợc coi là mốc đánh dấu b-ớc đầu tiên của quá trình cải cách kinh tế ở nông thôn với nội dung cơ bản là từng b-ớc giao quyền tự chủ

về sử dụng ruộng đất cho các hộ nhân dân Tổ chức tốt việc giao diện tích ruộng đất cho đội sản xuất, cho nhóm và ng-ời lao động sử dụng để thực hiện sản l-ợng khoán, tránh để đồng ruộng bị chia cắt manh mún, gây trở ngại cho

sử dụng cơ sở vật chất- kĩ thuật và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất Khi diện tích giao khoán cho ng-ời lao động đ-ợc phân bố hợp lý thì

có thể ổn định trong vài ba năm để xã viên yên tâm thâm canh trên diện tích

đó Về mức sản l-ợng khoán cần xem xét hàng năm cho phù hợp đối với sản xuất Do những chính sách tích cực đó mà trong những năm thực hiện chỉ thị

100 thì diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Thanh Hoá không ngừng tăng lên

“Tổng diện tích đất nông nghiệp 255.168ha (chiếm 22,9% diện tích tự nhiên),

so với năm 1978 tăng 2.240ha Đất trồng cây hàng năm 196.852ha (chiếm 77,1% đất nông nghiệp) so với năm 1976 tăng 2.537ha Đối với miền núi có 7 huyện tăng diện tích, huyện tăng nhiều là Th-ờng Xuân, Ngọc Lạc, Thạch Thành mỗi huyện tăng 1200 ha đến 1500 ha, các huyện khác tăng 500- 600

ha Đất trồng mầu và cây công nghiệp ngắn ngày 45.989 ha tăng 4168 ha Ruộng 3 vụ có diện tích là 8300 ha tăng 3000 ha, nh-ng tỉ lệ đó còn quá ít so với khả năng 70.000- 75.000 ha ” [52, tr.2]

Trang 31

24

Chất l-ợng công việc có chiều sâu, quy trình sản xuất, quy trình kỹ thuật đã đ-ợc xã viên tự giác thực hiện ý thức làm kịp thời vụ đã đ-ợc nhân dân h-ởng ứng, thời vụ cho các loại cây trồng đ-ợc bảo đảm rất chặt chẽ, các loại giống lúa đ-ợc ngâm gieo đúng thời vụ, cấy đúng tuổi mạ, chăm sóc

đúng thời kỳ sinh tr-ởng của các loại cây trồng Quá trình chăm sóc các loại cây trồng xã viên nhận khoán, nói chung v-ợt xa định mức khoán của HTX, nhiều ruộng nhận khoán không phải chỉ làm cỏ bón phân lần 2, lần 3 mà đến lần thứ 5, thứ 6, bờ bụi dọn dẹp sạch sẽ Mật độ cấy ở một số huyện nh- Nông Cống, Tĩnh Gia, Thiệu Yên đ-ợc chú ý đúng mức, giống lúa 314- 424 đại thể cấy 45-60 khóm/m2 và 5-6 dãnh một khóm, giống lúa Chiêm Xuân đ-ợc cấy 4- 5 dãnh 1 khóm và 50-70 khóm/ m2 Về sử dụng phân chuồng HTX giao,

kế hoạch bón ít nhất cũng 6 tấn/ ha, gia đình nhận khoán bón đủ (ch-a kể bón phân ngoài mức khoán) chất l-ợng phân đ-ợc bảo đảm vì phân của từng nhà

đem bón cho ruộng nhận khoán của mình Sử dụng phân hoá học, tuy HTX cung cấp đ-ợc ít nh-ng nhiều gia đình bớt ăn tiêu để mua thêm phân hoá học bón trên ruộng nhận khoán, kỹ thuật bón đúng cách cũng đ-ợc thực hiện khá tốt Do có những biện pháp tích cực đó mà các loại cây trồng vụ Chiêm Xuân năm nay xanh tốt hơn mọi năm, theo số liệu thống kê của chi cục thống kê và kết quả kiểm tra phản ánh sản xuất vụ Chiêm Xuân 1981-1982 đã có những kết quả đáng kể “So với cùng kỳ vụ tr-ớc tổng diện tích trồng tăng 13,6% (19.936 ha), trong đó cây có tốc độ tăng nhanh là: lúa Chiêm xuân tăng 18%,

