1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quá trình thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của đảng ở tỉnh bắc ninh từ 1954 1957

131 658 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 899,42 KB

Nội dung

Đây là những công trình nghiên cứu cải cách ruộng đất của các địa phương, nhằm làm rõ việc thực hiện chủ trương ruộng đất của Đảng ở từng địa phương, qua đó tìm ra được những minh chứng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA LỊCH SỬ

NGUYỄN THỊ KHUYÊN

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA ĐẢNG Ở TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1957

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA LỊCH SỬ

NGUYỄN THỊ KHUYÊN

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA ĐẢNG Ở TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1957

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Mã số : 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Lê Thị Quỳnh Nga

Hà Nội – 2014

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Lê Thị Quỳnh Nga Các số liệu, kết quả sử dụng trong luận văn là trung thực và có xuất xứ

rõ ràng Các kết luận của luận văn chưa được công bố trong bất

kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày 20/5/2014

Nguyễn Thị Khuyên

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 8

Chương 1: VÀI NÉT VỀ TỈNH BẮC NINH TRƯỚC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT VÀ CHỦ TRƯƠNG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG 12

1.1 Tỉnh Bắc Ninh trước cải cách ruộng đất 12

1.1.1.Đặc điểm tự nhiên và xã hội 12

1.1.2 Hoàn cảnh kháng chiến 16

1.2 Tình hình sở hữu ruộng đất ở Bắc Ninh trước cải cách ruộng đất 18

1.2.1 Sở hữu ruộng đất từ năm 1930 đến năm 1949 18

1.2.2 Tình hình ruộng đất từ sau năm 1949 đến cải cách ruộng đất 22

1.3 Chủ trương cải cách ruộng đất của Trung ương Đảng 26

1.3.1 Vài nét về chủ trương cải cách ruộng đất từng phần (1945 - 1952) 26

1.3.2 Phóng tay phát động quần chúng cải cách ruộng đất (1953 – 1956) 30

Tiểu kết chương 1 34

Chương 2: THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH BẮC NINH (1955 - 1957) 36

2.1 Thực hiện triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất 36

2.1.1 Thực hiện triệt để giảm tô, giảm tức 37

2.1.2 Tiến hành cải cách ruộng đất đợt 4 và đợt 5 43

2.2 Sai lầm trong cải cách ruộng đất và việc thực hiện sửa sai 53

2.2.1 Một số sai lầm 53

2.2.2 Thực hiện công tác sửa sai 67

Tiểu kết chương 2 88

Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 90

3.1 Một số nhận xét 90

3.1.1 Cải cách ruộng đất đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân vùng mới giải phóng, đem lại ruộng đất cho nông dân, phát triển sản xuất 90

Trang 5

3.1.2 Bắc Ninh là vùng mới giải phóng, thực hiện cải cách ruộng đất ở những đợt sau cùng nên sai lầm trong cải cách ruộng đất càng nghiêm trọng, nhất là trong chỉnh đốn tổ chức 91

3.1.3 Cải cách ruộng đất ở Bắc Ninh, sai lầm từ chủ trương đến quá trình thực hiện 95

3.2 Một số bài học kinh nghiệm 99

3.2.1 Xác định đúng mục tiêu cách mạng và có biện pháp thực hiện phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam và từng địa phương 99

3.2.2 Đảm bảo phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng , quản lí của chính quyền , tôn tro ̣ng pháp luật của Nhà nước 102

Tiểu kết chương 3 105

KẾT LUẬN 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

PHỤ LỤC 121

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

H: Hà Nội

M - s - th: Mẫu - sào - thước

Nxb: Nhà xuất bản

TTLTQG III: Trung tâm lưu trữ Quốc gia III

ĐHKHXH&NV: Đại học khoa học xã hội và nhân văn

Trang 7

MỤC LỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Thống kê số điền chủ ở tỉnh Bắc Ninh từ 1932 - 1940 14 Bảng 1.2 Thống kê số điền chủ và ruộng đất ở tỉnh Bắc Ninh năm 1949 15 Bảng 1.3 Tốc độ gia tăng của các loại điền chủ năm 1949 so với thống

kê những năm 1930 – 1942

16

Bảng 1.4 Tổng hợp tình hình giai cấp, chiếm hữu ruộng đất của 147 xã

trong giảm tô đợt 7 và cải cách ruộng đất đợt 5

19

Bảng 2.1 Thành phần giai cấp đảng viên trước và sau giảm tô đợt 7 của

49 chi bộ

36

Bảng 2.2 Thành phần giai cấp Ủy ban hành chính 49 xã trước và sau

chỉnh đốn trong giảm tô đợt 7

37

Bảng 2.3 Thống kê diện tích, dân số, sở hữu ruộng đất của các giai cấp

trước và sau cải cách ruộng đất ở xã Quang Trung - Gia Lâm

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng đã thực hiện phương thức giải quyết ruộng đất từng phần, qua đó vừa đem lại ruộng đất cho nhân dân vừa tranh thủ được lực lượng cho công cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc Năm 1953, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã đến giai đoạn cuối, với

lý do để tập hợp sức mạnh của nông dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến, Đảng

đã phát động phóng tay phát động quần chúng triệt để giảm tô, giảm tức tiến tới cải cách ruộng đất Thực hiện chủ trương này, các địa phương bắt đầu phát động mạnh mẽ tinh thần đấu tố trong giai cấp nông dân, tìm vạch địa chủ Việc nghiên cứu cải cách ruộng đất trên cả miền Bắc nói chung và thực

tế hoàn cảnh, quá trình, kết quả cụ thể ở từng địa phương nói riêng mang một

ý nghĩa quan trọng đối với việc tìm hiểu chủ trương của Đảng về cải cách ruộng đất, xây dựng lại bức tranh chân thực của quá trình này các địa phương

Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Quá trình thực hiện chủ trương về cải cách

ruộng đất của Đảng ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 1954 đến năm 1957” nhằm góp

phần lý giải vấn đề nêu trên

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Một số tác phẩm nghiên cứu lý luận về ruộng đất và nông dân như: “Vấn

đề dân cày” của Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp, Nxb Sự Thật, H, 1959;

“Một số ý kiến về nông dân Việt Nam” của Minh Tranh, Nxb Sự thật, H, 1961; “Giai cấp công nhân với vấn đề nông dân trong cuộc vận động cách

mạng Việt Nam” của Lê Duẩn, Nxb Sự Thật, H, 1965 Nhìn chung, các tác

phẩm đã tập trung nghiên cứu về đặc điểm của giai cấp nông dân, về tình cảnh giai cấp nông dân, thái độ chính trị của giai cấp nông dân; từ đó khẳng định vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong cuộc cách mạng của dân tộc

Trang 9

Một số công trình nghiên cứu, đánh giá về cải cách ruộng đất như:

“Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam”, Trần Phương (Cb), Nxb Khoa học xã hội, H, 1968; “Lịch sử kinh tế Việt Nam từ 1945 - 2000”, của tác giả Đặng

Phong, tập 1 (1945 - 1954), tập 2 (1955 - 2000), Nxb Khoa học xã hội, H … Đánh giá về cải cách ruộng đất đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau Trên

cơ sở nghiên cứu cả quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về ruộng đất,

“Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam”, đã đi sâu phân tích và có những nhận định sâu sắc về việc thực hiện cải cách ruộng đất nói riêng và chủ trương của Đảng về ruộng đất nói chung Tác giả Đặng Phong, trên cơ sở nghiên cứu về lịch sử kinh tế Việt Nam, đã đưa ra những minh chứng rõ ràng và những đánh giá khách quan về cải cách ruộng đất

Ngoài ra, còn một số luận án, luận văn, khóa luận nghiên cứu về cải cách

ruộng đất ở các địa phương như: Luận văn tiến sĩ lịch sử Việt Nam “Quá

trình giải quyết vấn đề ruộng đất ở Thái Nguyên từ cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết cải cách ruộng đất”, Nguyễn Duy Tiến, 2000; Luận văn

thạc sĩ lịch sử “Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo cải cách ruộng đất ở địa

phương”, Trần Thị Chinh, ĐHKHXH&NV, 2006; Luận án tiến sĩ lịch sử

“Quá trình thực hiện chủ trương cách mạng ruộng đất của Đảng ở tỉnh Thanh

Hóa (1945 - 1957), Lê Thị Quỳnh Nga, ĐHKHXH&NV, 2010; Luận văn

Thạc sĩ lịch sử “Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1954 - 1957)”, Nguyễn Thị

Thu Hằng, Trường ĐHKHXH&NV, 2010 Đây là những công trình nghiên cứu cải cách ruộng đất của các địa phương, nhằm làm rõ việc thực hiện chủ trương ruộng đất của Đảng ở từng địa phương, qua đó tìm ra được những minh chứng cụ thể để đánh giá về cải cách ruộng đất

Các công trình trên đã tiếp cận ở nhiều khía cạnh của vấn đề, tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về cải cách ruộng đất ở Bắc Ninh

Vì vậy, khi thực hiện luận văn “Quá trình thực hiện chủ trương về cải cách

Trang 10

ruộng đất của Đảng ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 1954 đến năm 1957”, tác giả có

điều kiện đánh giá, chọn lọc, kế thừa những thành quả nghiên cứu đi trước để

có được cái nhìn khái quát về cải cách ruộng đất; đồng thời mở rộng đi sâu nghiên cứu trên khía cạnh và không gian riêng về cải cách ruộng đất ở Bắc Ninh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Chủ trương, chính sách cải cách ruộng đất của Đảng và quá trình thực hiện ở tỉnh Bắc Ninh

