Đảm bảo phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lí của chính quyền, tôn trọng

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của đảng ở tỉnh bắc ninh từ 1954 1957 (Trang 102 - 131)

quyền, tôn trọng pháp luật của Nhà nước

Từ khi ra đời, Đảng đã đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam, từ đó đã quy tụ sức mạnh của nhân dân giành độc lập dân tộc và tiến hành thành công cuộc kháng chiến chống Pháp. Sự lãnh đạo của Đảng chính là nhân tố quyết định đến thắng lợi

của cách mạng. Trong cải cách ruộng đất ở Bắc Ninh cũng như các địa phương khác ở miền Bắc, các chi bộ Đảng đều bị gạt ra ngoài. Đội cải cách nắm hoàn toàn quyền lãnh đạo, tổ chức phong trào. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Chi bộ và các tổ chức, đoàn thể ở địa phương bao gồm những cá nhân đã gắn bó với quê hương, trong sinh hoạt và công tác, họ là người vững về tình hình thực tiễn và lịch sử của địa phương. Không lấy tổ chức Đảng làm chỗ dựa cho thực hiện các nhiệm vụ cách mạng chính là xa rời thực tiễn. Không đánh giá được chính xác và đầy đủ tình hình thực tiễn địa phương sẽ dẫn đến những sai lầm trong chỉ đạo và thực hiện.

Thậm chí, các tổ chức Đảng, chính quyền đều bị đánh giá là bị địch lũng đoạn. Các đội cải cách ruộng đất đã quần chúng để vạch tội đảng viên cũ, dùng truy bức nhục hình đối với đảng viên, giao cho cán bộ của đội không phải là đảng viên làm nhiệm vụ xử trí đảng viên. Từ đó, dẫn đến đả kích tràn lan vào nội bộ Đảng, giải tán chi bộ bừa bãi, bắt bớ và xử trí cả những đảng viên tốt, xử bắn lầm một số đảng viên, chi ủy viên và Bí thư chi bộ có nhiều công lao. Do tư tưởng thành phần chủ nghĩa đã dẫn đến hiện tượng đặt bần cố nông cao hơn Đảng. Đảng viên mới được kết nạp lên đến trên 99% là bần cố nông. Các vị trí lãnh đạo Đảng hầu hết là đảng viên mới và là bần cố nông.

Tổ chức chính quyền ở địa phương là đơn vị thực thi pháp luật của Nhà nước ở địa phương. Đảm bảo quyền quản lý của chính quyền chính là đảm bảo thực thi pháp luật của Nhà nước ở địa phương. Trong cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức đã làm hệ thống chính quyền ở các địa phương hầu như bị tê liệt, ảnh hưởng đến vai trò quản lí của chính quyền. Do đó, hiện tượng vi phạm pháp luật diễn ra khá phổ biến. Tình trạng bắt bớ, nhục hình bừa bãi; các vụ phá hoại, giết người xảy ra nhiều ở các địa phương.

Do đó, trong bất cứ giai đoạn, để hoàn thành mục tiêu cách mạng, trước hết cần có sự thống nhất về tư tưởng và sự chỉ đạo nhất quán của Nhà nước.

Yêu cầu phải luôn luôn đảm bảo và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lí của chính quyền ở địa phương chính là yêu cầu cần thiết, trước tiên quyết định tới thành công của cách mạng.

