Chủ trương phát triển tổ đổi công tiến lên xây dựng các HTX từ bậc

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp ở tình thanh hóa từ 1958 1960 (Trang 42 - 55)

thấp đến bậc cao

Quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Trung ương, Đảng bộ Thanh Hóa đã nêu cao tinh thần tự lực, tự cường của nhân dân trong tỉnh, đẩy mạnh nhiệm vụ giáo dục tư tưởng trong đảng viên, quần chúng làm cho mọi người thấy rõ hướng đi tất yếu của con đường tiến lên CNXH.

Căn cứ vào đặc điểm tình hình kinh tế của Thanh Hóa, chủ yếu là nông nghiệp, có đông đảo thợ thủ công và người buôn bán nhỏ, công nghiệp chưa phát triển, kinh tế tư bản chủ nghĩa không đáng kể. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội sau 3 năm hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục kinh tế, Tỉnh ủy chủ trương tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa một cách tích cực, thận trọng, vững chắc, chu đáo. Trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ sản xuất mới, lấy phát triển sản xuất làm mục đích, cải tạo nông nghiệp được xem là trọng điểm.

Trong cải tạo nông nghiệp, Tỉnh ủy đề ra kế hoạch tiến hành từng bước vững chắc, từ thấp lên cao, bảo đảm đúng nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi; lúc khởi đầu thì thu nạp bần cố nông và trung nông lớp dưới; khi HTX đã tương đối ổn định, phát triển tương đối khá, sẽ thu nạp trung nông lớp trên. Tỉnh ủy chủ trương ở miền núi tiến hành cải cách dân chủ kết hợp với xây dựng HTX; ở vùng biển, xây dựng các tập đoàn đánh cá hoặc HTX nghề cá, tùy theo khả năng và trình độ ở từng nơi. Những nơi có nhiều ngành nghề đan xen nhau thì cũng có thể xây dựng các HTX nông – ngư, nông – diêm – ngư kết hợp [7, tr. 49].

37

Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng đã quyết định thành lập Ban công tác nông thôn do đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy là trưởng ban. Cùng với tuyên truyền giáo dục nông dân về con đường làm ăn tập thể, Ban công tác nông thôn đã phối hợp với các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa, Thọ Xuân tổ chức xây dựng HTX thí điểm ở một số địa phương để rút kinh nghiệm. Các xã được chọn là: xã Đông Thịnh (Đông Sơn), là vùng có nông giang, thuần túy sản xuất nông nghiệp, nhiều đồng chiêm trũng; thôn Hữu Khánh (Xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa) có cả đồng lúa và đồng màu; xã Xuân Thành (Thọ Xuân) có đất đai bằng phẳng, thuận lợi về nông giang lại có phong trào thâm canh khá, có anh hùng lao động Trịnh Xuân Bái.

Bước vào đầu năm 1958, các cấp Đảng ủy và chính quyền đã chú ý nhiều đến việc xây dựng phong trào đổi công HTX. Tỉnh, huyện đã tổ chức các lớp huấn luyện cho các cán bộ lãnh đạo và cho các tổ trưởng tổ đổi công học tập đường lối chính sách xây dựng tổ đổi công và HTX.

Về việc xây dựng tổ đổi công, Tỉnh đã giao chỉ tiêu trong năm 1958 phải đạt 74% nông hộ vào tổ đổi công từng vụ từng việc, 28% nông hộ vào tổ đổi công thường xuyên.

Trong Dự thảo Quyết nghị Nhận định tình hình 6 tháng đầu năm và chương

trình công tác quý III-1958 Tỉnh ủy đã nhận định: Trong quá trình xây dựng tổ đổi

công và HTX, mâu thuẫn sản xuất trong tổ đổi công nảy nở, quần chúng đòi hỏi con đường làm ăn tập thể tiến bộ hơn, vì vậy, cần phải xây dựng các HTX với tiêu chí:

- Có tổ đổi công vững chắc - Quần chúng giác ngộ đòi hỏi

- Ruộng đất không ít lắm và đỡ phức tạp - Có cán bộ lãnh đạo khá.

Đối với các HTX đã xây dựng trước đó thì công tác chủ yếu là:

- Giải quyết khó khăn, đẩy mạnh năng suất, nâng cao thu nhập cho xã viên - Tổ chức học tập đường lối chính sách nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa - Bồi dưỡng nghiệp vụ cho ban quản trị về phương pháp lãnh đạo, quản lý lao động, quản lý sản xuất và quản lý tài vụ.

