Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề xóa đói, giảm nghèo, quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngay từ đầu, mặc dù còn bộn bề công việc trong điều kiện một tỉnh mới tái lập, nhưn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Mã số: 60 22 56
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn: PGS.TS Hồ Khang
HÀ NỘI - 2013
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ 4
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 10
6 Đóng góp của luận văn 10
7 Bố cục luận văn 9
Chương 1: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO TRONG NHỮNG NĂM 1997 - 2005 12
1.1 Cơ sở hình thành chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (1997 – 2005) 12
1.1.1 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xoá đói, giảm nghèo (1997 – 2005) 12
1.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc và việc thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo của tỉnh trước năm 1997 22
1.2 Quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc vận dụng chủ trương xoá đói, giảm nghèo của Đảng vào thực tiễn thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo ở địa phương (1997 – 2005) 28
1.2.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về xoá đói, giảm nghèo (1997 – 2005) 28
1.2.2 Quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo (1997 – 2005) 34
Trang 4Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2006 –
2010 58
2.1 Những thuận lợi và khó khăn đối với việc thực hiện chính sách giảm nghèo ở Vĩnh Phúc và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 58
2.1.1 Những thuận lợi và khó khăn đối với việc thực hiện chính sách giảm nghèo ở Vĩnh Phúc (2006 – 2010) 58
2.1.2 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 60
2.2 Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện chính sách giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 62
2.2.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về thực hiện giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 62
2.2.2 Quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện chính sách giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 65
Chương 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM 80
CHỦ YẾU 80
3.1 Nhận xét chung 80
3.1.1 Những thành tựu cơ bản 80
3.1.2 Một số tồn tại, hạn chế 97
3.2 Những kinh nghiệm chủ yếu và một số vấn đề đặt ra 102
3.2.1 Những kinh nghiệm chủ yếu 102
3.2.2 Một số vấn đề đặt ra 110
KẾT LUẬN 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
PHỤ LỤC 126
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ : Ban chỉ đạo BCH : Ban chấp hành BHYT : Bảo hiểm y tế CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNH – HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CPTM : Cổ phần thương mại
CCB : Cựu chiến binh ĐBKK : Đặc biệt khó khăn
GD - ĐT : Giáo dục - Đào tạo HĐND : Hội đồng nhân dân KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình KHKT : Khoa học kỹ thuật KHXH & NV : Khoa học xã hội và nhân văn LHPN : Liên hiệp phụ nữ
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
NN & PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TB&XH : Thương binh và xã hội
TMCP : Thương mại cổ phần UBND : UBND
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 6DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Kết quả xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 1997 - 2000 85
Biểu đồ 2: Kết quả xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005 86
Biểu đồ 3: Kết quả giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 87
Bảng 3.1: Thực tế hộ nghèo của Vĩnh Phúc năm 2006 100
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, cùng với sự phát triển liên tục của lực lượng sản xuất, loài người đã lần lượt đi qua các xã hội khác nhau với những trình độ phân hoá giàu nghèo khác nhau Đến xã hội đương đại, phân biệt giàu nghèo không còn là giữa những người cầm roi vọt đứng trước vài ngàn nô lệ trước đây, mà là những nhà tư bản kếch xù, những trùm tài phiệt có khi không hề biết đến đám dân đen nghèo khổ mà họ đang bóc lột cụ thể là ai Tác động của nền kinh tế thị trường khiến cho sự phân biệt đó ngày càng lớn Trong xã hội hiện nay, nghèo đói đã và đang tồn tại như là một thách thức lớn, một trở lực lớn đối với sự phát triển của kinh tế và
xã hội loài người Trong khi các nền kinh tế siêu cường vẫn liên tục phát triển với tốc độ cao thì một phần tư dân số thế giới vẫn đang phải sống trong sự cùng cực của nghèo khổ, không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người; hàng triệu người khác cũng có cuộc sống ngấp nghé ranh giới của sự tồn tại tình trạng nghèo đói Nghèo đói là một vấn đề xã hội nhưng giải quyết nghèo đói lại mang ý nghĩa kinh tế xã hội sâu sắc, liên quan đến con người và sự phát triển của con người Giải quyết vấn đề nghèo đói xét đến cùng chính là giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội Chính vì vậy, xóa đói giảm nghèo đã và đang trở thành một chiến dịch lớn “tấn công vào nghèo đói” trên toàn cầu; được coi là một trong những
“cuộc chiến thiên niên kỷ”, diễn ra với những quy mô, mức độ, hình thức khác nhau ở nhiều quốc gia, khu vực
Ở Việt Nam, nhận thức rõ hậu quả của vấn đề đói nghèo đối với sự phát triển nền kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã luôn việc thực hiện xóa đói, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của quốc gia, dân tộc, đặc biệt là từ khi đất nước bước vào thời kì chuyển đổi nền kinh tế Đây chính
là sự thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng ta về phát triển kinh tế thị
Trang 8trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kì đổi mới: gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, coi phát triển kinh tế là cơ sở, tiền đề để thực hiện chính sách xã hội; thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế Chính sách xóa đói, giảm nghèo là một phần quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói, giảm nghèo là một mục tiêu của chương trình, chính sách phát triển kinh tế Bởi vậy, đến năm 1998, Đảng
và Nhà nước ta đã xác định xóa đói, giảm nghèo là một nhiệm vụ trọng tâm,
là quốc sách, là một chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng, được đưa vào kế hoạch định kỳ 5 năm của Chính phủ và các địa phương, đến nay đã qua 3 giai đoạn (1998 - 2000; 2001 - 2005; 2006 - 2010) Chương trình đã và đang thực sự phát triển thành một phong trào mạnh mẽ ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, đạt được nhiều thành tựu to lớn, được cộng đồng quốc tế đánh giá là “điểm sáng về giảm nghèo” trong hơn một thập kỷ qua
Vĩnh Phúc được coi là một trong những địa phương đi đầu trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo của đất nước Là một tỉnh mới được tái lập vào tháng 1 năm 1997, nền kinh tế xuất phát điểm thấp, nghèo đói trở thành một vấn đề nan giải, một thách thức vô cùng lớn đối với Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề xóa đói, giảm nghèo, quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngay từ đầu, mặc dù còn bộn bề công việc trong điều kiện một tỉnh mới tái lập, nhưng Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc
đã sớm xác định mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng và chỉ đạo cho các cấp ngành, đoàn thể xây dựng chương trình, kế hoạch hành động, triển khai đến mọi cơ sở và nhân dân trong tỉnh Trong hơn 10 năm kể từ khi tái lập tỉnh (1997 - 2010), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc, việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo đã được triển khai rộng khắp và đạt được những thành tựu to lớn Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng không thể tránh khỏi những tồn tại, hạn chế Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá, tổng kết lại quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo
Trang 9thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu và từ đó đưa ra được những giải pháp ngày càng hiệu quả hơn cho giai đoạn tiếp theo
Với mong muốn tìm hiểu về vấn đề đói nghèo, về chủ trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, cũng như mong muốn có một đóng góp nhỏ thể hiện tấm lòng tri ân với quê hương, sau một thời gian
khảo sát thực tế tại địa phương, tôi quyết định chọn đề tài “Quá trình thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc từ năm
1997 đến năm 2010” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử
Đảng của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề xóa đói, giảm nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu nên trong vòng khoảng 20 năm trở lại đây, trên thế giới đã có không ít các cuộc hội thảo, hội nghị bàn về vấn đề này, ví dụ như: Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) vào tháng 9 - 1993; Hội nghị về phát triển xã hội do Liên Hợp Quốc tổ chức tại Coopenhaghen (Đan Mạch); Hội nghị Thượng đỉnh thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc vào năm 2000;…Các hội nghị đã đưa ra các khái niệm về đói nghèo, các quan điểm về chuẩn mực đói nghèo và một số giải pháp chung về xóa đói, giảm nghèo trên toàn thế giới
Ở Việt Nam, trong vòng hơn một thập kỷ trở lại đây cũng đã có nhiều
công trình nghiên cứu về đề tài này, tiêu biểu như: tác phẩm Vấn đề xóa đói,
giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay của Nguyễn Thị Hằng (1997)
nghiên cứu vấn đề đói nghèo ở các chế độ xã hội ở nước ta, nghiên cứu quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu lý tưởng của chế độ XHCN, nêu lên thực trạng đói nghèo và một số phương hướng, biện pháp xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay; tác
phẩm Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo của TS Lê Xuân Bá, TS Chu Tiến
Trang 10Quang, TS Lê Xuân Đình (NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2001) nêu lên các vấn
đề lý luận và thực tiễn về nghèo đói, nguyên nhân của tình trạng nghèo đói và đánh giá tầm quan trọng của vấn đề xóa đói giảm nghèo đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của một quốc gia; các tác phẩm Tăng trưởng kinh tế, công
bằng xã hội và vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam của Vũ Thị Ngọc
Phùng (1999), Toàn cầu hóa, tăng trưởng và nghèo đói – xây dựng một nền
kinh tế hội nhập (Nhiều tác giả, NXB Văn hóa thông tin, 2002) nêu lên lý
luận về mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội với vấn đề xóa đói, giảm nghèo, nêu lên thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xóa đói, giảm nghèo bền vững ở Việt Nam, đưa nền kinh tế hội nhập với thế giới…Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều bài viết mang tính chuyên khảo được đăng trên các tạp chí như Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Lao động & Xã hội, báo Nhân dân…Ngoài ra, ở góc độ khoa học Lịch sử cũng có một số luận văn thạc sĩ và khóa luận cử nhân chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nghiên cứu về sự lãnh đạo của một số Đảng bộ địa phương với việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở địa phương đó
Cho đến nay chưa có một công trình lịch sử chuyên khảo nào nghiên cứu về vấn đề Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo trong những năm 1997 - 2010 Vấn đề này mới chỉ là các bản báo cáo hàng năm và giai đoạn của một số cơ quan chức năng hay một số bài viết ngắn gọn, lẻ tẻ đăng trên một số báo, tạp chí ở địa phương như: Tạp chí Ban Tuyên giáo tỉnh, tạp chí Dân vận tỉnh, tạp chí Thông tin các mặt trận Các công trình nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để tác giả kế thừa, tiếp cận các
sự kiện lịch sử và cũng cung cấp những gợi ý cần thiết để phân tích và so sánh trong quá trình thực hiện luận văn
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Với đề tài đã chọn, luận văn nhằm làm sáng tỏ
một cách khách quan và toàn diện nhất quá trình lãnh đạo và chỉ đạo của
Trang 11Đảng bộ Vĩnh Phúc trong thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo (1997 - 2010); khẳng định những thành tựu, chỉ ra những hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn; đúc kết những kinh nghiệm trên cơ sở đó bước đầu đưa
ra một số kiến nghị, giải pháp góp phần thực hiện có hiệu quả hơn việc tổ chức thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trong những giai đoạn tiếp theo
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn có nhiệm vụ trình bày một cách có hệ thống quá trình Đảng
bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo (1997 - 2010)
- Đánh giá bước đầu những tựu và hạn chế của quá trình thực hiện
chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Vĩnh Phúc trong những năm 1997 - 2010
- Tổng kết những kinh nghiệm chủ yếu và trên cơ sở đó bước đầu đưa
ra một số kiến nghị, giải pháp thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Vĩnh Phúc cho giai đoạn tiếp theo
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Những chủ trương, chính sách và quá trình triển khai thực hiện chính
sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ Vĩnh Phúc (1997 – 2010)
- Thực tiễn quá trình thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của
Vĩnh Phúc (1997 - 2010)
- Những kinh nghiệm lịch sử của Đảng bộ Vĩnh Phúc qua thực tiễn lãnh
đạo thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo trong những năm 1997 - 2010
Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Luận văn tập trung tìm hiểu những chủ trương,
chính sách, biện pháp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo; trên cơ sở những thành tựu đạt được và
Trang 12những mặt hạn chế, bước đầu đưa ra một số kiến nghị, giải pháp về thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo cho giai đoạn tiếp theo
- Về mặt thời gian: Luận văn tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Phúc trong thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo (1997 – 2010)
- Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu vấn đề Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phúc lãnh đạo thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh
5 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Cơ sở lý luận: Lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; những chủ trương, đường lối về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và vấn đề xóa đói, giảm nghèo nói riêng của Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ sở
để tôi tham khảo và học tập trong quá trình hoàn thành luận văn
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử, ngoài ra còn có những phương pháp khác như: phương pháp lôgic, phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh, phương pháp lập biểu đồ, … các phương pháp này được kết hợp sử dụng để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu của luận văn
Nguồn tư liệu: Luận văn chủ yếu dựa vào Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X của Đảng; văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII, XIII, XIV; các Chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ Vĩnh Phúc về xóa đói, giảm nghèo trong những năm 1997 - 2010; Báo cáo tổng kết của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Vĩnh Phúc; các công trình nghiên cứu về xóa đói, giảm nghèo và các bài viết trên wedside của tỉnh Vĩnh Phúc, Báo Vĩnh Phúc
6 Đóng góp của luận văn
- Luận văn đã tập hợp được một khối lượng tư liệu khá phong phú, đầy
đủ về việc lãnh đạo thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm 1997 – 2010
Trang 13- Có những đánh giá mang tính khái quát, tổng hợp, đồng thời bước đầu rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu về quá trình thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong hơn 10 năm tái lập tỉnh (1997 – 2010) Đây sẽ là nguồn tư liệu có ý nghĩa giúp cho việc đề ra những chủ trương, biện pháp thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh trong những giai đoạn tiếp theo
- Kết quả của luận văn có thể làm nguồn tư liệu tham khảo cho những bài viết liên quan đến đề tài
Trang 14Chương 1: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÖC LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO
* Quan niệm về nghèo đói và nhận dạng nghèo đói
Có nhiều quan niệm khác nhau về nghèo đói, song, có thể nói, về cơ
bản, nó được coi là tình trạng không được hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu nào đó Nói cách khác, đó là “sự thiếu hụt” - xét trên ba khía cạnh: 1 Không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người; 2 Có mức sống thấp hơn mức sống tối thiểu dành cho con người; 3 Thiếu cơ hội được lựa chọn tham gia vào các quá trình phát triển cộng đồng
Liên Hiệp Quốc đã đưa ra hai khái niệm chính về nghèo đói: Nghèo
tuyệt đối, là tình trạng không được hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu để
duy trì cuộc sống Nghèo tương đối, là tình trạng không được hưởng những
nhu cầu cơ bản tối thiểu như ăn, ở, mặc, vệ sinh, y tế và giáo dục Nghèo tương đối được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất
và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó
Ở Việt Nam, khái nghiệm nghèo, đói được tách riêng Nghèo là tình
trạng chỉ được thỏa mãn một phần các nhu cầu cơ bản tối thiểu của cuộc sống
và có mức sống thấp hơn so với mức sống trung bình của cộng đồng xét trên
mọi phương diện Đói là tình trạng có mức sống dưới mức sống tối thiểu và
thu nhập không đủ bảo đảm nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống Những
hộ đói thường thiếu ăn, đứt bữa từ 1 - 2 tháng/năm
Trang 15Còn đối với người dân thì quan niệm của họ rất đơn giản và thực tế:
“Nghèo đói là gì ư? Là hôm nay con tôi ăn khoai, ngày mai không biết con tôi
ăn gì? Bạn nhìn nhà ở của tôi thì biết, ngồi trong nhà cũng thấy mặt trời, khi mưa thì trong nhà cũng như ngoài sân”[38, 17]
Như vậy, có thể hiểu và đưa ra một khái niệm chung về nghèo đói như
sau: Nghèo đói là một phạm trù chỉ mức sống của một cộng đồng hay một
nhóm dân cư là thấp, không đảm bảo những nhu cầu tối thiểu của con người
mà những nhu cầu này theo một tiêu chuẩn xã hội đã được thừa nhận
Chuẩn nghèo (hay ngưỡng nghèo, tiêu chí nghèo) là công cụ để phân
biệt người nghèo và người không nghèo, là chuẩn mực tối thiểu cho một cá nhân đáp ứng được nhu cầu cơ bản của họ về lương thực thực phẩm và yếu tố phi lương thực thực phẩm Những người được coi là người nghèo khi mức sống của họ được đo qua thu nhập thấp hơn một mức sống tối thiểu chấp nhận được, tức là thấp hơn chuẩn nghèo Những người có thu nhập ở trên chuẩn này là người không nghèo hoặc đã vượt nghèo, thoát nghèo
Chuẩn nghèo là một khái niệm “động”, thay đổi theo không gian và thời gian Ở mỗi quốc gia khác nhau, mỗi giai đoạn khác nhau thì chuẩn nghèo lại khác nhau Ở Việt Nam, do xuất phát từ một nước nông nghiệp, nên chuẩn nghèo đói ở Việt Nam, thời gian từ năm 1996 về trước tính theo mức chi tiêu bằng lương thực (quy gạo) là chính, về sau mới được tính theo giá trị bằng tiền Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tế, Bộ Lao động - TB&XH đã công bố chuẩn nghèo đói quốc gia như sau:
Thời kỳ trước năm 1997: Hộ đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu
người trong một hộ trong một tháng quy ra gạo là dưới 13kg, tính cho mọi
vùng Hộ nghèo là hộ có thu nhập dưới 15kg/người/tháng đối với vùng nông
thôn, miền núi, hải đảo; dưới 20kg/người/tháng đối với nông thôn vùng đồng bằng trung du; dưới 25kg/người/tháng đối với thành thị
Trang 16Giai đoạn 1997 - 2000: Bộ Lao động - TB&XH đã ra công văn số 1751/LĐTB&XH ngày 20/5/1997 quy định lại chuẩn nghèo:
- Hộ đói: dưới 13kg gạo/người/tháng tương đương với 45.000đ
- Hộ nghèo: là hộ có thu nhập dưới 15kg gạo/người/tháng tương đương với 55.000đ đối với vùng nông thôn miền núi và hải đảo; dưới 20kg gạo/người/tháng tương đương với 70.000đ đối với nông thôn đồng bằng trung du; dưới 25kg gạo/người/tháng tương đương với 90.000đ đối với vùng thành thị
Giai đoạn 2001 - 2005: Theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động - TB&XH về việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn
2001 - 2005 thì chuẩn nghèo được tính theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cho từng vùng Cụ thể:
- Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000đ/người/tháng (960.000đ/năm)
- Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000đ/người/tháng (1.200.0000đ/năm)
- Vùng thành thị: 150.000đ/người/tháng (1.800.000đ/năm)
Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy định trên được xác định là hộ nghèo
Giai đoạn 2006 – 2010, chuẩn nghèo được quy định như sau:
- Vùng nông thôn: 400.000 đồng/người/tháng
- Vùng thành thị: 500.000 đồng/người/tháng
Xã nghèo là xã có tỷ lệ hộ đói nghèo trên 40%, không có hoặc còn thiếu
các hạng mục cơ sở hạ tầng như trạm y tế, trường tiểu học, điện sinh hoạt, đường ô tô tới trung tâm xã, chợ xã hoặc liên xã, nước sạch sinh hoạt
Xã ĐBKK là xã có 5 tiêu chí sau đây:
- Địa bàn cư trú gồm các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao hẻo lánh, vùng biên giới, hải đảo Khoảng cách từ các xã đến các khu động lực phát triển lớn hơn 20 km
- Cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng hoặc còn tạm bợ
Trang 17- Các yếu tố xã hội chưa đạt mức tối thiểu, dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ và thất học trên 60%, tập tục lạc hậu,
- Điều kiện sản xuất khó khăn, thiếu thốn, sản xuất mang tính tự nhiên, hái lượm, chủ yếu là phát rừng làm nương rẫy, du canh du cư
- Số hộ nghèo đói trên 60% số hộ của xã Đời sống khó khăn, nạn đói thường xuyên xảy ra
Mức quy định xã nghèo và xã ĐBKK áp dụng chung cho các giai đoạn
từ 1997 đến nay
Như vậy, theo từng giai đoạn, chuẩn nghèo ở nước ta đã được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn đó Chuẩn nghèo tăng theo từng giai đoạn chứng tỏ nền kinh tế - xã hội đất nước ngày một phát triển và đã bước đầu phát triển với tốc
độ tăng trưởng cao, đồng thời cũng chứng tỏ những thành công rất lớn của nước ta trong công tác xóa đói giảm nghèo sau hơn 20 năm tiến hành đổi mới đất nước
* Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xóa đói, giảm nghèo
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, sự phân hóa giàu nghèo bị chi phối bởi chính các qui luật phổ biến của quá trình trao đổi hàng hóa, trong
đó có vai trò quyết định là qui luật giá trị Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định: với sự mở rộng thương mại, với tiền và cho vay nặng lãi, , sự tập trung của cải vào tay giai cấp ít người đã diễn ra nhanh chóng, cùng một lúc sự bần cùng hóa ngày càng tăng của quần chúng và sự tăng thêm của đám đông dân
nghèo Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Lênin đã nhấn mạnh
cần phải xóa bỏ sự chênh lệch ấy, bởi lẽ cuộc sống độc lập, tự do và không bị đói nghèo, dốt nát là những quyền cơ bản nhất của con người: Hãy xóa bỏ nạn người bóc lột người, nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ
Quan điểm trên đây đồng thời cũng là niềm trăn trở suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh – người học trò xuất sắc của Lênin Cả cuộc đời của mình,
Trang 18Người “chỉ có một ham muốn tột bậc là làm cho đất nước ta được hoàn toàn
độc lập, nhân dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [27, tr 161] Tại Hội nghị sản xuất cứu đói được tổ
chức vào tháng 7 năm 1955, Người đã từng nói: Dân dĩ thực vi tiên (nghĩa là dân lấy ăn làm trời), Có thực mới vực được đạo (nghĩa là không có ăn thì chẳng làm được gì cả) Người nhấn mạnh: “Chính sách của Đảng và Chính
phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân Nếu dân đói, Đảng
và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi”[29, 572]
Người cho rằng, chính sách của Đảng và Chính phủ là phải: “Làm cho người
nghèo thì đủ ăn Người đủ ăn thì khá giàu Người khá giàu thì giàu thêm” [28,
tr 62], bởi vì: Nước lấy dân làm gốc….Gốc có vững, cây mới bền Thiết thực
nhất của việc bồi dưỡng “cái gốc” ấy chính là việc thường xuyên chăm lo đời sống cho dân, chăm lo lợi ích chính đáng của dân Chính vì vậy, ngay từ những ngày đầu giành độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh nhiệm vụ cấp bách lúc bấy giờ là diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm Người coi “giặc đói” cũng nguy hiểm chẳng khác nào “giặc ngoại xâm”, phát động phong trào toàn dân tham gia sản xuất và thực hành tiết kiệm để kiến quốc mà trước hết là diệt “giặc đói” và “giặc dốt” Và theo Người, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng phải đi liền với tinh thần ngày càng tốt, bên cạnh xóa đói, giảm nghèo về vật chất phải chú ý đến xóa đói, giảm nghèo về tinh thần
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ đặc điểm thực tiễn của nền kinh tế - xã hội đất nước, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta - từ những ngày đầu mới giành được độc lập, thống nhất cũng như trong thời kì đất nước bước vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển nền kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.Việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm
Trang 19nghèo thực chất chính là quá trình đưa các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đặc biệt
là xã nghèo, hộ nghèo trên cả nước, nhằm tiến tới thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Luôn quán triệt đường lối: cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế phải tiến hành xóa đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, tránh sự phân hóa giàu nghèo vượt quá giới hạn cho phép, ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12 - 1986), vấn đề xóa đói, giảm nghèo đã được
đề cập đến và tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6 - 1991), xóa đói, giảm nghèo đã được đưa lên thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình trình phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong giai
đoạn đầu của công cuộc đổi mới Đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ “xóa nạn đói,
giảm số người nghèo khổ…cải thiện đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân” [9, tr 340] Trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế -
xã hội đến năm 2000, Đảng ta nêu rõ “khuyến khích làm giàu đi đôi với giảm
số người nghèo, nâng cao phúc lợi xã hội phù hợp với phát triển kinh tế” [6,
tr 9]; đồng thời “thực hiện chính sách toàn dân đóng góp để đền ơn trả nghĩa