Đối với đội ngũ cán bộ, phải có chính sách đãi ngộ, sử dụng hợp lí đối với đội ngũ cán bộ. “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, việc đánh giá đúng, có chính sách đãi ngộ và sử dụng hợp lí đối với đội ngũ cán bộ có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện những nhiệm vụ cách mạng ở địa phương. Thêm vào đó, Bắc Ninh trong kháng chiến chống Pháp thuộc vùng tạm chiếm, đội ngũ cán bộ, đảng viên đã kiên trung, anh dũng trong chiến đấu, bảo vệ quê hương. Lòng trung với Đảng, ý chí chiến đấu ngoan cường của họ đã trải qua thử thách bởi sự khủng bố ác liệt, sự kiểm soát gắt gao của kẻ thù. Sau khi kháng chiến giành thắng lợi, tinh thần đó, ý chí đó cần tiếp tục được phát huy vì sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hậu phương vững mạnh. Với kinh nghiệm lãnh đạo, năng lực công tác của mình, họ có thể thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao. Đồng thời, cần phải có chế độ đãi ngộ hợp lí, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Tuy nhiên, trong cải cách ruộng đất, hầu hết cán bộ, đảng viên cũ đều bị xử lí, loại ra khỏi các tổ chức Đảng, chính quyền ở địa phương. Việc thực hiện cải cách ruộng đất đều do cán bộ cải cách, đội ngũ cốt cán tiến hành. Cải cách ruộng đất thực hiện đã huy động một số lượng lớn cán bộ các cấp ngành tham gia, được phân về các đội. Đội cải cách tiến hành bắt rễ sâu chuỗi chủ yếu vào bần cố nông. Đội ngũ cốt cán này tuy rất nhiệt tình cách mạng nhưng hạn chế về năng lực tổ chức lãnh đạo, trình độ giác ngộ, hiểu biết về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đó là một trong những

nguyên nhân gây ra tình trạng vi phạm pháp luật, bắt bớ, nhục hình, vi phạm chính sách…trong cải cách ruộng đất.

Trong chỉnh đốn tổ chức, đội cải cách đã tiến hành củng cố đồng loạt các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương. Việc kết nạp đảng viên, cử vào ban lãnh đạo xã được thực hiện không thận trọng, thành phần chủ nghĩa và làm cho đủ số. Sau chỉnh đốn, hầu hết các cán bộ, lãnh đạo các tổ chức đều là bần cố nông, hạn chế về năng lực công tác nên đã xảy ra tình trạng nhiều chi bộ, chính quyền, đoàn thể bị tê liệt.

Do vậy, yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ là: Cần phải có chính sách đào tạo và sử dụng hợp lí. Phải tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời tuyên truyền, giáo dục tốt về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ địa phương. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ cần tự mình rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng đạo đức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phải có chế độ đãi ngộ hợp lí. Việc phân công nhiệm vụ cho mỗi tổ chức, cá nhân phải dựa trên cơ sở thực tiễn năng lực và tình hình công việc, đảm bảo đúng người đúng việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tiểu kết chương 3

Bắc Ninh trong kháng chiến vốn là vùng tạm chiếm, du kích. Đặt trong hoàn cảnh đó, việc thực hiện nhiệm vụ cải cách từng phần trong kháng chiến tuy không được liên tục và đầy đủ nhưng đã thu được những kết quả tốt. Sau hòa bình, cũng chính bởi đặc điểm đó đã có tác động tiêu cực đến nhận định của các đoàn đội cải cách về tình hình nông thôn và tổ chức ở đây. Đồng thời, do ảnh hưởng của các địa phương đã qua cải cách ruộng đất trước. Do vậy, cải cách ruộng đất đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng, làm hạn chế thắng lợi có được. Từ thực tế cải cách ruộng đất ở Bắc Ninh có thể thấy

những sai lầm của cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức là những sai lầm từ cả chủ trương và quá trình thực hiện, mang tính chất tả khuynh, rập khuôn, máy móc.

Việc thực hiện cải cách ruộng đất đã để lại những bài học lớn trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân nói riêng và cách mạng Việt Nam nói chung. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, việc giải quyết vấn đề ruộng đất phải dựa trên cơ sở thực tiễn, xác định mục tiêu của cách mạng và hình thành phương pháp thực hiện phù hợp, tránh mắc phải những sai lầm tả khuynh, nóng vội, dẫn tới đi trệch mục tiêu cách mạng. Đồng thời, để thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng ở địa phương, phải đảm bảo và phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền - những cơ quan chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành công việc ở địa phương; phải đào tạo, sử dụng hợp lí đối với đội ngũ cán bộ.

