Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về thực hiện giảm

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của đảng bộ tình vĩnh phúc tu nam 1997 den nam 2010 (Trang 64 - 67)

2010

2.2.1.Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về thực hiện giảm

Chính phủ về Chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội; Chỉ thị số 04/2008/CT- Ttg ngày 25 – 01 – 2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng chỉ đạo thực hiện các chƣơng trình giảm nghèo....Từ đây, chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo đã chính thức đƣợc thay bằng một cái tên mới: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Điều đó chứng tỏ những thành tựu trong cuộc chiến đấu chống lại đói nghèo của đất nƣớc đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, thực sự tạo ra bƣớc ngoặt, về cơ bản tỉ lệ hộ đói đã không còn; công tác xóa đói, giảm nghèo đƣợc thu hẹp phạm vi hơn; tuy nhiên không có nghĩa là công tác giảm nghèo không có những khó khăn, thử thách. Điều đó buộc Đảng và Nhà nƣớc ta phải luôn ý thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề giảm nghèo và có những chủ trƣơng, bƣớc đi, biện pháp phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc.

2.2. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện chính sách giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 sách giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010

2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về thực hiện giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 nghèo giai đoạn 2006 – 2010

Sau gần 10 năm tái lập tỉnh (1997 – 2005), vƣợt lên mọi khó khăn, thách thức, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đã nỗ lực phấn đấu, giành đƣợc những thắng lợi quan trong trọng trên các lĩnh vực kinh tê, chính trị, văn hóa - xã hội, trong đó có các thành tựu đáng ghi nhận của công tác xóa đói, giảm nghèo, góp phần tạo ra một diện mạo mới cho tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, những thành tựu đạt đƣợc mới chỉ là những thành tựu bƣớc đầu, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục; trong đó công tác xóa đói, giảm nghèo cần phải đƣợc các cấp ủy Đảng quan tâm và chú trọng hơn nữa. Trên cơ sở quán triệt những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về giảm nghèo trong giai đoạn mới (2006 - 2010), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra những chủ trƣơng đúng đắn và thích hợp với tình hình và thực trạng đói nghèo ở địa phƣơng, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo nói riêng cũng nhƣ các mục tiêu kinh tế - xã hội nói chung.

Tại Đại hội đại biểu lần thứ XIV của Đảng bộ tỉnh, sau khi đánh giá những thành tựu, hạn chế, tổng kết kinh nghiệm 5 năm thực hiện Nghi quyết XIII của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ đã đề ra mục tiêu tổng quát, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 5 năm 2006 – 2010 và định hƣớng đến năm 2020. Đại hội đã đề ra mục tiêu tổng quát nhƣ sau:

“Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động và chuẩn bị tốt cho hội nhập kinh tế quốc tế...Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục đào tạo,....; đẩy mạnh giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ hộ nghèo, tăng tỉ lệ hộ giàu...” [13, tr. 32]. Đại hội đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2010, phấn đấu tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14 – 14,5%, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 1.100 USD, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 10% (theo tiêu chí mới). Để thực hiện các mục tiêu trên, Đại hội đã đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong đó nhấn mạnh: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đi

đôi với nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở đặc biêt quan tâm đến phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; lấy phát triển công nghiệp là nền tảng; ...lấy phát triển du lịch là mũi nhọn” [13, tr. 34]. Đặc biệt về công tácgiảm nghèo, Đại hội chỉ rõ:

Nâng cao chất lƣợng xóa đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu hợp pháp. Ƣu tiên đầu tƣ cho các vùng, địa phƣơng có tỉ lệ hộ nghèo cao, trƣớc hết đầu tƣ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức làm kinh tế để giúp các địa phƣơng nghèo, hộ nghèo tự vƣơn lên. Vận động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội quan tâm giúp đỡ ngƣời nghèo. [13, tr. 48].

Nhằm cụ thể hóa chủ trƣơng của Đảng bộ về công tác giảm nghèo trong giai đoạn này, ngày 09 – 6 – 2007, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã thông qua Chƣơng trình số 61/CTr-UBND về giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2007 – 2010, là cơ sở để HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về chƣơng trình giảm nghèo. Tới ngày 04 - 7 - 2007, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Nghị quyết sô 16/2007/NQ-HĐND về Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2007 – 2010. Nghị quyết đã nêu rõ mục tiêu của chƣơng trình: mỗi năm giảm ít nhất 2% tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo mới); đến hết năm 2008 không còn hộ chính sách nghèo, không còn hộ nghèo do nguyên nhân thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm; xóa cơ bản nhà tạm cho hộ nghèo. Nghi quyết cũng đƣa ra một số giải pháp chủ yếu để thực hiện chƣơng trình giảm nghèo nhƣ: nâng cao năng lực của cán bộ giảm nghèo cũng nhƣ nhận thức của ngƣời dân; một số chính sách hỗ trợ ngƣời dân thoát nghèo nhƣ cho vay vốn, hỗ trợ lãi suất với hộ nghèo, hƣớng dẫn cách làm khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, y tê, giáo dục...Trƣớc đó, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cũng ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27 – 12 – 2006 về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 –

2010, định hướng đến năm 2020 nhằm thực hiện kết hợp có hiệu quả với chƣơng trình giảm nghèo. Năm 2008, Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp tục ban hành Nghị quyết số 34/2008/NQ- HĐND về Quy định một số chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, người nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2009- 2010. Ngoài ra còn một số văn bản pháp lý khác cũng đƣợc ban hành để phục vụ cho việc thực hiện công tác giảm nghèo trong thời gian này nhƣ: Đề án số 43/ĐA/UBND ngày 24 – 3 – 2006 của UBND tỉnh về xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân nghèo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2010; Kế hoạch số 26-KH/TU ngày 20 – 8 – 2007 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về việc Kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 04 ngày 28/01/2002 của HĐND tỉnh về chƣơng trình, mục tiêu xóa đói giảm nghèo...

Nhƣ vậy, bƣớc sang giai đoạn 2006 - 2010, công tác giảm nghèo đã tiếp tục nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của BCH Đảng bộ tỉnh, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng nhƣ các các cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và sự quan tâm ủng hộ của quần chúng nhân dân. Vì vậy, những chủ chƣơng của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về giảm nghèo đã nhanh chóng đi vào đời sống thực tiễn và định hƣớng cho các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân tham gia tích cực thực hiện chƣơng trình giảm nghèo.

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của đảng bộ tình vĩnh phúc tu nam 1997 den nam 2010 (Trang 64 - 67)