với thương binh, chính sách cứu hộ những vùng gặp thiên tai, rủi ro và những gia đình quá nghèo khổ” [6, tr 34-35] Đặc biệt, trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH - HĐH đất nước (1996 - 2000), khi nền kinh tế đất nước bắt đầu
có bước phát triển, đồng thời cũng bắt đầu bộc lộ những mặt trái của nền kinh
tế thị trường thì vấn đề xóa đói, giảm nghèo ngày càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hơn Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6 -1996), vấn đề xóa đói, giảm nghèo đã được Đảng đưa lên thành một
trong 11 chương trình trọng điểm của kế hoạch 5 năm (1996 - 2000): “khuyến
khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp đi đôi với tích cực xóa đói, giảm nghèo”[9, tr.496] Nghị quyết Đại hội VIII đã đề ra những mục tiêu,
định hướng cụ thể cho nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 1996 - 2000:
Trang 20“Thực hiện tốt chương trình xóa đói, giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ
cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Xây dựng và phát triển quỹ xóa đói, giảm nghèo bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước, quản lý chặt chẽ, đầu tư đúng đối tượng và có hiệu quả” [9, 497- 498] để “giảm tỷ lệ nghèo đói, trong tổng số hộ của cả nước từ 20 - 25% hiện nay xuống còn khoảng 10% vào năm 2000, bình quân giảm 300.000 hộ/năm Trong 2 - 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm, tập trung xóa về cơ bản nạn đói kinh niên” [9, tr 591]
Ngày 23/11/1997, Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 23-CT/TW về lãnh đạo thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo và xác định: xóa đói, giảm nghèo phải gắn liền với sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến cơ sở
Để triển khai Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, sau khi có Chỉ thị số 23-CT/TW của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cũng như Bộ trưởng các
Bộ, ngành có liên quan đã ký nhiều quyết định, thông tư liên tịch chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo Ngày 23/7/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg phê duyệt chương trình xóa đói, giảm nghèo trở thành một Chương trình mục tiêu quốc gia Từ đây Đảng ta đã xác định xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng của toàn thể quốc gia, dân tộc, trong đó mục tiêu cơ bản của chương trình là đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo – nâng cao chất lượng cuộc sống hộ nghèo – hạn chế gia tăng khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, hộ giàu và hộ nghèo Tiếp đó, Ngày 31/7/1998, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh
tế - xã hội các xã ĐBKK miền núi và vùng sâu, vùng xa Ngày 15/3/1999, liên
Bộ Kế hoạch và đầu tư - Tài chính - LĐ - TB&XH có Thông tư hướng dẫn kế hoạch hóa việc lồng ghép các chương trình, dự án tham gia thực hiện xóa đói, giảm nghèo Như vậy, từ đây, chính sách xóa đói, giảm nghèo từ một phong trào đã thực sự trở thành một Chương trình mục tiêu quốc gia (gọi tắt là
Trang 21Chương trình 133) Sự ra đời của chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo một mặt là sự vận dụng sáng tạo các quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường đi lên CNXH Đồng thời, đó cũng là sự đòi hỏi khách quan từ thực tiễn xã hội nước ta, là sự tiếp nối thực hiện và phát triển ở mức cao hơn những thành quả đã đạt được trong phong trào xóa đói, giảm nghèo những thập kỷ trước Đây thực sự là một bước tiến quan trọng, thể hiện sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc chiến đấu chống đói nghèo và là bước đột phá quan trọng trong sự phát triển của công cuộc xóa đói, giảm nghèo trong cả nước cũng như tại các địa phương
Sau 5 năm thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo theo Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 – 2000, đặc biệt là sau 2 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực, song, đó mới chỉ
là những thành tựu bước đầu Bước vào thiên niên kỷ mới, đói nghèo vẫn là một trong những thách thức to lớn của toàn Đảng, toàn dân ta cũng như của toàn nhân loại Tại Hội nghị thiên niên kỷ cuối năm 2000 của Liên Hiệp Quốc
tổ chức tại Oa - sinh - tơn (Mỹ), Chủ tịch nước Trần Đức Lương - trưởng đoàn đại biểu Việt Nam, đã đề nghị lấy thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI làm thập niên dành ưu tiên cho xóa đói, giảm nghèo trên phạm vi toàn thế giới và
đã được hội nghị đồng tình cao Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 4 năm 2001), trên cơ sở những kết quả đã
đạt được từ giai đoạn trước Đảng đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội thời kỳ 2001 - 2010, trong đó xóa đói, giảm nghèo được coi là một bộ
phận cấu thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong thời
kỳ này Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh:
Trang 22Thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo thông qua những biện pháp cụ thể, sát với tình hình từng địa phương, sớm đạt mục tiêu không còn
hộ đói, giảm mạnh các hộ nghèo Tiếp tục tăng tổng nguồn vốn xóa đói, giảm nghèo, mở rộng các hình thức tín dụng trợ giúp người nghèo sản xuất, kinh doanh Có hình thức trợ giá nông sản, phát triển việc làm và nghề phụ nhằm tăng thu nhập của các hộ nông dân [9, tr.652]
Đại hội cũng đã đề ra mục tiêu cụ thể: “Phấn đấu đến 2010 về cơ bản
không còn hộ nghèo Thường xuyên củng cố thành quả xóa đói, giảm nghèo”,
“cơ bản xóa đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10% vào 2005” [9, tr 741]
Để cụ thể hóa hơn nữa các biện pháp xóa đói, giảm nghèo, Nghị quyết chỉ rõ:
“Bằng nguồn lực của Nhà nước và toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm đối với những vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân cư nghèo Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo” [9, tr.740-741]
Đây là định hướng cho việc thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005; từ đây, xóa đói, giảm nghèo thực sự trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, trong đó tập trung chỉ đạo, đầu tư trước hết cho các địa bàn nông thôn - nơi chiếm 90% số hộ đói nghèo, xã ĐBKK
Để cụ thể hóa những chủ trương, chính sách của Đảng vấn đề xóa đói, giảm nghèo trong giai đoạn 2001 - 2005, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp lý về chương trình xóa đói, giảm nghèo Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg về các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 - 2005, trong đó chương trình mục tiêu quốc gia chính sách xóa đói, giảm nghèo và việc làm được đặt ở danh mục đầu tiên trong 6 chương trình mục tiêu quốc gia Ngày 27/9/2001, Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định số 143/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình
Trang 23mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005 Đặc
biệt, ngày 21/5/2002, Thủ tướng Chính phủ ra Công văn số 2685/VPCP,
QHQT phê duyệt Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm
nghèo Có thể nói, đây là một minh chứng nổi bật và đầy thuyết phục về bước
phát triển tư duy mới, toàn diện của Đảng và Nhà nước ta về xóa đói, giảm nghèo: từ một “chương trình mục tiêu quốc gia” đã phát triển lên thành một
“chiến lược phát triển”, gắn chặt với chiến lược phát triển đất nước Từ đây, xóa đói, giảm nghèo không chỉ là một công việc nhất thời, trước mắt nữa mà
là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài Trước là mắt là xóa sổ hộ đói, giảm hộ nghèo; lâu dài là xóa nghèo nói chung, giảm khoảng cách giàu nghèo, phấn đấu xây dựng một xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh Như vậy, xóa đói, giảm nghèo có mục tiêu kép là: vừa xóa đói, giảm nghèo cho bản thân người nghèo, hộ nghèo; vừa xóa đói, giảm nghèo cho cả nước nói chung
Ngoài những văn bản pháp lý trên, Nhà nước còn ban hành nhiều văn bản pháp lý khác quy định một cách cụ thể các chính sách hỗ trợ đối với người nghèo như: Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 4/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Quyết định số 199/2001/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp;… Các Bộ, Ban, Ngành có liên quan cũng
ra các thông tư nhằm hướng dẫn việc triển khai thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo: Thông tư liên tịch số 14/2002/TTLT/BYT - BTC ngày 16/2/2002 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn tổ chức khám, chữa
và lập, quản lý sử dụng thanh quyết toán Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo; Thông tư số 56/2003/TT - BNN ngày 9/4/2003 của Bộ NN & PTNT
về việc hướng dẫn thực hiện các dự án thuộc chương trình xóa đói, giảm nghèo và việc làm;…
Như vậy, có thể khẳng định rằng, xóa đói, giảm nghèo là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước ta Xóa đói, giảm