đậu t-ơng tăng 300%, lạc tăng 84,2% và đậu các loại tăng 61% Điểm nổi bật của sản xuất năm nay là thể hiện ở nhiều huyện đã tạo đủ điều kiện để cấy v-ợt diện tích về cây lúa theo kế hoạch mà đến 15/2 đã có 4 huyện v-ợt diện tích là: thị xã Sầm Sơn 111%, Nh- Xuân 108 %, Trung Sơn: 100,9%, L-ơng Ngọc: 105%” [72, tr.2]

Tinh thần và trách nhiệm thái độ làm chủ của ng-ời xã viên đã đ-ợc làm rõ Hiện t-ợng tiêu cực trong xã hội ở nông thôn đã có tác dụng hạn chế từng b-ớc, những ng-ời lâu nay dựa vào cảm tình để có giấy miễn lao động, trốn tránh nghĩa vụ đại bộ phận nhận khoán ruộng của HTX đi sản xuất,

Trang 32

25

những ng-ời bỏ việc của HTX đi buôn thúng bán b-ng, chạy hết chợ này đến chợ khác đã giảm dần, một số gia đình tách riêng bố mẹ già ra gia đình riêng

để đ-ợc điều hoà l-ơng thực nay một số đã nhập thành một gia đình Gia đình

bộ đội, gia đình th-ơng binh, liệt sĩ, neo đơn do các HTX thực hiện tốt các khâu công việc tập thể đảm nhiệm, lại chiếu cố ruộng gần, ruộng dễ làm nên các gia đình đều yên tâm phấn khởi và hầu hết gia đình chính sách đều nhận khoán Tình hình sản xuất l-ơng thực thực phẩm từ sau 1981 đã có chiều h-ớng phát triển tạo ra đ-ợc phong trào lao động và b-ớc đầu tạo đ-ợc lòng tin của quần chúng Tổng sản l-ợng l-ơng thực bình quân toàn tỉnh trên d-ới

70 vạn tấn/ năm (bình quân 5 năm 1978- 1982 là 53 vạn tấn) Do đó đời sống nhân dân đ-ợc ổn định, một bộ phận ở nông thôn có dự trữ và cơ bản tự giải quyết đ-ợc vấn đề l-ơng thực trên địa bàn toàn tỉnh

Thời gian lao động đ-ợc tăng rõ ràng, tình trạng chờ đợi đ-ợc giảm bớt,

đồng thời khai thác đ-ợc mọi nguồn lao động Phân công lao động trong các HTX đ-ợc bảo đảm lao động làm ở các đội chuyên ngành và chuyên khâu

Đồng thời cũng đã bắt đầu có khai thác tiền vốn vật t- của ng-ời lao động vào quá trình sản xuất (mua trâu bò, mua phân đạm, mua giống tốt ) Có thể khẳng định chỉ thị 100 đã phần nào chặn đứng đ-ợc xu h-ớng giảm sút trong sản xuất nông nghiệp từ năm 1960 đến 1980 và b-ớc đầu mở ra một h-ớng đi mới đ-a sản xuất nông nghiệp từng b-ớc đi lên Việc khoán sản phẩm cuối cùng cho ng-ời lao động đ-ợc triển khai nhanh nhạy đã đem lại kết quả nhiều mặt: thúc đẩy cách mạng kĩ thuật, củng cố quan hệ sản xuất, giải quyết đ-ợc nhiều tình trạng yếu kém x-a nay Tăng c-ờng một b-ớc xây dựng con ng-ời mới, xã viên làm chủ thực sự, lao động của mọi ng-ời tự giác, đấu tranh hạn chế những mặt tiêu cực ở nông thôn, mọi công việc của HTX hoạt động đều, huy động lao động cho Nhà n-ớc bảo đảm, cơ sở vật chất đ-ợc sử dụng, quần chúng phấn khởi, gia đình chính sách an tâm

