2010
3.1.1. Những thành tựu cơ bản
Sau hơn 20 năm đổi mới và sau hơn 10 năm tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã có sự vƣơn lên mạnh mẽ. Đặc biệt, từ năm 2001 trở lại đây, Vĩnh Phúc tự hào là một tỉnh phát triển mạnh và toàn diện cả về kinh tế lẫn mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực chăm lo cho đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của nhân dân, thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Nhìn lại chặng đƣờng hơn 10 năm đã qua, có thể nhận thấy những thành tựu không nhỏ mà Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đã đạt đƣợc trong quá trình thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo.
Trước hết, đã nâng cao được năng lực lãnh đạo của Đảng cũng như năng lực, nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và mọi người dân về xóa đói, giảm nghèo.
Xóa đói, giảm nghèo là một chủ trƣơng lớn và hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc ta. Quán triệt chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xóa đói, giảm nghèo, trong hơn 10 năm qua (1997 - 2010), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm và chú trọng tới công tác xóa đói, giảm nghèo, coi xóa đói, giảm nghèo là vấn đề có tính chiến lƣợc lâu dài và luôn đặt công tác này nhƣ một trong những nhiệm vụ ƣu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Ngay từ khi có Chỉ thị 23/CT-TW về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng với công tác xóa đói, giảm nghèo và Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo (1998 - 2000), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã nhanh chóng tiếp nhận, nghiên cứu và xây dựng thành chủ trƣơng, chƣơng trình, kế hoạch riêng phù hợp với điều kiện và thực trạng đói nghèo của Vĩnh Phúc. Nghị quyết số 03/1999/NQ-HĐND ngày 29/1/1999 của
HĐND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 1999 - 2000 ngày 29/4/1999 và văn bản số 561/KH-UB của UBND tỉnh về Kế hoạch thực hiện chương trình, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 1999 - 2000 tỉnh Vĩnh Phúc, Thông báo số 134/TB-TU ngày 8/11/2001của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy về thực hiện chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2001 - 2005; Nghị quyết số 04/2002/NQ-HĐND ngày 28/1/2002 của HĐND tỉnh phê duyệt Đề án thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 – 2005 tỉnh Vĩnh Phúc, Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND ngày 04 tháng 7 năm 2007 của HĐND tỉnh về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2007 – 2010 là những văn bản pháp lý quan trọng đã cụ thể hóa chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xóa đói, giảm nghèo thành những chủ trƣơng, chính sách riêng của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về xóa đói, giảm nghèo. Theo đó, các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội tỉnh có liên quan đƣợc phân công nhiệm vụ và mỗi cơ quan, ban, ngành, tổ chức đoàn thể đó lại ra các văn bản, thông tƣ hƣớng dẫn, triển khai thực hiện; tạo thành một hệ thống văn bản pháp lý, một hành lang pháp lý vô cùng chặt chẽ về công tác xóa đói, giảm nghèo trên phạm vi toàn tỉnh; thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, nhất quán của các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở.