Trang 24nghèo vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện đề phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Bước sang giai đoạn mới (2001- 2005), xóa đói, giảm nghèo đã thực sự trở thành một cuộc cách mạng xã hội sâu sắc, một phong trào sâu rộng của quần chúng trên khắp các địa phương trên cả nước, góp phần thực hiện thắng
lợi công cuộc đổi mới đất nước, tiến tới một xã hội “dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh”
1.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc và việc thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo của tỉnh trước năm 1997
* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc
Sau gần 29 năm hợp nhất với tỉnh Phú Thọ, ngày 1-1-1997, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập trở lại Với tổng diện tích tự nhiên là 1.372,73
km2, Vĩnh Phúc bao gồm 9 đơn vị hành chính (với tổng cộng 137 xã, phường, thị trấn) là: Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, thị xã Phúc Yên và 7 huyện là Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam
Dương, Tam Đảo, Lập Thạch và Sông Lô
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý và địa hình: Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc đồng bằng sông
Hồng, thuộc khoảng giữa miền Bắc Việt Nam, là một trong 8 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; tiếp giáp với 5 tỉnh: phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Hà Tây, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp Thủ đô Hà Nội Là khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng,Vĩnh Phúc có đầy đủ cả 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung
du và miền núi; trong đó vùng đồng bằng có diện tích là 389,49 km2
, vùng trung du là 433,05 km2, vùng núi là 558,97 km2
Điều kiện khí hậu và sông ngòi: Cũng như các tỉnh khác thuộc Bắc Bộ,
Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm Khí hậu trong năm chia thành 4 mùa, trong đó có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Nhiệt
độ trung bình hàng năm là 24°C, lượng mưa trung bình hàng năm 1400 mm,
Trang 25độ ẩm trung bình là 84% Chảy qua đất Vĩnh Phúc có bốn dòng chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Ðáy và sông Cà Lồ
Tài nguyên thiên nhiên: Về Tài nguyên đất, theo số liệu năm 2002, tỉnh
Vĩnh Phúc có 219.200 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 66.781 ha, chiếm 48,69%; diện tích đất lâm nghiệp là 30.433 ha, chiếm 22,18%; diện tích đất chuyên dùng là 18.693 ha, chiếm 13,63%; diện tích đất ở là 5.158 ha, chiếm 3,76%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối
đá là 16.071 ha, chiếm 11,71% Tài nguyên rừng: Toàn tỉnh có 30.439 ha
rừng, trong đó: diện tích rừng tự nhiên là 9.592 ha, diện tích rừng trồng là
20.847 ha Tài nguyên khoáng sản: Vĩnh Phúc là một tỉnh nghèo về các loại
khoáng sản, chủ yếu là nguyên vật liệu xây dựng (đất sét, đá xây dựng) và
nguyên vật liệu làm sứ (đá cao lanh) Ngoài ra, Vĩnh Phúc là một tỉnh có tiềm
năng du lịch lớn với nhiều khu du lịch nổi tiếng đã và đang được khai thác
như Tam Ðảo; hồ Ðại Lải; chùa Tây Thiên;…
Tình hình kinh tế - xã hội
Về kinh tế: Vĩnh Phúc khi mới tái lập là một tỉnh nghèo, kinh tế tăng
trưởng thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính Tuy nhiên, với sự quyết tâm cao độ của Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc, ngay sau khi tái lập tỉnh, vận dụng đúng đắn chủ trương của Đảng
và chính sách pháp luật của Nhà nước, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã tập trung lãnh đạo nhân dân từng bước khắc phục khó khăn, phát huy tiềm năng thế mạnh của mình Đến 2010, sau gần 15 năm tái lập tỉnh, nền kinh tế Vĩnh Phúc đã có nhiều khởi sắc và ngày càng phát triển mạnh mẽ Giai đoạn 1997 - 2000 tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 17,8%, giai đoạn 2001 - 2005 là 15,3%, giai đoạn 2006 – 2010 là 17,4% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tương đối mạnh và đúng hướng, từ một tỉnh thuần nông đã chuyển theo hướng công nghiệp - dịch
vụ - nông nghiệp Ngân sách địa bàn tỉnh tăng nhanh, ngay tử những năm đầu thế kỷ XXI, Vĩnh Phúc đã trở thành một trong những địa phương nằm trong
Trang 26Câu lạc bộ 1.000 tỷ đồng, đồng thời là một trong những tỉnh tự cân đối được thu - chi và có đóng góp cho ngân sách Trung ương
Về xã hội:
Dân cư và nguồn lao động: Theo số liệu thống kê năm 1997 dân số
toàn tỉnh có 1.095.112 người Theo điều tra năm 2009, dân số tỉnh Vĩnh Phúc
là 1.000.838 người, đông nhất là dân tộc Kinh (chiếm 96,55%), ngoài ra còn
có 7 nhóm dân tộc thiểu số khác như Sán Dìu, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường, Thái, Mông và một số dân tộc khác… Nguồn lao động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 60 % dân số, hàng năm số người đến tuổi lao động được bổ sung vào nguồn là 200.000 người/năm Lao động trẻ,
có trình độ văn hoá, cần cù, chịu khó, tiếp cận nhanh kỹ thuật mới, sáng tạo trong lao động, lực lượng lao động có trình độ đang ngày càng tăng lên
Về cơ sở hạ tầng:Vĩnh Phúc là tỉnh nằm sát thủ đô Hà Nội có hệ thống giao thông đa dạng bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ Đến
2010, Vĩnh Phúc có 95,7% tuyến tỉnh lộ, 67% tuyến giao thông nông thôn được cứng hóa Các tuyến xe buýt được mở đến tất cả các huyện, thành, thị
Ngoài ra, Vĩnh Phúc còn tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu
của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (Quảng Ninh), đồng thời có tuyến đường sắt
Hà Nội – Lào Cai, có tuyến quốc lộ 2 chạy dọc qua tỉnh, rất thuận lợi cho việc
giao lưu giữa các vùng trong tỉnh và đối với bên ngoài Hệ thống điện được
cải tạo, nâng cấp, 100% số xã, phường trong tỉnh đã có điện lưới quốc gia, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất, đời sống Mạng lưới viễn thông phủ sóng rộng, chất lượng đảm bảo, đáp ứng yêu cầu Hệ thống cấp nước cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và phục vụ sản xuất Hệ thống bệnh viện, trạm y tế,
trường học tương đối đầy đủ, đáp ứng tương đối đủ nhu cầu của người dân
Như vậy, với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như trên: một
hệ thống sông ngòi đầm hồ quanh năm đầy nước, có tiềm năng du lịch, cộng với hệ thống giao thông tương đối phát triển, Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện
Trang 27thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất là phát triển các ngành công nghiệp và du lịch Gần Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước, Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện để tiếp cận nhanh thông tin, khoa học và công nghệ mới phục vụ cho công cuộc CNH - HĐH của tỉnh Dân số đông, nguồn lao động tương đối dồi dào, lao động trẻ, cần cù, sáng tạo,…cũng là những điều kiện khá thuận lợi để phát triển kinh tế Hơn nữa, Vĩnh Phúc là nơi quê hương có truyền thống đấu tranh cách mạng, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc vừa anh dũng trong chống giặc ngoại xâm, vừa cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế và văn hóa – đây là nhân tố vô cùng lớn lao để đưa nền kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc ngày càng phát triển hơn, đưa sự nghiệp CNH
- HĐH của tỉnh ngày càng gặt hái được nhiều thành tựu, cải thiện và nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nhất định đã đạt được, nền kinh
tế - xã hội Vĩnh Phúc vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế Thiên tai, bão
lũ ảnh hưởng nhiều tới sản xuất Là tỉnh mới tách nên cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, đội ngũ cán bộ còn mỏng và thiếu kinh nghiệm tổ chức, quản lý, áp lực dân số và việc làm ngày càng cao, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn
và thành thị còn nhiều, lao động trẻ nên thiếu kinh nghiệm sản xuất, trình độ lao động chưa cao, tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn …là những yếu tố gây khó khăn cho việc phát triển nền kinh
tế - xã hội của tỉnh Đói nghèo vẫn là một vấn đề nhức nhối, là một trong những thách thức, khó khăn vô cùng lớn của tỉnh Điều đó đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc phải có những chủ trương, chính sách, hành động đúng đắn và thiết thực để giải quyết vấn đề này, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu CNH – HĐH
Trang 28* Việc thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc trước năm 1997
Trong khoảng 10 năm đầu sau đổi mới, Vĩnh Phúc vẫn còn là một bộ phận của tỉnh Vĩnh Phú cũ nên chưa tiến hành điều tra riêng, nhưng theo ước lượng của Chi cục Thống kê, tỷ lệ hộ đói nghèo của tỉnh thời gian này khá cao: năm 1994 toàn tỉnh có 54.415 hộ thuộc diện đói nghèo, chiếm 26,4 % tổng số hộ toàn tỉnh (trong đó có 10.012 hộ đói chiếm 4,8%, 44.403 hộ nghèo chiếm 21,6%) Sản lượng lương thực đầu người năm 1996 chỉ đạt 286,4 kg (trong khi bình quân cả nước là 388 kg)
