Quá trình chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp ở tình thanh hóa từ 1958 1960 (Trang 55 - 67)

Sau khi hòa bình lập lại, tỉnh Đảng bộ và chính quyền Thanh Hóa đã tập trung lãnh đạo nhân dân khôi phục kinh tế, phát triển nông nghiệp. Trong 3 năm khôi phục kinh tế, tuy đã đạt được nhiều thành tích, nhưng riêng về kinh tế nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn cần khắc phục.

Tổ đổi công có cơ sở từ trong kháng chiến, hai năm 1955 và 1956 phát triển mạnh, có đến 22.100 tổ gồm 85% số nông hộ lao động, nhưng không đảm bảo 3 nguyên tắc, còn tính chất gò bó nên từ khi phát thiện sai lầm trong cải cách ruộng đất một số lớn nằm im, một số khác tan rã dần.

Sau cải cách ruộng đất, tỉnh ta có 12 HTX sản xuất nông nghiệp, hiện chỉ còn 9 HTX nhưng hoạt động yếu, ít tác dụng và kém ảnh hưởng. Phong trào hợp tác hóa không giữ vững và phát huy được vì việc giáo dục tư tưởng chưa chín mùi, quy mô không thích hợp và quản lý kém, một số không đảm bảo thu hoạch cao hơn ngoài sản xuất cá thể. [96, tr. 3-4]

Bước sang năm 1958, nhiệm vụ khôi phục kinh tế đã căn bản hoàn thành, Đảng đề ra kế hoạch dài hạn 3 năm mà nhiệm vụ nông nghiệp năm 1958 là: “ra sức phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phải tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực, chủ yếu là lúa, đồng thời phải coi trọng các mặt cây công nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, nghề cá để mở rộng nguồn cung cấp nông sản, tăng thêm thức ăn cho nông dân và nhu cầu của nền kinh tế” [95, tr.1].

Đối với phong trào hợp tác hóa, chủ trương năm 1958 là: “Tích cực củng cố và phát triển phong trào đổi công trên cơ sở đổi công dược củng cố, phát triển dần dần HTX sơ cấp một cách vững chắc” [95, tr. 1].

Từ ngày 13/1 đến ngày 17/1 BCH Tỉnh ủy họp mở rộng, kiểm điểm về quá trình củng cố và phát triển đổi công HTX trong quyết nghị đề ra: “phải tổ chức kịp thời nông dân lại trong sản xuất, đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tương trợ hợp tác dần dần biến nền sản xuất cá thể thành nền sản xuất tập thể, biến nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu bảo thủ, năng suất thấp kém thành nền nông nghiệp sản xuất cao, trên cơ sở đó mà không ngừng cải thiện đời sống của nông dân và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp ngày càng phát triển. Lúc này ta cần có kế hoạch

50

đưa phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trong tỉnh lên một bước, cần khắc phục khuynh hướng thổi phồng nhược điểm của nông dân, mà phải phát huy ưu điểm lao động của họ để đưa họ đi với giai cấp công nhân lên CNXH” [8, tr.6].

Quyết nghị này được phổ biến kiểm điểm ở các cấp ủy đồng thời tổng kết được phong trào đổi công 1957 của toàn tỉnh, rồi đến mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ hợp tác tại xã Thái Hòa (huyện Nông Cống) cho huyện và xã. Tiếp đến các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ tổ trưởng tổ phó đổi công do huyện phụ trách, kết quả là có đến 80% tổ trưởng tổ phó đổi công được học tập. Cũng trong thời gian này hầu hết cán bộ đều tổ chức học tập chỉ thị 57 của Trung ương Đảng về “củng cố khôi phục, phát triển đổi công”, nhiều chi bộ Đảng viên tham gia học tập đông đủ đến 90% như Thái Hòa (Nông Cống), Ngọc Lĩnh (Tĩnh Gia), Quảng Khê (Quảng Xương)… Do đó tư tưởng Đảng viên đã được phát động nhất là Đảng viên bần nông và trung nông lớp dưới.

Qua việc đào tạo cán bộ, toàn tỉnh đã mở thêm 23 HTX thí điểm khắp 13 huyện trung châu, mỗi huyện từ 1 đến 3 cái, 9 HTX cũ cũng được mở rộng thêm 39 hộ.

Trong thời gian tổ chức học tập để xây dựng HTX thì tiếp đó, quyết nghị cuộc họp chấp hành Tỉnh ủy từ ngày 16 đến ngày 19/4/1958 được phổ biến. Tỉnh ủy đã nhận xét “phong trào đổi công hợp tác chưa có sự chuyển biến tư tưởng một cách mạnh mẽ từ trên xuống dưới, lãnh đạo của các cấp xã chưa thật quan tâm để củng cố và phát triển kịp với yêu cầu của quần chúng”. Quyết nghị cũng chỉ rõ “gia sức củng cố và phát triển tổ đổi công HTX là một nhiệm vụ trung tâm để cải tạo nền kinh tế tiểu nông và là mấu chốt để hoành thành tốt kế hoạch sản xuất nông nghiệp… Các cấp Ủy Đảng phải giáo dục cán bộ, Đảng viên đường lối, phương châm và chính sách hợp tác hóa… Giáo dục nông dân hai con đường đi sau cải cách ruộng đất” [8, tr.6].