- Phạm vi:

+ Hoàn cảnh lịch sử và tình hình ruộng đất ở tỉnh Bắc Ninh

+ Nghiên cứu chủ trương, chính sách cải cách ruộng đất của Trung ương Đảng

+ Quá trình diễn ra các đợt triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất

+ Nhận thức sai lầm và thực hiện sửa sai

+ Không gian: tỉnh Bắc Ninh

+Thời gian: 1954 - 1957

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích: Làm rõ chủ trương cải cách ruộng đất của Đảng, việc thực hiện cải cách ruộng đất ở Bắc Ninh, rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm

- Nhiệm vụ:

+ Khai thác, so sánh, phê phán phân tích tài liệu lưu trữ và các nguồn tài liệu khác

+ Mô tả và phục dựng bức tranh cải cách ruộng đất Bắc Ninh

+ Nêu những đánh giá và kinh nghiệm lịch sử

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

- Nguồn tư liệu:

Trang 11

+ Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, sắc lệnh, thông tư của Trung ương Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính tỉnh Bắc Ninh về ruộng đất và cải cách ruộng đất, sửa chữa sai lầm

+ Các báo cáo, thống kê về quá trình thực hiện và kết quả thực hiện cải cách ruộng đất ở Bắc Ninh được lưu trữ tại Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Văn phòng Trung ương Đảng và trung tâm lưu trữ Quốc gia III + Các công trình: sách, báo, luận án, luận văn,… về ruộng đất, nông dân

và cải cách ruộng đất đã được công bố

- Phương pháp: Luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu như phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phân tích, thống kê, định lượng, phê phán tài liệu và khảo sát thực tiễn…

6 Đóng góp của luận văn

- Hệ thống hóa đường lối, chủ trương cải cách ruộng đất của Trung ương Đảng và quá trình hiện thực hóa ở tỉnh Bắc Ninh

- Nêu lên diễn biến và hệ quả của cải cách ruộng đất ở tỉnh Bắc Ninh từ sau giải phóng đến năm 1957

- Luận giải các thành quả và sai lầm của cải cách ruộng đất của tỉnh Bắc Ninh

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1 Vài nét về tỉnh Bắc Ninh trước cải cách ruộng đất và chủ

trương cải cách ruộng đất của Trung ương Đảng

Chương 2 Thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất ở tỉnh Bắc Ninh Chương 3 Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm

Trang 12

Chương 1: VÀI NÉT VỀ TỈNH BẮC NINH TRƯỚC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT VÀ CHỦ TRƯƠNG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

1.1 Tỉnh Bắc Ninh trước cải cách ruộng đất

1.1.1 Đặc điểm tự nhiên và xã hội

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích trung bình với 96.696 ha (năm 1949), nằm

ở phía Bắc đồng bằng Bắc Bộ Tỉnh có phía Bắc giáp Bắc Giang, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội và Hà Đông, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và phía Đông giáp tỉnh Hải Dương

Trước kháng chiến chống thực dân Pháp, tỉnh được chia làm 2 phủ và 8 huyện Phía Bắc sông Đuống có phủ Từ Sơn, huyện Võ Giàng, Tiên Du, Quế Dương và Yên Phong thường gọi là Bắc Phần Phía Nam sông Đuống có phủ Thuận Thành, huyện Gia Lâm, Văn Giang, Gia Bình, Lương Tài thường được gọi là Nam Phần Tỉnh lỵ Bắc Ninh thuộc địa hạt huyện Võ Giàng, sau thiết lập thành thị xã và được coi như một phủ, huyện

Sau khi kháng chiến bùng nổ, huyện Văn Giang được tách sang tỉnh Hưng Yên, huyện Văn Lâm thuộc về tỉnh Bắc Ninh Đến năm 1947, huyện Văn Lâm lại được tách khỏi Bắc Ninh trở về tỉnh Hưng Yên Cuối năm 1948, huyện Gia Lâm sáp nhập vào Hưng Yên, thị xã Ngọc Thụy sáp nhập vào Gia Lâm Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Gia Lâm lại trở về với tỉnh Bắc Ninh Tháng 8 năm 1950, huyện Gia Bình và Lương Tài được sáp nhập thành huyện Gia Lương

Sau Cách mạng tháng Tám, tỉnh có 508 xã (trừ Văn Giang và Gia Lâm) Đến năm 1949, tỉnh có 124 liên xã: Huyện Yên Phong (18 xã), Thuận Thành (22 xã), Quế Dương (12 xã), Tiên Du (16 xã), Lang Tài (11 xã), Võ Giàng (15 xã), Từ Sơn (18 xã), Gia Bình (12 xã)

Trang 13

Bắc Ninh có 3 con sông lớn: Sông Hồng ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh, chảy theo chiều Tây Bắc - Đông Nam; sông Cầu ở Phía Bắc tỉnh; sông Đuống nối sông Hồng và sông Thái Bình chảy theo chiều Tây - Đông, chia tỉnh ra làm 2 phần: Bắc Phần và Nam Phần Ngoài ra còn một số sông, kênh đào nhỏ như: sông Ngũ Huyện Khê, sông Cà Lồ và con ngòi Tào Khê

Bắc Ninh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, được hình thành trên trầm tích sa bồi, nên loại đất chủ yếu là phù sa Đồng thời, do nằm trọn trong vùng đồng bằng sông Hồng nên tỉnh Bắc Ninh có địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có một số núi đất, sỏi, nhỏ và không cao lắm, nơi cao nhất là 68,4 m Cả tỉnh có 30 núi, tập trung ở các huyện Bắc phần: Tiên Du, Võ Giàng, Quế Dương và rải rác ở Gia Bình, Yên Phong

Về giao thông, do liền kề với thủ đô Hà Nội nên tỉnh Bắc Ninh là đầu mối của các tuyến đường bộ quan trọng như: các tuyến Quốc lộ: số 1 Hà Nội - Lạng Sơn (dài 41,5 km), số 2 Hà Nội - Thái Nguyên (dài 6,8 km), số 5 Hà Nội - Hải Phòng (dài 11,7 km), số 18 Bắc Ninh - Hòn Gai (26 km); các tuyến đường liên tỉnh như: số 16 Bắc Ninh - Phù Lỗ ( dài 18,3 km), số 20 Đáp Cầu - Cẩm Giàng (dài 36 km), số 30 Cẩm Giàng - Bắc Ninh - Thái Nguyên (dài 30 km) Ngoài ra, còn có các tỉnh lộ như 179, 181, 182, 196 và trên 200 km đường đê Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có sông Hồng và sông Cầu thuận lợi cho thuyền bè đi lại Tuy nhiên, trong kháng chiến chống Pháp, do sự kiểm soát của địch nên hoạt động giao thông đường thủy bị hạn chế

Theo kết quả thống kê năm 1949, tỉnh Bắc Ninh có 337.659 người (không kể huyện Văn Giang và Gia Lâm), trong đó có 166.918 nam, 170.741

nữ Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 357 người/km2

[112, tr7-11]

Ở Bắc Ninh, đời sống văn hóa tinh thần khá phong phú Các tôn giáo như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo để lại những dấu ấn đậm nét ở nơi đây Ngoài ra các tín ngưỡng cổ truyền như thờ thành hoàng, thờ cúng tổ tiên được

Trang 14

duy trì Đình không chỉ là nơi thờ thành hoàng của làng, là nơi tế tự và hội họp; mà đình còn là nơi mở hội làng

Theo nhiều ngả khác nhau, Phật giáo đã vào Bắc Ninh từ đầu Công nguyên Dòng Nam Phương và Quan Bích là cơ sở chủ yếu của đạo Phật ở Việt Nam Nho giáo và Hán học vào Bắc Ninh từ đầu Công nguyên, để từ đó lan tỏa đi khắp đất nước Tuy nhiên đến thời nhà Lý, Nho giáo và Hán học mới được phát triển Suốt chặng đường 826 năm (1075 - 1901), tham gia thi cử tại nơi cửa Khổng, nho sĩ Bắc Ninh đã giành nhiều vị trí hàng đầu cả về số lượng và học vị

Đạo Thiên chúa xuất hiện ở Bắc Ninh vào đầu thế kỷ XVIII Thôn Tử Nê thuộc xã Phá Lãng (Lương Tài) đón nhận sớm nhất, rồi từ đó truyền bá sang các thôn Lai Tê, Nghĩa La, Hương La Sau đó các nhà truyền giáo tiếp tục dựng thêm

cơ sở ở các xã Phượng Mao, Phong Cốc (Quế Dương), Xuân Hòa, Quả Cảm (Võ Giàng), Ngô Khê, Đông Tảo (Yên Phong), Dũng Vi (Tiên Du), Cẩm Giang (Từ Sơn), Ngăm Điền (Gia Lương) Tính đến năm 1954, toàn tỉnh có 32 xã có đồng bào giáo dân sinh sống với tổng số 14.200 nhâu khẩu

Ở tỉnh Bắc Ninh, kinh tế nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng hàng đầu Năm 1949, diện tích toàn tỉnh là 108.355 ha (cả huyện Văn Giang), trong đó đất thổ cư là 7.809 ha, đầm trì là 3.092 ha, đồi trọc là 1.325 ha, đất hoang là 16.682 ha, bãi tha ma là 967 ha, đường đi là 1.890 ha, tổng cộng là 20.100 ha, còn lại 88.235 ha là đất nông nghiệp Diện tích trồng lúa chiếm 32.400 ha (trừ Văn Giang) Trung bình năng suất lúa chiêm đạt 550 kg, lúa mùa được 750

kg Tổng sản lượng lúa 163,5 tấn thóc Diện tích trồng ngô, đỗ là 12.240 ha, sản lượng 20.000 tấn/năm Diện tích trồng khoai lang, khoai sọ, mía, lạc, thầu dầu, vừng là 4600 ha

