Quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của đảng bộ tình vĩnh phúc tu nam 1997 den nam 2010 (Trang 67 - 82)

2010

2.2.2.Quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện

hiện chính sách giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010

2.2.2.1. Công tác triển khai thực hiện; kiện toàn và nâng cao vai trò, hoạt động của BCĐ giảm nghèo các cấp.

Để triển khai thực hiện kế hoạch giảm nghèo cả UBND tỉnh, Sở Lao động – TB&XH đã phối hợp với các ngành xây dựng các văn bản hƣớng dẫn, bao gồm:

- Phối hợp với Sở Tài chính ban hành Hƣớng dẫn số 18/HD-LĐTBXH- TC ngày 21 – 9 – 2007 về việc cấp, phát, quản lý, thanh quyết toán kinh phí ỗ

trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo, lao động thuộc hộ dành đất phục vụ các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết đó.

- Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và Sở Tài chính ban hành Hƣớng dẫn số 544/LN-LĐ-TC-NHCSXH ngày 14 – 12 – 2007 về việc thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay đối với hộ nghèo và đối tƣợng xã hội, cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trƣờng đại học, cao đẳng và dạy nghề.

- Phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh xây dựng Kế hoạch hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết đối với hộ nghèo từng năm trình UBND tỉnh quyết định.

- Ban Dân tộc xây dựng kế hoạch hỗ trợ nƣớc sinh hoạt đối với các thôn, bản ĐBKK theo Quyết định số 134 và văn bản 234/BDT&TG-DT hƣớng dẫn các huyện điều tra, thống kê số hộ đồng bào dân tộc thiểu số ĐBKK có nhu cầu vay vốn theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05 – 3 – 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Một loạt các văn bản hƣớng dẫn đƣợc ban hành đã tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc tạo điều kiện cho công tác giảm nghèo thực hiện có hiệu quả trong giai đoạn này.

Ngay sau khi Nghị quyết 16/2007/NQ-HĐND đƣợc ban hành, UBND đã ban hành văn bản pháp lý nhằm kiện toàn BCĐ chƣơng trình giảm nghèo, giải quyết việc làm tỉnh do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trƣởn ban, Giám đốc Sở Lao động – TB&XH làm Phó ban thƣờng trực, thành viên là lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan và lãnh đạo UBND các huyện, thị. Về cấp cơ sở, nhìn chung vẫn đƣợc tổ chức theo phƣơng thức cũ. Hệ thống quản lý vẫn đƣợc tổ chức thống nhất, chặt chẽ từ trên xuống dƣới, trong đó mỗi thành viên, tổ công tác đều đƣợc phân công nhiệm vụ cụ thể. Việc kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách giảm nghèo ở cơ sở luôn đƣợc coi trọng. Qua nhiều đợt kiểm tra, giám sát đã chấn chỉnh những đơn vị làm chƣa tốt,

phát hiện kịp thời những sai phạm, qua đó kịp thời giúp các địa phƣơng, đơn vị tháo gỡ khó khăn để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ đƣợc giao. Ngoài ra, hàng năm, Sở Lao động – TB&XH tổ chức tập huấn cho trên 300 ngừoi là cán bộ lãnh đạo, cán bộ ngành Lao động – TB&XH của 137 xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn tỉnh về phƣơng pháp, kĩ năng giám sát, kiểm tra đánh gía thực hiện chƣơng trình giảm nghèo, góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, phấn đấu thực hiện thành công chƣơng trình giảm nghèo trong trong đoạn mới.

2.2.2.2. Tiếp tục công tác điều tra, rà soát hộ nghèo (theo chuẩn mới)

Kết thúc việc thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo (2001 – 2005), đầu năm 2006, BCĐ chƣơng trình giảm nghèo và Tổ công tác đã khẩn trƣơng tổ chức triển khai công việc điều tra hộ nghèo theo chuẩn mới của Chính phủ ban hành trong giai đoạn 2006 - 2010. Theo số liệu báo cáo kết quả thực hiện chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2001 – 2005, kết quả toàn tỉnh có 45.770 hộ nghèo (không còn hộ đói) chiếm 18.04%, trong đó:

+ Khu vực nông thôn: 43.318 hộ, chiếm 19,67% số hộ nông thôn + Khu vực thành thị: 2.452 hộ, chiếm 7.16% số hộ thành thị

+ Số hộ nghèo thuộc diện chính sách ngƣời có công: 771 hộ, chiếm 3.57% hộ chính sách.