Chỉ thị 100 CT- TW đã chấm dứt đ-ợc hiện tượng “các cấp ngăn cấm, cấp dưới làm chui”, buông trôi lãnh đạo, ngăn ngừa tình trạng làm ồ ạt thiếu

Trang 33

26

chuẩn bị, kiên quyết xoá bỏ và ngăn chặn tình trạng “khoán trắng”, không

đ-ợc giao ruộng đất cho xã viên tự ý sử dụng, không giao cho từng cá nhân xã

tự đảm nhiệm toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch

Tóm lại, từ tác động tích cực trên của chỉ thị 100 CT- TW, có thể khẳng

định rằng: tập thể hoá triệt để ruộng đất là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ng-ời nông dân thờ ơ với ruộng đất, sản xuất nông nghiệp kém phát triển, tiêu cực nảy sinh, đời sống lao động khó khăn trong các HTX sản xuất Nhà n-ớc tr-ớc đây Do vậy, việc đề ra chỉ thị 100 CT - TW của Ban chấp hành Trung -ơng Đảng với việc giao quyền tự chủ về sử dụng ruộng đất cho các hộ nông dân là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội Tuy nhiên do ch-a có kinh nghiệm, nên trong giai đoạn của quá trình thực hiện chỉ thị 100 ta đã không tránh khỏi những sai sót, những vấn đề nảy sinh cần phải khắc phục

Chỉ thị 100 đã b-ớc đầu khôi phục đ-ợc quyền tự chủ về sử dụng ruộng

đất của hộ nông dân xã viên, nh-ng ch-a đề ra ph-ơng h-ớng tổ chức lại bộ máy quản lý điều hành của HTX Về cơ bản bộ máy này sau chỉ thị 100 vẫn

đ-ợc giữ nguyên, nên tệ quan liêu, mệnh lệnh vẫn ch-a đ-ợc xoá bỏ Trong khi đó cơ sở đơn vị buông lỏng quản lý điều hành nhiều khâu tập thể đảm nhiệm dẫn đến hiện t-ợng mạnh ai nấy đ-ợc, nh- giành trâu bò cày cho ruộng nhà mình tr-ớc, phân bón giành cho ruộng gia đình nhận nhiều hơn và chất l-ợng tốt, có gia đình lấn cả bờ vùng, bờ thửa để mở rộng diện tích

Chỉ thị 100 đã dè dặt trong việc giao quyền tự chủ về sử dụng ruộng đất cho các hộ xã viên “Khoán 100”, hộ nhân dân xã viên mới đ-ợc thực sự làm chủ 3 khâu trong quá trình sản xuất đối với cây trồng là cấy trồng, chăm sóc

và thu hoạch, còn các khâu khác vẫn do tập thể đảm nhiệm, cơ chế quản lý vẫn dựa trên cơ sở lao đông tập thể, phân phối theo công điểm, không ràng buộc chặt chẽ lợi ích và trách nhiệm, không bảo đảm gắn lao động với t- liệu sản xuất, với sản phẩm cuối cùng trong toàn bộ quy trình sản xuất Việc

“chống khoán trắng ” đã dẫn đến tình trạng các hợp tác xã muốn nắm laị

Trang 34

27

nhiều khâu trong quá trình sản xuất nh-ng trên thực tế lai không đảm bảo

đ-ợc tốt những khâu đó ở nhiều nơi nông dân chỉ còn nhận đ-ợc từ 15 đến 20% phần sản l-ợng nhận trong khoán Phần sản l-ợng v-ợt khoán nhiều khi không bù đắp đ-ợc chi phí vật chất đã đầu t- thêm Thời gian khoán lại ngắn, chỉ “có thể ổn định trong vài ba năm và sản lượng không ổn định”, hộ xã viên không yên tâm đầu t- thâm canh, ng-ời nông dân ch-a thực sự gắn bó với ruộng đất