Trong khoảng thời gian hơn 10 năm, mặc dù là một tỉnh mới tái lập và đội ngũ cán bộ Đảng còn mỏng, chƣa có nhiều kinh nghiệm, nhƣng Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện khá thành công chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo. Ngay từ khi mới bắt đầu và trong cả quá trình triển khai thực hiện, Đảng bộ tỉnh luôn có sự quan tâm chỉ đạo rất sâu sát và cụ thể. Trong các cuộc họp hàng năm của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, vấn đề xóa đói, giảm nghèo đều đƣợc quan tâm, đƣợc coi là một nhiệm vụ cấp bách, là lƣơng tâm và trách nhiệm của ngƣời cán bộ, Đảng viên. Hàng năm,
tỉnh đều thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, đôn đốc, nắm bắt tiến độ thực hiện các chƣơng trình, dự án xóa đói, giảm nghèo để từ đó có những điều chỉnh cần thiết, kịp thời. Dƣới sự chỉ đạo tận tình và sát sao của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, những chủ trƣơng, chính sách của Đảng bộ tỉnh về xóa đói, giảm nghèo đã từng bƣớc đi sâu và phát huy hiệu quả tích cực trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc là nhân tố quyết định mọi thắng lợi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Cán bộ là gốc của cách mạng. Thực tế cho thấy, khi công tác cán bộ đƣợc thực hiện tốt thì chủ trƣơng, chính sách và biện pháp của Đảng sẽ phát huy đƣợc vai trò của nó trong đời sống nhân dân; ngƣợc lại, khi đội ngũ cán bộ cơ sở có nhận thức, năng lực quá yếu kém thì sự lãnh đạo của Đảng hầu nhƣ không phát huy đƣợc sức mạnh trong thực tế đời sống nhân dân. Bởi lẽ, bất kỳ một chƣơng trình xã hội nào cũng đƣợc xây dựng và thực hiện bởi con ngƣời. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã đặc biệt chú trọng đến việc củng cố, xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp, coi đây là một trong những nhân tố quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Đảng bộ luôn quan tâm đến công tác cán bộ và chủ trƣơng cử các cán bộ, Đảng viên có năng lực về công tác ở các cấp chính quyền cơ sở ở huyện, xã, phƣờng và trực tiếp tham gia công tác xóa đói, giảm nghèo để tuyên truyển rộng khắp các chính sách, biện pháp xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh. Đảng bộ tỉnh và các chi bộ cơ sở đã chỉ đạo các cán bộ Đảng viên phải kiêm nhiệm, trực tiếp tham gia vào công tác xóa đói, giảm nghèo với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở xã, nâng cao năng lực điều hành quản lý kinh tế - xã hội ở địa phƣơng, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, tăng cƣờng củng cố an ninh xã hội. Trong công tác xóa đói, giảm nghèo, các cán bộ, Đảng viên chính là những ngƣời trực tiếp triển khai các dự
án nên các dự án xóa đói, giảm nghèo có đạt đƣợc kết quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực quản lý, tổ chức cũng nhƣ trình độ chuyên môn, nhận thức của họ. Chính vì vậy, trong suốt khoảng thời gian thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo từ 1997 - 2010, công tác đào tạo cán bộ rất đƣợc các cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo. Vì thế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực tổ chức, quản lý của các cán bộ, Đảng viên từ xã đến tỉnh ngày càng đƣợc nâng cao, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng nhƣ nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo nói riêng.
Bên cạnh việc nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực quản lý của hệ thống chính quyền các cấp cũng là một nhiệm vụ cần thiết trong quá trình lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc, HĐND, UBND, các cơ quan chuyên môn của UBND các cấp đƣợc kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý và điều hành chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo, làm cho chƣơng trình đƣợc thực hiện hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Dƣới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng chƣơng trình, kế hoạch cụ thể về xóa đói, giảm nghèo, đồng thời thành lập BCĐ xóa đói, giảm nghèo các cấp từ tỉnh đến cơ sở. BCĐ này thƣờng xuyên đƣợc củng cố, kiện toàn và có nhiệm vụ tham mƣu giúp UBND tỉnh trong việc xây dựng, tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện chƣơng trình theo quy định.
BCĐ xóa đói, giảm nghèo các cấp ra đời đã tạo ra một hệ thống tổ chức bộ máy thống nhất làm công tác xóa đói, giảm nghèo từ tỉnh tới cơ sở, cùng với bộ máy cán bộ nòng cốt đã giúp cho huyện ủy, thị ủy, UBND huyện, thị, Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng nhƣ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn toàn tỉnh, từ đó đem lại kết quả tích cực. Đồng thời, thông qua việc thực hiện các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 1998 - 2000; giai đoạn 2001 – 2005; giai đoạn 2006 – 2010, nhận thức của các cấp,
các ngành và chính ngƣời nghèo ở địa phƣơng đƣợc nâng cao, ngày càng thấm sâu vào ý chí của đội ngũ cán bộ và ngƣời dân quyết tâm thoát nghèo vƣơn lên làm giàu hợp pháp.
