Những kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của đảng bộ tình vĩnh phúc tu nam 1997 den nam 2010 (Trang 104 - 112)

2010

3.2.1. Những kinh nghiệm chủ yếu

Có thể rút ra một số kinh nghiệm lịch sử về sự lãnh đạo công tác XĐGN ở Vĩnh Phúc trong những năm 1997 - 2010 nhƣ sau:

Một là, phải thường xuyên xây dựng Đảng bộ, củng cố chính quyền vững mạnh là hạt nhân tổ chức và lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo.

Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và vai trò quản lý của chính quyền là nhân tố đầu tiên có ý nghĩa quyết định tới mọi thắng lợi. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền nhằm làm cho Đảng bộ, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở trong sạch vững mạnh, đoàn kết nhất trí đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra đã đƣợc lãnh đạo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm, triển khai đều khắp gắn với việc xác định chức trách, nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng, công khai đến từng chi bộ, đến mỗi cán bộ, Đảng viên. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc luôn xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, vì vậy phải chú trọng thƣờng xuyên, liên tục và toàn diện, trên cả ba mặt chính trị - tƣ tƣởng - tổ chức. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về xóa đói, giảm nghèo, Đảng bộ, chính quyền Vĩnh Phúc luôn coi xóa đói, giảm nghèo là trách nhiệm, là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Đảng bộ và chính quyền. Trong công tác xóa đói, giảm nghèo, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã luôn nâng cao tinh thần tiên phong, tự lực tự cƣờng, chủ động, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời đề ra các chủ trƣơng, biện pháp xóa đói, giảm nghèo đúng đắn trên cơ sở nắm vững, quán triệt đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ nắm vững đặc điểm cụ thể của địa phƣơng.

Việc phát triển Đảng viên, xây dựng cơ sở Đảng rộng là nhiệm vụ hàng đầu, song phải luôn giữ vững phƣơng châm coi trọng chất lƣợng Đảng viên.

Đảng bộ Vĩnh Phúc đã luôn chú ý phát huy vai trò của cán bộ, Đảng viên trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo cũng nhƣ trong xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Họ là những lực lƣợng nòng cốt, tiên phong gƣơng mẫu đi đầu, gắn bó với quần chúng nhân dân và trong mọi phong trào thì “Đảng viên đi trƣớc, làng nƣớc theo sau”. Đảng bộ tỉnh chủ trƣơng cử cán bộ có năng lực về các xã, huyện để trực tiếp tham gia công tác xóa đói, giảm nghèo, đƣa chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xóa đói, giảm nghèo đến tận tay đời sống ngƣời dân. Đội ngũ cán bộ, Đảng viên lấy kết quả hoạt động, công tác làm thƣớc đo về giác ngộ chính trị, phẩm chất và năng lực của mình. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, Đảng bộ tỉnh luôn chú ý tới công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ xóa đói, giảm nghèo nhằm nâng cao nhận thức và năng lực tổ chức, quản lý của đội ngũ cán bộ, và từ những lực lƣợng cơ bản này nhân rộng lực lƣợng trong quần chúng để cùng tổ chức, hƣớng dẫn ngƣời nghèo thực hiện chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo.

Bên cạnh đó, Đảng bộ Vĩnh Phúc cũng luôn chú trọng công tác tổng kết rút kinh nghiệm từ các phong trào để xây dựng thành công chƣơng trình hành động phù hợp với thực tiễn. Thông qua việc tổng kết quá trình triển khai các chủ trƣơng, biện pháp, đƣờng lối của Đảng ở cơ sở đã giúp cho Đảng bộ Vĩnh Phúc rút ra kinh nghiệm thực tiễn cả thành công và chƣa thành công, từ đó Đảng bộ ngày càng trƣởng thành về tƣ duy tổ chức và lãnh đạo. Chính thực tiễn xóa đói, giảm nghèo là cơ sở để ngày càng hoàn chỉnh chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng. Sự vận dụng sáng tạo và quyết tâm lãnh đạo tổ chức thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo thắng lợi là bài học kinh nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ Vĩnh Phúc.