+ Số hộ nghèo thuộc diện dân tộc thiểu số: 3.328 hộ, chiếm 41%

+ Số hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội (ngƣời già cô đơn, trẻ em mồ côi không nơi nƣơng tựa... đang hƣởng trợ cấp xã hội): 1.276, chiếm 4%

Còn 16 xã nghèo (có tỉ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên) là: Minh Quang, Đạo Trù, Yên Dƣơng, Đại Đình, Tam Quan (Tam Đảo); Vân Trục, Quang Yên, Bàn Giản, Bạch Lƣu, Nhân Đạo, Tử Du, Quang Sơn (Lập thạch); Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa, Hƣớng Đạo (Tam Dƣơng), Trung Mỹ (Bình Xuyên).

+ Thiếu vốn sản xuất: khoảng 41% + Thiếu đất sản xuất: Khoảng 15%

+ Thiếu kinh nghiệm sản xuất, kiến thức làm ăn chiếm khoảng 14% + Gia đình có ngƣời ốm đau: khoảng 14%

+ Tai nạn rủi ro, thiên tai: khoảng 3%

+ Gia đình mắc các tệ nạn xã hội: khoảng 1%

Việc điều tra, rà soát hộ nghèo có sự giám sat, kiểm tra chặt chẽ của BCĐ chƣơng trình nên đã đƣợc thực hiện nghiêm túc, đúng đối tƣợng, nhằm bảo đảm cho việc sử dụng nguồn vốn của chƣơng trình tránh bị thất thoát do điều tra sai lệch.

2.2.2.3. Đấy mạnh công tác thông tin tuyên truyền

Nhận thức rõ đƣợc vai trò của công tác tuyên truyền, vận động trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo và ý thức đƣợc cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa cho việc thực hiện chƣơng trình, tỉnh đã chi ngân sách khoảng 1.000 triệu đồng cho công tác này và giao cho Sở Lao động - TB&XH tỉnh thực hiện.

Sở Lao động – TB&XH đã tiến hành biên soạn, in một loạt các văn bản phục vụ cho việc tổ chức, triển khai chƣơng trình giảm nghèo. Sở đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh mở chuyên mục “Vì người nghèo”

phát vào ngày cuối quý; phối hợp với Báo Vĩnh Phúc, các tạp chí, các bản tin của Đảng đăng tải thông tin, bài viết vệ hộ nghèo, ngƣời nghèo. Sở còn phối hợp chỉ đạo các xã, phƣờng, thị trấn phát trên loa truyền thanh các nội dung về chế độ, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nƣớc và Tỉnh về hộ nghèo, ngƣời nghèo, ngƣời lao động để các tầng lớp nhân dân nắm bắt và tích cực tham gia công tác giảm nghèo và giải quyết việc làm, tạo cho ngƣời dân nắm bắt đƣợc cơ hội vƣơn lên thoát nghèo.

Giảm nghèo là một chƣơng trình tổng hợp, đƣợc lồng ghép với các chƣơng trình kinh tế - xã hội của nhiều ngành. Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đạt kết quả và bền vững phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp. Việc huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực lồng ghép tham gia xóa đói giảm nghèo đều do từng ngành trực tiếp thực hiện, do đó trong quá trình chỉ đạo, phát triển kinh tế của ngành, các ngành đã chú trọng tập trung hƣớng vào các xã nghèo, cận nghèo miền núi và phấn đấu cho nhiệm vụ, mục tiêu giảm nghèo chung của cả tỉnh.

Các nguồn kinh phí đầu tƣ trực tiếp cho giảm nghèo đều do UBND tỉnh thống nhất quản lý và quyết định phân bố theo tình hình thực tế của địa phƣơng và căn cứ theo đề nghị của Sở Kế hoạch - Đầu tƣ, cơ quan thƣờng trực các chƣơng trình mục tiêu quốc gia của tỉnh và Sở Tài chính. Các nguồn lực đầu tƣ cho chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo của tỉnh, bao gồm cả đầu tƣ trực tiếp và lồng ghép đều tiếp tục đƣợc các cơ quan chuyên môn huy động, quản lý, theo dõi, sử dụng một cách có kế hoạch .