KẾT LUẬN

Sau khi hòa bình lập lại trên miền Bắc, thực hiện chủ trương của Đảng phóng tay phát động quần chúng triệt để giảm tô giảm tức và cải cách ruộng đất, Bắc Ninh đã tiến hành 2 đợt giảm tô (đợt 7, 8) và 2 đợt cải cách ruộng đất (đợt 4, 5) trên địa bàn 146 xã của tỉnh. Cải cách ruộng đất đã tạo ra chuyển biến lớn trong sở hữu ruộng đất ở nông thôn. Giai cấp địa chủ bị xóa bỏ, đồng thời vị thế chính trị của nông dân được nâng lên. Tuy nhiên, những sai lầm nghiêm trọng, phổ biến và kéo dài của cải cách ruộng đất đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến ổn định xã hội và việc thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.

Thực tế cho thấy, chủ trương cải cách ruộng đất đã đi quá xa so với đòi hỏi của nhiệm vụ dân chủ địa phương. Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng đã thực hiện chính sách ruộng đất từng phần, lần lần qua nhiều cuộc cải cách nhỏ mà mang lại ruộng đất cho nông dân. Đó chính là một chủ trương đúng đắn, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ “ruộng đất dân cày” mà không làm ảnh hưởng đến việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân, đế quốc. Trong những năm kháng chiến, mặc dù gặp nhiều khó khăn do phần lớn tỉnh nằm trong vùng tạm chiếm nhưng Đảng bộ Bắc Ninh đã tích cực chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng. Khi kháng chiến giành thắng lợi điều kiện cho việc thực hiện chủ trương của Đảng về ruộng đất càng rộng mở. Sự kiểm soát của thực dân Pháp trên quê hương, trở ngại cho việc thực hiện chính sách của Đảng nay không còn. Trong niềm vui chiến thắng, được hưởng nền hòa bình do chế độ mới mang lại, nhân dân thêm tin tưởng và ủng hộ những chính sách của Đảng, của chính quyền. Các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền và các đoàn thể trong hòa bình có cơ hội được củng cố, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện chủ trương của Đảng. Bên cạnh đó, khi thực dân Pháp đã rút đi, những phần đất rộng lớn thuộc chiếm hữu của Pháp và Việt gian nay được trở

lại với nhân dân. Những điều kiện thuận lợi đó đã không được tận dụng phục vụ cho nhiệm vụ đưa ruộng đất về cho dân cày. Thay vào đó, chủ trương phóng tay phát động quần chúng triệt để giảm tô giảm tức và cải cách ruộng đất được thực hiện gây nên những sai lầm nghiêm trọng.

Ngay sau khi cải cách ruộng đất đợt 5 kết thúc, thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai sửa chữa những sai lầm trong cải cách ruộng đất. Sau hơn 1 năm thực hiện, đến cuối năm 1957, công tác sửa sai căn bản hoàn thành, đã góp phần ổn định tình hình nông thôn.

Việc thực hiện cải cách ruộng đất của Đảng ở Bắc Ninh nói chung và miền Bắc nói chung đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về giải quyết vấn đề ruộng đất - nông dân nói riêng và những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam nói chung. Đối với một nước kinh tế nông nghiệp chiếm vị trí chủ đạo như Việt Nam, việc giải quyết vấn đề ruộng đất mang ý nghĩa quyết định không những đối với sự phát triển của nền kinh tế mà còn quyết định tới việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng. Việc giải quyết vấn đề ruộng đất phải nhằm giải phóng sức sản xuất, đồng thời phải phù hợp với mục tiêu cách mạng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, H.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2010), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (1926 – 2008), Nxb Chính trị Quốc gia, H.

3. Ban Thường vụ Liên khu ủy Việt Bắc, Công văn số 148 - VP Gửi Đoàn ủy Cải cách ruộng đất Bắc Ninh, ngày 10 tháng 3 năm 1956 , Hồ sơ 1268, Phông Ủy ban Cải cách ruộng đất liên khu Việt Bắc, TTLTQG III, H.

4. Chi cục thống kê Bắc Ninh (1962), Số liệu thống kê cơ bản 1955 - 1961, Hồ sơ số 14, Phông Tổng cục thống kê, , Phông Ủy ban Cải cách ruộng đất liên khu Việt Bắc, TTLTQG III, H.