Trước thực trạng đó, quán triệt tinh thần của các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI, VII, vấn đề giải quyết đói nghèo, nâng cao thu nhập và mức sống của người dân đã được Đảng bộ Vĩnh Phú rất quan tâm và
đề cập đến tại Đại hội Đảng bộ đại biểu lần thứ VII của tỉnh Vĩnh Phú (tháng
11 năm 1991) Đại hội đã đề ra nhiệm vụ chung của kế hoạch 5 năm 1991-
1995 của tỉnh và nhấn mạnh nhiệm vụ “triển một bước kinh tế - xã hội, giải
quyết phần lớn việc làm cho người lao động” [1, tr 531] nhằm góp phần nâng
cao thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động, giảm bớt số hộ đói nghèo Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 15/1/1994 của HĐND tỉnh Vĩnh
Phú khoá VII, kỳ họp thứ 17 về thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo
đã cụ thể hóa chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú trong giai đoạn này
Theo tinh thần của Đại hội, công tác xóa đói, giảm nghèo giai đoạn này tập trung chủ yếu vào các huyện vùng sâu, vùng xa, đồng thời thực hiện việc cứu trợ xã hội cho những hộ gia đình bị thiên tai bằng nguồn vốn của Nhà nước và sự quyên góp của nhân dân Việc thực hiện Chương trình xóa đói, giảm nghèo trong tỉnh đã được triển khai tương đối rộng với sự hỗ trợ tích cực của chính quyền các cấp và sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, Hội CCB, Đoàn thanh niên, Hội làm vườn, Chương trình xóa đói,
Trang 29giảm nghèo đã được lồng ghép với nhiều chương trình quốc gia khác như Chương trình 327, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Chương trình di dân xây dựng kinh tế mới… và đã thu được một số kết quả bước đầu Đến cuối năm
1996 đầu năm 1997, tỷ lệ nghèo đói còn 17,4% trong đó 2,8% đói Tổng quỹ xóa đói, giảm nghèo từ 1993 đến cuối năm 1996 là 3 tỷ đồng, ngoài ra còn huy động các nguồn vốn khác được 230 tỷ để cho hàng ngàn lượt hộ vay Tính đến cuối năm 1996, Ngân hàng hỗ trợ người nghèo đã giải ngân 22.387 triệu đồng cho 20.471 hộ vay với lãi suất ưu đãi trong thời hạn 36 tháng đủ thời gian cho chu kỳ sản xuất phát huy hiệu quả Trong tỉnh xuất hiện nhiều
mô hình tốt về xóa đói, giảm nghèo Chính sách di dân kinh tế mới cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ: trong vòng 5 năm từ 1992 đến 1996 tỉnh Vĩnh Phúc đã có 2.660 hộ, 11455 khẩu đi xây dựng các vùng kinh tế mới (nội
tỉnh và ngoài tỉnh), chiếm 1,05% dân số toàn tỉnh (Nguồn: Báo cáo kết quả
thực hiện chương trình, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 1999 – 2000
của UBND tỉnh)
Nhìn chung, trong thời gian bước vào thực hiện Nghị quyết của Đại hội lần thứ VII Đảng bộ tỉnh, công tác xoá đói, giảm nghèo đã được Đảng bộ và các cấp ủy Đảng quan tâm đúng mức và đã đạt được một số kết quả ban đầu Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, kết quả đạt được chưa cho thấy sự bền vững Nền kinh tế chưa có bước đột phá, tốc độ tăng trưởng kinh tế còn thấp
so với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình cả nước Mặc dù Đảng bộ và nhân dân đã rất cố gắng nhưng do điều kiện phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc còn nhiều khó khăn, trình độ thấp nên tỷ lệ đói nghèo vẫn còn khá cao, tình trạng tái nghèo ngày càng gia tăng Điều đó đòi hỏi Đảng bộ tỉnh phải đánh giá đúng thực trạng nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói của tỉnh; từ đó đề
ra những chủ trương, chính sách sát hợp và đúng đắn nhằm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân Vĩnh Phúc
Trang 301.2 Quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc vận dụng chủ trương xoá đói, giảm nghèo của Đảng vào thực tiễn thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo ở địa phương (1997 – 2005)
1.2.1 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về xoá đói, giảm nghèo (1997 – 2005)
Là một tỉnh mới tái lập, mặc dù còn đang ngổn ngang giữa bộn bề công việc cần giải quyết, nhưng ngay từ đầu, nhận thức được tầm quan trọng của việc xóa đói, giảm nghèo và xuất phát từ thực tiễn tình hình kinh tế cũng như đời sống của nhân dân trong tỉnh, quán triệt tinh thần của Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Trung ương Đảng Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã rất quan tâm và chú trọng đến công tác xóa đói, giảm nghèo Ngay sau khi tiến hành khẩn trương sắp xếp lại bộ máy chính quyền, ổn định lại cơ cấu tổ chức, Tỉnh ủy đã tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII (họp
từ ngày 5 đến ngày 7/11/1997), đánh giá tổng kết lại tình hình thực hiện 5 năm 1991 - 1995 và đề ra phương hướng chung phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh những năm 1997 - 2000, trong đó xóa đói, giảm nghèo được coi là một
trong những nhiệm vụ quan trọng: “Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế Kết
hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội,…nâng cao đời sống nhân dân, xóa hộ đói, giảm hộ nghèo” [11, tr 29] Đại hội cũng đề ra mục
tiêu cụ thể: phấn đấu đạt “thu nhập bình quân đầu người từ 280 - 300 USD;
cơ bản xóa được hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 10%” [11, tr 30]
Trong việc đề ra các nhiệm vụ và giải pháp phát triển văn hóa - xã hội của tỉnh nói chung, Đại hội đã nhấn mạnh nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo và đưa xóa đói, giảm nghèo lên thành nhiệm vụ đầu tiên:
Đẩy mạnh việc triển khai chương trình quốc gia về giải quyết việc làm, chương trình xóa đói, giảm nghèo Những vùng người đông, đất ít có thể chuyển dân đi xây dựng kinh tế mới Tổ chức đào tạo và đào tạo lại một bộ phận lực lượng lao động Đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc
Trang 31làm Tổ chức tốt đời sống xã hội trên từng địa bàn dân cư, thực hiện tốt chế
độ bảo hiểm xã hội, mở rộng phong trào đền ơn, đáp nghĩa, đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện; thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội [11, tr 43]
Ngày 11/1/1999, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã ra văn bản số
29/HC-UB về chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 1999 - 2000 Tiếp đó, ngày 29/1/1999, Hội đồng nhân dân Tỉnh Vĩnh Phúc khóa XII - kỳ họp thứ 6 ra Nghị quyết số 03/1999/NQ-HĐND phê duyệt chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 1999 - 2000 Nghị quyết đã đánh giá thực
trạng đói nghèo của tỉnh, phân tích nguyên nhân đói nghèo; nhấn mạnh “xóa
đói, giảm nghèo là một nhiệm vụ lớn có ý nghĩa về kinh tế, chính trị và xã hội…Công tác xóa đói giảm nghèo phải được chỉ đạo tích cực để từng bước
cơ bản xóa được hộ đói, giảm hộ nghèo” [19, tr 2]; đồng thời Nghị quyết đặt
ra mục tiêu cụ thể “phấn đấu đến năm 2000 cơ bản xóa xong hộ đói, giảm hộ
nghèo xuống dưới 10% Phấn đấu xóa 2 xã nghèo vào cuối năm 2000 ”[19,
tr.2] Nghị quyết cũng đưa ra các giải pháp thực hiện xóa đói, giảm nghèo, chủ yếu xoay quanh việc xây dựng một hệ thống các chính sách hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, tăng cường các hoạt động bổ trợ cho công tác xóa đói, giảm nghèo; tổ chức lồng ghép chương trình xóa đói, giảm nghèo với các chương trình kinh tế - xã hội khác; đẩy mạnh công tác xã hội hóa; phát huy tinh thần
tự lực tự cường vươn lên thoát nghèo của bản thân người nghèo; củng cố và tăng cường vai trò và trách nhiệm của hệ thống tổ chức và chỉ đạo; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cấp ủy, của nhân dân về chương trình xóa đói, giảm nghèo
Ngày 29/4/1999, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra văn bản số 561/KH-UB Kế
hoạch thực hiện chương trình, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 1999 -
2000 tỉnh Vĩnh Phúc, đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2000 là: giảm tỷ lệ hộ
nghèo còn dưới 10%, cơ bản xóa hộ đói, phấn đấu xóa hai xã nghèo là Sơn
Trang 32Lôi và Bồ Lý; đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện xóa đói, giảm nghèo; nêu rõ nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch; phân công thành viên BCĐ và lãnh đạo các ngành trong thực hiện xóa đói, giảm nghèo Nhằm chỉ đạo cụ thể các đơn vị tham gia xóa đói, giảm nghèo, Tỉnh ủy còn ban hành một số thông báo, thông tri hướng dẫn các đơn vị thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo: Thông báo số 159/TB-TU ngày 20/9/1999 về việc tổ chức
“Hội nghị điển hình phụ nữ tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo”, Thông tri số 27/TT-TU ngày 27/4/1999 về việc tăng cường lãnh đạo tiếp tục
mở rộng xây dựng “Quỹ hỗ trợ nông dân nghèo” do Hội nông dân quản lý,…
