Lí do chọn đề tài Thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng CNXH ở miền Bắc từng bước đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể thông qua việc phát triển các mô hình HTX, trong những
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ LÊ
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG
HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THANH HÓA
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ LÊ
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG
HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THANH HÓA
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Lê Thị Quỳnh Nga Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Hà Nội, Tháng 1 năm 2015
Học viên
Nguyễn Thị Lê
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, gia đình, bạn bè – những người luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, phòng lưu trữ Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa, phòng lưu trữ Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được khai thác và sử dụng nguồn tư liệu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS Lê Thị Quỳnh Nga, người đã nhiệt tình định hướng, hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong quá trình hoàn thành luận văn
Hà Nội, Tháng 1 năm 2015
Học viên
Nguyễn Thị Lê
Trang 5MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHỦ TRƯƠNG HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG 6
1.1 Chính sách khôi phục kinh tế nông nghiệp, hoàn thành cải cách ruộng đất và từng bước xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp 6
1.2 Chủ trương của Đảng về hợp tác hóa, xây dựng chế độ sở hữu tập thể trong những năm 1958-1960 12
Tiểu kết chương 1 21
Chương 2: THANH HÓA THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG NHỮNG NĂM 1958-1960 22
2.1 Thanh Hóa thực hiện chính sách nông nghiệp và bước đầu xây dựng HTX trước năm 1958 22
2.1.1 Thực hiện chính sách nông nghiệp trong kháng chiến chống Pháp 22
2.1.2 Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo khôi phục kinh tế nông nghiệp, từng bước tiến tới đổi công, vần công, hợp tác xã nông nghiệp (1954-1957) 31
2.2 Thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp ở Thanh Hóa trong những năm 1958-1960 36
2.2.1 Chủ trương phát triển tổ đổi công tiến lên xây dựng các HTX từ bậc thấp đến bậc cao 36
2.2.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện 49
Chương 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ 61
3.1 Một số nhận xét chung 61
3.1.1 Từ tư duy từng bước đến tiến nhanh sang con đường hợp tác hóa trong nông nghiệp 61
3.1.2 Thanh Hóa đã tập trung phát triển nhanh hợp tác hóa trong nông nghiệp 64
3.2 Một số kinh nghiệm lịch sử 67
3.2.1 Xây dựng HTX phải tôn trọng quy luật hình thành của xã hội mới 67
3.2.2 Cần phát huy tính tích cực của mô hình HTX trong những điều kiện lịch sử cụ thể 69
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 83
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH : Chủ nghĩa xã hội CTQG : Chính trị quốc gia
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng CNXH ở miền Bắc từng bước đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể thông qua việc phát triển các mô hình HTX, trong những năm 1958-1960, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã lãnh đạo nhân dân thực hiện quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở địa phương, xây dựng các mô hình HTX từng bước đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể Cuộc vận động phát triển mô hình hợp tác hóa đã được triển khai rộng khắp trong toàn tỉnh và được nhân dân tham gia đã tạo nên một diện mạo mới về quan hệ sản suất, chuyển từ mô hình làm ăn cá thể sang mô hình hợp tác hóa làm ăn tập thể Bên cạnh những thành tích đạt được phong trào hợp tác hóa cũng đã nổi lên một số những nhân tố bất cập
Nghiên cứu chủ trương phát triển nông nghiệp nói chung và thực hiện hợp tác hóa nói riêng giai đoạn 1958-1960 không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử mà còn
có giá trị thực tiễn to lớn Nhìn lại quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng ở tỉnh Thanh Hóa không chỉ cho chúng ta tái hiện lại kinh tế nông nghiệp mà còn thấy được đường lối, chính sách của Trung ương Đảng và Đảng bộ, chính quyền Thanh Hóa trong quá trình lãnh đạo công cuộc khôi phục kinh tế sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc và tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược Những tổng kết và đánh giá sẽ góp phần vào việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay
Với những lý do đó, tôi chọn đề tài Quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 1958 đến năm 1960 làm đề tài cho luận văn của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về phong trào hợp tác hóa ở miền Bắc nước ta trong những năm kháng chiến chống Mỹ có các công trình nghiên cứu như:
Chử Văn Lâm – Nguyễn Thái Huyền (1992), Hợp tác hóa nông nghiệp Việt
Nam – lịch sử - vấn đề - triển vọng, Nxb Sự thật, Hà Nội đã nêu lên những chủ
trương, chính sách của Đảng nhằm phát triển phong trào hợp tác hóa, tập thể hóa
Trang 8nông nghiệp ở miền Bắc, quá trình tiến hành tập thể hóa nông nghiệp ở miền Bắc, những hạn chế và bất ổn của mô hình tập thể hóa nông nghiệp ở các địa phương trên
cơ sở đó chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế của phong trào hợp tác hóa Ngoài ra công trình còn cho thấy những ý kiến khác nhau trong Đảng về vấn đề hợp tác hóa
Tác phẩm Nông nghiệp Việt Nam (1945 – 1995) do Nxb Thống kê xuất bản
năm 1995 của tác giả Nguyễn Sinh Cúc đã nghiên cứu về nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam trong suốt 50 năm, trong đó có thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc (1958 – 1975) Tác gỉả đã nêu lên được những chủ trương của Đảng về phát triển phong trào hợp tác hóa nông nghiệp và những nguyên nhân khiến cho phong trào hợp tác bị suy yếu và tan vỡ
Tác giả Hồ Văn Vĩnh – Nguyễn Quốc Thái (2005), Mô hình phát triển HTX
nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, đã bàn về mô hình phát triển HTX
nông nghiệp ở nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, trong đó nêu lên những chủ trương của Đảng về xây dựng HTX nông nghiệp, quá trình thành lập các HTX nông nghiệp ở miền Bắc và những yếu kém của phong trào HTX
Tác giả Đinh Thu Cúc, Quá trình từng bước củng cố và hoàn thiện quan hệ
sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc nước ta, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 175 và Bước đầu tìm hiểu về quá trình hình thành tư tưởng làm chủ tập thể của người nông dân Việt Nam đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 167 (1976) đã bàn về quyền
sở hữu tư liệu sản xuất trong HTX bậc thấp, HTX bậc cao, những thay đổi trong quan hệ sản xuất, ý thức lao động trong xây dựng HTX, cách tổ chức và quản lý HTX; công tác phân phối và dân chủ trong HTX, những mặt hạn chế yếu kém trong
tư tưởng của nông dân về tập thể và con đường hợp tác hóa
Trần Đức Cường (1979), Quá trình chuyển HTX sản xuất nông nghiệp từ bậc
thấp lên bậc cao ở miền Bắc Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 187 đã bàn
về quá trình cải tạo nông nghiệp theo hình thức HTX bậc thấp, quá trình chuyển HTX nông nghiệp từ bậc thấp lên bậc cao, những bất cập trong quá trình thực hiện
Nguyễn Đình Lê (1999), Biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc thời kỳ
1954 – 1975, Nxb VHTT đã nghiên cứu quá trình biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội
Trang 9miền Bắc Qua đó phản ánh về quá trình xây dựng và phát triển phong trào HTX, tập thể hóa ở miền Bắc
Nhìn chung, các công trình này đã nêu lên chủ trương của Đảng trong phát triển HTX ở miền Bắc, quá trình xây dựng các HTX ở miền Bắc, những hạn chế và yếu kém trong phong trào HTX thời kỳ này
Bên cạnh những công trình nghiên cứu chung về phong trào HTX, ở Việt Nam còn có các công trình nghiên cứu về phong trào HTX tại các địa phương như:
Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo, tổ chức hợp tác hóa nông nghiệp (1954-1975), tác giả
Lại Phương Thảo, Luận văn thạc sỹ, 1996; Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo xây dựng
và phát triển HTX (1958-1975), Tác gải Phạm Thị Kim Lan, Luận văn Thạc sỹ,
2006; Sự chỉ đạo đổi mới quản lý HTX nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú từ
năm 1968 đến năm 1986, Tác giả Nguyễn Quỳnh Phương, Luận văn Thạc sỹ, 2012; Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo phát triển sản xuất nông nghiệp (1954-1960), Tác giả
Nguyễn Thị Thùy Dung, Luận văn Thạc sỹ, 2012 Các công trình đã đề cập vấn đề tập thể hóa ở miền Bắc, về phát triển các loại hình HTX trong phong trào tập thể hóa ở miền Bắc
Nghiên cứu về nông nghiệp Thanh Hóa có các công trình: tác giả Nguyễn
Văn Tri, Quá trình đổi mới nông nghiệp và nông thôn Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa, 1993; BCH hội nông dân tỉnh Thanh Hóa, Lịch sử phong trào nông dân và Hội
nông dân Thanh Hóa 1930-1992, Nxb CTQG, 1993; Tỉnh ủy Thanh Hóa, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, tập 1 (1930-1954), tập 2, 1999-2000…
Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình nào mô tả cụ thể về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong việc xây dựng và phát triển phong trào hợp tác hóa Những kết quả của những công trình nghiên cứu trên đây đã cung cấp cho tôi những kiến thức về phong trào hợp tác hóa, tập thể hóa nông thôn miền Bắc trong những năm chống Mỹ Đó là những cơ sở quan trọng giúp tôi hoàn thành luận văn này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài: “Quá thực hiện trình chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp
ở tỉnh Thanh Hóa từ năm 1958 đến năm 1960” nhằm tìm hiểu một cách hệ thống về
Trang 10sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thanh Hóa trong khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp, từng bước tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp Từ đó đánh giá những thành tựu và hạn chế của Đảng bộ Thanh Hóa trong quá trình lãnh đạo, phát triển nông nghiệp và góp phần làm rõ thêm quá trình thực thi đường lối chính sách về nông nghiệp, nông thôn của Đảng trong lịch sử
*Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài: “Quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp ở
tỉnh Thanh Hóa từ năm 1958 đến năm 1960” hướng đến giải quyết những nhiệm vụ:
- Thu thập tài liệu, thống kê, phân tích và phê phán
- Trình bày bối cảnh lịch sử đất nước và Thanh Hóa trước năm 1958
- Hệ thống hóa đường lối, chủ trương, chính sách tập thể hóa của Trung ương Đảng
- Trình bày hiện thực hóa đường lối của Trung ương tại địa phương Thanh Hóa giai đoạn 1958 – 1960 để rút ra nhận xét và kinh nghiệm lịch sử
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
- Chủ trương của Trung ương Đảng và quá trình thực thi hợp tác hóa nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1958 – 1960
* Phạm vi nghiên cứu:
- Chủ trương của Trung ương Đảng về tập thể hóa, hợp tác hóa
- Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong việc xây dựng các HTX trong những năm 1958 - 1960
5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử như phương pháp lô gic, phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp thống kê
Nguồn tài liệu sử dụng khi làm luận văn bao gồm:
- Nhóm tài liệu lưu trữ của Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Văn phòng tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa, Chi cục lưu trữ Thanh Hóa
- Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam bàn về vấn đề tập thể hóa, HTX
Trang 11- Các sách chuyên khảo, các bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử bàn về HTX ở Việt Nam
- Các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ có liên quan đến vấn đề HTX
6 Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa những chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam
về hợp tác hóa và phát triển phong trào hợp tác hóa trong những năm 1958-1960
- Trên cơ sở các nguồn tư liệu lịch sử, đặc biệt là nguồn tư liệu lưu trữ, luận văn góp phần trình bày rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, có hiệu quả của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện nhiệm vụ hợp tác hóa nông nghiệp thời kỳ 1958 –
1960 Qua đó làm rõ được bản lĩnh chính trị, tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo và những hạn chế, khiếm khuyết của BCH Đảng bộ Thanh Hóa trong quá trình chỉ đạo cách mạng tại thời điểm đặc biệt quan trọng với nhiều nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn, phức tạp, lần đầu xuất hiện trong sự nghiệp cách mạng
- Tài liệu tham khảo về phong trào hợp tác hóa ở tỉnh Thanh Hóa
7 Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Quá trình hình thành chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp của Trung ương Đảng
Chương 2: Thanh Hóa thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp trong những năm 1958-1960
Chương 3: Nhận xét chung và kinh nghiệm lịch sử
Trang 12Chương 1:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CHỦ TRƯƠNG HỢP TÁC HÓA
NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG
1.1 Chính sách khôi phục kinh tế nông nghiệp, hoàn thành cải cách ruộng đất và từng bước xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp
Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, lần đầu tiên năm 1950, khi chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II của Đảng, đường lối chuẩn bị tiến lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam được đặt ra một cách sâu sắc Trong báo cáo
“Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến lên CNXH của Tổng Bí thư Trường Chinh đã khẳng định con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam là CNXH, quyết không thể có con đường nào khác Muốn tiến lên chủ nghĩa
xã hôi, nước Việt Nam phải trải qua ba giai đoạn:
a) Giai đoạn tiêu diệt đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc, củng cố nhà nước dân chủ nhân dân
b) Giai đoạn xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, triệt để thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân
c) Giai đoạn làm xong nhiệm vụ dân chủ nhân dân, gây đầy đủ điều kiện để tiến lên CNXH [43, tr.88]
Giai đoạn thứ ba là một giai đoạn rất quan trọng, nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn này là đẩy mạnh kỹ nghệ hóa, phát triển kỹ nghệ nặng, phát triển thật rộng bộ phận kinh tế nhà nước, tập thể hóa nông nghiệp dần dần, thực hiện những kế hoạch dài hạn để gây thêm và củng cố cơ sở cho CNXH Những bước cụ thể của giai đoạn này phải tùy theo điều kiện cụ thể của tình hình trong nước và ngoài nước khi đó mà quyết định Song một điều chắc chắn là chừng nào ta chưa chuẩn bị cơ sở kinh tế đầy đủ và chưa làm cho số đông quần chúng nhân dân nhận
ra CNXH là cần thiết thì chủ nghĩa đó chưa thể thực hiện được [43, tr 92]
Có thể thấy, đến Đại hội Đảng lần thứ II, mô hình đi lên CNXH ở nước ta mới được Trung ương Đảng bàn tới Để đi lên CNXH, cách mạng Việt Nam phải đi qua ba giai đoạn và mỗi giai đoạn cách mạng có một nhiệm vụ trong tâm riêng Giai
Trang 13đoạn đầu nhiệm vụ trọng tâm là giải phóng dân tộc, giai đoạn thứ hai là thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất, giai đoạn ba là phát triển kinh tế nhà nước và tập thể hóa nông nghiệp, gây dựng mọi điều kiện đưa nước ta lên CNXH Trung ương
Đảng cũng nhận định việc thực hiện tập thể hóa phải được tiến hành dần dần và
từng bước Trong thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế vẫn là kinh tế dân
chủ nhân dân với nhiều thành phần: kinh tế nhà nước, kinh tế HTX, kinh tế cá thể
và kinh tế tư bản tư nhân và bộ phận tư bản nhà nước Đảng không chủ trương đánh
đổ kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế cá thể Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, kinh tế tư nhân còn tồn tại và phát triển trong một thời gian dài Do đó cần có chính sách đúng mực với bộ phận sản xuất nhỏ và kinh tế tư bản tư nhân Đối với kinh tế của nông dân lao động và của tiểu thương, tiểu chủ, phải đặc biệt giúp đỡ và hướng dẫn vào con đường HTX Đối với tư bản dân tộc, cũng phải giúp đỡ, khuyến khích
họ bỏ vốn kinh doanh các ngành nghề có ích cho nền kinh tế quốc dân” [43, tr.108]
Sau năm 1954, khi hòa bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào khôi phục kinh tế trong điều kiện hết sức khó khăn, gay gắt của một xã hội vốn là thuộc địa vừa trải qua chiến tranh tàn phá nặng nề Trong bối cảnh đó, tháng 9/1954 Bộ Chính trị đã ra nghị quyết “Về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng”, lần đầu tiên bàn cụ thể về phục hồi nền kinh tế quốc dân và chính sách kinh tế miền Bắc sau hòa bình lập lại Nghị quyết đã khẳng định miền Bắc phải có thời gian nhất định để phục hồi nền kinh tế, phục hồi nền kinh tế quốc dân lên trên mức trước chiến tranh, làm cơ sở để tiếp tục nâng cao và phát triển sản xuất
Nghị quyết xác định phục hồi nên kinh tế quốc dân, trước hết cần nắm vững việc phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp, đó là “cơ sở của việc cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo lương thực cho nhân dân, phồn thịnh kinh tế, mở rộng việc giao lưu hàng hóa” Đồng thời cũng cần tiếp tục mở rộng, đẩy mạnh cải cách ruộng đất để tạo điều kiện cơ bản cho phục hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp
Để củng cố miền Bắc về mọi mặt, Trung ương Đảng chủ trương hoàn thành cải cách ruộng đất ở toàn miền Bắc, đồng thời tiến hành khôi phục kinh tế, nâng cao sản xuất để hàn gắn vết thương chiến tranh Tăng cường từng bước bộ phận kinh tế quốc doanh trước tiên là mậu dịch quốc doanh và bắt đầu xây dựng bộ phận kinh tế
Trang 14HTX, trước hết là HTX cung tiêu ở nông thôn và HTX tiêu thụ ở thành thị Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa hai thời kỳ cách mạng, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành triệt để những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân, đồng thời tạo cơ sở ban đầu đưa miền Bắc từng bước đi vào con đường xã hội chủ nghĩa
Ngày 30/6/1955, Trung ương Đảng ra chỉ thị số 31 – CTTW Về vấn đề củng
cố và phát triển phong trào đổi công trong đó bàn đến con đường của cách mạng
Việt Nam sau khi tiến hành xong cải cách ruộng đất: “Sau cải cách ruộng đất, sức sản xuất ở nông thôn đã được giải phóng và nông dân rất hăng hái sản xuất Nhưng
cứ để cho nông dân cứ sản xuất riêng rẽ hay khuyến khích nông dân đi vào tập thể? Nhất định ta chọn con đường tổ chức nông dân lại, con đường duy nhất hợp với quyền lợi trước mắt và quyền lợi lâu dài của nông dân, đưa họ đi đến một đời sống
ấm no, hạnh phúc Không đi theo con đường đó mà chỉ muốn làm ăn riêng lẻ thì sản suất sẽ sút kém, một số trở thành phú nông và đa số nông dân cá thể sẽ dần dần trở lại nghèo đói [44, tr 418-419]