Về thương mại: Hoạt động nội thương tập trung ở các chợ, một vài phố

xá, thường chỉ bản nông sản, thịt, cá, gà, lợn, trâu, bò…vật dụng gia đình (như nồi, cày, bừa, rổ, rá…) hàng xén, hàng vải, lụa… Tiêu biểu: Chợ Bát

Trang 15

Tràng ở huyện Gia Lâm, bờ bắc sông Nhị, nhiều thuyền buôn tụ tập, mỗi ngày họp hai buổi sáng và chiều Chợ Giầu, huyện Đông Ngàn, là chợ sầm uất vào loại nhất tỉnh Chợ Lim, huyện Tiên Du, bán nhiều tơ sống Chợ Nội Trà, huyện Yên Phong, quán xá đông đúc, hàng hóa nhiều Do thương mại phát triển nên đã xuất hiện các làng buôn như Phù Lưu, Đình Bảng (Từ Sơn), Xuân Cầu, Đa Ngưu (Văn Giang) có tới 70-80% số người trong làng làm nghề buôn bán

Từ khi kháng chiến, trọng tâm nội thương chuyển về các chợ, một số chợ đã được mở thêm, một số dân sống về nghề buôn bán nhỏ Từ khi địch tăng cường kiểm soát, Bắc Phần bị địch uy hiếp, hoạt động tại các chợ ở đây cũng diễn ra chốc lát Còn Nam Phần thuộc vùng tạm chiếm của Pháp, hoạt động thương mại vẫn diễn ra bình thường

Các ngành nghề tiểu thủ công ở tỉnh Bắc Ninh tương đối phát triển Hệ thống làng nghề xuất hiện sớm như gò đúc đồng (Đề Cầu, Đại Bái, Quảng Bố, Trang Liệt), đồ hàng sắt (Đa Hội, Đông Xuất, Ân Phú, Việt Yên, Thị Cầu, Nga Hoàng), đồ gốm (Bát Tràng, Phù Lãng), dệt vải lụa (Nội Duệ, Lũng Giang, Duệ Đông, Tiêu, Hồi Quan, Xuân Ổ, Tam Tảo, Tam Sơn, Yên Phụ, Phù Ninh, Thống Thiện, Thượng Mão, Lãng Ngâm, Bà Dương, Tuyên Bá, Lĩnh Mai, Ngọc Trì), nung gạch ngói (Xuân Ổ, Vĩnh Kiều, Tấn Bào, Tiêu Sơn, Lũng Giang), chạm đồ gỗ (Hương Mạc, Kim Thiều, Phù Khê), đồ sơn mài (Đình Bảng, Nội Trì, Lam Cầu, Phù Dực, Định Cương), cày bừa (Đông Xuất), giấy dó (Xuân Ổ, Phong Khê), tranh (Đông Hồ), thợ mộc, thợ xẻ (Thiết Úng, Kim Bảng, Phù Khê, Đồng Kỵ, Đại Vi, Đỗ Xá, Tư Thế, Chi Nê ), thợ ngõa, thợ nề (Vĩnh Kiều, Tiêu Sơn, Lễ Xuyên, Nội Duệ, Chi Nê, Ngăm Điền, Đặng Xá )

Tuy nhiên, hoàn cảnh kháng chiến đã khiến việc sản xuất gặp khó khăn

và bị ngưng trệ, nhất là các nghề dùng nguyên liệu ngoài tỉnh như: nghề rèn,

Trang 16

thủy tinh, đúc đồng, nung vôi Tuy nhiên, có những nghề do nhu cầu kháng chiến hoặc sử dụng nguyên liệu của địa phương như nghề làm giấy, ép dầu, làm thuốc lá, ươm tơ vẫn tiếp tục phát triển

1.1.2 Hoàn cảnh kháng chiến

Nhận rõ tầm quan trọng của Bắc Ninh - vùng đất phía bắc Hà Nội, lại

án ngữ hai con đường chiến lược (quốc lộ 1A lên phía bắc, đường số 5 đi Hải Phòng), thực dân Pháp không từ bỏ âm mưu chiếm đóng Bắc Ninh làm căn cứ

và bàn đạp để mở rộng chiến tranh lên Việt Bắc và mở thông con đường ra cửa biển Hải Phòng

Vừa tăng cường càn quét chiếm đóng, địch vừa ráo riết thúc ép dân chúng lập tề, bắt dân đi xây đồn bốt, tháp canh Cuối tháng 4 năm 1947, thực dân Pháp căn bản đã chiếm đóng và kiểm soát vùng Nam phần Bắc Ninh Sông Đuống trở thành chiến tuyến tạm thời phân chia Bắc Ninh thành hai vùng: Vùng tự do gồm các huyện phía bắc là: Từ Sơn, Tiên Du, Quế Dương,

Võ Giàng, Yên Phong, thị xã Bắc Ninh Vùng địch tạm chiếm đóng gồm các huyện Nam phần: Gia Lâm, Thuận Thành, Gia Bình, Lang Tài, Văn Giang

Tại Nam phần Bắc Ninh, thực dân Pháp tăng cường lập tề và đẩy mạnh các hoạt động quân sự, cho máy bay oanh tạc nhiều làng mạc bên bờ sông Đuống; đồng thời mở rộng càn quét, khủng bố Đến tháng 10-1947, địch đã lập được 285 ban tề trong vùng chúng tạm thời chiếm đóng

Sau khi chiếm đóng Nam Phần, thực dân Pháp tiếp tục tấn công, đánh chiếm

ra Bắc Phần Cùng với nhân dân ở Nam phần chống thực dân Pháp càn quét, chiếm đóng, nhân dân các huyện ở Bắc phần đẩy mạnh các hoạt động quân sự, tổ chức chống càn Tuy nhiên trước sự khủng bố dữ dội của địch, chính quyền ở nhiều xã bị tan vỡ, phải củng cố khôi phục nhiều lần Nhiều nơi bị mất đất, lực lượng kháng chiến, chính quyền cách mạng phải tản cư sang các làng khác, sang vùng tự do để đêm đến trở về gây dựng cơ sở, củng cố phong trào

Trang 17

Đến cuối năm 1949, toàn tỉnh Bắc Ninh bị địch chiếm đóng Cuộc chiến đấu giữa ta và địch trở nên gay go ác liệt và ở thế cài răng lược Vấn đề cấp bách đặt ra là phải tạo cho được chỗ đứng chân, làm bàn đạp để tấn công địch, xây dựng, phát triển cơ sở và lực lượng kháng chiến

Ngày 11 tháng 12 năm 1949, Tỉnh ủy triệu tập hội nghị bàn việc lập khu căn

cứ du kích Việc xây dựng căn cứ du kích là một nội dung chiến lược trong đường lối quân sự của Đảng Tỉnh ủy Bắc Ninh đã vận dụng sáng tạo vào thực tiễn Bắc Ninh trên cơ sở phân tích thế trận chiến tranh giữa ta và địch Tỉnh ủy Bắc Ninh quyết định xây dựng khu căn cứ du kích liên hoàn Gia Bình - Lang Tài - Thuận Thành và căn cứ du kích Tiên - Quế - Võ Căn cứ du kích là những nơi có cơ sở chính trị vững, có lực lượng vũ trang mạnh, có khả năng đánh trả những trận càn quét của địch, đồng thời phối hợp với bộ đội địa phương đánh và tiêu diệt địch Mỗi làng, xã là một vị trí chiến đấu, làng chiến đấu, có cơ sở kinh tế, hậu cần tại chỗ, dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, chính quyền

Qua gần một năm vừa đánh địch lấn chiếm vừa bám trụ, xây dựng căn

cứ du kích, quân và dân Bắc Ninh đã vận dụng sáng tạo những chủ trương của Đảng vào thực tiễn địa phương, đã sớm xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng lực lượng chủ lực của tỉnh, các đơn vị du kích tập trung của huyện Đồng thời, Tỉnh ủy cũng đã kịp thời xây dựng căn cứ du kích Tiên - Quế - Võ; Gia - Thuận Đó là hai vấn đề có tính chất chiến lược trong việc xây dựng lực lượng kháng chiến, biến hậu phương địch thành hậu phương của ta

Từ năm 1950 đến đầu năm 1951, lực lượng vũ trang phát triển mạnh và tăng cường hoạt động, tấn công tiêu diệt đồn bốt cả ở Bắc phần và Nam phần

Đến cuối năm 1953, khu du kích liên hoàn Thuận Thành được củng cố

và mở rộng tới 10 xã, kéo dài từ Nghĩa Đạo, Chạm Lộ đến Nguyệt Đức, Hà Mãn, Trí Quả, nối liền với khu căn cứ du kích Gia Lương và Tiên - Quế - Võ

Trang 18

Cục diện chiến trường trên địa bàn Bắc Ninh đã thay đổi tạo điều kiện cho quân và dân trong tỉnh tiến lên tiêu diệt quân thù, giải phóng quê hương

Cùng với những chiến công trên các chiến trường, quân dân trong tỉnh

đã giành thắng lợi trong những trận đánh tiêu diệt các đồn bốt của địch ở cả Bắc phần và Nam phần Bắc Ninh

Năm 1954, sau thất bại ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã buộc phải

ký Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam Ngày 8 tháng 8 năm 1954 quân đội Pháp rút khỏi thị xã Bắc Ninh