5. Trường Chinh (1963), Tiến lên dưới lá cờ của Đảng, Nxb Sự thật, H. 6. Trần Thị Chinh (2006), “Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo Cải cách ruộng đất ở địa phương”, Luận văn thạc sỹ lịch sử, ĐHKHXH&NV.

7. Trường Chinh (1956), Sửa sai và tiến lên, Tạp chí lý luận và chính trị của Đảng Lao động Việt Nam, số 11, tháng 11, 12.

8. Trường Chinh (1955), Thực hiện Cải cách ruộng đất đẩy mạnh kháng chiến và phát triển sản xuất, Báo cáo của đồng chí Tổng Bí thư của Đảng đọc trước Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất 11-1953, Nxb Khoa học xã hội.

9. Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp (1959), Vấn đề dân cày, Nxb Sự Thật, H.

10. Lê Duẩn (1965), Giai cấp công nhân với vấn đề nông dân trong cuộc vận động cách mạng Việt Nam, Nxb Sự Thật, H.

11. Lê Duẩn (1975), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật.

12. Cáp Văn Dũng, Lưu Đình Thực, Đỗ Chu Hưng (2011), Lịch sử Đảng bộ thành phố Bắc Ninh (1926 - 2010), Nxb Chính trị Quốc gia, H.

13. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện đảng toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, H.

14. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đảng toàn tập, tập 7, 1940-1945, Nxb Chính trị Quốc gia, H.

15. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 9, NXb Chính trị Quốc gia, H.

16. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, H.

17. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, H.

18. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12 (1951), Nxb Chính trị Quốc gia, H

19. Đảng cộng sản Việt Nam(2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị Quốc gia, H.

20. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị Quốc gia, H.

21. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị Quốc gia, H.

22. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 17, Nxb Chính trị Quốc gia, H.

23. Đoàn ủy Bắc Bắc (1956), Báo cáo số 147/BC/DU Sơ kết công tác chỉnh đốn tổ chức, Hồ sơ số 1172, Phông Ủy ban Cải cách ruộng đất liên khu Việt Bắc, TTLTQG III, H.

24. Đoàn ủy Bắc Bắc(1956), Thống kê tình hình chỉnh đốn chi bộ, Ủy ban hành chính, xã đội, nông hội đợt 4, Hồ sơ số 179, Phông ủy ban Cải cách ruộng đất liên khu Việt Bắc, TTLTQG III, H.

25. Đoàn ủy Bắc Bắc (1955), Thống kê tổ chức chính quyền, quần chúng trước và sau chỉnh đốn đợt 7, Hồ sơ số 532, Phông Ủy ban cải cách liên khu Việt Bắc, TTLTQG III.

26. Đoàn ủy Bắc Bắc (1956), Thống kê tình hình thoái tô và thoái công quỵt đợt 4, Hồ sơ số 184, Phông Ủy ban Cải cách ruộng đất liên khu Việt Bắc, TTLTQG III, H.

27. Đoàn ủy Bắc Bắc (1955), Biểu thống kê tổng hợp về dân số, địa chủ, phú nông, ngụy quân xét xử đợt 7, Hồ sơ 566, Phông Ủy ban Cải cách ruộng đất liên khu Việt Bắc, TTLTQG III, H.

28. Đoàn ủy Bắc Bắc (1955), Thống kê tình hình nhân khẩu, ruộng đất, chia quả thực đợt 7, Hồ sơ 567, Phông Ủy ban Cải cách ruộng đất liên khu Việt Bắc, TTLTQG III, H.

29. Đoàn ủy Bắc Ninh (1956), Tổng hợp thống kê cải cách và chỉnh đốn tổ chức trong cải cách ruộng đất đợt 5, Hồ sơ số 467, Phông Ủy ban Cải cách ruộng đất liên khu Việt Bắc, TTLTQG III, H.

30. Đoàn ủy Bắc Ninh, Báo cáo số 154/BC ngày 6 tháng 7 năm 1956

Tình hình cải cách ruộng đất đợt 5, Hồ sơ 1308, Phông Ủy ban Cải cách

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của đảng ở tỉnh bắc ninh từ 1954 1957 (Trang 102 - 131)