Trung ương Đảng cũng xác định việc đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể phải đi từng bước, có kế hoạch rõ ràng Bước đầu của việc xây dựng nền kinh tế tập thể là vận động nông dân làm đổi công, tiến tới lập HTX, khi nào nhà nước có máy móc cung cấp cho nông thôn thì HTX càng tiến lên nữa Nhưng từ nay đến ngày tươi đẹp đó, phải đấu tranh lâu dài và gian khổ, kiên nhẫn giáo dục nông dân đi dần vào con đường sản xuất tập thể [44, tr 419] Để đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể thì bước đầu là tiến hành củng cố và phát triển các tổ đổi công Phong trào đổi công được xem là mấu chốt trong việc tổ chức và lãnh đạo sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn này [42, tr 420] Thời kỳ này có hai hình thức tổ đổi công là tổ đổi công từng vụ, từng việc và tổ đổi công thường xuyên, trong đó tổ đổi công thường xuyên được xây dựng ở nơi tổ đổi công từng vụ, từng việc đã được phát triển Xây dựng tổ đổi công phải dựa trên 3 nguyên tắc tự nguyện, cùng
có lợi và quản trị dân chủ
Tháng 8 năm 1955, Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng khóa II đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, phương châm, điều kiện khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc Hội nghị cũng chỉ rõ thời hạn trong vòng hai năm khôi phục
Trang 15kinh tế, căn bản đưa nền sản xuất lên ngang bằng mức trước chiến tranh Hội nghị cũng đã chỉ rõ khôi phục kinh tế nhằm hàn gắn những vết thương chiến tranh là phương châm chính khôi phục kinh tế nhưng đồng thời phát triển ở mức độ nhất định Mọi công tác kinh tế phải góp phần vào việc củng cố miền Bắc, đồng thời phải chiếu cố miền Nam một cách thích đáng Khôi phục kinh tế nhằm phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp là chính, là đầu mối cho mọi lĩnh vực khôi phục:
“Trong việc khôi phục kinh tế phải đặc biệt chú trọng việc khôi phục sản xuất nông nghiệp bao gồm sản xuất lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư nghiệp; phải dựa vào khôi phục sản xuất nông nghiệp để khôi phục các ngành khác, khôi phục cả nền kinh tế quốc dân” [44, tr.536] Trên cơ sở
khẳng định tính chất đặc biệt trọng yếu của sản xuất nông nghiệp “là mấu chốt
của việc khôi phục nền kinh tế quốc dân, mấu chốt của toàn bộ công tác kinh tế tài chính của chúng ta Sản xuất nông nghiệp liên quan đến đời sống của nông dân, bởi đại đa số nhân dân nước ta … [44, tr.537]
Báo cáo của đồng chí Trường Chinh tại Hội nghị đã xác định đường lối phát triển nông thôn sau cải cách ruộng đất của ta là hướng dẫn kinh tế nông nghiệp tiến dần từng bước lên CNXH, qua vận động HTX để chuyển dần kinh tế cá thể lên kinh
tế tập thể có tính chất xã hội chủ nghĩa Con đường của nông thôn từ sau cải cách ruộng đất đến lúc thực hiện nông nghiệp xã hội chủ nghĩa là một quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp Phải đi dần từng bước, không thể nóng vội Với khẩu hiệu nắm vững lãnh đạo, tiến dần từng bước sau cải cách ruộng đất để xây dựng nền kinh tế tập thể cần nắm ba việc:
Trang 16có thể hợp nhất lại thành nông trường tập thể Lúc dó nông nghiệp sẽ xã hội hóa [44, tr515-516]
Báo cáo cũng nêu rõ: “Sau cải cách ruộng đất phải tích cực tổ chức nông dân lại để phát triển sản xuất nông nghiệp Phải giáo dục, giúp đỡ nông dân tự nguyện,
tự giác đi vào con đường làm ăn tập thể, là con đường đem lại cho nông dân đời sống ấm no Phải nắm vững công tác trung tâm ở nông thôn sau sau cải cách ruộng đất là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là sản xuất lương thực, đồng thời tùy khả năng mà chăm lo đẩy mạnh các ngành khác trong nông nghiệp: cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp” [44, tr.540]
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa II đã xác định “đường lối củng cố miền Bắc của ta là: củng cố và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến dần từng bước vững chắc đến CNXH” [43, tr 577] “Chủ trương của ta đối với nông thôn sau cải cách ruộng đất là lãnh đạo nông dân sản xuất và đấu tranh để dần dần tiến lên CNXH, ngăn ngừa nông dân đi vào con đường tư bản chủ nghĩa Muốn
đi đến mục đích đó, ta cần phải kết hợp công tác tổ chức kinh tế và công tác giáo dục chính trị, thông qua các hình thức hợp tác, tương trợ từ thấp đến cao, dần dần làm cho nông dân tự nguyện, tự giác đi vào con đường làm ăn tập thể.[44,tr.581]
Trung ương Đảng chủ trương đưa nông dân dần dần từng bước đi vào con đường làm ăn tập thể: tăng cường giáo dục đảng viên và quần chúng nông dân, hướng dẫn họ đi vào con đường hợp tác, tương trợ để thực hiện sản xuất có lãnh đạo, có tổ chức, làm cho thu hoạch của nông dân thêm dồi dào, đời sống của họ thêm cải thiện, góp phần làm cho kinh tế nhà nước ngày càng phồn thịnh… Củng
cố và phát triển rộng rãi và có lãnh đạo những hình thức đổi công từng việc, từng
vụ Ở những nơi đã có cơ sở đổi công thì phổ biến hình thức đổi công thường xuyên một cách có kế hoạch Giữ vững ba nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản trị dân chủ Nơi nào có kinh nghiệm đổi công, có cơ sở đổi công thường xuyên và có cốt cán lãnh đạo thì làm thí nghiệm một số HTX sản xuất Trong cuộc vận động hợp tác tương trợ, phải chống hai khuynh hướng sai lầm là hoặc cưỡng bách, mệnh lệnh, hoặc buông trôi, không lãnh đạo [44, tr.582]
Trang 17Ngày 27/3/1956, Ban Bí thư Trung ương đã ra chỉ thị số 15/CT-TW Về việc
tổ chức HTX tín dụng ở nông thôn, với mục đích “để nông dân đoàn kết giúp đỡ
nhau trong việc vay mượn nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn để sản xuất và những khó khăn về đời sống hàng ngày, đấu tranh với bọn cho vay nặng lãi, đặng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo con đường tương trợ hợp tác đề ra [45,tr.100] HTX vay mượn tổ chức theo phương châm “Làm từng bước một cách vững chắc, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, có trọng tâm, trọng điểm, có kế hoạch lãnh đạo chặt chẽ, làm đến đâu củng cố đến đó Trong khi lãnh đạo thực hiện “phải nắm vững đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn và quán triệt 3 nguyên tắc tự nguyện, cùng
có lợi và quản trị dân chủ” [45, tr 100]
Tháng 3 năm 1957, Hội nghị Trung ương mở rộng lần thứ 12 đã đề ra nhiệm
vụ chính của các ngành trong năm 1957, trong đó đặt ra những nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp trong năm 1957: đẩy mạnh sản xuất lương thực là chủ yếu, hết sức phát triển cây công nghiệp, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, phát triển các nghề phụ
ở nông thôn, khôi phục ruộng hoang, hoàn thành và xây dựng thêm các công trình thủy nông, củng cố đê ở những nơi xung yếu… Ra sức khôi phục và phát triển tổ đổi công, nhất là tổ đổi công thường xuyên, củng cố và phát triển HTX mua bán, HTX vay mượn, đối với hợp tác sản xuất nông nghiệp, phải lấy củng cố làm chính, đảm bảo thu hoạch của xã viên cao hơn thu hoạch của nông dân, cá thể [46, tr.114-116]
Tháng 12 năm 1957, sau khi hoàn thành kế hoạch ba năm khôi phục kinh tế
và cải cách ruộng đất, Hội nghị lần thứ 13 của BCH Trung ương Đảng họp mở rộng, xác định nhiệm vụ của các mạng Việt Nam là: Củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH Miền Bắc nước ta đang tiến dần lên CNXH Quy luật kinh
tế cơ bản của CNXH là không ngừng khuyến khích phát triển sản xuất, đảm bảo đời sống của người lao động ngày càng khá hơn, thực hiên nguyên tắc phân phối theo lao động
Có thể nói, đến trước Hội nghị 14 (11/1958) tư duy của Đảng về con đường
đi lên CNXH của nước ta là một con đường cách mạng lâu dài, phải tiến hành từng bước một Việc xây dựng nền kinh tế tập thể phải được tiến hành dần dần từng bước không thể nóng vội Trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH, vẫn đảm
Trang 18bảo tồn tại các thành phần kinh tế tư nhân, tư bản và cá thể bên cạnh kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể Với tư duy đó, những năm 1955-1957 trong hoàn cảnh trình
độ sản xuất nông nghiệp còn thấp kém, việc phát huy vai trò của hộ gia đình nông dân và hình thức hợp tác lao động giản đơn giữa các hộ nông dân là phù hợp và có hiệu quả Trong 3 năm 1955-1957, 85% diện tích đất bỏ hoang vì chiến tranh ở miền Bắc được khôi phục, số lượng đàn trâu bò tăng lên Một tiềm năng mới bắt đầu được khai phóng, một thế làm ăn mới được mở ra
1.2 Chủ trương của Đảng về hợp tác hóa, xây dựng chế độ sở hữu tập thể trong những năm 1958-1960
Sau cải cách ruộng đất, hơn hai triệu hộ nông dân đã có ruộng nhưng đồng thời họ cũng trở thành hai triệu đơn vị sản xuất độc lập, nó tạo nên lối làm ăn nhỏ
lẻ, manh mún Trước tình hình đó, Đảng đã chủ trương cần phải tiến hành hợp tác hóa, nhằm cải tạo các thành phần kinh tế cá thể, đưa các thành phần cá thể vào con đường làm ăn tập thể
Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 14 (11/1958) đã chủ trương bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa trong ba năm 1958-1960 và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và kinh tế tư bản tư doanh Đi đôi với cải tạo phải ra sức phát triển thành phần kinh tế quốc doanh là lực lượng lãnh đạo nền kinh tế quốc dân
Báo cáo Về nhiệm vụ kế hoạch ba năm (1958-1960) và cải tạo kinh tế quốc
dân đã chỉ rõ: Để đưa cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc tiến lên và đẩy
mạnh phát triển kinh tế, trong những năm sắp đến, nhiệm vụ trọng tâm là phải ra sức cải tạo nông nghiệp, cải tạo thủ công nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản
tư doanh theo CNXH, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của sức sản xuất Vấn đề quan trọng bậc nhất là phải ra sức tổ chức nông dân lại, dựa trên
cơ sở hợp tác hóa mà đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và dựa trên cơ sở nông nghiệp được cải tạo và phát triển mà đẩy mạnh công cuộc phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân Đó là một bước quá độ cần thiết để tiến lên xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, củng cố miền Bắc vững mạnh, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà [47, tr.459]