1.2 Tình hình sở hữu ruộng đất ở Bắc Ninh trước cải cách ruộng đất

1.2.1 Sở hữu ruộng đất từ năm 1930 đến năm 1949

Ruộng đất của địa chủ

Bắc Ninh là một tỉnh ruộng đất phân tán Theo điều tra của Pierre Gourou tại 5 làng thuộc các khu vực của Bắc Ninh, từ những năm 30 của thế

kỷ XX, trong tổng số 1651 điền chủ, có tới 1053 điền chủ có sở hữu dưới 5 sào chiếm 63%, tính đến các điền chủ sở hữu đến 3 mẫu là 1528 chiếm tới 91%, các điền chủ sở hữu từ 3 - 10 mẫu chỉ có 112 người, số điền chủ sở hữu

từ 10 mẫu trở lên chỉ có 11 người Số đinh không có ruộng chiếm 33% tổng

> 10 mẫu

Chủ điền

tự cày cấy lấy

Chủ điền cho

mượn đất

Số điền chủ 40.802 26.136 5.199 1.367 72.918 1.306

Tỉ lệ (%) 55,5 35,6 7,1 1,8 98,2 1,8

(Nguồn: Nha thống kê Trung ương, Thống kê về ruộng đất ở Việt Nam từ 1930 - 1940, Hồ

sơ số 5, Phông Nha thống kê Trung ương, TTLTQG III, H)

Trang 19

Số liệu trên cho thấy, sở hữu ruộng của tỉnh Bắc Ninh đa phần là sở hữu nhỏ Số điền chủ sở hữu lớn từ 10 mẫu trở lên chỉ chiếm 1,8% Những điền chủ sở hữu từ 10 mẫu trở lên không thể tự mình canh tác hết diện tích ruộng đất mình sở hữu mà phải cho nông dân nghèo lĩnh canh

Tới năm 1949, theo thống kê của Phòng thống kê thuộc Nha Thống kê - Trung ương, tình hình sở hữu ruộng đất của các điền chủ như sau:

Bảng 1.2: Thống kê số điền chủ và ruộng đất ở tỉnh Bắc Ninh năm 1949

Điền chủ Số hộ Tỉ lệ

(%)

Số ruộng đất chiếm hữu (mẫu)

Tỉ lệ (%) Trên 10 mẫu 3.807 2,5 76.150 28,9

Số điền chủ có sở hữu lớn (trên 10 mẫu) tăng so với thời kỳ 1930 - 1940

Ruộng đất của nông dân

Phú nông là một bộ phận của giai cấp nông dân và là bộ phận khá giả trong nông thôn Theo số liệu thống kê của Nha Thống kê Trung ương những năm 1930 - 1942, số điền chủ sở hữu từ 5 - 10 mẫu có 5.199 điền chủ, chiếm 7,1% tổng số điền chủ Đến năm 1949, số điền chủ loại này là 6.573, chiếm 4,3% tổng số điền chủ, chiếm hữu 41.463 mẫu ruộng, bằng 15,8% tổng diện

Trang 20

tích ruộng đất, bình quân mỗi điền chủ sở hữu 6,3 mẫu Như vậy, theo thống

kê mặc dù số lượng điền chủ sở hữu từ 5 - 10 mẫu năm 1949 có tăng so với những năm 1930 - 1942, nhưng tỉ lệ thành phần lại giảm đi Điều này cho thấy sự gia tăng của số lượng điền chủ nói chung và hệ quả là sở hữu nhỏ ngày càng phát triển Từ thống kê của Nha thống kê Trung ương trong những năm 1930 - 1942 và năm 1949 có thể có được số liệu về tốc độ gia tăng của

các loại điền chủ như sau:

Bảng 1.3: Tốc độ gia tăng của các loại điền chủ năm 1949 so với thống kê

những năm 1930 - 1942

Tổng

số <1 mẫu 1 - 5 mẫu 5 - 10 mẫu > 10 mẫu

Số điền chủ gia tăng 76428 61605 11009 1374 2440

Tỉ lệ so với tổng số tăng (%) 100 80,6 14,4 1,8 3,2

(Nguồn: Nha thống kê Trung ương, Thống kê về ruộng đất ở Việt Nam từ 1930 -

1940, Hồ sơ số 5, Phông Nha thống kê Trung ương, TTLTQG III, H; Thống kê số điền chủ

và diện tích ruộng thuộc các loại điền chủ tại đồng bằng Bắc Bộ, Hồ sơ số 33, Phông Nha thống kê Trung ương, TTLTQG III, H, tr1)

Như vậy, sự gia tăng của các điền chủ dưới 1 mẫu chiếm trên 80% số điền chủ tăng thêm, tính cả số điền chủ từ 1 - 5 mẫu thì đã chiếm tới 95% Sở hữu ruộng đất ở Bắc Ninh vốn đã nhỏ lại tiếp tục có sự phát triển theo hướng nhỏ dần

Tầng lớp trung nông là những người sở hữu một diện tích nhỏ ruộng đất, đủ để cày cấy nuôi sống gia đình Theo thống kê từ những năm 1930 của Nha thống kê Trung ương, số điền chủ sở hữu từ 1 - 5 mẫu ruộng ở Bắc Ninh

có 26.136, chiếm 35,5% tổng số điền chủ Đến năm 1949, số điền chủ loại này theo thống kê của Phòng Thống kê là 37.145, tỉ lệ 24,7%, nắm giữ 96.406 mẫu ruộng đất chiếm 36,6% tổng diện tích ruộng đất

Trang 21

Bần, cố nông là bộ phận đông đảo và nghèo khổ nhất trong xã hội Thống kê những năm 30 của thế kỷ XX, điền chủ sở hữu dưới 1 mẫu chiếm 55,5%; thống kê năm 1949 chiếm 68,3% và sở hữu 49.687 mẫu ruộng đất, chiếm 18,9% tổng diện tích ruộng đất

Nhìn chung, cho tới năm 1949, số điền chủ sở hữu lớn (trên 10 mẫu) ở Bắc Ninh chỉ chiếm 2,5% số điền chủ và 28,9% diện tích ruộng đất của các điền chủ Còn lại hầu hết là điền chủ sở hữu nhỏ (dưới 10 mẫu) chiếm 97,5%

Số điền chủ này đã nắm giữ 71,1% diện tích ruộng đất của các điền chủ Phần lớn diện tích ruộng đất đã thuộc về tay nông dân

Các loại hình ở hữu khác

Đồn điền thực dân Pháp: Do chính sách cai trị của thực dân Pháp, một diện tích tương đối lớn ruộng đất ở nông thôn đã tập trung vào tay của địa chủ người Pháp Theo thống kê của Tạ Thị Thuý, từ 1888 - 1918, đã có 23 đồn điền của các điền chủ người Pháp lập ra với tổng diện tích 13.271 ha [67, tr111] Sau cách mạng tháng Tám thành công, diện tích đồn điền của thực dân Pháp giảm mạnh do việc thực thi chính sách ruộng đất Đảng Đến năm 1949, toàn tỉnh chỉ còn 9 đồn điền với tổng diện tích 5.021 mẫu [112, tr330]

Bắc Ninh là tỉnh có diện tích ruộng đất công, bán công bán tư lớn Năm

1945, diện tích ruộng công và bán công bán tư ở Bắc Ninh chiếm khoảng 31% tổng diện tích ruộng đất Ngay trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thực hiện chủ trương của Đảng, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh đã tích cực chỉ đạo tiến hành quân cấp công điền, giải tán phe giáp ở các địa phương Một số xã đã đem quân cấp ruộng công hoặc đem đấu

cố lấy tiền xung quỹ làng xã Đồng thời, chính quyền các xã tích cực vận

Trang 22

động các phe giáp tự động giải tán Tuy nhiên, qua 3 năm 1947 – 1949, vẫn chưa đạt hiệu quả, chỉ có một số phe giáp giải tán

Những năm 30 – 40 của thế kỷ XX, ruộng đất nhà Chung chiếm khoảng 1% diện tích ruộng đất toàn tỉnh Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến, chính sách giảm tô 25% không được thực hiện đầy đủ đối với các địa chủ nhà Chung Các địa chủ nhà chung vẫn duy trì lối thu tô nặng như

cũ Hơn nữa, con chiên còn bị cống sưu, tức là sau khi cày cấy ruộng của mình, còn phải làm cho cả các thầy già Các con chiên vốn có tinh thần phục tùng nên họ cho là làm ruộng của Chúa thì phải nộp tô cho Chúa như vậy là công bằng và giúp đỡ các thầy để mong Chúa phù hộ

1.2.2 Tình hình ruộng đất từ sau năm 1949 đến cải cách ruộng đất

Từ năm 1949, sau khi sắc lệnh 78 của Chính phủ về việc giảm tô được ban

hành, tỉnh ủy đã áp dụng các biện pháp kiên quyết buộc các điền chủ phải giảm tô

25% cho nông dân Nhờ đó, chính sách giảm tô được thực hiện có hiệu quả Thực hiện sắc lệnh giảm tô, riêng năm 1949 có 47/48 đồn điền đã thực hiện giảm tô 25% theo quy định (chỉ còn ấp Lạc Thổ chưa thực hiện) Bên cạnh đó, giữa năm 1949, Tỉnh ủy đã thành lập Hội đồng tạm cấp ruộng đất, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian, trưng thu ruộng đất công điền, công thổ cho nông dân nghèo cày cấy, hưởng hoa lợi và miễn nộp thuế trong 3 năm. Đến cuối năm 1949,toàn tỉnh chỉ còn 9 đồn điền của thực dân Pháp với tổng diện tích 5.021 mẫu là chưa tạm cấp được

do những đồn điền này nằm ở vùng địch tạm chiếm [112, tr330] Thời gian này, Pháp

mở rộng đánh chiếm sang Bắc phần, do vậy, việc thực hiện chính sách ruộng đất gặp nhiều khó khăn Sau hơn 1 năm bị địch chiếm đóng, cùng với những thắng lợi trên mặt trận quân sự, các khu du kích hình thành, đã tạo điều kiện thuận lợi tiếp tục thi hành chính sách ruộng đất của Đảng ở khu du kích nói riêng và trên phạm vi toàn tỉnh nói chung Năm 1953, các huyện Quế Dương, Gia Lương, Thuận Thành đã vận động được 46 địa chủ và 72 phú nông giảm tô; tạm giao được 1.571 mẫu ruộng đất