Hai là, phải đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa các hoạt động xóa dói, giảm nghèo, phát huy cao độ nguồn sức mạnh của toàn dân trên cơ sở phát huy nội lực của các hộ nghèo.

Xóa đói, giảm nghèo là một hoạt động mang tính tổng thể, vừa có sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nƣớc các cấp, vừa có sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, có sự tham gia của các đoàn thể, trong đó vai trò của MTTQ Việt Nam là rất quan trọng. Do vậy, công tác xã hội hóa các hoạt động xóa đói, giảm nghèo là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nhằm thu hút sự tham gia đông đảo của tất cả các ngành, các cấp, các tổ chúc đoàn thể nhân dân và của tất cả mọi ngƣời, từ đó phát huy cao độ nguồn sức mạnh tổng hợp của toàn dân trên cơ sở phát huy nội lực của các hộ nghèo, thực hiện phƣơng châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Mặt khác, trong điều kiện nguồn lực Nhà nƣớc có vai trò chủ đạo nhƣng cũng rất hạn hẹp và mang tính xúc tác, thì nguồn lực huy động từ cộng đồng đóng một vai trò rất quan trọng. Do vậy, biết khơi dậy và phát huy nguồn sức mạnh tổng hợp của toàn dân là một trong những yếu tố rất quan trọng để thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.

Từ sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nước lấy dân làm gốc… Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Mọi kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ rõ “đẩy thuyển cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”, luôn tin tƣởng vào sức mạnh của nhân dân và phải làm cho nhân dân tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và sức mạnh của quần chúng nhân dân, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc luôn coi trọng công tác xây dựng mối quan hệ giữa Đảng với dân, với cuộc sống, lắng nghe ý kiên của toàn dân, chịu sự giám sát của nhân dân, đề ra những chủ trƣơng, biện pháp đúng đắn đem lại quyền lợi thiết thực nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân, phát huy quyền làm chủ, làm cho nhân dân ngày càng tin tƣởng ở sự lãnh đạo của Đảng, quán triệt tƣ tƣởng xây dựng Nhà nƣớc của dân - do dân - vì dân.

Xác định rõ quan điểm “lấy dân làm gốc’ - luôn tin tƣởng nhân dân, nhờ đó mà Đảng bộ Vĩnh Phúc đã đạt đƣợc nhiều thành công trong lãnh đạo thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, đồng thời cũng thấy đƣợc những

bất cập trong lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh lại chủ trƣơng, chính sách sao cho phù hợp với đặc điểm của địa phƣơng và từng đối tƣợng nghèo đói, sao cho vừa hợp ý Đảng vừa hợp lòng dân.

Xuất phát từ đặc điểm là một tỉnh mới tái lập và còn nghèo, có nhiều khó khăn trong công tác xóa đói, giảm nghèo, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc thƣờng xuyên chú trọng tới công tác tuyên truyền, vận động xây dựng khối đại đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, giữa các cấp, các ngành, đoàn thể và các địa phƣơng, gắn bó với nhau tạo nên một khối sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ. Bài học đó đã đƣợc Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc ý thức rõ và đã thực hiện thành công trong quá trình lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo. Nhờ vậy mà Đảng bộ đã giành đƣợc sự tín nhiệm trong nhân dân. Đó là phần thƣởng cao quý và là bài học xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc.