Hai là, đã hoàn thành về cơ bản các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói, giảm nghèo.
Xóa đói, giảm nghèo là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc, là một hoạt động mang tính tổng thể, bằng nhiều biện pháp, hình thức phong phú, gồm nhiều dự án, nhiều tổ chức, đoàn thể tham gia, vừa có sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nƣớc các cấp, vừa có sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể nhân dân. Thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xóa đói, giảm nghèo, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo cho các cấp, các ngành, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn tỉnh phối kết hợp hoạt động với nhau một cách chặt chẽ, làm tốt việc thực hiện lồng ghép chƣơng trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo với các chƣơng trình mục tiêu quốc gia và các chƣơng trình kinh tế - xã hội khác. Vì vậy, mục tiêu chung của chƣơng trình cũng là mục tiêu cụ thể của từng dự án đƣợc thực hiện. Với sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm cao độ của toàn Đảng, toàn dân, công tác xóa đói, giảm nghèo đã đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ. Trong giai đoạn 1, so với mục tiêu mà Nghị quyết XII của Đại hội tỉnh Đảng bộ và các Nghị quyết chuyên đề số 03 và 04 của HĐND, chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo đã thực hiện đạt mục tiêu đề ra. Mục tiêu “xóa hai xã nghèo vào cuối năm 2000” là xã Bồ Lý (huyện Lập Thạch) và xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên) đã đƣợc hoàn thành. Tỷ lệ đói nghèo toàn tỉnh đã giảm đáng kể: từ 17,4% tƣơng đƣơng 34.879 hộ đói nghèo (năm 1997) xuống còn 9,2% năm 2000 (tƣơng đƣơng 21.353 hộ nghèo), cơ bản không còn hộ đói kinh niên. (xem biểu 3.1)
17,4 12,7 10,2 9,2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 1997 1998 1999 2000 Tỷ lệ( %)
Biểu 3.1: Kết quả xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 1997 - 2000 ( theo chuẩn cũ) Đặc biệt, sang giai đoạn 2, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm tƣơng đối nhanh từ 10,91% (tƣơng đƣơng 26.531 hộ) năm 2001 thì xuống còn 5,6% (tƣơng đƣơng 12.602 hộ) vào năm 2005 (theo chuẩn nghèo cũ) (mục tiêu đề ra là 7,2% năm 2005 (xem biểu 3.2).
10.91 9.65 8.7 6.6 5.6 0 2 4 6 8 10 12 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ lệ (%)
Biểu 3.2: Kết quả xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005 (theo chuẩn mới)
Trong 5 năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 6,6%, bình quân mỗi năm giảm 1,33% (mục tiêu đề ra giảm 1%/năm). Cho tới hết năm 2005, toàn tỉnh đã giảm đƣợc 8/10 xã nghèo (chỉ tiêu đề ra là 5/10 xã) là: Tam Sơn, Yên Thạch, Bàn Giản, Nhân Đạo (Lập Thạch); Hƣớng Đạo, Hoàng Hoa (Tam Dƣơng), Hoàng Kim (Mê Linh) và Ngọc Thanh (Phúc Yên), đạt 160% kế hoạch. Tỉnh đã cơ bản xoá nhà tranh, tre, dột nát. Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã 135 giảm bình quân mỗi năm từ 1,5% - 2,3%. Có 3 xã đã ra khỏi chƣơng trình 135 là Trung Mỹ (Bình Xuyên), Vân Trục (Lập Thạch) và Đồng Tĩnh (Tam Dƣơng). Cơ bản xóa nhà tranh tre, dột nát cho hộ nghèo và hộ gia đình chính sách.
Sang giai đoạn 3 (2006 – 2010), lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 18,04% cuối năm 2005 xuống dƣới 8% năm 2010 (đạt mục tiêu đề ra) , trung bình mỗi năm giảm khoảng 2.5% (mục tiêu đề ra giảm 2%/năm), không còn hộ nghèo do nguyên nhân thiếu vốn, thiếu đất sản xuất (xem biểu 3).