Sau hội nghị này, các cấp đã có cấp ủy viên chuyên trách theo dõi phong trào đổi công hợp tác, đồng thời việc học tập cho đảng viên nông thôn được tổ chức, kết quả 70% Đảng viên tham gia học tập; và tổ chức cho nông dân học tập hai con đường đi sau cải cách ruộng đất trong các tổ đổi công, kết quả 60 đến 80% nông

51

dân lao động tham gia nên phong trào lại được khôi phục và phát triển. Từ chỗ cuối năm 1957 chỉ có 6.840 tổ còn hoạt động, đến 6 tháng cuối năm 1958 số tổ đổi công đã lên tới 22.277 tổ với 209.832 hộ, tỉ lệ 66%, có 5.367 tổ đổi công thường xuyên có bình công chấm điểm với 35.157 hộ, tỉ lệ 11%.

Về HTX sản xuất nông nghiệp, cũng được các cấp ủy huyện trực tiếp xây dựng, tổ chức học tập về tính chất, nhiệm vụ, đường lối, phương châm và chính sách cụ thể nên việc chấp hành chính sách không có nhiều thiếu sót như các lần trước, hoa lợi ruộng đất từ 25% đến 27%, giá thuê trâu bò nông cụ đều bảo đảm, cao nhất là 300 cân 1 con trong 1 năm. Đường lối nông thôn tương đối bảo đảm, đại bộ phận là bần nông và trung nông lớp dưới, trong số 23 HTX mới tổ chức có 467 hộ, 355 hộ bần nông, tỉ lệ 71,7% , trung nông 177 hộ (đa số là trung nông lớp dưới). Ban quản trị trong 20 HTX có 108 người, 67 bần nông chiếm tỉ lệ 62,7% , 41 trung nông chiếm tỉ lệ 37,3% [8, tr.6-7].

Tuy trong công tác còn có những lệch lạc, nhưng những biện pháp canh tác so với mọi năm, các HTX đều thực hiện có nhiều tiến bộ hơn nên vụ mùa thu hoạch đều tăng, trong số 27 HTX đã thu hoạch sản lượng đã tăng 58,1% có 521 gia đình thì có 317 gia đình tăng thu từ 200 đến 900 cân. Điển hình HTX Thái Hòa, gia đình anh Cải bần nông, có hai vợ chồng đều làm cán bộ nhưng năm nay so với năm ngoái tăng thu 296 cân, gia đình bà Năm (trung nông) so với năm ngoái tăng 598 cân chỉ có 82 gia đình sút từ 2 đến 300 cân đều có lý do: bị ốm đau, không có lao động, con mọn hoặc bận công tác. Mỗi công lao động bình quân chung 6 cân 3 từng hợp tác từ 5 đến 11 cân 1 công lao động. Bình quân năng suất chung 27 HTX là 120 cân 1 sào, tính riêng từng hợp tác thì nơi bình quân cao nhất là 177 cân, thấp nhất là 105 cân 1 sào. Đem so sánh thu hoạch với những tổ đổi công bên cạnh HTX, nơi HTX 177 cân thì bình quân của tổ đổi công là 150 cân, nơi HTX là 105 cân thì tổ đổi công là 80 cân. [8, tr. 7]

Do các HTX thu hoạch khá nên có ảnh hưởng tốt tới việc thực hiện kế hoạch vụ chiêm vượt bậc làm đà thúc đẩy phong trào đổi công HTX phát triển.

Đi đôi với HTX nông nghiệp, HTX tín dụng cũng được phát triển thêm 26 xã, tổng cộng toàn tỉnh có 61 xã với 34.241 hộ tham gia. HTX mua bán cũng được

52

tổ chức thêm 3 cơ sở miền núi, mở thêm các cửa hàng trong 151 chợ lớn nhỏ đều có các mặt hàng của HTX mua bán. Đây là những điều kiện tốt để phát triển phong trào hợp tác hóa. [8, tr.7]

Nói chung phong trào đi lên, nhưng về phía lãnh đạo, nhiều cán bộ chưa nắm vững nội dung cụ thể của tổ đổi công, HTX, chưa chú ý nghiên cứu nắm vững phương châm hợp tác hóa để lãnh đạo. Nhiều nơi có hiện tượng rụt rè, hãm phong trào lại. Nhấn mạnh phương châm tiến bước vững chắc, những mặt tích cực lãnh đạo không thấy rõ, thấy mặt tư hữu bảo thủ của nông dân, nhưng không thấy hết được mặt tích cực sáng tạo của nó. [95, tr. 8]

Đến sáu tháng cuối năm, những khuyết điểm đầu năm đã được kiểm điểm, nhờ đó phong trào đổi công hợp tác cuối năm đã có nhiều biến chuyển tốt, các ngành các cấp đã bắt đầu nhận rõ tác dụng quyết định của đổi công hợp tác trong nền sản xuất nông nghiệp.

