Thanh Hóa đã tập trung phát triển nhanh hợp tác hóa trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp ở tình thanh hóa từ 1958 1960 (Trang 70 - 73)

nông nghiệp

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở Thanh Hóa đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Thắng lợi của phong trào hợp tác hóa đã làm thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn, tạo bước phát triển mới cho sản xuất.

Trước khi thực hiện phong trào hợp tác hóa, nền kinh tế của Thanh Hóa nói riêng cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung cơ bản là một nền kinh tế tiểu nông với quan hệ sản xuất chủ yếu là sản xuất cá thể. Thực hiện chủ trương của Đảng về cải tạo XHCN trong nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và tư bản tư doanh thông qua con đường hợp tác hóa, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở Thanh Hóa đã góp phần xây dựng, củng cố và tăng cường chế độ sở hữu tập thể. Nông dân được tổ chức vào các tổ đổi công và HTX, đến năm 1960, Thanh Hóa đã căn bản hoàn thành xây dựng HTX bậc thấp, trong đó các công cụ chủ yếu như ruộng đất, trâu bò, nông cụ của xã viên đã được tập trung thống nhất sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của xã viên, nông dân. Việc căn bản hoàn thành cải tạo quan hệ sản xuất theo hình thức HTX bậc thấp đã đưa lại những biến đổi lớn trong quan hệ xã hội.

Nhờ có phong trào hợp tác hóa nông dân được tổ chức lại đã tạo động lực tập hợp thúc đẩy nhân dân tiến hành công tác thủy lơi, khắc phục hạn hán úng thủy, chống thiên tai. Với phương thức làm ăn tập thể, việc trang bị máy móc, nông cụ phục vụ sản xuất được chú trọng. Các HTX được trang bị cày, bừa… phong trào cải tiến nông cụ và sử dụng nông cụ cải tiến trong các HTX nông nghiệp cũng phát triển.

Trong quá trình lãnh đạo phong trào hợp tác hóa, Đảng bộ tỉnh đã luôn theo sát tình hình và chủ động đưa ra những chủ trương phù hợp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng của phong trào. Mục đích hợp tác hóa là xây dựng một quan hệ mới, xóa bỏ chế độ tư hữu người bóc lột người, nâng cao đời sống cho nhân dân. Song xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, vì vậy khi tiến hành hợp tác hóa, vấn đề hiệu quả sản xuất chưa được chú ý. Trong quá trình xây dựng các HTX do chưa nhận thức được việc tổ chức hợp tác hóa là một

65

quá trình lâu dài phải tiến hành với từng bước đi vững chắc. Bước đi và hình thức thích hợp đầu tiên để đưa nông dân miền Bắc vào con đường làm ăn tập thể là xây dựng các tổ đổi công nhằm giáo dục tinh thần tập thể trong sản xuất, Khi các tổ đổi công phát triển mới thực hiện việc xây dựng HTX bậc thấp. Tuy nhiên do tư tưởng chủ quan, nóng vội nên cuộc vận động thành lập các tổ đổi công và HTX diễn ra một cách ồ ạt trong thời gian ngắn.

Trong quá trình xây dựng và phát triển HTX nông nghiệp Thanh Hóa còn tồn tại không ít những nét tiêu cực như mệnh lệnh, gò ép trong việc chỉ đạo xây dựng HTX trong sản xuất, đất đai bị lãng phí và nhiều nơi sử dụng kém hiệu quả, chưa khai thác hết tiềm năng to lớn trong nông nghiệp. Khâu quản lý chưa chặt chẽ dẫn đến lao động bị phí phạm. Người nông dân khi vào HTX bị gắn chặt một chỗ không được tự do đi làm ở những nơi khác như khi còn sản xuất cá thể. Việc đưa ruộng đất, nông cụ thành sở hữu tập thể nhưng công tác tư tưởng cho xã viên làm chưa tốt dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”, người nông dân không còn thực sự gắn bó với con trâu, mảnh ruộng như trước kia. Động lực bị giảm sút đã ngăn cản sự phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh, chưa tương xứng với tiền năng sẵn có. Phong trào HTT chỉ phát triển về số lượng mà chưa nâng cao về chất lượng. Nhiều mô hình HTX làm ăn không hiệu quả, vốn đầu tư nhiều nhưng năng suất thấp, thậm chí thua lỗ. Phong trào HTX đã không phát huy được tính ưu việt của quan hệ sản xuất, đi ngược với bản chất tốt đẹp của quan hệ sản xuất mới.