Trang 23

của thực dân Pháp và Việt gian phản động; đồng thời chia được 1.851 mẫu ruộng nửa công nửa tư cho nông dân nghèo cày cấy (trong đó huyện Gia Lương: 106 mẫu, huyện Thuận Thành: 1.195 mẫu; khu du kích Tiên - Quế - Võ: 450 mẫu; huyện Từ

Sơn 100 mẫu) [110 tr12]

Đến khi thực hiện triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất, tình hình giai cấp và ruộng đất được phản ánh như sau:

Bảng số 1.4: Tổng hợp tình hình giai cấp, chiếm hữu ruộng đất của 147 xã

trong giảm tô đợt 7 và cải cách ruộng đất đợt 5

Số hộ Tỉ lệ

(%)

Chiếm hữu (mẫu)

Tỉ lệ (%) Địa chủ 4.640 4.3 40.569 17.7

Ruộng công và 1/2 công 1/2 tư 50.636 22.1

Ruộng đất xâm canh 4.858 2.1

Đồn điền thực dân Pháp 2.652 1.1

Tổng 108.007 100 228.953 100

sơ 567, Phông Ủy ban Cải cách ruộng đất liên khu Việt Bắc, TTLTQG III, H, tr 39 - 40; Đoàn ủy

Trang 24

Bắc Ninh (1956), Tổng hợp thống kê cải cách và chỉnh đốn tổ chức trong cải cách ruộng đất đợt 5,

Ruộng của địa chủ

Theo thống kê trong cải cách ruộng đất, số hộ địa chủ chiếm 4,3% tổng

số hộ và 17,7% tổng diện tích ruộng đất Tuy nhiên, đó là kết quả sai lệch do phân định thành phần sai Số lượng thực tế chỉ là 1,88% (tỷ lệ nhân khẩu 2,03%) Tương ứng sở hữu ruộng đất của địa chủ chỉ chưa đầy 10% tổng diện tích ruộng đất Như vậy, công cuộc giảm tô và cải cách ruộng đất chỉ đem lại được cho nông dân tối đa là dưới 10% diện tích ruộng đất đó

Ruộng của nông dân

Theo thống kê của các đoàn giảm tô, cải cách, tầng lớp phú nông chiếm 3,2% diện tích Tuy nhiên, sau khi xác minh thành phần sau sửa sai, tỉ lệ phú nông chỉ chiếm 2,1% số hộ

Thống kê 147 xã thuộc giảm tô đợt 7 của Đoàn Bắc Bắc và cải cách ruộng đất đợt 5 của 2 đoàn Bắc Ninh, Gia Lâm, tầng lớp trung nông chiếm 33,1% số hộ, nắm trong tay 32,1% diện tích ruộng đất; bần nông chiếm 36,1%

số hộ và 12,7% diện tích ruộng đất; cố nông chiếm 15,9% số hộ và 1,1% diện tích ruộng đất Tổng cộng, thống kê trong cải cách ruộng đất giai cấp nông dân nói chung chiếm 89,4% số hộ và 52,2% tổng diện tích ruộng đất

Các loại hình sở hữu khác

Đồn điền thực dân Pháp: Năm 1949, toàn tỉnh có 9 đồn điền là các đồn điền Jonesco và Poineuf ở huyện Quế Dương, đồn điền Braconnier, Louis, Seusse Louies ở huyện võ Giàng, đồn điền Albert Algaron ở huyện Thuận Thành, đồn điền Delorge ở huyện Gia Bình và đồn điền Marty, Loisy ở huyện Gia Lâm Tổng tổng diện tích các đồn điền là 5.021 mẫu, trong đó đồn điền Marty ở Gia Lâm đã chiếm 3.600 mẫu [112, tr330] Đa số các đồn điền đều

Trang 25

nằm trong vùng tạm chiếm nên việc thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng gặp khó khăn Đến năm 1954, sau khi hòa bình lập lại, điều tra về thực trạng

sở hữu và sử dụng của các đồn điền này cho thấy đã có nhiều thay đổi: Một số đồn điền chỉ đứng tên người Pháp nhưng thực chất là do người Việt quản lý, một số đồn điền đã bị bán cho nhân dân làm ruộng công, chia nhau cày cấy hoặc bị bỏ hoang Sau khi thực dân Pháp rút đi, các đồn điền này hầu như không còn tài sản gì, ruộng đất đều do chính quyền địa phương tạm thời quản

lí Đến cải cách ruộng đất, thống kê 147 xã trong giảm tô đợt 7 và cải cách ruộng đất đợt 5, diện tích đồn điền thực dân Pháp chỉ còn chiếm 1,1% tổng diện tích ruộng đất

Ruộng công và bán công bán tư: Trong kháng chiến, thực hiện chủ trương của Đảng, các địa phương đã thực hiện tập trung công điền và hậu điền, giải tán phe giáp và tập trung tài sản Tuy nhiên, việc tập trung công điền chỉ thực hiện được thuận lợi tại những thôn có diện tích công điền nhỏ Tại những thôn có diện tích công điền lớn, do nhân dân không ưng thuận nên chỉ một phần được tập trung Hầu hết diện tích ruộng hậu điền đã thuộc quyền quản lý của chính quyền cách mạng Còn đối với ruộng phe giáp, một số phe giáp tự động giải tán, đem ruộng đất ủng hộ cách mạng Đến cải cách ruộng đất, thống kê 147 xã , diện tích ruộng công và bán công bán tư (bao gồm ruộng phe, giáp, hậu điền) có 50.636, bằng 22,1% tổng diện tích ruộng đất toàn tỉnh

Ruộng nhà Chung: Thống kê 147 xã, diện tích ruộng nhà chung, nhà chùa có 1.420 mẫu, bằng 0,6% tổng diện tích ruộng đất Diện tích ruộng đất của địa chủ nhà Chung không có biến động lớn trong những năm kháng chiến chống Pháp

Trang 26

1.3 Chủ trương cải cách ruộng đất của Trung ương Đảng

1.3.1 Vài nét về chủ trương cải cách ruộng đất từng phần (1945 - 1952)

Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã chỉ ra những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam bấy giờ là đánh đổ

đế quốc Pháp và phong kiến tay sai nhằm giải quyết mâu thuẫn chủ yếu của dân tộc; đồng thời quan tâm tới nhiệm vụ dân chủ, nhằm cuốn hút giai cấp nông dân vào cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc Trong việc thực

hiện nhiệm vụ dân chủ, cương lĩnh đã nhấn mạnh “chỉ bọn đại địa chủ mới có

thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc” vì vậy, cần tập trung mũi nhọn đấu tranh

vào đại địa chủ, còn trung và tiểu địa chủ thì phải lợi dụng hoặc trung lập Yêu cầu xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc nhằm thực hiện nhiệm vụ dân tộc được coi trọng Trải qua những khúc quanh của lịch sử, chủ trương đúng đắn của Đảng đã được khẳng định bằng thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm

1945

Sau Cách mạng tháng Tám, tiếp nối đường lối đúng đắn của Đảng trong giai đoạn trước, từ 1945 - 1952, trong hoàn cảnh thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, độc lập tự do của Tổ quốc đang bị đe doạ, Đảng đã mềm dẻo trong sách lược nhằm giữ vững độc lập dân tộc đồng thời tiếp tục thực hiện từng bước khẩu hiệu “người cày có ruộng”

Ngày 26 tháng 10 năm 1945, Chính phủ ban hành Nghị định giảm 20% thuế điền và miễn thuế cho những vùng ngập lụt [54, tr50] Ngày 13 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Bắc Bộ ra Thông tư số 55 - VP quy định phải “Giảm ¼ mức địa tô đối với tá điền và các người cấy rẽ, cấy thuê” [45, tr155] Ngày 16 tháng 11 năm 1945, Chính phủ ra Thông tư về việc tạm chia ruộng đất công cho dân cày nghèo theo nguyên tắc dân chủ [54, tr50] Ngày 20 tháng 11 năm 1945, Bộ Nội vụ của Chính phủ lâm thời đã ra Thông

tư quy định chủ ruộng phải giảm 25% địa tô và giảm 20% thuế điền thổ; đề ra

Trang 27

nguyên tắc chia lại ruộng đất công cho cả nam và nữ, tạm giao ruộng đất vắng chủ cho một bộ phận nông dân thiếu ruộng [45, tr156]

Ngày 15 tháng 1 năm 1948, tại Hội nghị Trung ương mở rộng, Đảng đã nêu chính sách ruộng đất gồm 17 điểm, trong đó có quy định:

Triệt để thực hiện việc giảm 25% địa tô (nhiều nơi chưa làm) Bài trừ những thứ địa tô phụ thuộc, như tiền trình gặt, tiền đầu trâu, lễ lạt quá nặng Bỏ chế độ quá điền Đem ruộng đất và tài sản của bọn phản quốc tạm cấp cho dân cày nghèo, hoặc giao cho bộ đội cấy cày để tự cấp phần nào (sẽ có chỉ thị riêng).Chia lại công điền cho hợp lý và công bằng hơn Đem ruộng đất đồn điền của địch cấp cho dân nghèo, chấn chỉnh các đồn điền do Chính phủ quản lý [15, tr31-32]

Đến Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 4 (tháng 5 năm 1948), những chủ trương về ruộng đất tại Hội nghị Trung ương mở rộng tiếp tục được khẳng định và phát triển Đặc biệt Nghị quyết Hội nghị đã xác định cụ thể cách thức sử dụng ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian: Tịch thu ruộng đất và tài sản của Việt gian Ruộng đất thì Ủy ban kháng chiến hành chính thu cho dân cày cấy Còn tài sản thì tuỳ trường hợp cấp cho dân cày cấy hoặc Ủy ban kháng chiến hành chính khu sử dụng.Chính phủ tạm thời quản lý những đồn điền của Pháp Những ruộng mà trước kia các điền chủ Pháp cướp không của dân có bằng cớ rõ ràng thì trả lại cho dân.Thành lập ở mỗi đồn điền một Ban Quản trị để phân phối ruộng cho dân, giúp đỡ kế hoạch cho dân cày cấy, làm thế nào khỏi bỏ đất hoang, thu hoa lợi

Tháng 8 năm 1948, Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 5 được tổ chức Trên cơ sở phân tích tình hình thực tiễn đất nước, đặc điểm cách mạng Việt Nam, Hội nghị đã khẳng định: Muốn xoá bỏ những tàn tích phong kiến, phát triển nông nghiệp, phải cải cách ruộng đất Tuy nhiên phải “dùng phương pháp cải cách mà dần dần thu hẹp phạm vi bóc lột của địa chủ phong kiến bản

Trang 28

xứ lại (ví dụ giảm tô) đồng thời sửa đổi chế độ ruộng đất (trong phạm vi không có hại cho Mặt trận thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược) … Đó cũng là một cách ta thực hiện cách mạng thổ địa bằng một đường lối riêng

biệt” [15, tr199] Đến đây, đường lối cách mạng ruộng đất của Đảng đã hình

thành một cách rõ ràng Đó là cải cách từng phần, dần dần thu hẹp phạm vi bóc lột của giai cấp địa chủ, đem lại ruộng đất cho nông dân

Hội nghị cán bộ Trung ương Đảng lần thứ 6 (tháng 1 năm 1949) tiếp tục khẳng định: “Triệt để thi hành chính sách ruộng đất của Đảng đã quyết nghị trong Hội nghị cán bộ lần thứ nǎm, đặc biệt nhất là việc tạm cấp ruộng của Pháp và Việt gian cho dân cày, giảm địa tô chính, bỏ địa tô phụ, gây phong trào hiến ruộng” [16, tr57]

Thực hiện chủ trương cải cách dần dần, trong những năm 1949 - 1950, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ban hành nhiều sắc lệnh quan trọng Ngày 14 tháng 7 năm 1949, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 78/SL quy định giảm 25% mức địa tô đã thu trước cách mạng Tháng Tám Sắc lệnh số 87/SL về giảm tức Sắc lệnh số 88/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 quy định thể lệ lĩnh canh Sắc lệnh số 75/SL ngày 1 tháng 7 năm 1949 về tạm cấp ruộng đất của Việt gian cho nông dân nghèo Sắc lệnh số 90/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 về quyền lợi khi sử dụng đất bỏ hoang

Tại Hội nghị điều tra nông thôn tháng 2 năm 1950, Tổng Bí thư Trường Chinh đã giải thích về chính sách ruộng đất của Đảng: “Phương châm chính sách ruộng đất của Đảng ta là cải cách lần lần, nhiều cuộc cải cách ruộng đất tiếp tục cộng lại thành một cuộc cách mạng ruộng đất” [17, tr233]

Tháng 2 năm 1951, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đã diễn ra Đại hội đã là một bước tiến trong nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta Về việc thực hiện nhiệm vụ đem lại ruộng đất cho dân cày, Đại hội xác định: Cách mạng Việt Nam sẽ trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn một là

Trang 29

tiêu diệt đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc, củng cố Nhà nước dân chủ nhân dân; giai đoạn 2 là xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, triệt để thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân; giai đoạn 3 là làm xong nhiệm vụ dân chủ nhân dân, gây đầy đủ điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội Đại hội cũng chỉ rõ: Ba giai đoạn của cách mạng Việt Nam kế tục một cách mật thiết Nhiệm vụ của giai đoạn thứ

hai đã phải làm một phần nào ngay trong giai đoạn thứ nhất như giảm tô,

giảm tức, tạm cấp ruộng đất của Pháp và Việt gian cho dân cày nghèo, v.v

Nhiệm vụ của giai đoạn thứ ba cũng có thể làm một phần nhỏ trong giai đoạn

thứ nhất hay giai đoạn thứ hai Đại hội khẳng định:

Trong điều kiện cách mạng của nước ta, đánh đổ đế quốc xâm lược là một chiến lược, nằm trong một giai đoạn chiến lược Thủ tiêu mọi di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện người cày có ruộng lại là một chiến lược khác, nằm trong một giai đoạn chiến lược khác Vì trong hai giai đoạn

đó, kẻ thù cố nhiên khác nhau, nhưng hàng ngũ các bạn đồng minh cũng có chỗ không giống nhau [18, tr92]

Trong quá trình hình thành nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đường lối cách mạng ruộng đất của Đảng tiếp tục được khẳng định Trong giai đoạn thứ nhất của chặng đường, nhiệm vụ giải phóng dân tộc là cần kíp nhất, do vậy cần tập trung lực lượng của dân tộc đánh đổ đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc; bên cạnh đó, nhiệm vụ xóa bỏ tàn tích của phong kiến được thực hiện một phần Sau khi đánh đổ được đế quốc xâm lược, khẩu hiệu “người cày có ruộng” sẽ được thi hành triệt để

Tiếp nối chủ trương đúng đắn của Đảng trong giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ từ khi Đảng ra đời, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1953, đường lối cách mạng ruộng đất của Đảng được xác định là cải cách từng phần Thực hiện chủ trương đó không những đem lại

Trang 30

ruộng đất cho nông dân, bồi dưỡng lực lượng nông dân mà còn đoàn kết được tất cả những giai cấp, tầng lớp có tinh thần yêu nước trong mặt trận dân tộc

thống nhất chống đế quốc

1.3.2 Phóng tay phát động quần chúng cải cách ruộng đất (1953 – 1956)

Năm 1953, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra ác liệt, do cần huy động lực lượng lớn để giành thắng lợi quyết định trên chiến trường, Đảng đã rất chú trọng bồi dưỡng lực lượng nông dân, lực lượng đông đảo nhất của cách mạng Báo cáo tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng

lần thứ 4, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn kháng chiến hoàn toàn

thắng lợi, dân chủ nhân dân thật thà thực hiện, thì phải thiết thực nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân, phải chia ruộng đất cho nông dân” [19, tr24] Cũng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4,

trong Báo cáo trình Hội nghị của Tổng Bí thư Trường Chinh đã nêu:

Nhiệm vụ trung tâm của cách mạng lúc này là giải phóng dân tộc Song giải phóng dân tộc tức là vừa phản đế và phản phong kiến, vì phong kiến là chỗ dựa của đế quốc xâm lược

Chính sách kháng chiến cũng là phản đế và phản phong kiến Nhưng vì trong kháng chiến, cần phân hoá giai cấp địa chủ, nên phản phong kiến từng bước một Không thể chỉ phản đế mà không phản phong kiến, hoặc phản đế trước phản phong kiến sau

Hai nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến dính với nhau một cách mật thiết, không tách rời ra được

Mấu chốt của cách mạng dân tộc của ta là cải cách ruộng đất Nội dung của cách mạng dân tộc của ta cũng là cải cách ruộng đất, vì đa số dân tộc là

nông dân Nông dân là động lực lớn nhất của cách mạng nước ta [19, tr53].