Theo số liệu đƣợc tổng hợp từ báo cáo của Sở Lao động – TB&XH Vĩnh Phúc (2006 – 2010), trong 5 năm 2006 - 2010, tổng nguồn kinh phí huy động cho chƣơng trình giảm nghèo, giải quyết việc làm (bao gồm cả câc nguồn tham gia lồng ghép) là 602.035 triệu đồng, trong đó vốn đàu tƣ trực tiếp là 546.765 triệu đồng, vốn đầu tƣ gián tiếp là 55.270 triệu đồng. Trong tổng số vốn đầu tƣ đó, ngân sách Trung ƣơng chiếm khoảng 16 %, ngân sách địa phƣơng khoảng 27%, vốn vay tín dụng khoảng 40% và còn lại là huy động cộng đồng, nhân dân đóng góp. Một số doanh nghiệp nhƣ Công ty Honda Việt Nam, Công ty DAEWOO APPRE, Công ty phanh NISIN,.. vẫn là những doanh nghiệp có nguồn kinh phí ủng hộ cho các chƣơng trình bảo trợ xã hội của tỉnh khá cao trong đó có chƣơng trình giảm nghèo. Các nguồn kinh phí này đều đã đƣợc sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả, không có tình

trạng tham ô hoặc làm thất thoát nguồn vốn giảm nghèo do điều tra sai lệch về số lƣợng hộ nghèo hoặc những lí do khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.5. Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể địa phương tham gia công tác giảm nghèo

Ngay từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “MTTQ Việt Nam, các tổ chức đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng…là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân” [9, 672]. Do đó, việc tổ chức, triển khai thực hiện bất kỳ một chủ trƣơng, chính sách nào của Đảng và Nhà nƣớc đều không thể nằm ngoài vai trò và phạm vi hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Hơn nữa, đối với một chủ trƣơng, một chƣơng trình rộng lớn, lâu dài và có tính chất xã hội cao nhƣ chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo thì điều đó lại càng cần thiết và quan trọng. Theo tinh thần đó, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp tục tập trung chỉ đạo MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc và các đoàn thể chính trị - xã hội thành viên tham gia tích cực công giảm nghèo, mà trƣớc hết là hỗ trợ các thành viên của mình thoát khỏi đói nghèo.

Trong 5 năm 2006 – 2010, dƣới sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp tục phối hợp với các ban, ngành, tổ chức đoàn thể tỉnh thực hiện tốt các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” và cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”. Phƣơng châm chủ đạo là: Việc tập trung xóa nhà tạm, xây nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo phải đi trƣớc một bƣớc để ngƣời nghèo bớt khổ, từ đó có thể yên tâm hơn trong việc chăm lo sản xuất. Vận động nhiều cán bộ chính quyền, măt trận tới các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để tuyên truyền, vận động góp tiền, vật liệu... cho xây dựng nhà Đại đoàn kết...Việc hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà theo quy định của Nhà nƣớc ban hành, đến năm 2009 là 6 triệu đồng/nhà/vùng khó khăn, 7 triệu/nhà/vùng ĐBKK. Theo báo cáo trong Tài liệu Hội nghị tổng kết công tác xây dựng nhà đại đoàn kết trên địa bàn tỉnh

giai đoạn 2000 – 2012, qua 5 năm thực hiện, cuộc vận động đã thu hút đƣợc rất nhiều nhà hảo tâm, các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp quyên góp, đạt 8.721,1 triệu đồng (năm 2010), trong đó chi cho hỗ trợ xây nhà Đại đoàn kết là 2.237 triệu đồng. Đến năm 2010 tổng cộng đã có 2.283 ngôi nhà Đại đoàn kết đƣợc xây dƣng. Nhiều doanh nghiệp đã rất tích cực tham gia giúp đỡ hộ nghèo làm nhà, điển hình nhƣ: Ngân hàng TMCP Công thƣơng Viêt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc ủng hộ Quỹ “ Vì ngƣời nghèo: 7.420 tỷ đồng – hỗ trợ xây dựng 212 ngôi nhà; Công ty CPTM Sông Hồng Thủ đô ủng hộ 3 tỷ đồng và 10 ngôi nhà Đại đoàn kết; Công ty PRIME hỗ trợ xây 55 ngôi nhà,....Công tác vận động xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” xây Nhà tình nghĩa cho thƣơng binh, gia đình liệt sỹ, ngƣời có công có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đƣợc các cấp ủy Đảng, MTTQ và các đoàn thể quan tâm, chỉ đạo, tuyên truyền vận động thực hiện đƣợc đông đảo nhân dân tham gia.

Đối với Hội cựu chiến binh tỉnh, công tác giảm nghèo cũng đƣợc Ban lãnh đạo hội chỉ đạo các hội viên tham gia tích cực. Phong trào Cựu chiến binh đoàn kết giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo làm kinh tế giỏi tiếp tục đƣợc phát động và đem lại nhiều hiệu quả thiết thực. Đến cuối năm 2009, đã có 4.862 hội viên CCB sản xuất, kinh doanh giỏi, nhiều hội viên là chủ các trang trại có diện tích từ 2 ha trở lên (theo báo cáo của Hội CCB tỉnh 2006 - 2010).

Trong những năm 2006 – 2010, thực hiện chủ trƣơng chính sách của Đảng bộ tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ Vĩnh Phúc đã tiếp tục chỉ đạo các huyện, thị hội thực hiện có hiệu quả mô hình phong trào giúp phụ nữ nghèo làm chủ hộ có địa chỉ thông qua nhiều hình thức: giúp nhau về cây con giống, phân bón,… Đến năm 2010, theo số liệu báo cáo công tác phụ nữ năm 2010, Hội đã khai thác và quản lý trên 553 tỷ đồng cho trên 60.000 lƣợt hộ phụ nữ vay vốn để sản xuất kinh doanh, nhiều hộ gia đình đã chuyển biên về đời sống, thoát nghèo vƣơn lên phát triển kinh tế gia đình. Hội LHPN tỉnh phối hợp Sở lao động- thƣơng binh và xã hội khảo sát nhu cầu học nghề của phụ nữ trong

toàn tỉnh. Các cấp Hội phối hợp với Trƣờng Cao đẳng kinh tế Vĩnh Phúc, Trung tâm dạy nghề Minh Tâm mở 106 lớp tập huấn về mây tre đan, kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật, may công nghiệp...cho 3.264 học viên là phụ nữ nông thôn, phụ nữ không có việc làm...; tƣ vấn và giới thiệu việc làm cho hàng ngàn lƣợt phụ nữ cho các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn tỉnh...Những thành tích to lớn đó ngày càng chứng minh vai trò, vị trí xã hội của phụ nữ Vĩnh Phúc trong việc tham gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, chứng minh ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Với tỉ lệ hộ nghèo chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, miền núi, trong đó phần lớn là đối tƣợng ngƣời nông dân thì việc thực hiện công tác giảm nghèo luôn đƣợc Hội Nông dân tỉnh coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và rất tích cực tham gia thực hiện. Ngày 23 – 4 – 2006, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng Đề án số 43/ĐA-UBND về Xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân nghèo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2010. Tổng kinh phí quỹ đến năm 2010 đã có số dƣ trên 16 tỷ, đƣợc giao cho Hội Nông dân quản lý, điều hành cho vay theo quy định điều lệ quỹ, ƣu tiên cho các hộ nông dân nghèo vùng trung du miền núi khó khăn vay. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10 (khóa 13), Nghị quyết số 03 (khóa 14) của BCH Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về “chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp”, về “phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân”, Hội đã tiếp tục đẩy mạnh phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, đẩy mạnh hoạt động liên kết “4 nhà”. Nhằm hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua phân bón trả chậm, Hội đã tiến hành xây dựng Đề án “Hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua phân bón trả chậm cho nông dân giai đoạn 2008 – 2010”...Tất cả những hoạt động đó đều cho thấy tính tích cực của Hội trong việc tham gia công tác giảm nghèo, tạo điều kiện cho bà con nông dân nắm bắt đƣợc cơ hội giảm nghèo, có ý thức vƣơn lên thoát nghèo.

Nhằm phát huy hơn nữa vai trò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ trong việc thực hiện công tác giảm nghèo của tỉnh, Tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc tiếp tục phát động Phong trào Thanh niên làm kinh tế giỏi, khuyến khích hội viên tích cực tham gia. Đã có hơn 200 câu lạc bộ Thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế đƣợc thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả. Đến năm 2010, theo báo cáo của BCH Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc khóa IV trình Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của đảng bộ tình vĩnh phúc tu nam 1997 den nam 2010 (Trang 67 - 82)