38

Lãnh đạo Tỉnh ủy cũng đã khẳng định, muốn xây dựng phong trào hợp tác hóa được tốt nhất phải dựa trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất. Qua phong trào sản xuất mà tiến hành củng cố lại phong trào, giáo dục tư tưởng lệch lạc, nâng cao trình độ giác ngộ, đưa dần tổ đổi công từng vụ lên thường xuyên, tạo điều kiện để cho phong trào hợp tác hóa phát triển [97, tr. 104].

Để chấn chỉnh nề nếp chỉ đạo sản xuất, Tỉnh ủy cũng chỉ ra: điều quan trọng là phải nắm được tình hình. Hiện nay từ xã đến tỉnh vẫn chưa nắm được toàn diện tình hình nên lãnh đạo gặp nhiều khó khăn, không thấy hết khó khăn để giải quyết kịp thời. Cần phân công cán bộ trong ban lãnh đạo sản xuất xã, xóm thường xuyên theo dõi tập hợp đầy đủ tình hình. Cần dựa vào các cán bộ của tổ đổi công, HTX để tập hợp số liệu, tình hình một cách chính xác, đối chiếu thực tế đã làm với chỉ tiêu từng loại để phân tích, gặp mâu thuẫn phải kiểm tra xác nhận lại ngay. Ngoài ra, không quên tập hợp số liệu và tình hình sản xuất của các gia đình chưa vào tổ đổi công để thấy đầy đủ, toàn diện [97, tr.104].

Đầu tháng 8 năm 1958, Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước 6 tháng đầu năm 1958 đã đánh gía thành tích, nhận xét ưu khuyết điểm và căn cứ nhiệm vụ kế hoạch toàn niên và tính quan trọng của quý III, đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm của quý III là: “tích cực chiến đấu hoàn thành vụ mùa thắng lợi, kịp thời chuẩn bị vụ chiêm”. Phải kiên quyết đảm bảo cả hai mặt diện tích và sản lượng, ra sức phòng chống hạn úng, cấy hết diện tích, tăng cường chăm bón, diệt trừ sâu keo chuột bọ, ngăn ngừa thú rừng, đặc biệt chú trọng công tác phòng chống lụt bão để bảo vệ mùa màng [98, tr.1].

Qua phát động sản xuất vụ Đông – Xuân (1958-1959), tình hình nông thôn có nhiều chuyển biến mới, phong trào đổi công, HTX đã phát triển nhanh. Ngày 10/01/1959, BCH Tỉnh ủy đã mở hội nghị đánh giá tình hình phong trào và đề ra những chủ trương công tác để tích cực đưa phong trào hợp tác hóa tiến lên.

Ngày 17/01/1959, Tỉnh ủy ra Nghị quyết Nhận định phong trào hợp tác hóa

nông thôn và những chủ trương công tác để đẩy mạnh phong trào tiến lên. Nghị

quyết đã đánh giá phong trào hợp tác hóa ở nông thôn và sự lãnh đạo của đảng bộ địa phương. “Qua quá trình xây dựng và phát triển phong trào đổi công, hợp tác

39

đến đầu năm 1959 đã có nhiều chuyển biến mới. HTX từ chỗ có 172 cái đến vụ sản xuất Đông – Xuân đã lên đến 1293 cái ở hầu hết các huyện miền xuôi và một vài huyện miền núi. Phong trào hợp tác hóa hiện nay đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, thể hiện trên tinh thần tích cực, hăng hái sản xuất, hăng hái cải tiến kỹ thuật, chống hạn, tinh thần đoàn kết tương trợ trong nông thôn. Những thể hiện ấy đã làm nổi bật tính chất ưu việt, tính chất hơn hẳn của một tổ chức sản xuất mới trên bước đường cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Làm cho bộ mặt nông thôn trong tỉnh bước đầu có những đổi mới về tinh thần và sản xuất” [20].