- Về HTX sản xuất nông nghiệp: Sáu tháng cuối năm xây dựng được 139 HTX, là 171 cái cũ và số mới phát triển thêm 1.071 cái từ khi học tập phát động vụ chiêm vượt bực đến nay tổng cộng hiện có 1.242 cái, trong đó có 4 HTX thuộc vùng công giáo. Đến cuối năm 1958, mới thống kê được 806 cái, tổng số có 19.992 hộ tham gia trong đó có 13.189 bần nông, chiếm tỷ lệ 66%, có 6.803 trung nông, chiếm tỷ lệ 54%, có 435 trung nông khá, 5.688 đảng viên, 6.991 đoàn viên thanh niên lao động, có 42.499 lao động chính. Ruộng đất có 26.731 mẫu, bình quân mỗi lao động chính phải bảo đảm trên 6 sào; có 12.897 trâu bò, trung bình mỗi trâu bò phải bảo đảm trên 2 mẫu ruộng. Ban quản trị có 4.633 người, trong đó có 1.500 trung nông, tỷ lệ 32%, 3.133 bần nông, tỷ lệ 68%, có 1.734 đảng viên và 876 đoàn viên thanh niên lao động, 599 phụ nữ [95, tr. 9].

Đến cuối năm 1958, việc củng cố những HTX cũ và tiến hành xây dựng những HTX mới nói chung là tốt. Trong quần chúng các nơi đều có phong trào xin vào HTX, đòi hỏi tổ chức HTX. Trong việc thực hiện kế hoạch, các HTX đã tỏ rõ vai trò tiên phong trong sản xuất, trong phong trào làm phân, áp dụng kỹ thuật, mạnh dạn thay đổi tập quán canh tác cũ lạc hậu, không những có tác dụng thúc đẩy sản xuất mà còn có tính chất hướng dẫn tinh thần chiến đấu cải thiện nề nếp cũ, với

53

ý thức quyết tâm hoàn thành kế hoạch nhà nước. Năng suất nhiều HTX, tổ đổi công đã khá hơn hẳn những hộ làm ăn riêng lẻ.

- Phong trào đổi công cũng được phát triển và củng cố trong vụ làm mùa. Theo thống kê 135 xã đến cuối tháng 11/1958 có tất cả 6.987 tổ với 88.392 hộ nông dân lao động đã tham gia, chiếm tỷ lệ 81% hộ nông dân lao động. Trong đó có 2.680 tổ thường xuyên với 41.717 hộ tham gia, tỷ lệ 47%.

Các huyện có tỷ lệ khá cao là: Nông Cống, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Yên Định có trên 85% số hộ nông dân lao động tham gia. Các huyện tỷ lệ kém là Nga Sơn cũng có trên 65% hộ nông dân lao động tham gia. [95, tr. 8-9]

Tuy đạt được nhiều kết quả, nhưng lãnh đạo của các cấp ủy chưa toàn diện, việc lãnh đạo sản xuất không gắn liền với đổi công hợp tác. Chủ trương của ta là: việc giáo dục đảng viên phải gắn liền với đổi công, HTX và lấy đổi công HTX, đẩy mạnh sản xuất làm nội dung cho đại hội chi bộ. Nhưng trong thực tế không thực hiện được. Trong lãnh đạo còn dè dặt đối với hợp tác, ít chú ý đến đổi công nên phong trào còn kém (Hậu Lộc, Nga Sơn, Đông Sơn, Vĩnh Lộc…). Lãnh đạo chưa thật nắm vững đường lối nông thôn và 3 nguyên tắc nhất là cùng có lợi chưa được thực hiện đúng nên lẻ tẻ các nơi đều có trung nông lập tổ riêng, bần nông lập riêng, các tổ đều có thắc mắc về lợi ích cá nhân và tập thể. Lẻ tẻ nhưng phổ biến các nơi đều có một số đảng viên vào đổi công, hợp tác một cách gò ép, hoặc có đồng chí tới nay vẫn chưa vào. Ba nguyên tắc, nhất là nguyên tắc củng cố lợi chưa thực hiện đúng nên trong các tổ đều có nhiều thắc mắc. Việc tổ chức HTX gần đây đã đưa cả một số trung nông khá vào cũng gây nên nhiều thắc mắc khó khăn cho lãnh đạo. Việc nghiên cứu đặc điểm từng vùng để áp dụng tổ chức đổi công, hợp tác cho thích hợp chưa được chú ý, do đó cũng hạn chế việc đẩy mạnh phong trào.