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ, bên cạnh các ngành, các cấp, cơ quan, tổ chức thì các đoàn thể quần chúng nhân dân cũng thể hiện và phát huy đƣợc vai trò của mình trong công tác vận động nhân dân nói chung và vận động hội viên nói chung tham gia tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo, trong đó MTTQ giữ một vai trò rất lớn. Là trung tâm của khối đại đoàn kết, luôn ý thức rõ vai trò và trách nhiềm của mình, MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đã luôn bám sát, quán triệt chặt chẽ các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng bộ tỉnh, làm tốt công tác vận động quần chúng, thu hút đông đảo nhân dân tham gia vào các phong trào nhƣ cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở”,…; xây nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa,…Hội CCB cũng tham gia vào công tác XĐGN nhƣ vận động hội viên “CCB giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, khuyến khích động viên tinh thần tự lực tự cƣờng vƣơn lên làm giàu chính đáng của hội viên. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh có các phong trào nhƣ “Ngày vì phụ nữ nghèo”, phong trào giúp phụ nữ nghèo làm chủ hộ có

địa chỉ,…Hội Nông dân cũng góp phần vào thực hiện chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo bằng công tác nâng cao trình độ cho bà con nông dân, đƣa tiến bộ KHKT vào sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi…Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tham gia thực hiện xóa đói, giảm nghèo bằng nhiều phong trào thiết thực nhƣ “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nƣớc”, 5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “4 đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp”…qua đó góp phần xây dựng kinh tế cũng nhƣ bồi dƣỡng lý tƣởng cách mạng cho thế hệ trẻ.

Cũng nhƣ các đoàn thể nhân dân, các ban, ngành, các cấp chính quyền trong tỉnh cũng từng bƣớc cụ thể hóa sự lãnh đạo của Đảng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, thực hiện đúng theo phƣơng châm “Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nƣớc quản lý”. Dƣới sự chỉ đạo của Đảng bộ, ngành Y tế và GD – ĐT hàng năm đƣợc giao nhiệm vụ cụ thể, trong đó nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, tạo điều kiện cho con em hộ nghèo có điều kiện đi học, ngƣời nghèo đƣợc chăm sóc sức khỏe,…Bên cạnh đó, các ngành kinh tế khác cũng ra sức thực hiện xóa đói, giarm nghèo theo sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh. Tất cả các sở, ban, ngành, bên cạnh việc thực hiện chức năng của mình đều có nhiệm vụ phải tham gia thực hiện xóa đói, giảm nghèo, phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.

Xóa đói, giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội mà còn là nghĩa vụ, bổn phận của chính ngƣời dân. Ý chí tự vƣơn lên của ngƣời nghèo là điều kiện cơ bản để xóa đói, giảm nghèo bền vững. Nhà nƣớc và cộng đồng xã hội chỉ có thể tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho mỗi ngƣời nghèo, hộ nghèo tiếp cận các nguồn lực vƣợt lên nghèo đói chứ không thể làm thay cho họ đƣợc. Trong quá trình lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các đoàn thể ra sức tuyên truyền, giác ngộ, giáo dục cho nhân dân nhất là bản thân

những ngƣời nghèo thấy tác dụng và tầm quan trọng của xóa đói, giảm nghèo, làm cho họ nhận thức đƣợc mặt trái của đói nghèo từ đó có ý thức vƣơn lên thoát khỏi đói nghèo. Cán bộ, Đảng viên đã đến từng nhà cùng với gia đình bàn bạc cách làm ăn, tìm ra hƣớng làm ăn phù hợp, từ đó giúp hộ nghèo, ngƣời nghèo chủ động tự lực vƣơn lên làm ăn, thoát khỏi tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ hoàn toàn vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nƣớc và cộng đồng.

Để ngƣời nghèo bớt khó khăn hơn và để chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo đạt hiệu quả hơn nữa, không có cách nào khác là chúng ta càng phải đẩy mạnh xã hội hoá công tác xóa đói, giảm nghèo, phát huy nguồn sức mạnh tổng hợp của toàn dân và đặc biệt là bản thân những hộ nghèo phải phát huy nội lực nhiều hơn nữa. Đây là bài học kinh nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo.

Ba là, phải coi trọng công tác tuyên truyền, tăng cường vận động toàn dân thực hiện xóa đói, giảm nghèo theo chủ trương, chính sách của Đảng.