Một trong những mục đích chủ yếu của chỉ thị 100 ra đời là củng cố và tăng c-ờng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn Nh- vậy bên cạnh -u điểm b-ớc đầu gắn lao động với ruộng đất, lôi kéo đ-ợc ng-ời nông dân hăng hái sản xuất bằng th-ởng phạt phần v-ợt khoán, chỉ thị 100 lại muốn thông qua đó để củng cố HTX, TĐSX, mô hình cũ mà những mâu thuẫn và những hạn chế của chúng vẫn ch-a đựơc giải quýêt một cách cơ bản Do vậy, mặc dù chỉ thị 100 có nêu quyết tâm “kiên quyết ngăn ngừa và khắc phục tình trạng khoán trắng” cho xã viên và chỉ đạo việc xác định mức khoán hợp lý Phải căn cứ vào diện tích độ phì nhiêu và năng suất bình quân của từng loại

đất thì tình trạng “khoán trắng” vẫn diễn ra tuỳ tiện

Việc định mức kinh tế- kỹ thuật chưa phự hợp cú chiều hướng khoỏn giảm năng suất, quỏ chỳ ý lợi ớch cỏ nhõn Cơ sở vật chất của HTX là mỏy múc, phương tiện vận chuyển hiện nay đang lỳng tỳng trong việc sử dụng, một số địa phương đang cú chiều hướng đầu tư cơ sở vật chất riờng cho từng gia đỡnh xó viờn được nghiờn cứu để cú sự hướng dẫn thống nhất Nụng dõn ở một số huỵờn như Nga Sơn, Hoằng Hoỏ đó bắt đầu nuụi thờm trõu bũ để đảm bảo việc cày bừa, họ cũng bắt đầu tận dụng nguồn phõn chuồng của gia đỡnh để bún cho mảnh đất của họ Tuy nhiờn tỡnh trạng chung vẫn là họ chỏn nản với sản xuất, họ tranh giành trõu bũ, ruộng đất Ai cũng muốn mảnh ruộng của mỡnh phải là mảnh ruộng tốt nhất, ruộng của mỡnh phải được cày cấy đầu tiờn

Trang 35

28

Chỉ thị 100 có hiện tượng chia manh muốn ruộng đất để bảo đảm công bằng, nhưng vì các định mức chưa cụ thể nên buộc người xã viên phải phân tán sản xuất quá nhiều trên đồng ruộng Một số HTX ở các huyện như Nông Cống, Hậu Lộc, Tĩnh Gia có nơi hộ nông dân nhận tới 18 mảnh ruộng, trung bình là 6-8 mảnh Việc chia nhỏ diện tích làm cho nông dân rất tốn công sức

và gây khó khăn cho việc sản xuất ví dụ như các giống lúa phát triển không đồng đều gây khó khăn cho quá trình chăm sóc, bón phân, thu hoạch làm giảm năng suất đáng kể “Trong khi đó bình quân đất nông nghiệp trên đầu người tiếp tục giảm từ 1311 m2/ người (1960), giảm xuống 1083 m2/người (1978) và 996 m2/người (1984) Trong đó ở miền núi bình quân từ 2000m2/ người năm 1960 giảm còn 1737m2/người năm 1978 và 1663m2/người năm

1984, ở miền xuôi từ 1123m2/người năm 1960, giảm 902 m2/ người 1978 và

803 m2/người năm 1984, đặc biệt đối với đất trồng cây hàng năm là đất chủ yếu, đất sản xuất lương thực, thực phẩm, bình quân cho đầu người giảm sút nghiêm trọng bình quân chung toàn tỉnh từ 1282 m2/ người (1960) giảm xuống còn 832 m2/ người (1978) và hiện nay chỉ còn 768 m2/người Trong

đó miền núi bình quân từ 2200 m2/người (1960) giảm còn 1020 m2/người (1978) và năm 1984 còn 1013 m2/người ở miền xuôi bình quân từ 1096 m2/ người (1960), giảm còn 784 m2/ người (1978) và năm1984 chỉ còn 695 m2/ người Một số huyện có mức bình quân thấp hơn như Tĩnh Gia 605 m2/ người, Nga Sơn còn650 m2/ người nếu tính riêng cho đất trồng lúa ta sẽ thấy như sau: chung toàn tỉnh là 653 m2/ người (19780 giảm còn 588 m2/người (1984), trong đó miền núi 606 m2/người, miền xuôi 583 m2/ người” [52,tr.3]