18,04 14,96 12,5 10,4 7,7 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ lệ (%)
Biểu 3.3: Kết quả giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 ( theo chuẩn mới)
(Nguồn: theo các Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo các giai đoạn 1999 – 2000; 2001 – 2005; 2006 – 2010 của UBND tỉnh và Sở Lao động – TB&XH).
Cuộc sống của ngƣời nông dân sau gần 15 năm tái lập tỉnh đã có những thay đổi đáng kể. Theo số liệu tổng kết tại Đại hội đại biểu đảng bộ Tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII, XIV, thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 1997 mới chỉ đạt 140 USD, đến năm 2010 đã đạt 31 triệu đồng/ ngƣời (tƣơng đƣơng 1.500 USD) (mục tiêu đề ra là 1.200 – 1.250 USD). Đời sống vật chất và tinh thần ngày càng đƣợc nângcao.
Nhƣ vậy, có thể thấy bắt đầu từ giai đoạn 2001 - 2005, công tác xóa đói, giảm nghèo của Vĩnh Phúc đã có bƣớc phát triển mới, tốc độ giảm nghèo khá nhanh, các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo đề ra đều đƣợc hoàn thành về cơ bản, riêng giai đoạn 2001 - 2005 đã vƣợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và hoàn
thành sớm trƣớc 1 năm. Đặc biệt, đến cuối năm 2005, đầu năm 2006, tỷ lệ hộ đói đã không còn. Điều đó đã tạo ra một bƣớc ngoặt mới trong công tác xóa đói, giảm nghèo, bắt kịp với tiến độ của công cuộc xóa đói, giảm nghèo trong cả nƣớc: sang giai đoạn 2006 – 2010, công tác xóa đói giảm nghèo đã đƣợc thu hẹp phạm vi thành công tác giảm nghèo, chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo đã đƣợc thay bằng một cái tên mới “chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo”. Bộ mặt các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn có sự thay đổi đáng kể, nhất là về kết cấu hạ tầng. Nhìn chung, các công trình đều đảm bảo thiết kế, mỹ thuật, chất lƣợng, đƣợc triển khai đúng tiến độ và phát huy đƣợc tinh thần dân chủ. Với nguyên tắc chỉ đạo “xã có công trình, dân có việc làm” và đƣợc hƣởng lợi từ các công trình xây dựng đó, căn cứ vào điều kiện thực tế ở địa phƣơng, UBND các huyện đã chỉ đạo các xã dân chủ bàn bạc, lựa chọn công khai các công trình xây dựng từ cơ sở. Do đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng các xã ĐBKK đều đã đáp ứng đƣợc nhu cầu bức xúc, thiết thực phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Nhờ đó mà chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ở các xã nghèo đƣợc nâng cao, nhất là nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi và phụ nữ. Đồng thời, trong quá trình thực hiện XĐGN, nhiều mô hình xóa đói điển hình đã đƣợc xây dựng và phát huy hiệu quả trên địa bàn tỉnh nhƣ: Mô hình giúp cây giống của Hội CCB thôn Đại Lộc (xã Ngọc Thanh, Thị xã Phúc Yên); mô hình mỗi chi hội nông dân giúp 2 hộ thoát nghèo ở chi hội nông dân các xã Bắc Bình, Hải Lựu (Lập Thạch);….
Với quan điểm chỉ đạo “tập trung đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế để giảm nghèo”, trong quá trình thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh luôn quan tâm, chú ý tới việc gắn tăng trƣởng kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, song song với các thành tựu về xóa đói giảm nghèo thì kinh tế của tỉnh trong những năm qua không ngừng đƣợc phát triển và ngày càng phát triển nhanh với tốc độ tăng trƣởng kinh tế
cao, bình quân 9 năm 1997 - 2010 đạt 16,83%. Chỉ sau hơn 10 năm tái lập tỉnh, từ một nền kinh tế quy mô còn nhỏ bé, nông nghiệp là ngành sản xuất