Việc giáo dục giải quyết tư tưởng cho các HTX đổi công phát huy tinh thần chiến đấu thực hiện kế hoạch còn kém, do đó có huyện phong trào đổi công hợp tác có tiến bộ nhưng sản xuất lại kém như Thạch Thành, ngược lại có huyện phong trào sản xuất khá nhưng đổi công lại yếu như Hậu Lộc.

Về lãnh đạo của Tỉnh chỉ mới có Ban Công tác nông thôn theo dõi về hợp tác. Chính quyền chưa nắm chắc tình hình và chưa đặc biệt chú ý lãnh đạo phong

54

trào đổi công hợp tác. Bộ phận và cán bộ theo dõi giúp Ủy ban lãnh đạo phong trào đổi công hợp tác chưa có, liên hệ giữa tỉnh và huyện với các bộ phận theo dõi của Đảng chưa chặt chẽ nên nói chung chưa lãnh đạo đúng mức phong trào đổi công hợp tác.

Năm 1959 là năm bản lề của kế hoạch 3 năm, phần lớn kế hoạch 3 năm được thực hiện trong năm 1959-1960. Kế hoạch năm 1959 không chỉ phải hoàn thành mà còn gánh vác một phần nhiệm vụ của năm 1958 để lại và chuẩn bị cho năm 1960.

Phong trào hợp tác hóa kết hợp với phong trào thi đua cải tiến kỹ thuật đã trở thành một phong trào rộng lớn ở nông thôn, có tác dụng thúc đẩy thực hiện kỹ thuật liên hoàn mạnh mẽ. Kết quả thắng lợi của vụ Chiêm, vụ Mùa có tác động mạnh mẽ đến mức phát triển phong trào hợp tác hóa.

Về tổ đổi công, theo thống kê, đến hết tháng 3/1959 số nông dân lao động vào tổ đổi công tới 98,58%, nếu cộng cả 12,6% số đã vào HTX thì tới 98,18% nông dân lao động trong tỉnh đã vào đổi công, HTX, trong đó có 26% tổng số nông dân vào tổ thường xuyên [6, tr. 3].

Nhờ có phong trào đổi công được được phát triển đã có tác dụng tốt trong sản xuất, nhiều tổ đổi công đã thi đua với HTX thực hiện các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất. Trong thời gian hạn hán, nhiều tổ đã giúp nhau chống hạn để cày cấy được hầu hết diện tích. Qua thu hoạch lúa và hoa màu của các tổ đổi công, nói chung đều cao hơn mọi năm và hơn những người làm ăn riêng lẻ ở ngoài.

Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 1959 phong trào đổi công đã có nhiều tiến bộ, nông dân còn làm ăn tiêng lẻ đã được chú ý tổ chức đại bộ phận vào tổ đổi công, chất lượng ở một số nơi được nâng lên, đó là thuận lợi cho việc mở rộng phát triển HTX. Nhưng về lãnh đạo, nhiều nơi vẫn không được coi trọng, phong trào tiến bộ không đều, ở nhiều xã tổ đổi công thường xuyên có bình công chấm điểm còn ít, tư tưởng muốn bỏ qua đổi công khá phổ biến. Chưa nhận thức được rằng: tuy HTX đã được mở rộng, nhưng đại bộ phạn nông dân vẫn còn ở đổi công, phong trào đổi còn có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, muốn phát triển mở rộng HTX phải dựa trên có tổ đổi công tốt. Vì vậy, việc xây dựng củng cố tổ đổi công có bình công chấm điểm là điều hết sức quan trọng. Nếu lãnh đạo không thấy

55

hết vấn đề đó, chúng ta sẽ còn gặp nhiều khó khăn để bảo đảm nhiệm vụ, kế hoạch cả về số lượng và chất lượng phát triển HTX sau này.

Về công tác củng cố và mở rộng HTX nông nghiệp, sáu tháng đầu năm 1959 đã có 437 HTX cũ có kết nạp thêm xã viên mới với 7.229 hộ, trung bình mỗi HTX kết nạp 14.15 hộ. Trong đó, thành phần gồm: 5.842 bần nông, 2.803 trung nong, 54 trung nông khá, hầu hết là đảng viên [6, tr, 7].

Căn cứ theo tinh thần quyết nghị của đại biểu hội nghị toàn tỉnh Đảng bộ, tỷ lệ nông dân lao động vào HTX 6 tháng đầu năm 1959 cả cũ và mới phải đạt 30%

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp ở tình thanh hóa từ 1958 1960 (Trang 55 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)