Đó là hậu quả của việc tăng dân số không theo kế hoạch và việc quản lý sử dụng đất trong nhiều năm nay chưa đúng mức Với tốc độ giảm đất nông nghiệp bình quân đầu người ở tỉnh ta sẽ giảm một cách nghiêm trọng Từ tình hình đó vấn đề đặt ra hết sức quan trọng là phải đầu tư mạnh mẽ cho thâm canh, bồi dưỡng cải tạo đất để không ngừng nâng cao độ phì nhiêu của đất,

Trang 36

Tình trạng “dong công tính điểm” được khắc phục một phần quan trọng trong những năm đầu thực hiện cơ chế khoán mới, dần dần lại diễn ra phổ biến ở các hợp tác xã làm cho thu nhập của xã viên giảm đi Ngoài ra, HTX

và xã viên còn gánh chịu quá nhiều khoản “ bao cấp qua giá” và nạn chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ, tham ô, lợi dụng của cán bộ quản lý ngày càng phổ biến Trong khi đó việc làm rõ mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ chưa dứt khoát rõ ràng, người lao động chỉ biết có lợi ích riêng của mình dẫn đến việc điều hành những công việc của tập thể gặp nhiều khó khăn

Nguyên nhân dẫn đến những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện chỉ thị 100 CT- TW, là do lúc đó Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá chưa nhận thức được mô hình HTX nông nghiệp trước đây đã có quá nhiều mâu thuẫn và hạn chế, chưa thấy được bộ máy quản lý, điều hành của HTX không còn đại diện cho lợi ích của xã viên của tập thể, bộ máy này đã biến tuyệt đại bộ phận thành viên bỏ Đảng trong HTX thành người làm thuê bắt buộc, ăn theo công điểm của họ Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá vẫn chưa thấy rằng đáng lẽ mô hình

Trang 37

30

hợp tác hoá lúc đó phải được thay đổi ngay khi chiến tranh kết thúc cả về tính chất lẫn phương thức hoạt động cho phù hợp với thời bình, nhiệm vụ kinh tế trở thành nhiệm vụ trung tâm

Bên cạnh đó việc duy trì chế độ công điểm, không ổn định ruộng đất và mức khoán là nguyên nhân của những hiện tượng tiêu cực trong kinh tế- xã hội nông thôn mà đỉnh cao là sự giảm sút sản lượng lương thực trong 2 năm1986-1987 và nạn đói giáp hạt tháng 3 năm 1988 với hơn 9 triệu người thiếu ăn

Hạn chế của chỉ thị 100 CT- TW của Ban bí thư Trung ương và quá trình thực hiện chỉ thị 100 của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã không những không phát huy được mặt tích cực mà còn dẫn tới một só hậu quả nghiêm trọng: sản xuất lương thực đã bắt đầu chững lại và giảm sút, kéo theo tình trạng “khê nợ” sản phẩm đối với nông nghiệp phổ biến và kéo dài Nền nông nghiệp toàn tỉnh đang đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc khủng hoảng, không những thế phong trào hợp tác hoá có nguy cơ tan rã hoàn toàn Rõ ràng khi người nông dân sản xuất nông nghiệp chưa thực sự được làm chủ các quyến về sử dụng ruộng đất thì khi đó sản xuất nông nghiệp chưa phát triển vững chắc được, đời sống nhân dân lao động chưa thể ổn định được

Những vấn đề nảy sinh nói trên đã làm cho sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh phát triển chậm và chưa toàn diện, chưa đều giữa các vùng, các hợp tác

xã, tỷ suất hàng hoá thấp, nhiều HTX cả kinh tế tập thể và kinh tế gia đình vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất manh mún, độc canh, độc nghề, tự cấp, tự túc và chia cắt, nhiều tìêm năng đất đai, lao động, nghành nghề, mặt nước, năng lực quản lý, vật tư, tiền vốn, tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa được khai thác, sử dụng tốt để đưa vào sản xuất, kinh doanh Nhiều HTX đầu tư cho sản xuất nhiều nhưng thu không đủ chi, ăn thâm vào vốn, thu nhập của người lao động giảm dần, dẫn đến nhiều biểu hiện tiêu cực trong sản xuất và đời sống nông thôn Rất nhiều nơi nảy sinh tình trạng xã viên trả bớt ruộng