Hạn chế lớn nhất của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp Thanh Hóa cũng như cả miền Bắc lúc đó là Đảng nhận thức một cách quá giản đơn về con đường hợp tác hóa nông nghiệp ở một nước mà nền kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, trình độ nhận thức không cao. Đã áp dụng một cách máy móc mô hình hợp tác hóa ở các nước khác vào Việt Nam. Do đó đã nóng vội, xây dựng một cách ồ ạt HTX, muốn nhanh chóng đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể trong khi chưa chuẩn bị tốt các điều kiện. Nhiều địa phương để đạt được chỉ tiêu đề ra đã xảy ra tình trạng gò ép, chạy theo thành tích dẫn đến vi phạm nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng của nông dân. HTX đã được xây dựng nhưng không vững

66

chắc, tư tưởng của nông dân xã viên còn nhiều dao động, lợi ích kinh tế không đảm bảo sự công bằng.

Sau khi hoàn thành cải cách ruộng đất, người nông dân vừa được chia ruộng đất đã ngay lập tức phải góp chung vào sản xuất trong các HTX, người nông dân chưa kịp “tự suy nghĩ trên luống cày của mình” nên HTX chưa thực sự tạo ta động lực thúc đẩy người nông dân hăng say lao động, sản xuất, làm giảm năng lực sáng tạo của họ.

Việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước với HTX và sản xuất nông nghiệp thực chất là việc xây dựng chi bộ Đảng, xây dựng các tổ chức quần chúng ở các cơ sở còn tiến hành chậm. Lãnh đạo, chỉ đạo HTX và sản xuất nông nghiệp của các cấp ủy Đảng chưa thực sự tập trung và chưa phát huy được năng lực tập thể, chưa đi sâu vào hai mặt của nông nghiệp là quản lý và kỹ thuật.

Ngay từ những ngày đầu xây dựng phong trào HTX đã có những dấu hiệu bất ổn khi nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân có tâm lý lo lắng, hoài nghi tính hơn hẳn của HTX cho rằng hợp tác hóa là yêu cầu của lãnh đạo chứ chưa phải là yêu cầu rộng rãi của quần chúng. Hoài nghi tính hơn hẳn của HTX hoặc có thừa nhận HTX cũng là một cách gượng gạo, cưỡng ép. Việc giáo dục ý thức lao động và rèn luyện kỹ năng lao động, nâng cao chất lượng công việc cho các viên cũng còn ít nhiều thiếu sót nên không những số lượng ngày công trong năm ít mà số lượng công việc làm trong một ngày cũng rất thấp, chất lượng công việc kém, động lực sản xuất của người xã viên bị triệt tiêu. Nhiều HTX chưa xây dựng được quy trình sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật và các nội quy chế độ. Quyền làm chủ tập thể của xã viên chưa thực sự được tôn trọng do đó người dân chưa thực sự tin tưởng, yên tâm sản xuất.

Việc đưa nông dân vào HTX chưa xuất phát từ chính nhu cầu thực của người nông dân mà do yêu cầu từ trên xuống, chưa phải vì mục tiêu kinh tế mà vì mục tiêu chính trị. Bởi vậy khi tham gia vào HTX người dân chưa thực sự chủ động, tích cực, chưa đáp ứng được yêu cầu của phương thức sản xuất mới dẫn đến ý thức sản xuất và làm chủ tập thể còn kém và chưa hiệu quả. Những bất cập trên đã làm hạn chế hiệu quả sản xuất, làm cho năng suất lao động và hiệu qủa kinh tế trong các HTX nông nghiệp ở Thanh Hóa chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

67

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp ở tình thanh hóa từ 1958 1960 (Trang 70 - 73)