Qua đánh giá tình hình thực tế, Nghị quyết cũng nêu lên những vấn đề còn tồn tại và cần khắc phục trong thời gian tới để phong trào hợp tác hóa ngày càng phát triển. Để tích cực đưa phong trào hợp tác hóa đi lên một cách mạnh mẽ và vững chắc, chủ trương chung hiện nay là: “tích cực củng cố HTX đã có, đặc biệt chú ý HTX mới và quá yếu. Đồng thời gia sức xây dựng tổ đổi công, chuẩn bị mọi điều kiện để mở rộng hơn nữa phong trào HTX sau cấy chiêm”. Chủ trương cụ thể như sau:

- Đối với HTX hiện có, phương hướng củng cố trước hết phải lấy việc giáo dục ý thức xã hội chủ nghĩa một cách thường xuyên để nâng cao tinh thần giác ngộ của xã viên, nêu cao tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau, nhất là chú ý giúp đỡ giải quyết những khó khăn cho những anh em nghèo khó, nâng cao không ngững năng suất lao động, bảo đảm sản xuất tốt vụ Đông – Xuân.

- Đối với tổ đổi công cần phải thực sự bồi dưỡng, tích cực giáo dục con đường tiến lên và nâng lên một bước từ từng vụ từng việc lên thường xuyên có bình công chấm điểm. Để mở rộng phong trào HTX và đảm bảo yêu cầu sản xuất vụ Đông – Xuân vượt bực. Mặt khác, cần tích cực bồi dưỡng đào tạo cốt cán để khi đưa lên HTX sẵn sàng có cán bộ lãnh đạo phong trào [20, tr. 4].

Muốn thực hiện được chủ trương trên, yêu cầu phải phát động phong trào “toàn dân tham gia xây dựng, toàn Đảng lãnh đạo phong trào”. Phải tiến hành cuộc phát động từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, làm cho mọi Đảng viên thấy được trách nhiệm lãnh đạo và gương mẫu của mình để thực sự trực tiếp lãnh đạo phong trào; làm cho rộng rãi quần chúng, nhất là quần chúng bần cố nông và trung nông

40

lớp dưới thấy rõ con đường đoàn kết tiến lên của nông dân, tuy lúc đầu có khó khăn nhưng sẽ đem lại hạnh phúc lâu dài, để họ tự giác hăng hái tham gia xây dựng phong trào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về lãnh đạo cần phải tập trung mọi lực lượng vào việc lãnh đạo phong trào hợp tác hóa, các cấp ủy phải phân công phụ trách từng địa phương, các cán bộ thủ trưởng các ngành ngoài phụ trách ngành mình cần trực tiếp tham gia một HTX. Tăng cường đủ số lượng và chất lượng cho ban công tác nông thôn, vận dụng tốt các ngành phục vụ cho phong trào hợp tác hóa nông thôn, đặc biệt chú trọng lực lượng chính trị nòng cốt chủ yếu là thanh niên và lực lượng quan trọng, rộng rãi là phụ nữ.

Ngày 23/3/1959, Tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa ra Chỉ thị 15, Hướng dẫn về việc

thi hành Nghị quyết của Tỉnh ủy về hợp tác hóa ngày 11/1/1959 và bổ khuyết một số vấn đề trước mắt hiện nay. Chỉ thị nêu rõ: “phải củng cố cho tốt, làm cơ sở vững

cho phong trào hợp tác hóa” [82, tr. 3].

Thứ nhất, tích cực và gấp rút hoàn thành tốt việc sơ kết phong trào hợp tác hóa ở các chi bộ, HTX và tổ đổi công.

Thứ hai, trên cơ sở tiến hành sơ kết mà phát triển và giải quyết những vấn đề lệch lạc hiện đang tồn tại trong chi bộ, HTX, tổ đổi công để củng cố thêm lòng tin tưởng, phấn khởi, tích cực, hăng hái tham gia lao động xây dựng HTX, qua đó mà nâng cao lập trường giai cấp, củng cố khối đoàn kết trong nội bộ nông dân giữa tổ đổi công, HTX, giữa HTX và người làm ăn riêng lẻ, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho mọi người, đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, quần chúng xã viên lên một bước nữa.

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 16 (4-1959) đã nhận định muốn xây dựng CNXH ở miền Bắc một mặt phải ra sức phát triển nền kinh tế quốc doanh và kinh tế HTX, mặt khác phải tích cực cải tạo các thành phần kinh tế cá thể và kinh tế tư bản chủ nghĩa tư doanh, đem chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể thay thế dần cho chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Hội nghị đã ra Nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp coi “hợp tác hóa nông nghiệp là cái khâu chính trong toàn bộ sợi dây chuyền cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta” và Nghị quyết về cải

41

tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh. Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 16 và để thúc đẩy công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển, Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức Hội nghị đại biểu Đảng bộ Tỉnh từ ngày 5 đến ngày 15/4/1959. Hội nghị đã đánh giá kết quả bước đầu cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp và đề ra chủ trương biện pháp tiến hành cải tạo trên tất cả các lĩnh vực một cách cụ thể. Nghị quyết hội nghị đã nêu rõ: “tiếp tục đẩy mạnh công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp người buôn bán nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh”. Hội nghị quyết định tăng cường nhiều các bộ có phẩm chất và năng lực, am hiểu tình hình nông nghiệp có kinh nghiệm chỉ đạo nông nghiệp, nông thôn và nông dân vào cấp Ủy Đảng và các cơ quan chỉ đạo cải tạo.