Trang 19Căn cứ tình hình của đất nước và yêu cầu chuyển tiếp từ thời kỳ phát triển kinh tế, Trung ương Đảng đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu cho kế hoạch ba năm 1958-
1960 là:
1 Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm, nhằm giải quyết vấn đề lương thực, giải quyết phần lớn hàng tiêu dùng và hết sức chú trọng tăng thêm các tư liệu sản xuất
2 Ra sức cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh theo CNXH, chủ yếu nhất là đẩy mạnh hợp tác hóa nông nghiệp, đồng thời tích cực phát triển và củng cố thành phần kinh tế quốc doanh
3 Trên cơ sở sản xuất phát triển, nâng cao một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, nhất là nhân dân lao động và tăng cường củng cố quốc phòng [47, tr 461-462]
Hội nghị cũng đã chỉ rõ: Hợp tác hóa là yêu cầu phát triển khách quan của nông nghiệp và nông dân, là một nhiệm vụ kinh tế và chính trị căn bản của Đảng ta trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; là cuộc cách mạng to lớn nhất ở nông thôn, cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất rất sâu rộng ở nước ta để làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với sức sản xuất và để thúc đẩy sức sản xuất phát triển Trong phong trào hợp tác hóa thì hợp tác hóa nông nghiệp là then chốt để phát triển nông nghiệp, biến nông nghiệp thành chỗ dựa để phát triển kinh tế; là lực lượng chủ yếu để thúc đẩy toàn bộ phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa [47, tr 467] Song song với việc phát triển công nghiệp quốc doanh, phải hết sức chú trọng cải tạo thủ công nghiệp theo CNXH, đưa thợ thủ công đi vào con đường hợp tác tương trợ từ thấp đến cao, phát huy mọi khả năng tiềm tàng của thủ công nghiệp, đẩy mạnh sản xuất theo yêu cầu phát triển kinh tế có kế hoạch, biến thủ công nghiệp thành cánh tay đắc lực của công nghiệp quốc doanh [47, tr.478]
Kết hợp với việc đẩy mạnh hợp tác hóa, phải ra sức vận động nông dân cải tiến kỹ thuật, áp dụng rộng rãi toàn bộ kỹ thuật theo phương châm: đủ nước, nhiều phân, giống tốt, cày sâu, cấy dày Trong các biện pháp kỹ thuật, nước là khâu quan trọng nhất Có đủ nước mới đảm bảo diện tích cày cấy và tăng vụ, mới có điều kiện
để tăng năng suất bằng cách cày sâu, bừa kỹ, bón nhiều phân và cấy dày Mục tiêu
Trang 20phấn đấu là phải đảm bảo chống hạn, tích cực mở rộng diện tích ruộng đất được tưới nước và giải quyết phần lớn nạn úng thủy Phương hướng chủ yếu là phải dựa vào sức dân, phát triển rộng rãi các công trình thủy lợi hạng nhỏ và hạng vừa của nông dân, của các địa phương, Nhà nước làm một số công trình hạng lớn Song song với công tác thủy lợi, cần phải phát động phong trào tìm phân, trữ phân, khai thác nguồn phân có thể sử dụng được Việc chọn giống cũng là một khâu quan trọng trong việc trồng trọt Phải xúc tiến việc nghiên cứu và phổ biến các giống tốt, trồng ngắn ngày, mau ăn, thích hợp với điều kiện cày cấy từng vùng
Báo cáo Về nhiệm vụ và kế hoạch ba năm (1958-1960) phát triển và cải tạo
nền kinh tế quốc dân đã đề ra phương hướng nhiệm vụ chung cho phát triển nông
nghiệp toàn miền Bắc nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung Từ những nhiệm
vụ chung đó, BCH Trung ương đã có những chỉ thị, thông tri để cụ thể hóa, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, phấn đấu hoàn thành kế hoạch ba năm (1958-1960)
Tháng 7/1956, cải cách ruộng đất đã cơ bản hoàn thành, đánh dấu sự xóa bỏ chế độ chiếm hữu phong kiến về ruộng đất và giải phóng sức sản xuất của giai cấp nông dân miền Bắc Sự kiện này đã đánh dấu việc thực hiện thành công khẩu hiệu
“người cày có ruộng” của Đảng, làm thỏa lòng mong ước ngàn đời của người nông dân Tuy nhiên, người nông dân có ruộng đất trong tay, vẫn gặp phải nhiều khó khăn: trình độ kỹ thuật canh tác thấp và lạc hậu, ruộng đất manh mún, giống vốn hạn hẹp, thời tiết khắc nghiệt, họ không đủ khả năng chống đỡ Trước tình hình đó, việc tổ chức sản xuất hợp lý và hướng dẫn kỹ thuật chu đáo, quản lý chặt chẽ thì năng suất lao động và kết quả mùa vụ có thể được nâng cao Bên cạnh đó, yêu cầu tiến lên CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà cũng đòi hỏi nông nghiệp miền Bắc phải nhanh chóng hợp tác hóa
Thực hiện chủ trương của Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 14, ngày
8/12/1958, Ban Bí thư ra chỉ thị số 118 – CT/TW Về việc đẩy mạnh phong trào hợp
tác hóa nông nghiệp, đảm bảo hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ sản xuất đông – xuân
đã khẳng định để tiến hành hành hợp tác hóa nông nghiệp cần đẩy mạnh việc xây dựng và củng cố tổ đổi công làm cơ sở cho việc xây dựng các HTX nông nghiệp
Trang 21“Chủ trương hiện nay là phải tiếp tục đẩy mạnh và củng cố phong trào đổi công, chủ yếu là tổ đổi công thường xuyên có bình công chấm điểm, đồng thời phải chú ý đầy đủ việc xây dựng các HTX sản xuất nông nghiệp một cách vững chắc Nếu không xây dựng tốt tổ đổi công thường xuyên có bình công chấm điểm thì không thể chuẩn bị cơ sở tốt để tiến lên HTX sản xuất nông nghiệp Mặt khác HTX sản xuất nông nghiệp đã bắt đầu thành phong trào Nếu không chú trọng tổ chức HTX thì không đáp ứng được yêu cầu của quần chúng, và không phát triển mạnh được sản xuất; nhưng mặt khác cũng phải thấy tổ chức HTX phức tạp hơn tổ đổi công và kinh nghiệm của ta còn ít, nếu không chú ý đi sâu nắm tình hình và lãnh đạo chặt chẽ, thì HTX xây dựng không tốt, do đó sẽ ảnh hưởng đến việc phong trào hợp tác
về sau” [47, tr 614]
Chỉ thị cũng nêu ra những điều kiện xây dựng các HTX ở các địa phương là: đối với từng nơi, vì tình hình phát triển không đều, cho nên mức độ cũng có khác nhau Cụ thể là nơi chưa có tổ đổi công thì phải tổ chức ngay tổ đổi công, nơi đã có
tổ đổi công thì đưa lên tổ thường xuyên có bình công chấm điểm, nơi đã có tổ đổi công thường xuyên có bình công chấm điểm thì tùy theo yêu cầu của quần chúng và khả năng lãnh đạo của cấp ủy, chủ yếu là của chi ủy xã mà tổ chức một vài HTX sản xuất nông nghiệp bậc thấp làm thí điểm, nơi đã có HTX sản xuất nông nghiệp bậc thấp vững chắc thì có thể mở rộng thêm hoặc xây dựng thêm các HTX mới và tạo điều kiện tốt chuyển một số HTX bậc thấp lên bậc cao để rút kinh nghiệm
Xây dựng HTX sản xuất nông nghiệp mới lúc này nhất thiết phải có bốn
Trang 22Tổ chức tổ đổi công, HTX sản xuất nông nghiệp phải luôn luôn nắm vững ba nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ [47, tr 615-616]
Phương châm chung tổ chức phong trào hợp tác hóa hiện nay vẫn là tích cực lãnh đạo, tiến bước vững chắc Tích cực lãnh đạo tức là nơi nào có điều kiện thì phải đưa quần chúng tiến lên và phải tích cực chuẩn bị những điều kiện đó, không phải chờ đợi, bị động Tiến bước vững chắc là đảm bảo phong trào tốt chứ không phải là kìm hãm phong trào chậm lại
Hợp tác hóa là một phong trào cách mạng của quần chúng, phải tích cực lãnh đạo nhưng phải chuẩn bị điều kiện cho thật tốt Hiện nay có khuynh hướng cho rằng chỉ cần nhấn mạnh tích cực lãnh đạo, đứng về một mặt thì tinh thần tích cực đó là đúng, nhưng nếu tách rời phương châm tiến bước vững chắc là không đúng Quần chúng yêu cầu tiến lên HTX sản xuất nông nghiệp, đó là một biểu hiện tốt, nhưng nếu chưa đủ điều kiện để tổ chức HTX thì phải giải thích cho quần chúng tích cực tham gia và củng cố tổ đổi công, tạo điều kiện để tổ chức tốt các HTX, cần khuyến khích tinh thần tiến lên của quần chúng, tích cực vươn lên để lãnh đạo quần chúng, nhưng không bị động, đi đến thiếu thận trọng, làm không tốt [47, tr 617-618]
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 16 (mở rộng) của BCH Trung ương khóa II
(tháng 4-1959), Báo cáo Kiên quyết đưa nông thôn miền Bắc nước ta qua con
đường hợp tác hóa nông nghiệp tiến lên CNXH của đồng chí Trường Chinh đã nhận
định toàn diện tình hình nông thôn miền Bắc sau cải cách ruộng đất và yêu cầu khách quan của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, tức là việc tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc nước ta Báo cáo đã khẳng định muốn xây dựng CNXH cần tiến hành cải tạo các thành phần kinh tế cá thể, xây dựng chế độ sở hữu tập thể “Kinh tế ở miền Bắc nước ta hiện nay có nhiều thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh, thành phần kinh tế HTX, thành phần kinh tế
cá thể của nông dân và thợ thủ công, thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa tư doanh, thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa nhà nước Thành phần kinh tế cá thể của nông dân và thợ thủ công chiếm một phần lớn trong nền kinh tế quốc dân Muốn xây dựng CNXH ở miền Bắc một mặt phải ra sức phát triển nền kinh tế quốc doanh và kinh tế HTX; mặt khác, phải tích cực cải tạo các thành phần kinh tế cá thể và kinh
Trang 23tế tư bản chủ nghĩa tư doanh, đem chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể thay cho chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất [47, tr 300]
Cũng tại hội nghị lần thứ 16, Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết về vấn đề hợp
tác hóa nông nghiệp, coi “hợp tác hóa nông nghiệp là cái khâu chính trong toàn bộ
sợi dây chuyền cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta, đồng thời góp phần quan trọng đẩy mạnh cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất tổ quốc [48, 367] Đây được coi
là cuộc vận động cách mạng hòa bình nhưng sâu sắc và triệt để nhất ở nông thôn nước ta Nội dung cuộc cách mạng đó bao gồm ba mặt: cải tạo quan hệ sản xuất, cải tiến kỹ thuật và giáo dục tư tưởng Ba mặt ấy gắn liền với nhau, thúc đẩy nhau phát triển, trong đó cải tạo quan hệ sản xuất là nhiệm vụ chủ yếu trước mắt phải giải quyết kết hợp với cải tiến kỹ thuật; khi tiến hành cuộc vận động cách mạng này, phải đặc biệt coi trọng công tác giáo dục tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nông dân, vì đó là tiền đề đảm bảo cho thắng lợi của toàn bộ cuộc vận động
Nghị quyết đã đề ra mục đích, yêu cầu của cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp:
a) Cải tạo quan hệ sản xuất cá thể ở nông thôn, xây dựng quan hệ sản xuất tập thể, xóa bỏ sự bóc lột kinh tế của phú nông, đem chế độ sở hữu tập thể của nông dân lao động thay thế dần cho chế độ sở hữu cá thể về những tư liệu sản xuất chủ yếu, vĩnh viễn xóa bỏ giai cấp bóc lột và chế độ người bóc lột người ở nông thôn Trên cơ sở lao động tập thể và kỹ thuật cải tiến từ thấp đến cao mà đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và mọi mặt sản xuất khác ở nông thôn, đồng thời tạo điều kiện để đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nước nhà; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nông dân, làm cho nông dân ăn no mặc ấm, ở tốt, có sức khỏe, có văn hóa
b) Tăng cường đoàn kết nông thôn, củng cố khối liên minh công nông, củng
cố Mặt trận dân tộc thống nhất và chính quyền dân chủ nhân dân, củng cố dân quân
và xây dựng lực lượng hậu bị, củng cố nền chuyên chính dân chủ nhân dân
c) Nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa của cán bộ, đảng viên, giáo dục
tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho quần chúng nông dân, củng cố và phát triển Đảng và Đoàn Thanh niên Lao động, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn
Trang 24d) Góp phần vào sự nghiệp củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH, làm cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà [48, tr 370-371]
Về lực lượng xây dựng HTX nông nghiệp, Trung ương Đảng đã xác định thái
độ cụ thể đối với từng tầng lớp ở nông thôn là: “Dựa hẳn vào bần nông và trung nông lớp dưới, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, hạn chế đi đến xóa bỏ sự bóc lột kinh tế của phú nông, cải tạo tư tưởng phú nông, ngăn ngừa địa chủ ngóc đầu dậy, tiếp tục
mở đường cho địa chủ lao động cải tạo thành con người mới; kiên quyết đưa nông dân vào con đường hợp tác hóa nông nghiệp tiến lên CNXH” [48, tr 371-372]
Về phương châm tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp là: “Tích cực lãnh đạo, vững bước tiến lên quy hoạch về mọi mặt, sát với từng vùng; làm tốt, vững và gọn” [48, tr 376]
Nguyên tắc xây dựng HTX được Hội nghị vạch ra là: “Tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ Không dùng lối cưỡng ép, mệnh lệnh dưới bất kỳ một hình thức nào để buộc nông dân vào HTX, khi họ chưa tự giác, tự nguyện Khi đã tổ chức HTX, nếu có người muốn ra, ta giải thích mà họ cứ xin ra thì để họ ra, không
gò ép họ ở lại, nếu sau này họ lại xin vào cũng sẵn sàng kết nạp” [48, tr 377]
Đồng thời, trong quá trình tiến hành Hợp tác hóa nông nghiệp, nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng về mọi mặt: tư tưởng, chính sách, tổ chức và kế hoạch, động viên toàn Đảng, toàn dân tích cực tham gia và ủng hộ phong trào hợp tác hóa nông nghiệp
Hội nghị cũng đề ra những điều kiện để xây dựng HTX sản xuất nông nghiệp là:
- Cơ sở đổi công khá (khi mới xây dựng ít nhất phải có một tổ đổi công thường xuyên có bình công chấm điểm làm cơ sở); Quần chúng nông dân lao động thật sự yêu cầu; Có cốt cán lãnh đạo (có đảng viên tham gia HTX làm nòng cốt, chi
ủy trực tiếp lãnh đạo; Ở những nơi chưa có cơ sở đảng thì phải có cốt cán là bần nông và trung nông lớp dưới lãnh đạo, đồng thời phải chú trọng xây dựng cơ sở đảng ở đó)
Trang 25Việc chuyển HTX từ bậc thấp lên bậc cao phải căn cứ vào yêu cầu khách quan của phong trào và phải đảm bảo đủ ba điều kiện là:
- Năng suất của HTX được nâng cao, đời sống xã viên làm được tốt, ý thức đoàn kết, giúp nhau giữa các xã viên được nâng cao
- Cán bộ quản lý được bồi dưỡng về nghiệp vụ, thực hiện đúng nguyên tắc quản lý dân chủ, được quần chúng xã viên tín nhiệm
Về quy mô tổ chức HTX nông nghiệp, Hội nghị cho rằng tổ chức HTX nên làm từ nhỏ đến lớn Tùy theo khả năng lãnh đạo và tình hình quần chúng mà tổ chức HTX nhỏ và vừa, sau dần dần kết nạp thêm xã viên hoặc hợp nhiều HTX nhỏ ở gần nhau thành những liên HTX trong phạm vi một thôn hoặc một xã” [48, tr 384-385]
Từ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 14 (khóa II), khái niệm hợp tác hóa được gắn liền với CNXH, được coi là mô hình tất yếu phù hợp với bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa Nó đánh dấu một bước chuyển biến lớn về tư duy cải tạo xã hội chủ nghĩa của Đảng Từ việc xác định dần dần làm cho nông dân tự nguyện, tự giác đi vào con đường làm ăn tập thể chuyển sang tích cực cải tạo các thành phần kinh tế cá thể và kinh tế tư bản chủ nghĩa tư doanh, đem chế độ sở hữu toàn dân và
sở hữu tập thể dần thay thế chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
Ngày 25 tháng 8 năm 1959 Ban Bí thư tiếp tục ra chỉ thị số 154-CT/TW về việc tiếp tục củng cố HTX sản xuất nông nghiệp Chỉ thị đã khẳng định những kết quả đạt được của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp từ năm 1958 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trong quá trình tiến hành cũng vấp phải những hạn chế và khó khăn như phát triển chưa đều, số lượng tăng nhanh, nhưng chất lượng còn yếu; đại bộ phận HTX mới xây dựng, chưa kinh qua một vụ sản xuất và thu hoạch, trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa của xã viên còn thấp; công tác quản lý lao động, quản lý sản xuất và quản lý tài vụ còn lúng túng; lực lượng lãnh đạo trong HTX còn yếu, có nơi tổ chưa chưa ổn định, ban quản trị và ban kiểm soát nhập làm một, vv… [48, tr 667-668]
Trên cơ sở đó, Ban Bí thư khẳng định “Củng cố HTX sản xuất nông nghiệp không phải chỉ là một công tác quan trọng trực tiếp trước mắt, mà còn là một công tác thường xuyên, lâu dài, quyết định việc đưa phong trào hợp tác hóa tiến lên Nội
Trang 26dung vấn đề củng cố HTX sản xuất nông nghiệp gồm cả ba mặt: chính trị, kinh tế và
tổ chức, nhằm bảo đảm hoàn thành thắng lợi vụ mùa, đồng thời chuẩn bị cơ sở cho việc phát triển trong đợt này Chỉ có đảm bảo sản xuất tốt vụ mùa thì mới củng cố được HTX Vì thế việc củng cố HTX phải gắn liền với công tác sản xuất vụ mùa [48, tr 669]
Chỉ thị cũng khẳng định, đi đôi với HTX phải đẩy mạnh phong trào đổi công, chủ yếu là đưa tổ đổi công từng vụ từng việc lên thường xuyên có bình công chấm điểm Những địa phương có ít HTX, tỷ lệ đổi công thấp thì dành một phần lực lượng củng cố tốt HTX, còn một phần lực lượng để củng cố và phát triển tổ đổi công [48, tr 679]
Về bước đi của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, Chỉ thị đã khẳng định:
“công tác củng cố HTX hiện nay không những là một yêu cầu cấp bách để phát huy khả năng phấn đấu của quần chúng, giành thắng lợi vụ mùa, mà đồng thời là một công tác có tác dụng quyết định trong việc thúc đẩy phong trào hợp tác hóa nông nghiệp tiến lên sau này Đưa quần chúng lao động vào các HTX, chuyển các HTX bậc thấp lên bậc cao, không ngừng củng cố các HTX, chú trọng nâng cao ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa của xã viên, tăng cường công tác quản lý kinh tế trong các HTX cho phù hợp với yêu cầu phát triển của sản xuất” [48, tr 841]
Để tiến hành thành công cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp, giành thắng lợi quyết định cho CNXH ở nông thôn, Đảng phải tăng cường sự lãnh đạo cuộc vận động hợp tác hóa nông nghiệp về mọi mặt: tư tưởng, chính trị, tổ chức và
kế hoạch, động viên toàn Đảng, toàn dân tích cực tham gia và ủng hộ phong trào hợp tác hóa nông nghiệp
Trong điều kiện cụ thể của miền Bắc và yêu cầu xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa, hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, Đảng xác định Hợp tác hóa nông nghiệp là khâu chính, trọng tâm trong cải tạo xã hội chủ nghĩa là phù hợp Vì vậy, công cuộc xây dựng hợp tác hóa nông nghiệp được Đảng quan tâm và chuẩn bị chu đáo Việc chăm lo xây dựng thí điểm các HTX nông nghiệp được tiến hành từ những năm đầu bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế và khi hợp tác hóa thì hoạch định chủ trương toàn diện, cụ thể, sát với thực tiễn địa
Trang 27phương để giải quyết Đảng đã xác định điều kiện, phương châm, nguyên tắc, lực lượng, quy mô, chính sách, bước đi xây dựng HTX Hợp tác hóa đã trở thành nhiệm vụ căn bản trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, là bước đi tất yếu mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, đẩy nhanh cách mạng kỹ thuật để xây dựng quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động về mặt kinh tế
Tiểu kết chương 1
Đi lên CNXH là phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam Con đường đi lên CNXH lâu dài, phức tạp, phải đi từng bước và không được nóng vội Đảng đã xác định, trong suốt quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế dân chủ nhân dân với nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế tập thể là một bộ phận trong nền kinh tế quốc dân Trong công tác cải tạo, cải tạo nông nghiệp là khâu chính của toàn bộ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa Trong cải tạo nông nghiệp, hoàn thành việc hợp tác hóa là khâu quan trọng
Như vậy hợp tác hóa là yêu cầu phát triển khách quan của nông nghiệp và nông dân, là một nhiệm vụ kinh tế và chính trị căn bản của Đảng ta trong cuộc các mạng xã hội chủ nghĩa Sau cải cách ruộng đất, hợp tác hóa là cuộc cách mạng to lớn nhất ở nông thôn, là cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất sâu rộng ở nước ta để làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với sức sản xuất và để thúc đẩy sức sản xuất phát triển Hợp tác hóa nông nghiệp là khâu then chốt để phát triển nông nghiệp, biến nông nghiệp thành chỗ dựa để phát triển kinh tế, là lực lượng chủ yếu để thúc đẩy toàn bộ phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa
Phương hướng, nhiệm vụ, đường lối, chính sách, nguyên tắc, phương châm lãnh đạo HTX nông nghiệp của Đảng đã được đề ra và trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc
Trang 282.1.1 Thực hiện chính sách nông nghiệp trong kháng chiến chống Pháp
Sau năm 1945, nạn đói khủng khiếp diễn ra ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc
Bộ và nhiều nơi ở tỉnh Thanh Hóa, đó là hậu quả của những trận lụt lội, hạn hán, mất mùa và một phần là do sự bóc lột của đế quốc thực dân, phong kiến Trước tình cảnh khó khăn chồng chất, với hơn 2 triệu người chết trong nạn đói, Chính phủ mà đứng đầu là Chủ tịch hồ Chí Minh đã ký hàng loạt các sắc lệnh nhằm khuyến khích sản xuất, tăng gia
Quán triệt những chủ trương, biện pháp và các chính sách của Đảng và Chính phủ, Đảng bộ và chính quyền cách mạng lâm thời tỉnh Thanh Hóa đã phát động các tổ chức và các hội quần chúng, kêu gọi sự đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, vượt qua cảnh đói kém Một số phong trào đã giành được nhiều kết quả tốt đẹp như: “Nhà giàu cho vay lúa”, “Lá lành đùm lá rách”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”… Đến cuối năm 1945, toàn tỉnh đã quyên góp được 1.076 tấn gạo để cứu đói [86, Tr.192] Hàng trăm tấn gạo được chuyển đến các tỉnh bạn như: Bắc Ninh, Hưng Yên để cứu đói Năm 1946, toàn tỉnh được mùa, giặc đói
đã bị đẩy lùi, đời sống nhân dân dần ổn định
Để khắc phục nạn đói, Đảng bộ và Chính quyền cách mạng lâm thời đã phát động toàn dân trong tỉnh tiến hành khai hoang phục hóa, trồng các loại rau, màu ngắn ngày Để khuyến khích phong trào khai hoang, Thanh Hóa đã quyết định miễn thuế cho những diện tích mới khai hoang từ 3 đến 5 năm Những đất bãi, đồi núi, đất hoang hóa được khai hoang, vỡ hoang để trồng các loại cây hoa màu ngắn ngày, các loại rau Nhờ đó, chỉ trong một thời gian ngắn, Thanh Hóa đã khắc phục cơ bản được nạn đói
Trang 29Về vấn đề thực hiện chính sách ruộng đất của tỉnh sau cách mạng Tháng Tám, Đảng bộ và chính quyền Thanh Hóa đã tập trung vào việc tịch thu ruộng đất của bọn Việt Gian, phản động và những phần tử bất mãn bỏ trốn, và những ruộng đất vắng chủ, lấy những ruộng đất đó tạm chia cho dân nghèo Các tổ đổi công đầu tiên cũng bắt đầu được thành lập dưới nhiều hình thức nhằm giúp nhau tăng gia sản xuất Thực hiện chủ trương của Đảng bộ, hầu hết các huyện đã tiến hành vận động, tuyên truyền chính sách giảm tô 25%, bãi bỏ thuế thân, xóa bỏ chế độ công điền, công thổ và tiến hành giao đất cho nông dân sản xuất
Tháng 12 năm 1946, do sự phản bội của thực dân Pháp, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đã bùng nổ Để dồn sức cho cuộc kháng chiến, Trung ương Đảng đã chỉ rõ: cuộc kháng chiến chỉ hoàn thành khi tiến hành trên tất cả các mặt trận chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa và thắng lợi của cuộc kháng chiến mang tính toàn diện
Để đẩy mạnh kinh tế của ta, làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến trường kỳ, Đảng và Chính phủ ra nhiều chính sách phát triển kinh tế - tài chính Ở Thanh Hóa, bên cạnh việc tiếp thu phát động phong trào khai hoang phục hóa để giải quyết vấn đề: bồi dưỡng sức dân, tạo điều kiện cho họ đóng góp cho kháng chiến thắng lợi, Tháng 4/1949, Thanh Hóa tổ chức Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa (lần thứ II) Đại hội đã tổng kết việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp trong năm 1948, nhất là phong trào tăng gia sản xuất
Sau Đại hội II cả Đảng bộ tỉnh, các mặt công tác kháng chiến, xây dựng hậu phương được đẩy mạnh thêm một bước Nhân dân tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, xây dựng các tổ đổi công, HTX nông nghiệp, thực hiện giảm tô 25%, đẩy mạnh phong trào thi đua toàn dân lao động sản xuất, phát triển kinh tế Trong sản xuất nông nghiệp, các cấp Đảng bộ và chính quyền tập trung vào các vấn đề sau:
Một là, phát động phong trào hiến điền, kêu gọi những gia đình có ruộng đất nhiều hiến đất cho nông dân có đất cày cấy Để đảm bảo cho người nông dân nào cũng có ruộng đất cày cấy, Tỉnh ủy đã kịp thời chỉ đạo việc chia lại công điền, công thổ và ruộng đất của bọn Việt gian, phản động cho nhân dân Trong giảm tô, nhiều nơi ở Thanh Hóa đã tiến hành vận động, tuyên truyền, sử dụng cả những biện pháp
Trang 30mềm mỏng, thuyết phục lẫn những biện pháp kiên quyết để tầng lớp địa chủ, phú nông giảm tô cho nông dân
Đến năm 1947, trên 400 hộ nông dân đã được chia ruộng Năm 1948, có thêm 4.66 điền chủ nhận giảm địa tô từ 10 đến 25% trên diện tích 15.894 mẫu Trung bộ chia cho 11.997 nông dân Đến năm 1950, hầu hết các địa chủ đề đã thực hiện giảm tô 25% [85, tr.803]
Hai là, đặc biệt chú ý tới vấn đề phát triển sản xuất, tự túc tự cấp, phát triển kinh tế tại chỗ Vừa giải quyết công ăn việc làm tại chỗ, vừa động viên kịp thời sự đóng góp cho tiền tuyến của hậu phương kháng chiến
Ngày 20/2/1947, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa đã vinh dự được đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm tỉnh Tại buổi nói chuyện với các đại biểu thân sĩ, trí thức, phú hào tỉnh Thanh Hóa, Người đã giao nhiệm vụ cho Đảng
bộ và nhân dân trong tỉnh xây dựng Thanh Hóa thành “Một tỉnh mô phạm” [56, tr.59], hậu phương của cuộc kháng chiến “phải làm sao cho mỗi mặt chính trị, kinh
tế, quân sự phải là kiểu mẫu Làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu [56, Tr 62-63]
Thanh Hóa trở thành một tỉnh kiểu mẫu với mục đích: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn Người đủ ăn thì khá giàu Người khá giàu thì giàu thêm Người nào cũng biết chữ Người nào cũng biết đoàn kết, yêu nước [56, Tr.65]
Ba là, xây dựng hàng loạt các tổ chức quần chúng như: Hội nông dân cứu quốc, Hội phụ nữ cứu quốc, Hội thanh niên cứu quốc, Hội thiếu nhi cứu quốc, Hội phụ lão cứu quốc… Mục đích của việc thành lập các đoàn thể này là để tham gia vào các phong trào sản xuất, tăng gia phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp
Bốn là, giải quyết quan hệ sản xuất trong phát triển kinh tế nông nghiệp Nhiều nơi ở Thanh Hóa đã tổ chức các tổ đổi công, vần công dưới dạng “sơ khai”
Tổ chức thành từng nhóm, có nhóm khoảng chục người, có nhóm vài chục người,
để giúp đỡ nhau trong sản xuất như việc cày cấy, đào mương, khơi ngòi, đắp đập… đảm bảo tưới tiêu cho hàng vạn mẫu ruộng Chính quyền cũng tạo điều kiện cho người lao động có vốn, giống, sức kéo để bảo đảm trồng cấy kịp thời vụ
Trang 31Các hình thức sản xuất tập thể trong nông nghiệp như tổ đổi công, vần công, HTX nông nghiệp ngày càng phát triển Năm 1948 mới có 277 tổ đổ công, vần công, hợp công thì đến tháng 5/1949 đã có 4077 tổ Từ tổ đổi công nhanh chóng trở thành các HTX bậc thấp Năm 1950, Thanh Hóa đã xây dựng được 504 HTX Năm
1951, số tổ đổi công đã có lên đến 9.500 tổ và 1.575 tập đoàn sản xuất với các điển hình quản lí, tổ chức sản xuất giỏi như ở Lai Xá (Quảng Xương), Mậu Thôn (Triệu Sơn), Yên Phụ (Yên Định), Trình Thôn (Hoằng Hóa) [85, Tr.803]
Ngoài ra, Đảng bộ và chính quyền Thanh Hóa đã tổ chức các phong trào thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm được phát động rộng khắp các vùng miền,
từ miền ngược đến miền xuôi Có thể nói, nhân dân Thanh Hóa đã hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Chỉ thị toàn dân kháng chiến, tích cực chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến trực tiếp, lâu dài và cũng đã giành được nhiều thắng lợi trên mặt trận nông nghiệp, khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng ta
Từ ngày 20/6 đến 5/7/1950, Đại hội Đại biểu Đảng Bộ tỉnh Thanh Hóa lần III đã họp và đề ra nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn mới: tăng cường sức mạnh của chế độ dân chủ nhân dân, khuyến khích mọi lực lượng tham gia xây dựng bảo vệ hậu phương củng cố chính quyền, mặt trận; đẩy mạnh sản xuất, bồi dưỡng sức dân, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến Về nông nghiệp, Đại hội đề
ra một số nhiệm vụ:
1 Để tận dụng được khả năng cho ruộng đất, điều cần thiết là phải tận dụng hết nhân công cho nông nghiệp, thực hiện khẩu hiệu “tất cả cho tăng gia” và hướng theo bốn yếu tố chính của việc tăng gia là: phân, cần, giống, nước
2 Cải tiến kỹ thuật canh tác bằng cách sáng chế dụng cụ làm ăn cho tiện lợi
và nhanh chóng, thay đổi hoa màu, dùng xe đạp nước v.v…
3 Khuyến khích việc chăn nuôi gia súc, tăng gia tại chỗ để phòng bệnh dịch trâu bò, hạn chế sát sinh bừa bãi” [41, Tr.221]
Để hoàn thành những nhiệm vụ trên, Thanh Hóa cần phải:
1 Việc động viên phổ biến phải được sâu rộng, kịp thời, gây thành một phong trào nhân dân sôi nổi, lấy “vụ mười tổng phản công” làm đà thúc đẩy chung
Trang 32Sự hướng dẫn thực hiện phải chu đáo hơn, có kế hoạch, chương trình, thống kê, theo dõi, tổng kết từng thời gian của phong trào
2 Tích cực vận động các phú nông, địa chủ ngoài và trong các tập đoàn sản xuất bỏ vật lực, tài lực cho vay mượn, giúp đỡ anh em dân nghèo” [41, Tr.221]
Tháng 2/1951, Đại hội Đại biều toàn quốc lần thứ II của Đảng đã phân tích tình hình và đối tượng của cách mạng Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra nhiệm vụ của cách mạng giai đoạn này là: “Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho CNXH
Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau, song nhiệm vụ chính trước mặt là hoàn thành giải phóng dân tộc Cho đến lúc này phải tập trung lực lượng vào việc kháng chiến để chiến thắng quân xâm lược” [43, Tr 433-434]