Trang 38

31

khoán, không còn hăng hái sản xuất như trước nữa

Một trong những nguyên nhân nữa dẫn đến chính sách ruộng đất trong giai đoạn này còn nhiều hạn chế là đã quan niệm HTX sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với CNXH ở nông thôn Ruộng đất, trâu bò, những công cụ sản xuất chủ yếu khác càng được tập thể hoá triệt để bao nhiêu, quy mô HTX càng to bao nhiêu thì tính XHCN càng nhiều bấy nhiêu Ruộng đất là cốt lõi của vấn đề hợp tác hoá, vì vậy nó phải được tập thể quản lý, về nguyên tắc không thể cho cá nhân xã viên nào tự sử dụng theo lối cá thể Đó chính là lý do sâu xa dẫn đến những hạn chế của chính sách ruộng đất

Tiểu kết

Tất cả các biện pháp như mở rộng quy mô HTX, đội sản xuất, tổ chức phân công lại lao động theo hướng chuyên môn hoá sản xuất, khoán việc đều không phải là những biện pháp có thể củng cố được HTX Ngược lại những biện pháp này làm cho sản xuất giảm sút thêm, đời sống xã viên khó khăn hơn Đồng thời việc tập thể hoá ruộng đất cũng là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng người nông dân thờ ơ với ruộng đất, sản xuất nông nghiệp kém phát triển, tiêu cực nảy sinh, đời sống người lao động khó khăn Vì vậy việc tìm kiếm một lối thoát cho nó được đặt ra một cách hết sức cấp bách

Nhìn lại bức tranh nông nghiệp toàn tỉnh sau khi thực hiện chỉ thị 100 CT/TW, tỉnh Thanh Hoá đã tạo ra được được chuyển biến quan trọng, góp phần thay đổi cục diện tình hình kinh tế- xã hội trong tỉnh, mà nguyên nhân quyết định là thực hiện theo con đường đổi mới, nhất quán các quyết sách lớn của Đảng trên mặt trận nông nghiệp, nhanh chóng xác lập vai trò tự chủ của kinh tế hộ, xoá bỏ cơ chế bao cấp thay vào đó là tự do làm ăn theo cơ chế kinh tế nhiều thành phần và thị trường hoá, xét về phương diện khoa học là tỉnh Thanh Hoá đã tạo được động lực mới, từng bước hình thành và xây dựng

Trang 39

32

môi trường hành lang vững chắc để nhằm thúc đẩy công cuộc phát triển kinh

tế xã hội Tuy nhiên cần nhận phải nhìn thật rõ và thấy cho đúng những mặt tồn tại, nhưng mâu thuẫn mới nảy sinh, để tìm kiếm được những hướng đúng đắn, lựa chọn được các bước đi, xác lập được các mô hình phù hợp với điều kiện đặc điểm của tỉnh, của mỗi vùng nhằm tiếp tục đưa nông nghiệp nông thôn tỉnh Thanh Hoá có nhiều bước phát triển mới

Nhiệm vụ trung tâm của việc đổi mới chính sách ruộng đất ở tỉnh Thanh Hoá trong thời kỳ mới là nhanh chóng tạo ra môi trường thuận lợi vững chắc để sản xuất nông nghiệp phát triển cũng như kinh tế hộ, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác đều phát triển vững chắc Do đó những định hướng phải đạt được trong việc đi tới hoàn thiện một nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh

Có thể nói rằng phương hướng giao ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân tự chủ sử dụng là đúng đắn và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nông thôn Tuy nhiên phương hướng này chỉ được Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá nhận thức đầy đủ và thực hiện khá triệt để từ khi Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá chủ trương tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc với mục tiêu làm cho nhân dân được ấm no hạnh phúc Đồng thời phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng, thực hiện hình thức khoán theo đơn giá đến

hộ và nhóm hộ gia đình là một đòi hỏi khách quan và bức thiết đối với nhiệm

vụ phát triển sản xuất và củng cố HTX thời kỳ này

Trang 40

33

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

RUỘNG ĐẤT ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG Ở TỈNH THANH HOÁ

GIAI ĐOẠN 1988-1996 2.1 Chính sách ruộng đất đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Với bước đầu thực hiện giao ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân

tự chủ sử dụng của chỉ thị 100 CT- TW đã không mang lại kết quả nhiều, nó

mang tính cục bộ, chậm chạp, không căn bản nên đã không đủ khả năng để

ngăn nền kinh tế ngày càng lún sâu vào khủng hoảng Nhưng chính cuộc

khủng hoảng kinh tế- xã hội, nhất là tình trạng ngày càng nghiêm trọng, đặc

biệt là sau khi đổi tiền vào năm 1985, đã tạo ra một sức ép thúc đẩy quá trình

đổi mới ở Việt Nam

Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI đã vạch ra

những quan điểm đổi mới kinh tế Trong lĩnh vực nông nghiệp tư tưởng chỉ

đạo đó đã thể hiện ở chỗ Đại hội đã khẳng định những tiềm năng to lớn và vị

trí cực kỳ quan trọng của những tiềm năng đó trong nền nông nghiệp nhiệt

đới nước ta ở bước đi hiện nay của đất nước Đại hội nhấn mạnh: “chính vì

vậy giải phóng năng lực sản xuất, trước hết và chủ yếu là giải phóng năng lực

sản xuất của hàng chục triệu lao động với hàng triệu hecta đất đai trong nền

nông nghiệp nhiệt đới này” Từ nhận thức đúng đắn đo, Đại hội chủ trương:

“trong 5 năm 1986-1990, chúng ta tập trung cho mục tiêu số một là sản xuất

lương thực và thực phẩm, đồng thời ra sức mở mang cây công nghiệp, nhất là

cây công nghiệp ngắn ngày, đi liền với xây dựng đồng bộ công nghiệp chế

biến, phát triển mnạh các nghành nghề, gắn lao động với đất đai, rừng, biển

nhằm khai thác đến mức cao nhất những tiềm năng đó” [27, tr.47]

