Phóng tay phát động quần chúng cải cách ruộng đất (1953 – 1956)

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của đảng ở tỉnh bắc ninh từ 1954 1957 (Trang 30 - 36)

Năm 1953, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra ác liệt, do cần huy động lực lượng lớn để giành thắng lợi quyết định trên chiến trường, Đảng đã rất chú trọng bồi dưỡng lực lượng nông dân, lực lượng đông đảo nhất của cách mạng. Báo cáo tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, dân chủ nhân dân thật thà thực hiện, thì phải thiết thực nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân, phải chia ruộng đất cho nông dân” [19, tr24]. Cũng tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4, trong Báo cáo trình Hội nghị của Tổng Bí thư Trường Chinh đã nêu:

Nhiệm vụ trung tâm của cách mạng lúc này là giải phóng dân tộc. Song giải phóng dân tộc tức là vừa phản đế và phản phong kiến, vì phong kiến là chỗ dựa của đế quốc xâm lược.

Chính sách kháng chiến cũng là phản đế và phản phong kiến. Nhưng vì trong kháng chiến, cần phân hoá giai cấp địa chủ, nên phản phong kiến từng bước một. Không thể chỉ phản đế mà không phản phong kiến, hoặc phản đế trước phản phong kiến sau.

Hai nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến dính với nhau một cách mật thiết, không tách rời ra được.

Mấu chốt của cách mạng dân tộc của ta là cải cách ruộng đất. Nội dung của cách mạng dân tộc của ta cũng là cải cách ruộng đất, vì đa số dân tộc là nông dân. Nông dân là động lực lớn nhất của cách mạng nước ta [19, tr53].

Báo cáo còn nêu những sai lầm của đường lối cách mạng của Đảng về ruộng đất là: Tạm cấp ruộng đất của Pháp và Việt gian, không cấp hẳn; chậm

ra sắc lệnh thủ tiêu chế độ công điền cũ và sử dụng công điền cho hợp lý; không dám phóng tay phát động quần chúng nông dân để thực hiện triệt để chính sách ruộng đất; chậm đề ra vấn đề cải cách ruộng đất theo mục tiêu của kháng chiến và của cách mạng. Từ đó, Hội nghị quyết định thủ tiêu chế độ sở hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của bọn đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến sở hữu ruộng đất của địa chủ Việt Nam và ngoại kiều, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân.

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ IV là một mốc đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong chủ trương của Đảng về vấn đề ruộng đất. Quan điểm cách mạng giải phóng dân tộc là bao gồm cả hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, hai nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến dính với nhau một cách mật thiết, không tách rời là hoàn toàn khác so với trước đó. Từ đây chủ trương cải cách từng phần, dần dần thu hẹp phạm vi chiếm hữu của giai cấp địa chủ được thay bằng xóa bỏ hoàn toàn chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ, thực hiện sở hữu ruộng đất của nông dân.

Tiếp tục phát triển chủ trương đó, tháng 11 năm 1953, Hội nghị Trung ương lần thứ 5 và Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất của Đảng đã tập trung thảo luận về chính sách cải cách ruộng đất của Đảng, thông qua Cương lĩnh ruộng đất của Đảng và quyết định tổ chức thực hiện cải cách ruộng đất ở vùng tự do. Cải cách ruộng đất được thực hiện theo đường lối chính sách chung của Đảng là: “dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp với phú nông; tiêu diệt chế độ bóc lột phong kiến từng bước và có phân biệt. Phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến” [19, tr429].

Tháng 12 năm 1953, Quốc hội đã thông qua Luật cải cách ruộng đất gồm 5 chương, 38 điều nhằm cụ thể hoá nội dung của công tác cải cách ruộng đất bao gồm: mục đích của cải cách ruộng đất, các hình thức xử lý đối với từng loại ruộng, nguyên tắc chia ruộng, cơ quan chấp hành và phương pháp thực hiện cải cách

ruộng đất. Luật cải cách ruộng đất nêu rõ mục đích, ý nghĩa cải cách ruộng đất là: Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, để thực hiện người cày có ruộng, giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, cải thiện đời sống nông dân, đẩy mạnh kháng chiến. Ngày 19 tháng 12 năm 1953, Chính phủ đã ra Sắc lệnh số 197-SL ban bố Luật cải cách ruộng đất. Thực hiện chủ trương của Đảng, ngay trong kháng chiến ta đã tiến hành bước đầu triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.