Đối với một hoạt động rộng lớn mang tính xã hội hóa cao nhƣ công tác xóa đói, giảm nghèo thì sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định nhất đến sự thành bại của phong trào. Do vậy, phải tuyên truyền vận động toàn dân thực hiện theo chủ trƣơng, chính sách của Đảng. Tuyên truyền là bƣớc đi đầu tiên để đƣa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng về xóa đói, giảm nghèo đến đƣợc với nhân dân. Có nhiều dự án, chƣơng trình dân không theo hoặc thực hiện không tốt, không phải vì dự án, chƣơng trình đó không có tính thiết thực đúng đắn mà chỉ vì công tác tuyên truyền vận động chƣa tốt, quần chúng nhân dân chƣa tin theo. Nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, do điều kiện đi lại khó khăn, ít giao lƣu với bên ngoài, trình độ dân trí thấp thì công tác tuyên truyền vận động lại càng phải đƣợc quan tâm mạnh mẽ hơn nữa. Thực tế cho thấy, vùng nào nhân dân nắm vững và thực hiện theo đúng chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng thì ở vùng đó kinh tế - xã hội có sự phát triển, ngƣợc lại vùng nào nhân dân không nắm vững chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng thì ở

vùng đó, kinh tế - xã hội phát triển yếu kém hoặc phát triển thiếu bền vững. Mặt khác, nếu không làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, sẽ làm cho nhận thức của ngƣời dân về chủ trƣơng xóa đói, giảm nghèo của Đảng bị hạn chế hoặc hiểu sai lệch, dẫn đến những hậu quả khôn lƣờng. Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của nhân dân về chủ trƣơng, chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc, nhất là đối với bản thân những ngƣời nghèo, hộ nghèo, nhằm giúp cho họ có nhận thức đúng đắn về xóa đói, giảm nghèo, đó không chỉ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội mà hơn ai hết là nhiệm vụ, trách nhiệm của chính bản thân những ngƣời trong cuộc, cần phải tự vƣơn lên thoát khỏi đói nghèo.

Có chú trọng tới công tác tuyên truyền vận động thì ý Đảng mới hợp với lòng dân, do đó mới tạo nên đƣợc sức mạnh giúp Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc vƣợt qua mọi khó khăn, trở ngại để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo. Đây là một bài học quan trọng qua thực tiễn gần 10 năm thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo ở Vĩnh Phúc.

Bốn là, chủ động lồng ghép các chương trình, dự án kết hợp với thực hiện các chính sách xóa đói, giảm nghèo nhằm tăng cường nguồn lực xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững.

Đói nghèo do nhiều nguyên nhân gây ra, có tác động đến rất nhiều lĩnh vực; là một vấn đề không thể giải quyết đƣợc ngay trong một thời gian ngắn, lại càng không thể giải quyết vấn đề này bằng cách chỉ triển khai, thực hiện một giải pháp, một chƣơng trình, một dự án riêng lẻ nào đó. Do vậy, để thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, cần phải tiến hành dồng bộ tất cả các giải pháp; phải có sự đan xen, lồng ghép với các chƣơng trình, dự án, chính sách với nhau; phải đặt xóa đói, giảm nghèo trong tổng thể chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nhằm tạo môi trƣờng kinh tế - xã hội thuận lợi cho ngƣời nghèo vƣơn lên thoát nghèo, đảm bảo yếu tố bền vững trong xóa đói,

giảm nghèo. Mặt khác, việc thực hiện lồng ghép các chƣơng trình, dự án, chính sách với nhau sẽ khắc phục đƣợc tình trạng nhiều dự án, chƣơng trình cùng đƣợc triển khai trên một địa bàn vào cùng một thời điểm nhƣng lại đƣợc

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của đảng bộ tình vĩnh phúc tu nam 1997 den nam 2010 (Trang 104 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)