Báo cáo còn nêu những sai lầm của đường lối cách mạng của Đảng về ruộng đất là: Tạm cấp ruộng đất của Pháp và Việt gian, không cấp hẳn; chậm

Trang 31

ra sắc lệnh thủ tiêu chế độ công điền cũ và sử dụng công điền cho hợp lý; không dám phóng tay phát động quần chúng nông dân để thực hiện triệt để chính sách ruộng đất; chậm đề ra vấn đề cải cách ruộng đất theo mục tiêu của kháng chiến và của cách mạng Từ đó, Hội nghị quyết định thủ tiêu chế độ sở hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của bọn đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến sở hữu ruộng đất của địa chủ Việt Nam và ngoại kiều, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ IV là một mốc đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong chủ trương của Đảng về vấn đề ruộng đất Quan điểm cách mạng giải phóng dân tộc là bao gồm cả hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, hai nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến dính với nhau một cách mật thiết,

không tách rời là hoàn toàn khác so với trước đó Từ đây chủ trương cải cách

từng phần, dần dần thu hẹp phạm vi chiếm hữu của giai cấp địa chủ được thay bằng xóa bỏ hoàn toàn chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ, thực hiện sở hữu ruộng đất của nông dân

Tiếp tục phát triển chủ trương đó, tháng 11 năm 1953, Hội nghị Trung ương lần thứ 5 và Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất của Đảng đã tập trung thảo luận về chính sách cải cách ruộng đất của Đảng, thông qua Cương lĩnh ruộng đất của Đảng và quyết định tổ chức thực hiện cải cách ruộng đất ở vùng tự do Cải cách ruộng đất được thực hiện theo đường lối chính sách chung của Đảng là: “dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp với phú nông; tiêu diệt chế độ bóc lột phong kiến từng bước và có phân biệt Phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến” [19, tr429]

Tháng 12 năm 1953, Quốc hội đã thông qua Luật cải cách ruộng đất gồm 5 chương, 38 điều nhằm cụ thể hoá nội dung của công tác cải cách ruộng đất bao gồm: mục đích của cải cách ruộng đất, các hình thức xử lý đối với từng loại ruộng, nguyên tắc chia ruộng, cơ quan chấp hành và phương pháp thực hiện cải cách

Trang 32

ruộng đất Luật cải cách ruộng đất nêu rõ mục đích, ý nghĩa cải cách ruộng đất là: Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, để thực hiện người cày có ruộng, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, cải thiện đời sống nông dân, đẩy mạnh kháng chiến Ngày 19 tháng 12 năm 1953, Chính phủ đã ra Sắc lệnh số 197-SL ban bố Luật cải cách ruộng đất Thực hiện chủ trương của Đảng, ngay trong kháng chiến ta đã tiến hành bước đầu triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất

Như vậy, từ khi cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược đang ở giai đoạn cuối, Trung ương Đảng đã quyết định tiến hành cải cách ruộng đất Lúc này, nhiệm vụ dân chủ được nâng lên ngang tầm và thực hiện song song với với nhiệm vụ giải phóng dân tộc

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, hòa bình trở lại, tháng 9 năm

1954, Bộ Chính trị ra “Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính

sách mới” Nghị quyết nêu nhiệm vụ chung của Đảng là: “đoàn kết và lãnh

đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, đề phòng và khắc phục mọi âm mưu phá hoại Hiệp định đình chiến để củng cố hòa bình, ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây dựng quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, đặng củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong toàn quốc” [20, tr287] Về nhiệm vụ cải cách ruộng đất, Nghị quyết khẳng định: “chia ruộng đất cho nhân dân, xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ phải là chính sách bất

di bất dịch của ta… Nếu không thực hiện việc tiêu diệt chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ thì cũng không thể tạo điều kiện căn bản để phục hồi và phát triển kinh tế” [20, tr297]

Trang 33

Sau hòa bình, nhiệm vụ chỉnh đốn tổ chức trong cải cách ruộng đất được chú trọng Ngày 7 tháng 12 năm 1954, Ban Bí thư đã ra chỉ thị số 107 -

CT/TW “về việc chỉnh đốn chi bộ nông thôn trong cải cách ruộng đất” tăng

cường chỉ đạo công tác chỉnh đốn chi bộ vùng mới giải phóng

Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 mở rộng (họp từ ngày 3 đến ngày 12 tháng 3 năm 1955), Báo cáo chính trị của Tổng Bí thư Trường Chinh

đã nhận định:

Ta càng mở rộng và đẩy mạnh cuộc vận động, giai cấp địa chủ càng dùng mọi thủ đoạn gian ác và thâm độc để chống lại ta Cuộc đấu tranh giai cấp ở nông thôn miền Bắc càng ngày càng quyết liệt Tổ chức cũ của ta ở đó phức tạp đến mức nghiêm trọng Cuộc vận động càng lan vào vùng mới giải phóng càng gay go, phức tạp và gian khổ

Từ khi bắt đầu phát động quần chúng đến nay, cuộc vận động đã thu được những thành tích đáng kể, đồng thời cũng phạm nhiều khuyết điểm nghiêm trọng Nhưng nói chung thành tích vẫn là chính Trong những khuyết điểm của cuộc vận động, khuyết điểm chủ yếu là hữu khuynh Những khuyết điểm „tả‟ khuynh phần lớn cũng gốc ở hữu khuynh [21, tr122 - 123]

Nhận định này đã có tác động lớn tới đánh giá tình hình, đặc điểm của các địa phương vùng mới giải phóng và việc chỉ đạo thực hiện cải cách của các Đoàn, Đội cải cách ruộng đất

Ngày 10 tháng 6 năm 1955, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số

24 - CT/TW “Về chỉnh đốn chi bộ nông thôn trong phát động quần chúng

giảm tô ở vùng mới giải phóng” Chỉ thị đã nhận định khái quát về tình hình,

đặc điểm các chi bộ nông thôn vùng mới giải phóng, trong đó nhấn mạnh sự phức tạp, tình hình địch lũng đoạn trong chi bộ nông thôn vùng mới giải phóng và đề cao nhiệm vụ chỉnh đốn chi bộ

Sau đó, Ban Bí thư ra Thông tri số 46-TT/TW ngày 8 tháng 7 năm

1955 “Bổ khuyết về chỉnh đốn chi bộ trong cải cách ruộng đất vùng mới

Trang 34

giải phóng”, trong đó tiếp tục nhấn mạnh “chi bộ nông thôn ở vùng mới

giải phóng, từ khi thành lập cho đến khi tiến hành giảm tô không những

đã bị giai cấp bóc lột lũng đoạn mà còn bị bọn đế quốc, phản động tấn công, nên đã phức tạp nghiêm trọng về mặt tổ chức cũng như về mặt tư tưởng” [21, tr440] Qua đó khẳng định: “công tác chỉnh đốn chi bộ là rất trọng yếu Có chỉnh đốn chi bộ được tốt thì mới giữ vững, củng cố và phát triển được thắng lợi của cải cách ruộng đất, mới phá tan được mọi hoạt động phá hoại của địa chủ và bọn gián điệp, mới củng cố hậu phương của ta một cách vững chắc, mới đảm bảo mọi chính sách của Đảng và chính phủ được thi hành đúng đắn ở nông thôn” [21, tr441]

Sau năm 1954, hòa bình lập lại trên toàn miền Bắc đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoàn thành nhiệm vụ cải cách ruộng đất Trên cơ sở nhận định về “tình hình địch, ta” ở những vùng mới giải phóng, Trung ương Đảng lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện cải cách ruộng đất, trong đó nhiệm

vụ chỉnh đốn tổ chức, đặc biệt là tổ chức Đảng được đặc biệt coi trọng thể hiện sự gia tăng của yếu tố chính trị trong cuộc đấu tranh đem ruộng đất cho dân cày

Trong vùng tạm chiếm ở Bắc Ninh, việc thi hành chính sách ruộng đất của Đảng ở Bắc Ninh không được đầy đủ Tuy nhiên, ở vùng

tự do, cũng có những chuyển biến rõ rệt, nhất là ở vùng tự do cũ và khu

Trang 35

du kích Trong những năm kháng chiến, toàn tỉnh đã tạm cấp được 65% diện tích ruộng của thực dân Pháp và việt gian, chia 28% ruộng công và bán công bán tư cho nông dân nghèo Do việc thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng trong kháng chiến, diện tích ruộng đất thuộc sở hữu của giai cấp địa chủ có xu hướng giảm Trải qua 9 năm kháng chiến chống pháp, 60% diện tích ruộng đất của địa chủ đã chuyển về tay nông dân [2, tr109] Đồng thời, diện tích ruộng đất của các tầng lớp trung nông, bần, cố nông có xu hướng tăng dần do một phần diện tích ruộng đất của giai cấp địa chủ, ruộng của thực dân Pháp và việt gian, ruộng công và bán công bán tư chuyển sang

Hòa bình lập lại, giai cấp nông dân và tầng lới nhân dân lao động khác

đã sở hữu trên 60% tổng diện tích ruộng đất Cùng với 30% diện tích đất công, bán công bán tư, đồn điền của thực dân Pháp, ruộng đất vắng chủ - những diện tích ruộng đất hoàn toàn thuộc về nhân dân bằng những biện pháp hành chính sau khi thực dân Pháp rút đi Thực chất, giai cấp nông dân và nhân

dân lao động nói chung đã nắm trong tay trên 90% diện tích ruộng đất

Với những kết quả đạt được trong việc thi hành chính sách ruộng đất của Đảng trong kháng chiến, nhiệm vụ dân chủ đã được tiến hành với những bước đi vững chắc, hiệu quả Mục tiêu “người cày có ruộng” đã hoàn thành về

cơ bản Hơn nữa, sau khi thực dân Pháp rút đi, giai cấp địa chủ ở Bắc Ninh vốn đã nhỏ bé lại càng suy yếu về vị thế chính trị Việc đấu tranh với giai cấp địa chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân không cần thiết tiến hành một cách rầm rộ với những biện pháp mạnh mẽ Trong khi đó, cuộc đấu tranh giành độc lập thống nhất vẫn đang đòi hỏi sức mạnh đoàn kết thống nhất của cả dân tộc

và miền Bắc càng cần phải đoàn kết, phát triển kinh tế mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà

Trang 36

Chương 2: THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Ở

TỈNH BẮC NINH (1955 - 1957) 2.1 Thực hiện triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất

Sau kháng chiến chống thực dân Pháp và trước phát động quần chúng, nạn đói diễn ra trầm trọng ở nhiều địa phương trong đó có cả Bắc Ninh Hầu như xã nào cũng có một số gia đình lâm vào nạn đói Ở Hán Quảng (Võ Giàng) có hàng trăm gia đình phải ăn bữa cơm, bữa cháo hay cả hai bữa cháo