Như vậy, từ khi cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược đang ở giai đoạn cuối, Trung ương Đảng đã quyết định tiến hành cải cách ruộng đất. Lúc này, nhiệm vụ dân chủ được nâng lên ngang tầm và thực hiện song song với với nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, hòa bình trở lại, tháng 9 năm 1954, Bộ Chính trị ra “Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới”. Nghị quyết nêu nhiệm vụ chung của Đảng là: “đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, đề phòng và khắc phục mọi âm mưu phá hoại Hiệp định đình chiến để củng cố hòa bình, ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăng cường xây dựng quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, đặng củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong toàn quốc” [20, tr287]. Về nhiệm vụ cải cách ruộng đất, Nghị quyết khẳng định: “chia ruộng đất cho nhân dân, xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ phải là chính sách bất di bất dịch của ta… Nếu không thực hiện việc tiêu diệt chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ thì cũng không thể tạo điều kiện căn bản để phục hồi và phát triển kinh tế” [20, tr297].

Sau hòa bình, nhiệm vụ chỉnh đốn tổ chức trong cải cách ruộng đất được chú trọng. Ngày 7 tháng 12 năm 1954, Ban Bí thư đã ra chỉ thị số 107 - CT/TW “về việc chỉnh đốn chi bộ nông thôn trong cải cách ruộng đất” tăng cường chỉ đạo công tác chỉnh đốn chi bộ vùng mới giải phóng.

Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 mở rộng (họp từ ngày 3 đến ngày 12 tháng 3 năm 1955), Báo cáo chính trị của Tổng Bí thư Trường Chinh đã nhận định:

Ta càng mở rộng và đẩy mạnh cuộc vận động, giai cấp địa chủ càng dùng mọi thủ đoạn gian ác và thâm độc để chống lại ta. Cuộc đấu tranh giai cấp ở nông thôn miền Bắc càng ngày càng quyết liệt... Tổ chức cũ của ta ở đó phức tạp đến mức nghiêm trọng. Cuộc vận động càng lan vào vùng mới giải phóng càng gay go, phức tạp và gian khổ... Từ khi bắt đầu phát động quần chúng đến nay, cuộc vận động đã thu được những thành tích đáng kể, đồng thời cũng phạm nhiều khuyết điểm nghiêm trọng. Nhưng nói chung thành tích vẫn là chính. Trong những khuyết điểm của cuộc vận động, khuyết điểm chủ yếu là hữu khuynh. Những khuyết điểm „tả‟ khuynh phần lớn cũng gốc ở hữu khuynh [21, tr122 - 123].

Nhận định này đã có tác động lớn tới đánh giá tình hình, đặc điểm của các địa phương vùng mới giải phóng và việc chỉ đạo thực hiện cải cách của các Đoàn, Đội cải cách ruộng đất.

Ngày 10 tháng 6 năm 1955, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 24 - CT/TW “Về chỉnh đốn chi bộ nông thôn trong phát động quần chúng giảm tô ở vùng mới giải phóng”. Chỉ thị đã nhận định khái quát về tình hình, đặc điểm các chi bộ nông thôn vùng mới giải phóng, trong đó nhấn mạnh sự phức tạp, tình hình địch lũng đoạn trong chi bộ nông thôn vùng mới giải phóng và đề cao nhiệm vụ chỉnh đốn chi bộ.

Sau đó, Ban Bí thư ra Thông tri số 46-TT/TW ngày 8 tháng 7 năm 1955 “Bổ khuyết về chỉnh đốn chi bộ trong cải cách ruộng đất vùng mới

giải phóng”, trong đó tiếp tục nhấn mạnh “chi bộ nông thôn ở vùng mới giải phóng, từ khi thành lập cho đến khi tiến hành giảm tô không những đã bị giai cấp bóc lột lũng đoạn mà còn bị bọn đế quốc, phản động tấn công, nên đã phức tạp nghiêm trọng về mặt tổ chức cũng như về mặt tư tưởng” [21, tr440]. Qua đó khẳng định: “công tác chỉnh đốn chi bộ là rất trọng yếu. Có chỉnh đốn chi bộ được tốt thì mới giữ vững, củng cố và phát triển được thắng lợi của cải cách ruộng đất, mới phá tan được mọi hoạt động phá hoại của địa chủ và bọn gián điệp, mới củng cố hậu phương của ta một cách vững chắc, mới đảm bảo mọi chính sách của Đảng và chính phủ được thi hành đúng đắn ở nông thôn” [21, tr441].