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đánh dấu một bước trưởng thành lớn trong tư duy lý luận của Đảng về cách mạng, chiến tranh cách mạng, thổi vào cuộc kháng chiến một nguồn sinh lực mới Trên cơ sở Đại hội II và thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng và nhà nước đã đề ra một số chính sách lớn về kinh tế nông nghiệp Ngày 1/5/1951, Chính phủ ban hành một loại thuế mới là “thuế nông nghiệp”, nhằm cải cách chế độ đảm phụ, bãi bỏ các khoản thuế cũ như: thuế điền thổ, thuế công lương; bãi bỏ việc mua thóc theo định giá và đặt ra thuế nông nghiệp thu bằng thóc, thống nhất và đơn giản chế độ đảm phu cho nông dân, thực hiện đóng góp công bằng
Để thực hiện chính sách thuế nông nghiệp mới, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã tập trung huy động toàn lực chỉ đạo các khối chính quyền, đoàn thể, tất
cả cùng vào cuộc để tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn nhân dân tự nguyện, tự giác thực hiện chính sách này Kết quả là phần lớn nhân dân trong tỉnh đã chấp hành tốt chính sách thuế nông nghiệp Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp tầng lớp địa chủ, phú nông sở hữu nhiều ruộng đất đã có những biểu hiện tiêu cực, giấu diện tích, giấu sản lượng, khai man Khi phát hiện vấn đề này, các cấp đảng bộ và chính quyền đã đến giải thích, tuyên truyền, nếu không được thì phải sử dụng những biện pháp cứng rắn buộc các đối tượng đó thực hiện chính sách thuế nông nghiệp nghiêm chỉnh
Trang 33Trong vụ thuế nông nghiệp năm 1951, toàn tỉnh Thanh Hóa đã thu được hàng vạn tấn lương thực, thuế nông nghiệp của tỉnh đạt 47% kế hoạch Riêng huyện Nga Sơn, năm 1951 đóng thuế nông nghiệp 1.504.289kg thóc và 191.370 đồng, thôn Chính Đại (huyện Nga Sơn) đóng thuế 100% trong năm 1951; năm 1952, toàn huyện đóng 1.722.272kg thóc và 799.135 đồng, năm 1953 đóng 1.736.742kg thóc
và 916.345 đồng, năm 1954 đóng 1.798.526kg thóc và 280.821 đồng [22,tr.114]
Có thể nói, đây là một chủ trương đúng đắn, kịp thời để giải quyết nhiều vấn
đề của cuộc kháng chiếng chống Pháp, trong đó có vấn đề đảm bảo lương thực cho
bộ đội và tạo sự công bằng trong đóng góp của nông dân, khuyến khích nông dân làm ra nhiều của cải vật chất để tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống Biện pháp thu thuế nông nghiệp lúc này là: công bằng, hợp lý, dân chủ; đảng viên gương mẫu, cán bộ thu thuế phải phối hợp với nhân dân để phân khoảnh, định dạng, định sản lượng, trên cơ sở đó điều chỉnh định mức đóng góp của nông dân
Giai đoạn 1950-1952, thực dân Pháp tăng cường các cuộc càn quét lấn chiếm, vừa ra sức phá hoại nên kinh tế kháng chiến của ta Pháp ném bom đập Bái thượng, làm hư hỏng hệ thống thủy nông sông Chu và nhiều đoạn đê xung yếu ở Thọ Xuân, Hoàng Hóa… làm cho gần 5 vạn mẫu ruộng thiếu nước cày cấy Hàng ngàn trâu bò bị giết hại, Pháp lại càng bao vây chặt nền kinh tế, đưa hàng hóa vào làm rối loại thị trường
Trước tình hình cuộc kháng chiến phải đối diện với vô vàn khó khăn, Tháng 5/1952 Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã họp Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ IV Trong Đại hội lần này, nội dung chính sách ruộng đất đặc biệt được quan tâm Đại hội đề
ra nhiệm vụ: “Phải làm cho quần chúng nông dân tự giác tham gia vào thực hiện, đồng thời đảm bảo được đoàn kết nông thôn, phát triển sản xuất Sửa chữa việc quân cấp công điều thổ, việc hiến điền, thực hiện việc giảm tô đúng đắn và thành nề nếp thường xuyên Phải kết hợp thực hiện xây dựng nông hội trong việc thi hành chính sách ruộng đất” [41, Tr.325]
Từ ngày 25 đến ngày 30/1/1953, Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ IV kiểm điểm việc thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng trong những năm kháng chiến, nhằm chuẩn bị cho chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 Hội nghị quyết định:
Trang 34tiêu diệt sở hữu ruộng đất của thực dân Pháp và bọn xâm lược khác ở miền Nam; xóa bỏ chế độ phong kiến sở hữu ruộng đất của bọn địa chủ Việt Nam và ngoại kiều; thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân
Ngày 12/4/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 140/SL quy định chính sách ruộng đất và sắc lệnh số 151/SL về việc trừng trị địa chủ chống Pháp ở những nơi phát động quần chúng
Tháng 11/1953, Hội nghị Trung ương 5 khóa II quyết định tiến hành phát động quần chúng cải cách ruộng đất Từ ngày 1 đến ngày 4/12/1953, Quốc hội đã nhất trí thông qua “Luật cải cách ruộng đất”, bao gồm 5 chương và 38 điều
Để thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, Thanh Hóa đã đẩy mạnh tăng gia sản xuất triệt để, giảm tô, giảm tức, thực hiện chính sách thuế nông nghiệp và bước đầu thực hiện cải cách ruộng đất
Thứ nhất, để thực hiện khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, Đảng bộ và chính quyền đã kêu gọi quần chúng nhân dân: nhà nào có tiền,
có của là hiến cho kháng chiến, ủng hộ cho kháng chiến với tất cả nhiệt tình cách mạng Trong không khí đó, nhiều gia đình tự nguyện ủng hộ cả đàn trâu, bò, ủng hộ ruộng đất, tiền bạc, lúa gạo…
Thứ hai, thực hiện chính sách “trưng thu, trưng mua” lương thực - thực phẩm, lúa gạo, thuốc men, quần áo… của những gia đình có điều kiện, bằng cả những biện pháp mềm dẻo, lẫn biện pháp cứng rắn
Thứ ba, thực hiện chính sách giảm tô, giảm tức một cách triệt để Năm 1953, chính sách giảm tô mới có hiệu lực thực sự Triệt để giảm tô là giải quyết quyền lợi ngay trước mắt của đại đa số nông dân nghèo: cố nông, bần nông, cụ thể là đánh mạnh vào thế lực kinh tế và chính trị của địa chủ phong kiến Thoái tô cũng là một đòn đánh vào địa chủ phong kiến, vạch bộ mặt ngoan cố của chúng không chịu thi hành các chính sách, đánh bẹp uy thế chính trị của chúng, giành lại một phần quyền lợi khá lớn cho nông dân Giảm tô phải đi đôi với giảm tức, xóa bỏ những món nợ
mà nông dân vay của địa chủ trước Cách mạng tháng Tám, hoặc đã trả gấp đôi số vốn; xóa bỏ những món nợ mà chủ nợ là Việt gian hoặc không trả những món nợ
Trang 35mà nông dân vay bị thiên tai địch họa làm mất Việc giảm tức là làm cho nông dân thoát khỏi những món nợ đời, nợ kiếp mà mãi nhiều đời họ không trả được
Với chính sách giảm tô triệt để, đời sống nhân dân đã được cải thiện, bồi dưỡng lực lượng của nhân dân, lực lượng của kháng chiến; nông thôn thay đổi về mọi mặt, người nông dân được cày cấy trên mảnh ruộng của mình như ước mơ ngàn đời Cải cách ruộng đất đã thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp, xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ; giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và mở đường cho công thương nghiệp phát triển
Năm 1953, toàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt năng suất lúa vượt 15% so với chỉ tiêu; xã Đông Anh (Đông Sơn) vượt 18% Ở vùng không có nông giang, diện tích trồng hoa màu tăng 4.828 mẫu Diện tích đất hoang hóa thu hẹp, vùng bị địch tạm chiếm ruộng đất hoang hóa được khai phá thêm hơn 2.000 mẫu Năm 1953, toàn tỉnh thu được 339 ngàn tấn thóc, 7 ngàn tấn ngô, 88 ngàn tấn khoai lang thô, 1 ngàn tấn bông và chăn nuôi được 212 ngàn con trâu bò [4, tr.59-60] Vụ chiêm năm 1954, toàn tỉnh cấy được 122 ngàn mẫu lúa, trồng 44 ngàn mẫu khoai lang Tổng sản lượng lúa tăng hơn vụ chiêm năm 1953 là 10 ngàn tấn Nhân dân trong tỉnh được học tập, thấm nhuần chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, rất tích cực
Đợt 2 tiến hành từ ngày 28/8 đến 20/10/1953 trong 32 xã thuộc hai huyện Hoằng Hóa và Đông Sơn
Trang 36Thời điểm Thanh Hóa chuẩn bị tiến hành đợt 3 giảm tô, giảm tức cũng là lúc thực dân Pháp mở rộng đánh phá vào vùng tự do Liên khu IV, đặc biệt là đánh phá Thanh Hóa Do vậy, đợt 3 đã được chuẩn bị nhưng không được tiến hành
Đợt 4 tiến hành từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1954 với quy mô lớn, bao gồm
78 xã thuộc 9 huyện, với diện tích là 143.556 mẫu 6 sào 3 thước 1 tấc và dân số 480.279 người
Đợt 5 (từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 9/1954) diễn ra ở 41 xã thuộc 4 huyện Đông Sơn, nông Cống, Quảng Xương, Tĩnh Gia với dân số 296.935 người (trong đó 84,6% là nông dân, 4,3% phú nông, 2,5% địa chủ) Ruộng đất gồm 100.939 mẫu 4 sào Trong đợt 5, Thanh Hóa đã đấu tranh và xét xử 116 địa chủ
Có thể nói, giai đoạn 1953-1954, Đảng bộ và chính quyền Thanh Hóa đã tập trung toàn lực lượng cho sản xuất, không bỏ hoang hóa đất đai nhằm tạo rất nhiều của cải vật chất cho xã hội và cung ứng cho tiền tuyến Hậu phương Thanh Hóa được thúc đẩy về nhiều mặt, nhất là tinh thần của nhân dân được đẩy cao, tạo động lực cho tiền tuyến khi bước vào chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 Thanh Hóa đã đóng vai trò là một hậu phương vững chắc, đóng góp một phần vào thắng lợi của chiến thắng Điện Biên Phủ nói riêng và cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung
Thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của Đảng, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chỉ đạo cho nhân dân trong tỉnh học tập Luật cải cách ruộng đất Năm 1954, tiến hành đợt thí điểm cải cách ruộng đất (đợt 1) ở 6 xã: Dân Lực, Dân Quyền, Minh Dân, Minh Sơn, Minh Châu thuộc huyện Nông Cống (nay thuộc huyện Triệu Sơn Kết quả đã tiếp tục truy được 123 địa chủ lọt lưới, quy tội và đấu tranh với 161 địa chủ Đã xử 41 địa chủ đầu sỏ, trong đó có 2 án tử hình và 39 án tù [1, tr 191] Tính cả trưng thu, trưng mua, Thanh Hóa đã thu được 3.899 mẫu ruộng, 182 trân bò, 26.499 tấn thóc và một số tài sản khác đã chua cho 92.8% nông dân, bình quân mỗi người được 4 sào 3 thước với sản lượng 540kg [55, tr.535] Trong đợt thí điểm này có 115 đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng (chiếm 33% so với tổng số đảng viên trước cải cách) Trong đó có
