Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện giảm

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của đảng bộ tình vĩnh phúc tu nam 1997 den nam 2010 (Trang 62 - 64)

2010

2.1.2.Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện giảm

nghèo giai đoạn 2006 – 2010

Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc đã và đang đem lại những thành quả đáng ghi nhận, trong đó, gắn với mỗi bƣớc đi của nền kinh tế - xã hội là mỗi bƣớc phát triển cao hơn trong nhận thức, tƣ duy của Đảng về xây dựng CNXH nói chung và xóa đói, giảm nghèo nói riêng. Theo đó, những nhận thức mới về đói nghèo và con đƣờng xóa đói, giảm nghèo luôn đƣợc gắn chặt với những bƣớc tiến triển mới trong nhận thức của Đảng về công bằng xã hội, tăng trƣởng kinh tế gắn và sự phát triển bền vững. Xóa đói, giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trƣởng bền vững và ngƣợc lại, có tăng trƣởng cao, bền vững thì mới có để hỗ trợ sức mạnh vật chất và tạo cơ hội cho ngƣời nghèo vƣơn lên thoát nghèo. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của mối quan hệ đó, trong suốt quá trình lãnh đạo đất nƣớc thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng luôn coi trọng thực hiện đồng thời chính sách kinh tế và chính sách xã hội, với phƣơng châm chỉ đạo kết hợp hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Đảng, Nhà nƣớc ta coi cơ sở quan trọng và cơ bản nhất để giải quyết đói nghèo chính là việc xóa bỏ mọi áp bức, bất công, thực hiện dân chủ, công bằng xã hội.

Quan điểm của Đảng về xóa đói, giảm nghèo tiếp tục đƣợc khẳng định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng. Đại hội đã phân tích, đánh giá, tổng kết và rút kinh nghiệm 5 năm thực hiện Nghi quyết Đại hội IX, trong đó công tác xóa đói, giảm nghèo đƣợc Đại hội đánh giá nhƣ sau: “Công tác xóa đói, giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, đã thu được nhiều kết quả tốt thông qua việc trợ giúp điều kiện sản xuất, tạo việc làm, cải thiện

kết cấu hạ tầng, nhà ở, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận với các dịc vụ xã hội cơ bản, tăng thu nhập, cải thiện đời sống...” [10, tr.157], tuy nhiên

“Thành tựu xóa đói giảm nghèo chưa thật bền vững. Số hộ nghèo và tái nghèo ở một số vùng còn lớn, tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao...Một số chính sách trợ giúp người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo chưa được tổ chức thực hiện tốt” [10, tr.173]. Đại hội cũng đã phân tích: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ;...; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện...” [10, tr.68]. Sau khi đánh giá, phân tích, tổng kết và rút kinh nghiệm 5 năm thực hiện Nghi quyết Đại hội IX, Đại hội đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 nói chung, trong đó có công tác xóa đói, giảm nghèo. Về mục tiêu tổng quát, Đại hội nêu rõ: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân” [10, tr.185, 186]. Đại hội đề ra chỉ tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2010, “tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 10 – 11%” [10, tr.189]. Để thực hiện các mục tiêu đó, Đại hội đã đề ra các nhiệm vụ chủ yếu, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xóa đói, giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh xã hội” [10, tr. 187]. Cụ thể về công tác xóa đói, giảm nghèo, Đảng đề ra định hƣớng:

Đa dạng hóa các nguồn lực và phƣơng thức thực hiện xóa đói, giarm nghèo theo hƣớng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp quốc tế...Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đặc biệt về trợ giúp đầu tƣ phát triển sản xuất, nhất là đất sản xuất...Có chính sach khuyến khích mạnh

các doanh nghiệp,..., các hộ giàu đầu tƣ vốn phát triển sản xuất nông thôn, nhất là nông thôn, miền núi... [10, tr. 217].

Để cụ thể hóa chủ trƣơng xóa đói, giảm nghèo trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành một số văn bản pháp lý để chỉ đạo thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo nhƣ: Quyết định số 170/2005/QĐ-Ttg ngày 07/8/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010; Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính Phủ phê duyệt Chƣơng trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 ngày 10 – 1 – 2006; Quyết định số 20/2007/QĐ-Ttg ngày 05/02/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010; Nghị định 67/NĐ-Ttg ngày 13 – 4 – 2007 của Chính phủ về Chính sách trợ giúp các đối tƣợng bảo trợ xã hội; Chỉ thị số 04/2008/CT- Ttg ngày 25 – 01 – 2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc tăng cƣờng chỉ đạo thực hiện các chƣơng trình giảm nghèo....Từ đây, chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo đã chính thức đƣợc thay bằng một cái tên mới: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Điều đó chứng tỏ những thành tựu trong cuộc chiến đấu chống lại đói nghèo của đất nƣớc đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, thực sự tạo ra bƣớc ngoặt, về cơ bản tỉ lệ hộ đói đã không còn; công tác xóa đói, giảm nghèo đƣợc thu hẹp phạm vi hơn; tuy nhiên không có nghĩa là công tác giảm nghèo không có những khó khăn, thử thách. Điều đó buộc Đảng và Nhà nƣớc ta phải luôn ý thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề giảm nghèo và có những chủ trƣơng, bƣớc đi, biện pháp phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc.

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của đảng bộ tình vĩnh phúc tu nam 1997 den nam 2010 (Trang 62 - 64)