Sau năm 1954, hòa bình lập lại trên toàn miền Bắc đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoàn thành nhiệm vụ cải cách ruộng đất. Trên cơ sở nhận định về “tình hình địch, ta” ở những vùng mới giải phóng, Trung ương Đảng lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện cải cách ruộng đất, trong đó nhiệm vụ chỉnh đốn tổ chức, đặc biệt là tổ chức Đảng được đặc biệt coi trọng thể hiện sự gia tăng của yếu tố chính trị trong cuộc đấu tranh đem ruộng đất cho dân cày.

Tiểu kết chương 1

Nhìn chung, đặc điểm giai cấp, quan hệ giai cấp ở nông thôn Bắc Ninh cũng chịu ảnh hưởng bởi những đặc trưng tự nhiên, xã hội và lịch sử của địa phương như: Diện tích ruộng đất hạn hẹp, dân số đông, diện tích ruộng công, bán công bán tư chiếm tỉ lệ cao; nhiều đồn điền. Do vậy, sở hữu ruộng đất ở Bắc Ninh vừa mang tính chất phân tán, vừa mang tính tập trung. Chiếm hữu ruộng đất của địa chủ cũng như các giai tầng khác không lớn.

Trong vùng tạm chiếm ở Bắc Ninh, việc thi hành chính sách ruộng đất của Đảng ở Bắc Ninh không được đầy đủ. Tuy nhiên, ở vùng tự do, cũng có những chuyển biến rõ rệt, nhất là ở vùng tự do cũ và khu

du kích. Trong những năm kháng chiến, toàn tỉnh đã tạm cấp được 65% diện tích ruộng của thực dân Pháp và việt gian, chia 28% ruộng công và bán công bán tư cho nông dân nghèo. Do việc thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng trong kháng chiến, diện tích ruộng đất thuộc sở hữu của giai cấp địa chủ có xu hướng giảm. Trải qua 9 năm kháng chiến chống pháp, 60% diện tích ruộng đất của địa chủ đã chuyển về tay nông dân [2, tr109]. Đồng thời, diện tích ruộng đất của các tầng lớp trung nông, bần, cố nông có xu hướng tăng dần do một phần diện tích ruộng đất của giai cấp địa chủ, ruộng của thực dân Pháp và việt gian, ruộng công và bán công bán tư chuyển sang.

Hòa bình lập lại, giai cấp nông dân và tầng lới nhân dân lao động khác đã sở hữu trên 60% tổng diện tích ruộng đất. Cùng với 30% diện tích đất công, bán công bán tư, đồn điền của thực dân Pháp, ruộng đất vắng chủ - những diện tích ruộng đất hoàn toàn thuộc về nhân dân bằng những biện pháp hành chính sau khi thực dân Pháp rút đi. Thực chất, giai cấp nông dân và nhân dân lao động nói chung đã nắm trong tay trên 90% diện tích ruộng đất.

Với những kết quả đạt được trong việc thi hành chính sách ruộng đất của Đảng trong kháng chiến, nhiệm vụ dân chủ đã được tiến hành với những bước đi vững chắc, hiệu quả. Mục tiêu “người cày có ruộng” đã hoàn thành về cơ bản. Hơn nữa, sau khi thực dân Pháp rút đi, giai cấp địa chủ ở Bắc Ninh vốn đã nhỏ bé lại càng suy yếu về vị thế chính trị. Việc đấu tranh với giai cấp địa chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân không cần thiết tiến hành một cách rầm rộ với những biện pháp mạnh mẽ. Trong khi đó, cuộc đấu tranh giành độc lập thống nhất vẫn đang đòi hỏi sức mạnh đoàn kết thống nhất của cả dân tộc và miền Bắc càng cần phải đoàn kết, phát triển kinh tế mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà.

Chƣơng 2: THỰC HIỆN CHỦ TRƢƠNG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH BẮC NINH (1955 - 1957)

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của đảng ở tỉnh bắc ninh từ 1954 1957 (Trang 30 - 36)