Ngày 21/5/1959 BCH Tỉnh Đảng bộ Thanh Hóa ra chỉ thị Bổ sung chỉ thị 15

về tăng cường lãnh đạo, củng cố và phát triển phong trào hợp tác hóa nông nghiệp.

Về vấn đề củng cố và phát triển HTX chỉ thị đã có những hướng dẫn cụ thể như sau: - Đối với HTX cũ, để chủ động được lãnh đạo phát triển xã viên mới trong các HTX theo đúng tinh thần phát triển phải đi đôi với củng cố các cấp, cần phân loại các HTX, đề đạt chủ trương cho đúng.

- Đối với việc thành lập các HTX mới, phải đảm bảo những điều kiện trong Chỉ thị số 118 của Trung ương Đảng: có cơ sở tổ đổi công khá (tức là phải có tổ đổi công thường xuyên có bình công chấm điểm làm nòng cốt); có cốt cán tốt (tức là chi bộ xã phải nắm và có những Đảng viên tích cực tham gia trực tiếp vào lãnh đạo, nơi nào chưa có Đảng viên thì có cốt cán là quần chúng tốt cũng được, nhưng cần tích cực phát triển Đảng trong phong trào đổi công, HTX ở những nơi đó); quẩn chúng thực sự yêu cầu (tức là quần chúng thấy HTX là tốt, là có lợi cho họ, họ thật muốn tham gia).

Vấn đề cần chú ý trong khi thành lập thêm cũng như mở rộng, phải tổ chức học tập đường lối, nguyên tắc và chính sách cụ thể, làm cho tư tưởng của họ được phát động, thực sự tự nguyện tự giác tham gia, tuyệt đối tránh gò ép, mệnh lệnh. Đối với các cấp cần tập trung khả năng lãnh đạo, làm cho Đảng viên có tinh thần

42

trách nhiệm tham gia xây dựng HTX, đồng thời phải quán triệt đường lối giai cấp của Đảng và chấp hành nghiêm chỉnh việc thinh thi, báo cáo.

Về công tác củng cố và phát triển tổ đổi công cần làm gấp mấy công tác dưới đây:

- Lấy việc sơ kết trong các chi bộ, sơ kết trong các tổ đổi công và kết hợp trong huấn luyện Đảng viên và quần chúng để giải quyết tư tưởng cho Đảng viên và quần chúng không muốn xây dựng củng cố tổ đổi công.

- Lấy việc thu hoạch vụ Chiêm và sản xuất vụ mùa chỗ nào có điều kiện thấp nhập các tổ đổi công thành tổ lớn có từ 15 đến 20 gia đình, giúp đỡ các tổ xây dựng kế hoạch sản xuất, gây quỹ, tìm mọi cách tạo điều kiện cho tổ từng vụ từng việc, tổ thường xuyên lên tổ thường xuyên có bình công chấm điểm.

- Cử lại các tổ trưởng, tổ phó đổi công, đưa những phần tử tích cực thuộc thành phần bần nông và trung nông lớp dưới vào ban quản trị.

- Hướng dẫn bàn bạc lại nội dung sinh hoạt chính trị cho các tổ giữ vững nề nếp sinh hoạt một cách thường xuyên.

- Tổ chức huấn luyện tại chỗ cho các tổ trưởng, tổ phó đổi công. Ban công tác nông thôn tỉnh phải có kế hoạch hướng dẫn và do các huyện trực tiếp phụ trách. [15, tr.4]

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị đại biểu Đảng bộ các huyện miền xuôi tiếp tục giáo dục, vận động nông dân gia nhập HTX. Cuối năm 1959 đã có 60,2% hộ nông dân vào làm ăn tập thể. Tỉnh Ủy mở hội nghị bảy huyện miền núi (trừ huyện Thạch Thành) triển khai Chỉ thị 159 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp ở tình thanh hóa từ 1958 1960 (Trang 42 - 55)