Ở Phú Lãm (Yên Phong) có những gia đình phải ăn củ chuối, một số gia đình phải đi xin ăn Ở thôn Thượng xã Đông Tiến, có 33 gia đình thì 31 gia đình phải ăn cháo, 2 gia đình phải xin ăn,… Nạn đói diễn ra trầm trọng nhất ở các

xã Hán Quảng, Tân Dân (Võ Giàng), Đông Tiến, Phú Lãm (Yên Phong)

Thực hiện chủ trương của Đảng, Bắc Ninh bước vào công cuộc cải cách ruộng đất Bắc Ninh thực hiện 2 đợt giảm tô vào các đợt 7, 8 cùng với 2 đợt cải cách ruộng đất vào các đợt 4, 5 của toàn miền Bắc (đợt 1 và đợt 2 giảm tô ở Bắc Ninh tương ứng với đợt 7 và đợt 8 của toàn miền Bắc; đợt 1 và đợt 2 cải cách ruộng đất ở Bắc Ninh tương ứng với đợt 4 và đợt 5 của cải cách ruộng đất trên phạm vi toàn miền Bắc)

Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1955, Bắc Ninh tiến hành giảm tô đợt 7 dưới sự chỉ đạo của Đoàn giảm tô Bắc Bắc (Đoàn giảm tô Bắc Bắc là đoàn giảm tô thực hiện trên địa bàn 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang) trên địa bàn 49

xã (thuộc các huyện Gia Lương, Quế Dương, Yên Phong, Võ Giàng) cùng với

Trang 37

Gia Lương, Quế Dương, Yên Phong, Võ Giàng và Thị xã Bắc Ninh( trong đó

có 52 xã đã giảm tô và 8 xã của thị xã Bắc Ninh chưa qua giảm tô) cùng với

17 xã thuộc tỉnh Bắc Giang

Từ tháng 12 năm 1955 đến tháng 5 năm 1956, Bắc Ninh tiến hành đợt 5 cải cách ruộng đất trên địa bàn 86 xã Trên cơ sở thực tiễn của địa phương, việc chỉ đạo cải cách đợt 5 được tổ chức thành 2 đoàn: Đoàn Bắc Ninh: triển khai cải cách ruộng đất trên địa bàn 76 xã thuộc các huyện: Gia Lương, Tiên

Du, Gia Lâm, Thuận Thành, Từ Sơn; Đoàn Gia Lâm: triển khai trên địa bàn

10 xã vùng đồn điền thuộc huyện Gia Lâm

2.1.1 Thực hiện triệt để giảm tô, giảm tức

Giảm tô đợt 7 (từ tháng 2 đến hết tháng 4 năm 1955)

Bắc Ninh tiến hành đợt 7 triệt để giảm tô giảm tức trên địa bàn 49 xã thuộc các huyện Gia Lương, Quế Dương, Yên Phong, Võ Giàng Triển khai công tác giảm tô, Đoàn giảm tô Bắc Bắc tiến hành theo 5 bước:

Bước 1: Trọng tâm công tác là bắt rễ; đồng thời tiến hành tuyên truyền thời sự, chính sách và sơ bộ tìm hiểu tình hình các tổ chức, đặc biệt là chi bộ

Bước 2: Họp lớp huấn luyện rễ; tuyên truyền chính sách, ổn định quần chúng, làm cho quần chúng nhận rõ âm mưu của địch, ngăn ngừa tự sát; phân loại chi bộ, đảng viên; đề cao cảnh giác, tìm và trừng trị những tên phá hoại

Bước 3: Phát động một phong trào tố khổ rộng khắp trong nông dân lao động, tiến hành sâu chuỗi, xây dựng nông hội lớn mạnh để chuẩn bị đấu tranh

Bước 4: Xét xử những tên địa chủ cường hào gian ác đầu sỏ; đấu tranh thanh toán; chia quả thực

Bước 5: Chỉnh đốn tổ chức, chủ yếu là chi bộ, nông hội, chính quyền, công an, dân quân, du kích

Trang 38

Ngay trước khi đoàn giảm tô về các xã trong tỉnh, dưới ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của các địa phương khác, nhất là từ Bắc Giang, nhân dân các xã huyện trong tỉnh đã náo nức chờ đón phát động quần chúng Khi về các địa phương, đoàn giảm tô được quần chúng nhân dân, nhất là bần cố nông hết sức hoan ngênh

Sau khi về xã, các đội giảm tô tiến hành ngay các tuyên truyền chính sách, đồng thời tiến hành “ba cùng”, thăm nghèo hỏi khổ, “bắt rễ”, “xâu chuỗi”, tìm chỗ dựa Tiếp đó, tiến hành đánh đổ giai cấp địa chủ, phát động quần chúng tố khổ để tìm ra “địa chủ bóc lột, có nhiều tội ác” Sau khi giai cấp địa chủ bị “đánh gục”, công tác phát động quần chúng hướng vào việc bắt địa chủ giảm tô, giảm tức và chia quả thực trong đấu tranh cho nông dân nghèo

Trải qua các bước, công tác giảm tô đã đạt được những kết quả sau:

Về chính trị: Qua đấu tranh, đã quy 1.179 địa chủ, trong đó có 226 địa chủ cường hào gian ác, 874 địa chủ thường, 1 địa chủ kháng chiến, 34 địa chủ

là Việt gian phản động nhưng không xếp vào cường hào gian ác, 44 địa chủ công thương nghiệp Cho 99 địa chủ đi học, xử trí 74 án tù và quản chế, 5 án

tử hình [27]

Về kinh tế: Sau khi đánh gục về ưu thế chính trị của giai cấp địa chủ, các đội cải cách ruộng đất đã bắt địa chủ phải giảm tô, giảm tức, thoái tô nhằm làm suy yếu thế lực về kinh tế của họ, đem lại một phần quyền lợi cho nông dân Đối tượng thoái tô bao gồm cả địa chủ và phú nông Đối với phú nông được miễn giảm hoặc trả hết tùy theo khả năng kinh tế của từng gia đình Đối với các thành phần khác thì do nội bộ nông dân dàn xếp, thoái tô không đặt ra Đi đôi với thoái tô, giảm tô, địa chủ phải giảm tức, xóa nợ, hoãn

nợ và giảm mức lãi

Trang 39

Kết quả, tổng số tô và công quỵt phải thoái là 743.350 kg thóc, sau khi trừ miễn giảm là 737.331 kg thóc, trong đó số thóc địa chủ phải thoái là 623.184 kg, phú nông là 114.147 kg Đối tượng được trừ miễn giảm là phú nông, địa chủ thường, địa chủ nhà chung và một số ít địa chủ cường hào gian ác loại 2, 3 Tổng số tô và công quỵt thoái được quy ra thóc là 527.817 kg, đạt 71,6% Hơn 80 mẫu ruộng được tịch thu [28, tr39]

Sau khi phát động quần chúng giảm tô, nông dân được chia quả thực bằng tiền và thóc, còn ruộng đất thì phải chờ đến khi cải cách ruộng đất mới giải quyết được Trước mắt, những gia đình không có thước ruộng nào thì họ được tạm giao một ít diện tích để cấy Công tác chia quả thực được tiến hành trên cơ sở bảo đảm đoàn kết bần cố nông, đoàn kết lương giáo, bảo đảm sản xuất cứu đói, diện tập trung vào bần cố nông Kết quả, số thóc tô 476.048kg đã được chia cho cho 10.802 gia đình, 89.871 nhân khẩu (trong đó 996 gia đình trung nông được hưởng 44.070 kg; 7612 gia đình bần nông được hưởng 327.928 kg, 1636 gia đình cố nông được hưởng 76.543

kg, 590 gia đình dân nghèo được 27.507 kg) [27, tr49]

Về chỉnh đốn tổ chức: Khi về xã, với nhận định tình hình các

tổ chức phức tạp, căn bản bị địch lũng đoạn, công tác chỉnh đốn chi

bộ Đảng và các tổ chức đoàn thể ở nông thôn được chú trọng Đã có 24% đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng Sau khi chỉnh đốn, thành phần đảng viên có sự thay đổi đáng kể Tỷ lệ đảng viên là bần cố nông tăng lên Tỷ lệ đảng viên là trung nông và phú nông giảm, tất cả địa chủ đã bị loại ra khỏi Đảng Cụ thể thành phần giai cấp của đảng viên như sau:

Trang 40

Bảng 2.1: Thành phần giai cấp đảng viên trước và sau giảm tô đợt 7

(Nguồn: Tài liệu thống kê chi bộ các đợt giảm tô, Hồ sơ số 391, Phông

Ủy ban cải cách liên khu Việt Bắc, TTLTQG III, tr 77)

Qua phát động quần chúng giảm tô, bộ máy chính quyền các

xã có sự thay đổi căn bản Đến bước 5 giảm tô, Đội đã tiến hành tách xã Theo đó, 49 xã cũ được chia thành 52 xã mới Sau khi thanh thải được những phần tử “xấu”, các xã tiến hành Đại hội chính quyền bầu ra chính quyền mới thực hiện nhiệm vụ quản lí Nhà nước

ở địa phương Theo quy định, trung bình mỗi xã bầu 7 ủy viên, trong đó có 1 là phụ nữ, Chủ tịch thuộc thành phần bần cố nông, Phó Chủ tịch thuộc tầng lớp trung nông Các Đội đã chú trọng đào tạo lãnh đạo xã từ “rễ” Do đó, số lượng và thành phần chính quyền

xã có sự thay đổi với 100% là bần cố nông, trung nông, dân nghèo

và lao động khác, trong đó bần cố nông chiếm 71,9%

Ngày đăng: 29/12/2015, 23:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w