Đại hội đặt ra mục tiêu phải đạt cho được của nông nghiệp trong 5 năm

Ngày đăng: 29/12/2015, 22:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thư Anh (2007), “ những điểm sáng về cuộc vận động dồn điền đổi thửa”, http:// wwww baonongthonmoi.com.vn (13/5/2007 lúc 4h37`) Sách, tạp chí
Tiêu đề: những điểm sáng về cuộc vận động dồn điền đổi thửa
Tác giả: Thư Anh
Năm: 2007
2. Hải Anh (2006), “Những kinh nghiệm dồn điền đổi ruộng đất ở Thanh Hoá lần thứ 1”, http://baothanhhoa.com (22/9/2006 lúc 6h13`) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những kinh nghiệm dồn điền đổi ruộng đất ở Thanh Hoá lần thứ 1
Tác giả: Hải Anh
Năm: 2006
3. Hải An (2007), “Nghịch lý sử dụng đất nông nghiệp: Khó cho chính quyền địa phương”, http://www.more.gov.vn (03/4/2007 lúc 5h18’) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghịch lý sử dụng đất nông nghiệp: Khó cho chính quyền địa phương
Tác giả: Hải An
Năm: 2007
6. Ban bí thư trung ương, Chỉ thị 100- CT/TW của Ban bí thư (1981), “Cải tiến công tác khoán mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp”, Nxb Sự Thật, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải tiến công tác khoán mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp
Tác giả: Ban bí thư trung ương, Chỉ thị 100- CT/TW của Ban bí thư
Nhà XB: Nxb Sự Thật
Năm: 1981
8. Nguyễn Văn Bích (1997), "Phát triển và đổi mới quản lý HTX theo luật HTX". Nxb Chính trị Quốc Gia, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển và đổi mới quản lý HTX theo luật HTX
Tác giả: Nguyễn Văn Bích
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc Gia
Năm: 1997
10. Trần Xuân Châu (2003): “Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Nxb Chính trị quốc gia, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Trần Xuân Châu
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
12. Nguyễn Sinh Cúc (9/1995), "Kinh tế và đời sống nông thôn sau hai năm thực hiện Nghị quyết trung ương 5 (Khoá VII)- Thành tựu mới và thách thức mới". Tạp chí Kinh tế nông nghiệp (Số 6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế và đời sống nông thôn sau hai năm thực hiện Nghị quyết trung ương 5 (Khoá VII)- Thành tựu mới và thách thức mới
13. Nguyễn Sinh Cúc (2003), “Nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới 1986-2002”, Nxb Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới 1986-2002
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2003
14. Nguyễn Sinh Cúc (2005), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong 20 năm đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng số 12/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong 20 năm đổi mới
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Năm: 2005
15. Chính trị xã hội- Phiên họp thứ 48 uỷ ban thường vụ Quốc hội “hạn chế tích tụ quá nhiều ruộng đất vào tay cá nhân”, 2009,http://www.nld.com.vn (14/3/2009 lúc 8h30`) Sách, tạp chí
Tiêu đề: hạn chế tích tụ quá nhiều ruộng đất vào tay cá nhân
19. Thuỳ Dương (2008), “Dồn điền đổi thửa thành công ở một số huyện”, http://wwww. Baothanhhoa. Com.vn (12/3/2008 lúc 8h39`) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dồn điền đổi thửa thành công ở một số huyện
Tác giả: Thuỳ Dương
Năm: 2008
20. Xuân Dung (2007), “Những vướng mắc của cơ chế dồn điền đổi thửa”, Báo kinh tế nông nghiệp số ra ngày 08/12/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vướng mắc của cơ chế dồn điền đổi thửa
Tác giả: Xuân Dung
Năm: 2007
22. “Dồn điền đổi thửa ”: Tiền đề của nông nghiệp hàng hoá, Báo Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hè 8/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dồn điền đổi thửa
25. Đảng cộng sản Việt Nam (1988): “Nghị quyết Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, H, Nxb Sự Thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Bộ chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự Thật
Năm: 1988
29. Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (1996), Đại hội đại biểu toàn tỉnh lần thứ XIII, “Về khắc phục và đẩy mạnh nền kinh tế nông nghiệp nông nghiệp, nông thôn”, Nxb Chính trị Thanh Hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về khắc phục và đẩy mạnh nền kinh tế nông nghiệp nông nghiệp, nông thôn
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá
Nhà XB: Nxb Chính trị Thanh Hoá
Năm: 1996
30. Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (2005), Đại hội đại biểu toàn tỉnh lần thứ XVI, “Báo cáo về tình hình kinh tế- xã hội toàn tỉnh năm 2001-2005 và phương hướng phát triển năm 2006-2010”, Nxb Chính trị Thanh Hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về tình hình kinh tế- xã hội toàn tỉnh năm 2001-2005 và phương hướng phát triển năm 2006-2010
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá
Nhà XB: Nxb Chính trị Thanh Hoá
Năm: 2005
31. Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền (1996): “Một số vấn đề về nông nghiệp và nông thôn hiện nay”, Khoa học và kỹ thuật, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về nông nghiệp và nông thôn hiện nay
Tác giả: Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền
Năm: 1996
33. "Đổi mới và hoàn thiện một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn" Nxb Nông nghiệp, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới và hoàn thiện một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
35. Lê Hà (2008), “Thanh Hoá : Nhiều nỗ lực để duy trì và ổn định diện tích vùng nguyên liệu mía đường phía Bắc”, http://vinanet, ngày 17/9/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh Hoá : Nhiều nỗ lực để duy trì và ổn định diện tích vùng nguyên liệu mía đường phía Bắc
Tác giả: Lê Hà
Năm: 2008
32. Đổi điền dồn thửa: Tốn tiền tỷ vẫn quá chậm, http://www.antd.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=24404&ChannelID=5 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w