16 địa chủ, 26 phú nông và các thành phần bóc lột khác, 48 người được coi là những
“phần tử đại diện trung thành cho giai cấp địa chủ”, 19 cốt cán phản động, 4 thuộc các sai phạm nghiêm trọng khác Đã kết nạp thêm 101 đảng viên mới (trong đó có 40
Trang 37cố nông, 61 bần nông) Trung bình trong 6 xã có 61% đảng viên thuộc thành phần bần cố nông Trong 49 chi ủy viên mới, có 13 cố nông, 32 bần nông, 4 trung nông [2, tr.33-34] Chủ trương cải cách ruộng đất vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến đã làm tăng sức mạnh tinh thần, củng cố khối đại đoàn kết vững chắc của quần chúng, làm bừng lên khí thế cách mạng mới ở nông thôn, đồng thời tác động tích cực và mạnh mẽ đến tinh thần của bộ đội ngoài mặt trận
2.1.2 Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo khôi phục kinh tế nông nghiệp, từng bước tiến tới đổi công, vần công, hợp tác xã nông nghiệp (1954-1957)
Năm 1954, với chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi.Với hiệp định Giơnevơ được ký tháng 7/1954, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, mở ra điều kiện mới cho quá trình củng cố hòa bình, tái thiết miền Bắc, tiến tới thống nhất đất nước
Trước yêu cầu cấp bách của tình hình đất nước, năm 1954 và đầu năm 1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội chủ trương khôi phục kinh tế, trong đó đặt trọng tâm vào phục hồi kinh tế nông nghiệp Cùng với ưu tiên phục hồi kinh tế nông nghiệp, Trung ương Đảng quyết định cải cách ruộng đất nhằm giải quyết vấn
đề ruộng đất cho nông dân, tháo bỏ sự kìm kẹp của chế độ thực dân và phong kiến, làm thay đổi quan hệ sản xuất, tạo điểm dựa để xây dựng nền nông nghiệp mới Trong năm 1953, chủ trương “phóng tay phát động quần chúng tiến hành giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất” đã được đề ra và chủ trương đó tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ sau hòa bình
Thực hiện chủ trương khôi phục kinh tế nông nghiệp miền Bắc của Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tập trung nghiên cứu và đề ra hàng loạt các chính sách phục hồi, khuyến khách nông nghiệp Tháng 5/1955, Chính phủ
ban hành 8 chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp ở những nơi đã cải cách
ruộng đất [68, tr 5] Trong đó, quyền sở hữu tài sản ruộng đất của nông dân lao
động được xác nhận, nông dân được tự chủ thâm canh, tăng vụ, khai hoang phục hóa, mở rộng diện tích sản xuất; tự do thuê mướn nhân công, trâu bò Đảng và Chính phủ khuyến khích phát triển tổ đổi công, phát triển các nghề phụ, các nghề thủ công, mở rộng trao đổi hàng hóa trong nông thôn… Có chính sách khen thưởng
Trang 38những người sản xuất giỏi, nghiêm trị những những kẻ phá hoại sản xuất Những chính sách này tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp
Chính phủ cũng đã ban hành Quy định sửa đổi tạm thời chính sách thuế nông
nghiệp Nhà nước chủ trương giảm nhẹ sự đóng góp của nông dân, giúp nông dân
cải thiện đời sống và tích cực hăng hái tham gia sản xuất
Ngay sau hòa bình lập lại, quán triệt chủ trương và chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa đã bước vào xây dựng nền kinh tế,
xã hội mới với chủ trương khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương và Liên khu IV, Thanh Hóa tiếp tục phát động 4 đợt cải cách ruộng đất, từ đợt 2 đến đợt 5
Đợt 2 (từ 23/10/1954 đến 15/1/1955), diễn ra trên địa bàn 66 xã thuộc các huyện: Đông Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương Đây cũng là đợt cải cách ruộng đất diễn ra rộng lớn trên 269 xã của 4 tỉnh: Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thanh Hóa sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc Trong đợt này, Trung ương Đảng đã chỉ đạo thành lập ba đoàn cải cách ruộng đất ở các tỉnh, gồm đoàn Phú Thọ, đoàn Thái Nguyên – Bắc Giang và đoàn Thanh Hóa Tổng cộng số lượng cán bộ cải cách ruộng đất được huy động tính chung lên đến 4.627 người Sau ba tháng phát động nông dân cải cách ruộng đất, theo đánh giá của Đoàn cải cách ruộng đất, đợt 2 cải cách ruộng đất nói chung vẫn đảm bảo yêu cầu tốt, vững, đồng thời lại nhanh, gọn hơn đợt trước, rút ngắn hơn được 1 tháng [91, tr 131]
Đợt 3 (từ ngày 18/2/1955 đến 20/6/1955), diễn ra trên 115 xã thuộc 5 huyện Đây là đợt cải cách ruộng đất phát động trên quy mô rộng lớn nhất, bao gồm: huyện Tĩnh Gia có 33 xã, huyện Quảng Xương có 38 xã, huyện Thiệu Hóa có 31 xã, huyện Đông Sơn có 6 xã, huyện Thọ Xuân có 7 xã Tổng dân số trên địa bàn 115 xã là 337.168 người (81.547 hộ gia đình) và số ruộng đất là 101.400 mẫu 4 sào 5 thước
So với các đợt cải cách ruộng đất trước, trong đợt 3 Thanh Hóa đã đánh mạnh hơn vào lực lượng địa chủ cường hào gian ác, kết hợp phong trào đấu tranh của quần chúng với tòa án đặc biệt Trong đợt 3, theo đánh giá của các đội cải cách ruộng đất,
“hạn chế nghiêm trọng nhất của Thanh Hóa là dựa vào tổ chức cũ một cách mù quáng
Trang 39Đợt 4 (từ 27/6/1955 đến 31/12/1955), được coi là đợt cải cách ruộng đất tổng lực Đây là đợt cải cách diễn ra dài nhất, gần 6 tháng và trên quy mô rộng lớn nhất với 208 xã thuộc 8 huyện: Nông Cống, Thọ Xuân, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Yên Định, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn và Hoằng Hóa Tổng dân số của các xã là 53.426 gia đình, gồm 223.436 nhân khẩu Ngay khi bước vào cải cách ruộng đất đợt
4, Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương đã nhận xét tình hình Thanh Hóa cùng các địa phương nói chung là khá phức tạp Chính vì vậy, Thanh Hóa, vùng tự do trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đến 4 đợt cải cách ruộng đất đã huy động truy tìm mạnh mẽ giai cấp địa chủ và các tổ chức phản động Trong đợt 4 cải cách ruộng đất, Thanh Hóa đã đạt được kết quả trên các mặt chính trị, kinh tế và chỉnh đốn tổ chức Tình hình nông thôn bị chấn động lớn, cũng giống như đợt 3, tình hình
tự sát lại diễn ra và tăng lên nhiều
Đợt 5 (từ 8/1/1956 đến 30/7/1956), diễn ra ở 31 xã thuộc 5 huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc và Nga Sơn Riêng các xã thuộc huyện Nga Sơn tiến hành cải cách ruộng đất dưới sự chỉ đạo của Đoàn ủy Ninh Bình
Trong khi cải cách ruộng đất đợt 5 đang tiến hành, những sai lầm của cải cách ruộng đất, nhất là trong chỉnh đốn tổ chức đã được phát hiện Công tác tổng kết, nghiên cứu tình hình và xây dựng kế hoạch sửa sai bắt đầu được thực hiện Như vậy, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương và Đoàn cải cách ruộng đất Liên khu IV và các đội, từ tháng 4 năm 1953 đến tháng 7 năm
1956 Thanh Hóa đã thực hiện 4 đợt triệt để giảm tô, giảm tức và 5 đợt cải cách ruộng đất, một cuộc cách mạng long trời lở đất, giành lại quyền lợi kinh tế và chính trị cho nông dân đã diễn ra rầm rộ ở các vùng nông thôn Thanh Hóa Sau cải cách ruộng đất, nông dân đã được trao quyền sở hữu ruộng đất ở nông thôn, chế độ phong kiến chính thức được loại bỏ
Cùng với những thành tựu đạt được, cải cách ruộng đất ở Thanh Hóa cũng nảy sinh nhiều sai lầm và càng về sau càng nặng nề Cải cách ruộng đất gắn liền với chỉnh đốn tổ chức đã để lại nhiều hậu quả, sai lầm nghiêm trọng, gây nên chấn động lớn ở nông thôn
Trang 40Tháng 5/1956, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 27/CT-TW về việc sửa chữa một số
sai lầm và hoàn thành tốt công tác chỉnh đốn chi bộ trong cải cách ruộng đất đợt 5
Đây cũng là bước đánh dấu việc nhận định những sai lầm trong cải cách ruộng đất,
đặc biệt là những sai phạm trong công tác chỉnh đốn tổ chức được coi là những sai
lầm lớn Trên cơ sở nhận thức sai lầm của Trung ương Đảng, tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận tinh thần sửa sai và thực hiện nghiên cứu sai lầm và sửa sai một cách nghiêm túc, đạt được nhiều thành quả to lớn Với những nỗ lực của Tỉnh Ủy, Ủy ban hành chính, đặc biệt là sự đồng thuận cao của nhân dân, tình hình nông thôn Thanh Hóa đã nhanh chóng đi vào ổn đinh Mọi mặt kinh tế, văn hóa xã hội được khôi phục Đặc biệt hệ thống chính trị địa phương được củng cố và hoạt động trở lại Tuy tình hình nông thôn đã được ổn định trở lại nhưng vẫn còn tồn tại những vấn đề nghi kị, thiếu tin tưởng trong quần chúng nhân dân, ngay cả trong đội ngũ cán bộ, đảng viên Công tác sửa sai tuy đã cơ bản hoàn thành nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết
Song song với việc tiến hành cải cách ruộng đất, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã bước vào xây dựng kinh tế, xã hội với chủ trương khôi phục
và phát triển nông nghiệp
Ngày 10/10/1954, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã mở Hội nghị kinh tế mở rộng toàn tỉnh, xác định tập trung giải quyết 3 vấn đề lớn: “ổn định tình hình; hạn chế sự thiệt hại liên tiếp sau hai trận lụt; đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp” [87] Hội nghị nhấn mạnh trước hết phải hoàn thành việc đem lại ruộng đất cho nông dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích chủ trương, chính sách ruộng đất của Đảng một cách sâu rộng, nhằm động viên tinh thần, ổn định tư tưởng cho nông dân an tâm sản xuất Các cấp chính quyền chỉ đạo nhân dân cứu vớt lúa và hoa màu bị mất
do lụt, đồng thời đẩy mạnh sản xuất vụ chiêm, đảm bảo diện tích cày cấy; ra sức phục hồi ruộng đất hoang, quyết tâm không bỏ ruộng hoang
Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng đẩy mạnh việc chỉ đạo công tác sửa chữa hệ thống
đê điều, đưa nước sông Chu dẫn vào hệ thống nông giang để dự trữ nước cho các vụ tiếp theo Trong ba năm 1955-1957, toàn bộ hệ thống đê điều trong tỉnh đã được