Sau 4 năm tái lập tỉnh (1997 - 2000), vượt lên mọi khó khăn, thách thức, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đã nỗ lực phấn đấu, giành được những thắng lợi quan trong trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, trong đó có các thành tựu trên lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo rất đáng ghi nhận Tuy nhiên, những thành tựu đạt được mới chỉ là những thành tựu bước đầu, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục Công tác xóa đói, giảm nghèo cần phải được các cấp ủy Đảng quan tâm và chú trọng hơn nữa Trên cơ sở quán triệt những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
về xóa đói, giảm nghèo trong giai đoạn mới (2001 - 2005), tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII (họp từ ngày 12 đến ngày 15/3/2001), Đảng bộ đã nghiêm túc đánh giá những thành tựu và hạn chế trong quá trình trình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII Đảng bộ tỉnh; đồng thời đề ra phương hướng, mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2005, trong đó xóa đói, giảm nghèo là một trong những mục tiêu
quan trọng: “Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế
theo cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, sớm vượt qua nghèo đói, từng bước tiến tới giàu có, phồn thịnh” [12, tr
53-54] Đại hội nhấn mạnh nhiệm vụ:
Trang 33Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, chữa bệnh, thông tin, giải trí của nhân dân Thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa các khu bàn dân cư trong tỉnh Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình quốc gia Nâng dần mức sống của các hộ nghèo Phấn đấu đời sống nhân dân tiến tới giàu có, phồn thịnh [12, tr 68-69]
Đại hội nêu rõ: “Đối với chương trình xóa đói, giảm nghèo đầu tư vốn
phải có hiệu quả phù hợp với điều kiện kinh tế từng vùng, có kiểm tra giám sát vốn đầu tư đối với từng chương trình phát triển kinh tế” [12, tr 190] Đại
hội cũng đã đề ra 10 chương trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có
chương trình dân số, việc làm và xóa đói giảm nghèo, đồng thời Đại hội cũng
đưa ra một số biện pháp cụ thể để thực hiện xóa đói, giảm nghèo, đó là: “Có
chính sách giúp đỡ các xã nghèo nâng cấp các cơ sở hạ tầng Tạo giúp cho
hộ nghèo được hưởng thụ về y tế, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục, dạy nghề; hỗ trợ tín dụng, hướng dẫn sản xuất kinh doanh để thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo” [12, tr 89]
Từ những quan điểm, chủ trương trên, từ 2001 đến 2005, Đảng bộ tỉnh
đã cụ thể hóa bằng các chính sách, cơ chế, chương trình, kế hoạch, dự án từng năm, từng giai đoạn nhằm tập trung thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo Ngày 8/11/2001, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Thông báo số 134/TB-TU về thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2001 - 2005 Ngày 7/1/2001, UBND tỉnh có Đề án
số 38/ĐA-XĐG-VL về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo và việc làm tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001- 2005 kèm theo Tờ trình số 68/TT-UB ngày 14/1/2002 trình HĐND tỉnh Ngày 28/1/2002, tại kỳ họp thứ 8, khóa XIII, HĐND tỉnh đã thông qua và ra Nghị quyết số
04/2002/NQ-HĐ phê duyệt Đề án thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
xóa đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005 của tỉnh Về mục tiêu
Trang 34và nhiệm vụ cụ thể, Nghị quyết đã ghi rõ: “Công tác xóa đói, giảm nghèo …
phải chỉ đạo tích cực để từng bước giảm xã nghèo, giảm hộ nghèo…Giảm tỷ
lệ hộ nghèo từ 12,26% năm 2000 xuống 7,2% vào 2005, phấn đấu mỗi năm giảm khoảng 1% tỷ lệ hộ nghèo tương đương trên 2.500 hộ; giảm 5/10 xã nghèo theo tiêu chí mới” [55, tr 3]
Nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã nêu, Nghị quyết cũng đưa ra
các giải pháp xóa đói, giảm nghèo trong đó nhấn mạnh một số giải pháp: Một là,
xóa đói, giảm nghèo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị các cấp, của mọi gia đình và mỗi người, trước hết các hộ đói, nghèo phải tự phấn đấu vươn lên Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ cho các xã nghèo, hộ đói, nghèo và người
lao động có việc làm để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống Hai là, tổ chức
lồng ghép chương trình xóa đói, giảm nghèo với các chương trình kinh tế - xã hội khác nằm trong chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương Ba là, đẩy mạnh công tác xã hội hóa chương trình xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm Bốn là, tăng cường các hoạt động bổ trợ cho công tác xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm Năm là, củng cố và tăng
cường vai trò vai trò, trách nhiệm của BCĐ xoá đói, giảm nghèo các cấp, đảm
bảo hoạt động thường xuyên, có hiệu quả Sáu là, tăng cường công tác tuyên
truyền, làm cho mọi tổ chức và cá nhân nhận thức đúng và đầy đủ xóa đói, giảm nghèo vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân, gia đình và toàn xã hội
Nghị quyết số 04/2002/NQ-HĐ của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc chính là sự
cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh về chủ trương xóa đói, giảm nghèo thể hiện một cách sinh động cơ chế vận hành “Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý”, làm cho chương trình xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005 được xã hội hóa sâu rộng
Sau khi Nghị quyết số 04/2002/NQ-HĐ của HĐND tỉnh được ban hành, từ 2001 đến 2005, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra một loạt các chỉ thị,
Trang 35Kế hoạch, nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo: Chỉ thị số 06/CT-TU về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng tiếp tục thực hiện cuộc vận động xây dựng “Quỹ hỗ trợ nông dân nghèo” ngày 27/9/2003; Chỉ thị số 09/CT/TU
về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng về cuộc vận động
“Ngày vì người nghèo” ngày 16/10/2003; Kế hoạch số 70-KH/TU kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu xoá đói, giảm nghèo ngày 20/9/2004;…
Các sở, ban, ngành và đoàn thể cũng tiến hành xây dựng chương trình hành động nhất quán, ban hành các công văn hướng dẫn triển khai thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo: Công văn số 404/HD-LN ngày 11/7/2002 của
Sở Lao động - TB&XH và Ngân hàng phục vụ người nghèo về việc hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay đối với hộ nghèo; Công văn số 717/CV-BCĐ ngày 6/5/2003 của Ban chỉ đạo - xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” về việc hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa; Công văn số 815/LĐ-TB&XH ngày 16/9/2003 của Sở Lao động - TB&XH về việc đề nghị Sở Tài chính - vật giá cấp kinh phí hỗ trợ lãi suất cho vay hộ nghèo năm 2003;…
Như vậy, bước sang giai đoạn 2001 - 2005, công tác xoá đói, giảm nghèo đã tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của BCH Đảng bộ tỉnh, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng như các các cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và sự quan tâm ủng hộ của quần chúng nhân dân Vì vậy, những chủ chương, chính sách của Đảng
bộ tỉnh Vĩnh Phúc về xóa đói, giảm nghèo đã nhanh chóng đi vào đời sống thực tiễn và định hướng cho các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân tham gia tích cực thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo Sau khi chương trình xóa đói, giảm nghèo được Tỉnh ủy Chỉ thị, HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành xây dựng kế hoạch và thường xuyên chỉ đạo, phân công giao nhiệm vụ cho các ngành, các tổ chức
Trang 36đoàn thể xã hội tham gia thực hiện Theo đó, mỗi cơ quan, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể có liên quan lại ra các văn bản, thông tư hướng dẫn, triển khai thực hiện; tạo ra một hành lang pháp lý vô cùng chặt chẽ cho công tác xoá đói, giảm nghèo đạt hiệu quả cao trên phạm vi toàn tỉnh Từ đó có thể khẳng định rằng, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở chính là nhân tố hàng đầu đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi công tác xóa đói, giảm nghèo
1.2.2 Quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo (1997 – 2005)
1.2.2.1 Công tác tổ chức, thành lập BCĐ xoá đói, giảm nghèo
Sau khi BCĐ công tác xóa đói, giảm nghèo được thành lập ở Trung ương thì lần lượt ở các địa phương trong cả nước, BCĐ công tác này cũng dần được tổ chức và kiện toàn Từ đây, việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo đã có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến cơ cở, các tỉnh còn nghèo và đặc biệt là những tỉnh mới được tái lập như Vĩnh Phúc đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng và Nhà nước hơn
Theo chủ trương đó, tinh thần đó, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo thành lập BCĐ xóa đói, giảm nghèo các cấp từ tỉnh đến huyện, thị, xã, phường Thực hiện Thông báo số 28/TT-TU ngày 12/3/1998 của Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về việc thành lập BCĐ xoá đói, giảm nghèo tỉnh, UBND tỉnh ra Quyết định số 1195/1998/QĐ-UB ngày 24/4/1998 về việc thành lập BCĐ xóa đói, giảm nghèo tỉnh, gồm có 14 thành viên tham gia Cụ thể: đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Lao động - TB &
XH làm Phó ban thường trực, các thành viên BCĐ là lãnh đạo các ngành Tài chính, Kế hoạch - đầu tư, NN & PTNT, Ngân hàng NN & PTNT, Ủy ban Dân
số - KHHGĐ, Y tế, GD - ĐT, Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh UBND tỉnh giao cho ngành Lao động - TB & XH nhận bàn giao công tác xóa đói, giảm nghèo từ ngày 1/7/1998 Ở cấp huyện, thị: thành lập BCĐ có cơ cấu
Trang 37giống như BCĐ tỉnh Ở cấp xã, phường, thị trấn: thành lập BCĐ thành viên cơ cấu thành phần giống như ở cấp huyện, có một cán bộ kiêm nhiệm làm công tác xóa đói, giảm nghèo xã
Sau 2 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm
nghèo, để công tác xóa đói, giảm nghèo thực sự có hiệu quả hơn, sang giai đoạn 2001 – 2005, chính quyền các cấp đã sớm kiện toàn, củng cố lại BCĐ từ tỉnh đến cơ sở Ngày 12/12/2001, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra Quyết định số 3501/QĐ-CT về việc kiện toàn BCĐ chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 - 2005 Theo đó, BCĐ bao gồm: 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng BCĐ xóa đói, giảm nghèo; các Phó ban bao gồm 02 đồng chí, một là Giám đốc Sở Lao động - TB&XH, một là Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; 16 ủy viên là Phó giám đốc các Sở Lao động - TB&XH, Sở Tài chính - vật giá, Sở NN & PTNT, Sở Công Nghiệp, Sở
Y tế, Sở GD - ĐT, Sở Thương mại - Du lịch, Ngân hàng phục vụ người nghèo tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân số - KHHGĐ, Cục trưởng Cục Thống kê, các đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông Dân, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Ở các cấp cơ sở, BCĐ xóa đói, giảm nghèo cũng được kiện toàn lại và thành phần các BCĐ tương tự như cấp tỉnh, huyện
BCĐ xóa đói, giảm nghèo các cấp đã thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu cho UBND cùng cấp trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm,
tổ chức triển khai thực hiện chương trình Hàng năm, BCĐ xóa đói, giảm nghèo tỉnh tổ chức đoàn kiểm tra tình hình thực hiện chương trình tại các huyện, thị, xã, phường, thị trấn; tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá, rút kinh nghiệm và đưa ra những biện pháp khắc phục Các thành viên BCĐ được phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng Ngày 25/12/2001, UBND tỉnh ra Quyết định số 3705/QĐ-CT về việc thành lập Tổ công tác xóa đói, giảm nghèo của Tỉnh, có nhiệm vụ tham mưu giúp BCĐ xóa đói, giảm nghèo
Trang 38xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức triển khai, kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo hàng năm trên địa bàn theo quy định Tổ công tác xóa đói, giảm nghèo ra đời, cùng với BCĐ xóa đói, giảm nghèo các cấp từ tỉnh đến huyện, thị, xã, phường, thị trấn được củng cố và kiện toàn đã tạo ra một hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác xóa đói giảm nghèo thống nhất từ tỉnh đến cơ sở và đi vào hoạt động có hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chương trình xóa đói, giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn này
1.2.2.2.Công tác điều tra, phân loại hộ nghèo theo chuẩn nghèo
Một trong những khâu đầu tiên của quá trình triển khai thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo là công tác tiến hành điều tra, rà soát số hộ nghèo đói trên địa bàn tỉnh nhằm đánh giá chính xác thực trạng và nguyên nhân nghèo đói, từ đó đề ra những biện pháp xóa đói, giảm nghèo đúng đắn, phù hợp với tình hình của địa phương
Giai đoạn 1997 – 2000:
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh về chương trình xóa đói, giảm nghèo, Sở Lao động - TB&XH Vĩnh Phúc đã phối hợp với UBND các huyện, thị và các ngành, đoàn thể tiến hành triển khai rà soát hộ nghèo trên địa bàn tỉnh năm 1998 Theo kết quả điều tra cho thấy, toàn tỉnh có 28.666 hộ đói nghèo, chiếm 12,71% tổng số hộ, trong đó số đói có 6.659 hộ (chiếm 2,95% tổng số hộ), hộ nghèo có 22.007 hộ (chiếm 9,75% tổng số hộ) Toàn tỉnh có hai xã có tỷ lệ đói nghèo trên 40% là xã Bồ Lý, huyện Lập Thạch (40,03%) và
xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên (40,8%) Trong tổng số hộ đói nghèo đó thì 53,45% là thiếu lương thực; 25,65% có nhà tranh tre vách đất; 12, 72% số hộ thiếu tiền chữa bệnh; 6,87% số hộ có trẻ bỏ học; 1,31% tình trạng khác
(Nguồn: theo Báo cáo kết quả thực hiện chương trình, mục tiêu xóa
đói, giảm nghèo giai đoạn 1999 – 2000 của UBND tỉnh)
Giai đoạn 2001 – 2005:
Trang 39Sau khi có Thông tri của Tỉnh ủy, Quyết định thành lập của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, BCĐ và Tổ công tác đã khẩn trương xây dựng kế hoạch số 2122/KH-BCĐ tổ chức triển khai công việc điều tra hộ nghèo theo chuẩn mới của Chính phủ ban hành trong giai đoạn 2001 - 2005 Từ ngày 25/12/2000 đến ngày 15/1/2001, tại các khu dân cư của các xã, phường, thị trấn, BCĐ đã tiến hành tổ chức cuộc tổng điều tra đến từng hộ gia đình
Kết quả: Tới đầu năm 2001, cả tỉnh có 29.363 hộ nghèo theo chuẩn mới, chiếm 12,26% số hộ toàn tỉnh (so với năm 2000 theo chuẩn nghèo cũ tăng 3,06%) Trong đó: Số hộ nghèo thuộc diện chính sách là 1.189 hộ, số hộ nghèo dân tộc có 1.740 hộ Tỷ lệ hộ nghèo tập trung đông ở một số huyện như: Lập Thạch (18,5%), Tam Dương (15,91%), Bình Xuyên (12,99%) Toàn tỉnh có 10 xã khác có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên và 4 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 40% (theo chuẩn mới), đó là: xã Bồ Lý, Như Thụy (huyện Lập Thạch);
xã Hoàng Hoa (huyện Tam Dương) và xã Trung Mỹ (huyện Bình Xuyên)
Nhìn chung, ở cả hai giai đoạn trên, tỷ lệ hộ nghèo vẫn tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn và một số xã miền núi
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đói nghèo là do:
- Nhóm nguyên nhân mang tính khách quan do điều kiện tự nhiên: thiên tai bão lũ, hỏa hoạn, tai nạn, rủi ro, hạn hán, sâu bệnh, đất đai vừa ít lại cằn cỗi, địa hình đi lại phức tạp, chủ yếu tập trung ở các xã, huyện miền núi
- Nhóm nguyên nhân mang tính chủ quan do bản thân người nghèo và đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đói nghèo của tỉnh Theo điều tra thực trạng giai đoạn 2001 – 2005 cho thấy, hộ đói nghèo có nhiều nguyên nhân, trong đó có 40% do thiếu vốn; 20% do thiếu kinh nghiệm làm ăn; 10% do thiếu lao động; 10% do ốm đau, bệnh tật; 9% do thiếu tư liệu sản xuất, đất đai; 6,7% do đông người ăn theo; 4,3% do các nguyên nhân khác
- Nhóm nguyên nhân do cơ chế chính sách thiếu đồng bộ và các cấp, các ngành chưa coi trọng, chưa có biện pháp tích cực về đầu tư phát triển kinh
Trang 40tế - xã hội, giao thông, thủy lợi, công nghệ, y tế, giáo dục Nhóm nguyên nhân này tuy không phải là nhóm nguyên nhân chính nhưng cũng gây nhiều tác động đến tình trạng đói nghèo ở một số xã đặc biệt là các xã miền núi
(Nguồn: theo số liệu báo cáo tại Chương trình giảm nghèo, giải quyết
việc làm giai đoạn 2006 – 2010 của UBND tỉnh)
Việc điều tra, phân loại hộ nghèo đã được tiến hành nghiêm túc, xác định đúng hộ nghèo, từ đó tạo thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách trợ giúp của Nhà nước, cộng đồng tới từng vùng nghèo, xã nghèo, hộ nghèo một cách có hiệu quả
1.2.2.3 Công tác thông tin tuyên truyền
Xoá đói, giảm nghèo là một cuộc cách mạng xã hội, ngày càng mang tính chất xã hội hóa cao, do vậy, để chương trình xoá đói, giảm nghèo được triển khai một cách sâu rộng, thực sự trở một phong trào của quần chúng thì công thông tin tuyên truyền giữ một vai trò vô cùng quan trọng Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, BCĐ xóa đói, giảm nghèo tỉnh đã rất quan tâm đến công tác thông tin tuyên truyền, coi đó là cầu nối quan trọng để đưa những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tới từng địa phương, thôn bản, và đặc biệt là tới nhận thức của chính bản thân những người nghèo Từ đó làm cho họ có những nhận thức đúng đắn và thống nhất quan điểm xóa đói, giảm nghèo là giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tự mình vươn lên để thoát nghèo chứ không phải chỉ là
sự trợ cấp hoặc mang tính chất bố thí cho người nghèo; giúp họ xóa bỏ tâm lý
ỷ lại trông chờ vào Nhà nước, chính quyền địa phương; đồng thời giúp họ có lòng tin vào Đảng, Nhà nước, chính quyền, cộng đồng và tin vào chính mình, tin vào cuộc sống tương lai phía trước Mặt khác, công tác thông tin tuyên truyền cũng nhằm mục đích nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ đó có ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo