1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại bình dương

114 334 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 791,4 KB

Nội dung

Tuy nhiên để tối đahóa lợi nhuận , doanh nghiệp FDI luôn vận dụng và tìm nhiều phương pháp để làmgiảm nghĩa vụ thuế phải nộp tại nước nhận đầu tư , chuyển lợi nhuận về công ty mẹhay tại

Trang 1

PHẠM VĂN THANH

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI BÌNH DƯƠNG

Trang 2

PHẠM VĂN THANH

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI BÌNH DƯƠNG

Trang 3

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS.Lê Tấn Phước

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCMngày 08 tháng 02 năm 2015

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đượcsửa chữa (nếu có)

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Trang 4

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngày, tháng, năm sinh: 20/08/1975 Nơi sinh: Bình Dương

I- Tên đề tài:

Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh gnhiệp có vốn đầu tư

nước ngoài tại Bình Dương

II- Nhiệm vụ và nội dung :

1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nghiên cứu và phân tích các dấu hiệu

cũng như xác định các hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI hoạt động trên

địa bàn tỉnh Bình Dương Từ đó đề ra các giải pháp nhằm chống chuyển giá và năng

cao công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình

Dương

2 Hệ thống cơ sở lý luận chung nhất hoạt động chuyển giá của các doanh

nghiệp FDI, làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp

3 Phân tích đề ra các giải pháp năng cao công tác quản lí thuế đối với hoạt

động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bình Dương và ki ến nghị những

giải pháp đối với Cục thuế tỉnh Bình Dương, TCT,BTC và chính phủ

III- Ngày giao nhiệm vụ: 31/7/2014

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/01/2015

V- Cán bộ hướng dẫn: TS Lê Tấn Phước

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện L uận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 01 năm 2015

Học viên thực hiện Luận văn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Phạm Văn Thanh

Trang 6

LỜI CÁM ƠN

Xin trân trọng cám ơn TS Lê tấn Phước, người hướng dẫn khoa học cho luậnvăn, đã tận tình hướng dẫn và giúp đ ỡ tôi về mọi mặc để hoàn thành luận văn này.Xin trân trọng quý Thầy Cô khoa quản trị kinh doanh, khoa đào tạo sau đại học đãhướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này

Xin trân trọng quý Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã có những ý kiếnđóng góp để luận văn này được hoàn thiện hơn

Cuối cùng tôi xin cám ơn quý thầy cô trường đại học Công Nghệ TP.HCM trongthời gian qua đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu đã học

Tác giả Luận văn

Phạm Văn Thanh

Trang 7

TÓM TẮT

Trong những năm qua nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật vàchính sách liên quan đến hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp Đến nay đã dạtđược những thành công nhất định

Tuy nhiên có nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đó là hệ thống văn bản phápluật, cơ sở dữ liệu có liên quan ,việc hợp tác chống chuyển giá với các nước trên thếgiới.Vì vậy tác giả chọn đề tài

”Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh gnhiệp có vốn đầu

tư nước ngoài tại Bình Dương ” để làm đề tài thạc sỉ.

Mục tiêu của đề tài thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan việcchuyển giá của các doanh nghiệp FDI , thông qua thực tiển quản lý thuế các doanhnghiệp FDI tại Bình Dương từ đó khuyến nghị những tồn tại và đề ra giải pháp phùhợp

Trang 8

Foreign Direct Investment in Bình Dương

The result of the project is the research rationale, that related to transfer pricing

of FDI Through result of tax administration FDI in Binh Duong, we has the existingrecommendations and propose appropriate solutions

Trang 9

MỤC LỤC

Lời cam đoan: i

Lời cảm ơn: ii

Tóm tắt: iii

Abstract: iv

Mục lục: v

Danh mục các từ viết tắt: viii

Danh mục các bảng: ix

Danh mục các đồ thị sơ đồ: xi

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐGCG VÀ QUẢN LÝ T HUẾ TRONG ĐGCG 5

1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN: 5

1.1.1 Khái niệm về định giá chuyển giao (price transfering) 5

1.1.2 Khái niệm về nguyên tắc căn bản giá thị trường (Arm’s Length Principle) 6

1.1.3 Khái niệm về chuyển giá (transfer pricing) 7

1.2 CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI 8

1.2.1 Hình thức chuyển giá trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư quốc tế 8

1.2.2 Hình thức chuyển giá trong giai đoạn triển khai dự án 9

1.3 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐGCG KHÔNG THEO NGUYÊN TẮC GIÁ THỊ TRƯỜNG 12

1.3.1 Đối với Công ty đa quốc gia 12

1.3.2 Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư 13

1.4 QUẢN LÝ THUẾ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỊNH GIÁ CHUYỂN GIAO KHÔNG THEO GIÁ THỊ TRƯỜNG 15

1.4.1 Các phương pháp định giá chuyển giao 16

1.4.2 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần 19

1.4.3 Cơ chế thỏa thuận định giá trước (APA) 21

1.5 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐGCG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM 24

Trang 10

1.5.1 Kinh nghiệm các nước 24

1.5.2 Bài học rút ra cho cơ quan quản lý th uế Việt Nam 32

Kết luận chương 1 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐGCG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI BÌNH DƯƠNG VÀ QUẢN LÝ CỦA CỤC THUẾ BÌNH DƯƠNG TRONG LĨNH VỰC NÀY 34

2.1 TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI TẠI BÌNH DƯƠNG 34

2.1.1 Tình hình thu hút vốn FDI tại Bình Dương tính đến năm 2013 34

2.1.2 Thuận lợi và khó khăn trong thu hút FDI tại Bình Dương 37

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐGCG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI BÌNH DƯƠNG 39

2.2.1 Tình hình chung 39

2.2.2 Nghiên cứu một số hình thức ĐGCG thông qua hoạt động của cá c doanh nghiệp FDI tại Bình Dương 45

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ CỦA CỤC THUẾ BÌNH DƯƠNG TRONG LĨNH VỰC NÀY 59

2.3.1 Một số kết quả đạt được 59

2.3.2 Những hạn chế, tồn tại 66

Kết luận chương 2: 71

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐGCG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI BÌNH DƯƠNG 72

3.1 QUAN ĐIỂM VÀ CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 72

3.1.1 Phù hợp thông lệ quốc tế, tiếp thu kinh nghiệm các nước đi trước 72

3.1.2 Phù hợp tình hình thực tiển và khả năng quản lý của Bình Dương nói riêng, Việt Nam nói chung 72

3.1.3 Không làm giảm tính hấp dẫn của môi trường thu hút ĐTNN tại Bình Dương đồng thời đảm bảo quyền thu thuế của tỉnh Bình Dương nói riêng, Việt N am nói chung .72

Trang 11

3.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 73

3.2.1 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giá chuyển giao 73

3.2.2 Ban hành các quy định pháp luật liên quan hoạt động ĐGCG 84

3.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực quản lý chuyên sâu 87

3.2.4 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa ngành thuế và các ban ngành có liên quan 89

3.2.5 Quy định các biện pháp chế tài đủ mạnh, phù hợp đối với các hàn h vi không tuân thủ những quy định liên quan đến ĐGCG 92

3.2.6 Từng bước hoàn thiện và khuyến khích doanh nghiệp áp dụng cơ chế thỏa thuận giá trước (APA) 94

Kết luận chương 3 97

Trang 12

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MNC : Công ty đa quốc gia (Multinational corporation)

FDI: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Foreign Direct Investment

ĐGCG : định giá chuyển giao (price transfering)

OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ( Organization for Economic

Co-operation and Development)

ALP: Nguyên tắc căn bản giá thị trường

APA: Thỏa thuận định giá trước

CUP: Phương pháp giá tự do có thể so sanh được

CPM: Phương pháp giá vốn cộng thêm

EU: Thị trường chung Châu Âu

IRS: Cơ quan thuế nội địa của Mỹ

OECD: Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển

SAT : Cơ quan thuế Trung Quốc

TSCĐ: Tài sản cố định

Thuế TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp

TNMM : Phương pháp lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao

ASEAN: Hiệp hội các nước Đông nam Á

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

ADB: Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank)

AFD: Cơ quan phát triển Pháp (Asian France Development)

Trang 13

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Phân biệt ĐGCG và “chuyển giá ” 8

Bảng 1.2 : Sự tương đồng giữa Thông tư 66 và Hướng dẫn OECD 17

Bảng2.1:Tình hình thu hút FDI của Bình Dương giai đoạn 2009-2013 34

Bảng 2.2: Tình hình thu hút FDI Bình Dương đến cuối năm 2013 so sánh với các tỉnh khác trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam 35

Bảng 2.3: Tình hình thu nộp ngân sách năm 2012-2013 tại tỉnh Bình Dương 40

Bảng 2.4: Tình hình kê khai lỗ của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN Bình Dương 2009-2013 41

Bảng 2.5: Tình hình ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN Bình Dương 2011-2013 42

Bảng 2.6: Tình hình thu thuế TNDN của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN Bình Dương 2012-2013 43

Bảng 2.7 : Sơ đồ giao dịch giữa các doanh nghiệp chuyển giá 46

Bảng 2.8: Khái quát các chỉ tiêu tài chính của Công ty LD Chí Hùng VN 46

Bảng 2.9: Khái quát các chỉ tiêu tài chính của Công ty TNHH BK 48

Bảng 2.10: Khái quát các chỉ tiêu tài chính của Công ty CP Thép S.T 48

Bảng 2.11 : So sánh nguyên giá nhập MMTB giữa 2 doanh nghiệp 49

Bảng 2.11: Chi phí tài chính qua các năm của Công ty TNHH O’LEER 50

Bảng 2.12: Chi phí QC,KM vượt mức qua các năm của Công ty TNHH O’LEER.51 Bảng 2.13: Quyết toán dự án “Cấp nước và vệ sinh đô thị Nam Thủ Dầu Một 52

Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty Chutex Việt Nam 53

Bảng 2.15: Giá vốn, giá xuất khẩu của một vài sản phẩm chủ yếu của Công ty Chutex Việt Nam 54

Bảng 2.16: Đơn giá gia công hàng may mặc 56

Bảng 2.17 : Kết quả kinh doanh công ty Hansoll Vina 56

Bảng 2.18: Tỷ lệ doanh nghiệp ngành gỗ kê khai lỗ năm 2013 58

Bảng 2.19: Đặc điểm 5 doanh nghiệp lựa chịn khảo sát 65

Trang 14

Bảng 2.20: Giá trị tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của 5 DNtừ năm 2012 65

Bảng 2.21: Các giá trị TPV và số trung vị từ năm 2010-2012 65

Bảng 2.22 : Kết quả thực hiện chống chuyển giá trong thời gian qua 66

Bảng 3.1: Lựa chọn phương pháp xác định giá phù hợp 81

Bảng 3.2: Một số kiến nghị bổ sung văn bản Luật 86

Trang 15

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ SƠ ĐỒ

Hình 2.1 Số dự án đầu tư vào Bình Dương qua các năm 34

Hình 2.2 Số vốn đăng ký và thực hiện từng năm 35

Hình 2.3 Số dự án đầu tư tính đến cuối năm 2013 của các tỉnh 35

Hình 2.4 Số vốn đăng ký đầu tư tính đ ến cuối năm 2013 của các tỉnh 36

Hình 2.5 :Số thuế dự toán và thu nộp tính theo lọai hình đầu tư năm 2012 40

Hình 2.6 : Số thuế dự toán và thu nộp tính theo lọai hình đầu tư năm 2013 40

Hình 2.7: Tỷ lệ doanh nghiệp kê khai lỗ qua các năm 41

Hình 2.8: Số thuế TNDN được ưu đãi, miễn giảm qua các năm của doanh nghiệp 42 Hình 2.9:Tỷ lệ đóng góp thuế TNDN của doanh nghiệp qua các năm 43

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quy trình thanh tra giá chuyển giao 76

Trang 16

LỜI MỞ ĐẦU

1.SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cùng với quá trình toàn cầu hóa, Quá trình thu hút Đầu tư doanh nghiệp nướcngoài (FDI) vào Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triểnkinh tế , góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển đổi mới công nghệ, trình độ quản

lý, phương thức sản xuất tiên tiến , thu hút nhanh vốn đầu tư Tuy nhiên để tối đahóa lợi nhuận , doanh nghiệp FDI luôn vận dụng và tìm nhiều phương pháp để làmgiảm nghĩa vụ thuế phải nộp tại nước nhận đầu tư , chuyển lợi nhuận về công ty mẹhay tại nước có mức thuế suất TNDN thấp hơn chủ thể đầu tư, thậm chí là lỗ từ khitiến hành đầu tư SXKD cho đến nay và hình thức thường được các doanh gnhiệpFDI áp dụng là “chuyển giá” trong các giao dịch liên kết của các công ty FDI

Do chính sách thuế của từng quốc gia khác nhau , việc đầu tư kinh doanh củacác công ty liên kết diễn ra tại nhiều nước trên thế giới đã tạo điều kiện dễ dàng chocông ty đa quốc gia “chuyển giá” gây thất thu thuế cho nước nhận đầu tư, từ đó dẫnđến môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp , tạo sức ép bấtbình đẳng, gây phương hại đối với các DN chấp hành tốt nghĩa vụ thuế

Bình Dương là một trong những tỉnh thành phố thu hút đầu tư FDI cao , với

số thu nộp thuế hàng năm vào ngân sách nhà nước luôn đứng đầu trên cả nước.Nhưng nếu phân tích cụ thể thì bên cạnh những kết quả đạt được còn có nhiều vấn

đề cần phải nghiên cứu và giải quyết đó là tình trạng nhiều doanh nghiệp FDI kêkhai thuế TNDN rất thấp và thậm chí lỗ nhiều năm nhưng vẩn mở rộng sản xuất Đó

là tình trạng Chuyển giá giữa các công ty có mối quan hệ liên kết Chính sách thuế

về vấn đề chuyển giá được xây dựng từ 1997 đánh dấu bằng việc ban hành thông tư74/1997/TT-BTC, kế đến là thông tư số 117/2005/TT-BTC ngày 19/12/2005 vàđược sửa đổi đến nay năm 2010 là thông tư 66/2010/TT-BTC với việc bắt buộcdoanh nghiệp phải kê khai mối quan hệ liên kết và xác định mức giá giao dịch Đây

là nổ lực của chính phủ , ngành thuế Việt Nam đối với việc “đấu tranh” chốngchuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI

Trang 17

Việc phân loại và xác định các doanh nghiệp FDI có dấu hiệu “chuyển giá” ởBình Dương trong thời gian qua có thực hiện nhưng chưa đạt được kết quả cao,nguyên nhân là do việc chuyển giá giữa các doanh nghiệp FDI ngày càng tinh vi vàphức tạp , gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý- thanh kiểm tra thuế về chốngchuyển giá Việc xác định các dấu hiệu chuyển giá –phương thức chuyển giá đối vớicác doanh nghệp FDI chưa được khảo sát cụ thể bằng các đề tài nghiên cứu khoahọc, phương pháp xác định giá chuyển nhượng theo thông tư 66/2010/TT-BTC cóhướng dẫu nhưng cơ sở pháp lý để áp dụng còn nhiều vấn đề tranh cải giữa cơ quanthuế và doanh nghiệp.

Xuất phát từ những vấn đề thực tiển nêu trên Việc nghiên cứu hoạch địnhchính sách và thực hiện các giải pháp trong công tác chống chuyển giá đối với cácdoanh nghiệm FDI ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng là một yêucầu cấp thiết Chính vì vậy tôi chọn đề tài : “quản lý thuế đối với hoạt động chuyểngiá của doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bình Dương”

2.MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích các dấuhiệu cũng như xác đ ịnh các hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI hoạt độngtrên địa bàn tỉnh Bình Dương Từ đó đề ra các giải pháp nhằm chống chuyển giá vànăng cao công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh BìnhDương

2.2 Nội dung nghiên cứu

Thứ nhất : Hệ thống cơ sở lý luận chung nhất về chuyển giá và hoạt độngchuyển giá của các doanh nghiệp FDI, làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thựctrạng và đề xuất giải pháp

Thứ hai : Phân tích thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại tỉnhBình Dương Từ đó xác định kết quả và những tồn tại hiện nay

Thứ ba: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí thuế đối với hoạtđộng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bình Dương Qua đó đề ra các

Trang 18

giải pháp năng cao công tác quản lí thuế đối với hoạt động chuyển giá của cácdoanh nghiệp FDI tại tỉnh Bình Dương và kiến nghị những giải pháp đối với Cụcthuế tỉnh Bình Dương, TCT,BTC và chính phủ

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với nguồn số liệu thứ cấp là chủyếu Thông qua các phương pháp thống kê , mô tả, so sánh, tổng hợp và khái quáthóa để xác định và phân tích thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tạitỉnh Bình Dương

Để có thể nhận định tương đối chính xác về các vấn đề liên quan đến hoạtđộng chuyển giá, đề tài có sự kết hợp từ những căn cứ một số thông tư, văn bản quyđịnh của nhà nước và quốc tế, kết hợp với thực tế quản lý thuế đối với các doanhnghiệp FDI tại Bình Dương Phương pháp nghiên cứu của đề tài là đi từ thực tiễntình hình các giao dịch liên kết, thực trạng chuyển giá và công tác chống chuyển giátại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới nói chung và tỉnh Bình Dương nóiriêng Từ đó tiến hành nghiên cứu và áp dụng vào thực tế phương pháp tính tứ phân

vị theo Thông tư 66/2010/TT-BTC để xác định tỷ xuất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành) trong một số lĩnh vục ngành nghề khác nhau như cơ khí chính xác,ngàng may mặc nhằm đưa từng bước xây dựng hệ thống số liệu thống kê về tỷ suấtlợi nhuận của từng ngành nghề lĩnh vực, qua đó tạo thuận lợi cho việc so sánh vàthực hiện áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường theo Thông tư66/2010/TT-BTC được thuận lợi hơn

Qua đó đề ra các giải pháp cho vấn đề quản lí thuế đối với các DN FDI cómối quan hệ liên kết - chuyển giá tại tại tỉnh Bình Dương được hiệu quả, tạo nên sựcông bằng giữa các loại hình doanh nghiệp

2.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lí thuế đối với hoạt động chuyển giácủa DN FDI

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Thời gian nghiên cứu: từ năm 2009-2013

Trang 19

3.BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

Phần mở đầu , phụ lục và tài liệu tham khảo và kết luận, luận văn được trìnhbày trong phạm vi 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về chuyển giá và quản lý thuế trong hoạt động chuyển giá

đối với những doanh nghiệp FDI

Chương 2: Thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Bình Dương và

quản lý thuế của Cục thuế Bình Dương trong lĩnh vực chống chuyển giá

Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động chuyển

giá trong các doanh nghiệp FDI tại Bình Dương

Trang 20

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐGCG VÀ QUẢN LÝ THUẾ

TRONG ĐGCG

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá ngày càng gia tăng, sự phát triểnmạnh mẽ của các tập đoàn kinh tế, các công ty đa quốc gia cả về quy mô và cơ cấu

tổ chức là một tất yếu khách quan Sự lớn mạnh của các Tập đoàn kinh tế, các Công

ty đa quốc gia (gọi tắt là MNC) kéo theo sự gia tăng khối lượng các giao dịchthương mại ngày một lớn Khi c ác Doanh nghiệp áp đặt giá giao dịch nội bộ khôngtheo giá thị trường, không theo quy luật cung cầu thì các giao dịch nội bộ này làphương tiện để Doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá nhằm hưởng lợi và tốithiểu hoá số thuế phải nộp gây ra sự bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụthuế giữa các Doanh nghiệp và tác động xấu đến môi trường kinh doanh Cơ quanthuế tại nhiều nước đã xây dựng định chế pháp lý về ĐGCG nhằm đảm bảo cácMNC ghi nhận lợi nhuận một cách hợp lý và hoàn thành đúng nghĩa vụ thuế tại cácquốc gia đang hoạt động

1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN:

1.1.1 Khái niệm về định giá chuyển giao (price transfering)

Với sự hiện diện ngày càng nhiều của các MNC ở khắp nơi trên thế giới thìcác nghiệp vụ chuyển giao về hàng hoá, dịch vụ, bí quyết công nghệ và tài sản trítuệ trong nội bộ các MNC nhưng lại vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia ngàycàng trở nên phổ biến Một vấn đề nảy sinh trong quá trình đó là làm sao kiểm soátđược các nghiệp vụ chuyển giao xuyên biên giới đó, khái niệm “định giáchuyển giao” đã xuất hiện

Định giá chuyển giao, theo khái niệm chung nhất, đó là việc sử dụng

các phương pháp để xác định giá cả trong các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ trong nội bộ MNC phù hợp với thông lệ quốc tế và được chấp nhận tại các quốc gia mà các công ty con của MNC đang hoạt động.

ĐGCG là một khái niệm mô tả hành vi thực hiện một chính sách tài chính ,một nghiệp vụ mang đầy đủ màu sắc của khoa học và nghệ thuật

Như vậy ĐGCG là một lĩnh vực phức tạp không chỉ liên quan đến bản thân

Trang 21

MNC mà còn có ảnh hưởng quan trọng đến cơ quan thuế của các quốc gia hữuquan trên nhiều phương diện khác nhau ĐGCG quốc tế được xem là một cơ chếquan trọng để MNC vận động vốn giữa các quốc gia và chọn lựa quốc gia mà họmong muốn báo cáo lợi nhuận Chính sách ĐGCG mà các MNC sử dụng sẽ tácđộng trực tiếp lên lợi nhuận được báo cáo ở một nước và vì thế tác động lên nguồnthu về thuế của nước đó.

Vấn đề ĐGCG là một vấn đề quan trọng đối với mọi nước tiếp nhận đầu tư,không phân biệt trình độ phát triển kinh tế, nhưng nó trở nên đặc biệt quan trọngđối với những nước đang phát triển bởi thuế TNDN là nguồn thu thuế chính của

họ và cũng bởi các nước này thường thiếu nguồn lực để đối phó lại các vấn đề này

1.1.2 Khái niệm về nguyên tắc căn bản giá thị trường (Arm’s Length

Principle)

Nguyên tắc thị trường (ALP): là một chuẩn mực quốc tế do Tổ chức Hợp tác

kinh tế và phát triển (OECD) đưa ra nhằm yêu cầu “mọi giao dịch giữa hai bên

có quan hệ liên kết phải sử dụng giá cả thị trường – tức là giá được xác định

n h ư trường hợp có một giao dịch tương tự diễn ra giữa hai bên độc lập”.

Nguyên tắc “giá thị trường ” yêu cầu sự thanh toán có tính chất đền bù đốivới bất cứ nghiệp vụ nào trong nội bộ MNC phải thích ứng với cấp độ được ápdụng khi có nghiệp vụ xảy ra giữa các bộ phận không có quan hệ liên kết, trongkhi các yếu tố khác đều như nhau Điều này có thể hiểu một cách cụ thể là nếutồn tại một nghiệp vụ chuyển giao trong nội bộ MNC thì nghiệp vụ đó phải đượcđánh giá theo tiêu chuẩn nó được thực hiện với những đơn vị khác không cóliên kết trên thị trường Song trên thực tế, việc xác định giá trị nghiệp vụ chuyểngiao theo giá thị trường là một vấn đề cực kỳ khó khăn bởi vì nó không chỉ baogồm loại nghiệp vụ được xét đến mà còn phải quan tâm đến những tình huốngkinh tế xoay quanh nghiệp vụ đó

Các nghiệp vụ chuyển giao trong nội bộ MNC có nội dung rất phong phú và

đa dạng Đó là các nghiệp vụ liên quan đến: vấn đề bán tài sản hữu hình, vấn đềbán máy móc thiết bị, vấn đề bán hàng tồn kho, vấn đề chuyển giao các tài sản vô

Trang 22

hình, cung ứng dịch vụ, việc tài trợ cho các nghi ệp vụ.

Nói một cách rõ ràng hơn, nguyên tắc giá thị trường là nguyên tắc sử dụnghành vi của những bên độc lập làm tiêu chuẩn hay làm cơ sở tham khảo để xácđịnh việc phân bổ thu nhập và chi phí trong các giao dịch quốc tế giữa các doanhnghiệp có quan hệ liên kết Nguyên tắc này yêu cầu có sự so sánh giữa những

gì doanh nghiệp liên kết đã thực hiện và những gì mà một doanh nghiệp thực sựđộc lập thực hiện trong các trường hợp như vậy hay tương tự như vậy

1.1.3 Khái niệm về chuyển giá (transfer pricing)

Chuyển giá là việc thực hiện áp đặt giá chuyển giao được xác định trong

nghiệp vụ ĐGCG không tuân thủ theo nguyên tắc đã được quy định và có nhiều sai biệt so với giá hợp lý hay giá thị trường thì lúc đó ta nói rằng đây là hoạt động

ĐGCG không theo giá thị trường ( ALP) mà lâu nay chúng ta dùng từ “chuyển giá”

theo một cái nhìn tiêu cực.

Nếu như ĐGCG mang tính khách quan thì “chuyển giá” bản thân nó là hoạtđộng mang nặng tính chủ quan, nhằm mục đích trốn thuế, chiếm lĩnh thị phần, thôntính đối thủ cạnh tranh một cách thiếu lành mạnh

Công cụ chính mà các MNC thường sử dụng trong khi thực hiện hành vichuyển giá là định giá mua bán nguyên vật liệu, hàng hoá xuất khẩu v à nhậpkhẩu không theo giá thị trường Ngoài ra, định giá các giao dịch một cáchchủ quan do một số các nghiệp vụ giao dịch nội bộ của các MNC không thể hiệndưới hình thức giá trị, không phản ánh trên một hoá đơn hay chứng từ nào, vì vậycác cơ quan quản lý thuế không thể kiểm tra được các nghiệp vụ kể trên

*Phân biệt ĐGCG và “chuyển giá”

Trong thực tế, để khẳng định một hoạt động là ĐGCG tích cực hay “chuyểngiá” tiêu cực đòi hỏi người đánh giá phải hết sức thận trọng do tính hạn chế trongranh giới giữa ĐGCG và “chuyển giá” Chính vì thế, rất cần thiết phải nghiên cứucác nguyên tắc nền tảng của ĐGCG cũng như các phương pháp xây dựng giáchuyển giao một cách khoa học và có sức thuyết phục

Như đã đề cập trong phần khái n iệm trên, ĐGCG không đồng nghĩa với

Trang 23

“chuyển giá”, thực chất của “chuyển giá” dùng ở đây là muốn nói đến tình huốngĐGCG # ALP, và trong luận văn này tác giả xin được dùng từ chuyển giá thay choĐGCG không theo giá thị trường Ta có thể làm một vài phép so sánh như sau [7;9]:

Bảng 1.1: Phân biệt ĐGCG và “chuyển giá”

1 Bản chất - Mang tính khoa học khách quan - Hoạt động thuần tuý chủ quan

2 Phạm vi áp dụng - Được nhiều quốc gia thừa nhận và

nhiều MNC áp dụng

- Chỉ phát sinh ở những MNC có ý đồ

trốn thuế

3 Nguyên tắc tuân thủ - Căn bản giá thị trường - Tận dụng tối đa lợi thế về thuế có thể

có, bất chấp quy luật cung cầu, quy luật

cạnh tranh

4 Phương pháp xác

định giá

- Các phương pháp khoa học - Tách rời chi phí thực tế, trên cơ sở tối

đa hoá lợi nhuận

5 Sản phẩm, dịch

vụ áp dụng

- Tất cả sản phẩm, dịch vụ tronggiao dịch chuyển giao nội bộ

- Chỉ các sản phẩm, dịch vụ có đặc điểmriêng biệt, độc quyền, gây được khó khăntrong việc xác định giá cả theo ALP

6 Động cơ - Kiểm soát nội bộ và thực hiện

công tác kế toán quản trị

- Tối thiểu hóa rủi ro, tối đa hoá lợi

nhuận

1.2 CÁC HÌNH THỨC CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI

1.2.1 Hình thức chuyển giá trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư quốc tế

1.2.1.1 Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao trị giá tài sản góp vốn

 Đầu tư dưới dạng liên doanh : việc nâng giá trị tài sản góp vốn sẽ làm chophần vốn của bên phía cố ý nâng giá trị góp vốn tăng, nhờ đó sự chi phối trong cácquyết định liên quan đến hoạt động của dự án liên doanh sẽ gia tăng và mức lờiđược chia cũng tăng ( vì lời được chia cho các bên theo tỉ lệ góp vốn pháp định).Ngoài ra, khi dự án kết thúc hoạt động thì tỉ lệ giá trị tài sản được chia cao hơn

Trang 24

 Đối với các công ty 100% vốn ĐTNN thì việc nâng tài sản góp vốn sẽ giúp

họ tăng mức khấu hao trích hàng năm Việc tăng mức khấu hao tài sản cố định sẽgiúp chủ đầu tư: mau hoàn vốn đầu tư nhờ đó giảm thiểu rủi ro đầu tư; giảm mứcthuế TNDN phải đóng góp cho nước tiếp nhận đầu tư do chi phí tăng dẫn đến lợinhuận chịu thuế giảm

1.2.1.2 Chuyển giá bằng cách nâng khống giá trị công nghệ, thương hiệu, tài sản

vô hình

Việc định giá chính xác được tài sản vô hình của các nhà đầu tư hết sức khó,lợi dụng việc này mà c ác công ty đa quốc gia chủ ý thổi phồng phần góp vốn bằngthương hiệu, công thức pha chế, chuyển giao công nghệ …nhằm tăng phần vốn gópcủa mình lên Một số trường hợp phía góp vốn bằng tài sản vô hình có xuất trìnhgiấy chứng nhận của công ty kiểm toán nhưng độ tin cậy, trung thực các giấy chứngnhận này rất khó kiểm định

1.2.2 Hình thức chuyển giá trong giai đoạn triển khai dự án

Đây là giai đoạn dự án đã đi vào hoạt động kinh doanh, các công ty đa quốcgia thường sử dụng các hình thức chuyển giá như s au:

1.2.2.1 Nhập khẩu nguyên phụ liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài hoặc từ công ty

có quan hệ liên kết với giá cao

Lợi dụng sự khác biệt về tính chất, đặc điểm kỷ thuật của nguyên vật liệu,hàng hóa có nguồn gốc từ các nước so với hàng nội địa, đặc biệt đối với một số mặthàng độc quyền, các công ty đa quốc gia cố tình nâng giá cao những nguyên liệuxuất về cho các công ty trong cùng tập đoàn để tăng chi phí của các công ty này.Đôi khi, không có một lý do chính đáng nào để các công ty con này phải chịu thêmchi phí vận chuyển và những rủi ro khác khi phải nhập khẩu mà không mua trongnước nhưng hoạt động nhập khẩu vô lý đó vẫn cứ diễn ra theo chỉ định của công tymẹ

1.2.2.2 Làm quảng cáo ở nước ngoài với chi phí cao

Nhiều doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã thực hiện quảng cáo ở nước ngoàihoặc thuê các đối tác nước ngoài làm các phim quảng cáo với chi phí rất cao, trong

Trang 25

nhiều trường hợp các công ty quảng cáo đó chính là các công ty con trong cùng tậpđoàn Chi phí quảng cáo cũng làm tăng chi phí kinh doanh, làm giảm lợi nhuận chịuthuế TNDN của các công ty có vốn FDI, làm thất thu thuế của các nước tiếp nhậnvốn đầu tư Thực chất khoản lợi nhuận đó đã đư ợc chuyển ra nước ngoài thông quaviệc thanh toán tiền quảng cáo Đây cũng là m ột hình thức chuyển lợi nhuận cho tậpđoàn ở nước ngoài.

1.2.2.3 Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản lý

 Một số công ty FDI thuê người quản lý doanh nghiệp, chuyên gia với lươngrất cao nhưng hiệu quả mang lại thấp, thông thường họ là những người do công ty

mẹ cử đến hoặc từ một công ty con nào đó trong cùng tập đoàn chuyển sang Ngoài

ra, còn có hình thức đào tạo ở nước ngoài như cử chuyên viên, công nhân sang họctập, thực tập tại công ty mẹ (tu nghiệp sinh) với chi phí cao Việc chuyển tiền vềcông ty mẹ với mức giá cao để tổ chức huấn luyện đào tạo cũng là một hình thứcchuyển giá

 Bên cạnh, các công ty có vốn FDI còn trả chi phí cho các hợp đồng tư vấnvới giá cao cho công ty mẹ Loại hình tư vấn rất khó xác định số lượng và chấtlượng để xác định chi phí cao hay thấp, nên lơi dụng điều này nhiều công ty có vốnFDI thực hiện hành vi chuyển giá mà thực chất chuyển lợi nhuận về nước dưới danhnghĩa là phí dịch vụ tư vấn

1.2.2.4 Thực hiện chuyển giá thông qua việc điều tiết giá mua bán hàng hóa

 Khi thuế nhập khẩu tại nước nhập khẩu cao thì công ty mẹ ở nước ngoài bánnguyên liệu, hàng hóa cho công ty con tại nước này với giá thấp nhằm giảm thuếnhập khẩu phải nộp Và để bù đắp lại phần chênh lệch do bán sản phẩm với giá thấpnày, công ty mẹ sẽ tăng cường hoạt động tư vấn, huấn luyện, giúp hỗ trợ tiếp thị vớichi phí cao sao cho cuối cùng tổng chi phí của doanh nghiệp phải đạt mức tối đanhằm giảm thuế TNDN phải nộp

 Đặc biệt, việc các công ty con điều chỉnh giá thành phẩm, hàng hóa xuất vềcông ty mẹ thấp hơn giá thị trường nhằm giảm doanh thu, lợi nhuận chịu thuế tại

Trang 26

nước đầu tư là hình thức chuyển giá phổ biến nhất vì thực hiện rất đơn giản thôngqua quyền tự do định đoạt giá cả trong kinh doanh.

1.2.2.5 Chuyển giá thông qua hình thức hạ thấp giá bán sản phẩm:

Hoạt động này thường được các DN FDI thực hiện thông qua các hợp đồngxuất khẩu cho công ty mẹ hoặc các đối tác liên kết của công ty mẹ ở nước ngoài

1.2.2.6 Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bằng nghiệp vụ vay,tư vấn từ công ty mẹ

Bằng hình thức này các công ty con tạo ra cơ cấu vốn và nguồn vốn bất hợp

lý như dùng nguồn vốn vay từ công ty mẹ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sảnđầu tư dài hạn (không tăng vốn góp chủ sở hữu) nhằm đẩy chi phí hoạt động tàichính lên cao như chi phí chênh lệch tỉ giá, chi phí lãi vay…và chuyển 1 phần lợinhuận về nước dưới dạng trả lãi vay và chi phí bảo lãnh vay vốn để tránh thuếTNDN, tránh lỗ do chênh lệch tỷ giá về sau

1.2.2.7 Chuyển giá thông qua hoạt động tài trợ

Đây là hình thức chuyển giá thường xuất hiện ở các dự án ODA Lợi dụng sự

ưu tiên cung cấp thiết bị, máy móc, dịch vụ, tư vấn cho các nước tài trợ vốn, chonên nhiều nhà cung cấp ở nước ngoài tài trợ nâng giá thiết bị, nguyên vật liệu, hànghóa, dịch vụ lên cao…đẩy giá đầu tư lên cao có lợi cho nước tài trợ

1.2.2.8 Chuyển giá thông qua hoạt động chuyển nhượng vốn

Thực tế cho thấy dấu hiệu các doanh nghiệp tiến hành chuyển nhượng nganggiá, hay chuyển nhượng với giá tượng trưng ngày càng tăng lên.Tuy nhiên hình thứcnày rất ít vì giao dịch này thường chỉ phát sinh 1 lần hoặc rất ít lần trong thời gianhoạt động.Do đó ảnh hưởng không lớn và rất khó xác định

1.2.2.8 Chuyển giá thông qua hoạt động nhượng bản quyền.

Các công ty thường chuyển nhượng bản quyền với giá trị rất cao, và đượctính thông doanh số bán hàng của công ty nhận bản quyền (như sx xe hơi, giầy,nước giải khát, rượu bia )

Trang 27

Tùy vào đặc điểm kinh doanh khác nhau mà các tập đoàn đa quốc gia sửdụng các biện pháp khác nhau để thực hiện chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi nhuậntrên phạm vi toàn cầu.

Ngoài ra, đối với các quốc gia có chế độ ưu đãi thuế (như Trung Quốc vàViệt Nam), các công ty con trong tập đoàn cùng đầu tư tại một quốc gia có thể đượchưởng lợi từ chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế bằng cách chuyển thu nhập từ công tycon không được hưởng ưu đãi hoặc ưu đãi với tỷ lệ thấp hơn sang công ty con đượchưởng ưu đãi cao hơn Vì th ế, mặc dù phần lớn các quốc gia thường chỉ quy định vềchuyển giá đối với giao dịch quốc tế, một số quốc gia lại áp dụng quy định vềchuyển giá đối với cả giao dịch trong nước

1.3 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐGCG KHÔNG THEO NGUYÊN TẮC GIÁ THỊ TRƯỜNG

1.3.1 Đối với Công ty đa quốc gia

 Nếu các hành vi chuyển giá bị phát hiện thì các MNC sẽ bị thực hiện chế tàiphạt về hoạt động chuyển giá tuỳ theo mức độ vi phạm và theo quy định về chốngchuyển giá của từng quốc gia Hình thức phạt có thể là tỷ lệ phần trăm trên số thuếphải nộp, phạt số lần trên số thuế trốn hoặc là phạt bằng mức thuế bổ sung

 Kết quả hạch toán của từng Công ty con của tập đoàn không phản ánh thựcchất kết quả hoạt động kinh doanh, cho nên từng Công ty thiếu cơ sở thực tiển tincậy để xây dựng chiến lược kinh doanh cho chính mình

 Phân tích hoạt động tài chính của tập đoàn phức tạp vì chính sách thuế, chiphí của từng nước thay đổi dẫn đến chiến lược chuyển giá của từng Công ty thayđổi

 Tuy nhiên, những lợi ích mang lại cho các công ty đa quốc gia này khi thựchiện hành vi chuyển giá sẽ rất lớn hơn nhiều so với những gì mất đ i, đó là giảmthiểu chi phí thuế, tăng khả năng cạnh tranh Đó cũng là lý do mà hoạt động chuyểngiá ngày càng gia tăng

Trang 28

1.3.2 Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư

Đối với một quốc gia, đặc biệt là các nước tiếp nhận vốn FDI và khôngphải là một “nơi trú ẩn an toàn về thuế”, thì các hành vi ĐGCG không theo giá thịtrường được thực hiện bởi các MNC ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp gây tổn thấtđến phúc lợi kinh tế của đất nước Nói một cách khác, những lợi ích của MNC thuđược từ việc ĐGCG khác với với giá thị trường sẽ là những thiệt hại đứng về phíaquốc gia tiếp nhận đầu tư Cụ thể như sau:

Gây thất thu NSNN

Điều này có thể thấy rất rõ trong các phân tích về động cơ “tối thiểu hóa sốthuế phải nộp” Đây là tác động trực tiếp nhất và đáng quan tâm nhất đối với cácnước đang phát triển Do tính chất tương đối nhỏ bé và nguồn thu tương đối hạnhẹp ở những nước này nên ảnh hưởng của ĐGCG không theo giá thị trường đếnnguồn thu NSNN là rất lớn, như các nhà nghiên cứu kinh tế Mỹ đã nhấn mạnh:

“thất thu thuế từ các thủ thuật ĐGCG không theo nguyên tắc thị trường có thể làrất nhỏ so với tổng số thuế thu được của Cục dự trữ Liên bang Mỹ nhưng có thểchiếm một phần đáng kể trong tổng nguồn thu của chính phủ ở các nước nghèohơn”

Đối với các nước đang phát triển, nguồn thu của NSNN không những làmột nguồn lực để duy trì bộ máy nhà nước, mà còn là một trong những nguồn quantrọng góp phần duy trì hệ thống phúc lợi công cộng và phục vụ cho các chiếnlược phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia Do vậy, tác động từ việc thất thuthuế ( tuy không phải là tất cả) do các hành vi ĐGCG không theo giá thị trường củaMNC là một vấn đề rất tiêu cực

Tác động tiêu cực đến tình hình KT -XH

 Chiếm dụng vốn của đối tác trong nước ở liên doanh: Một trong những cáchthâm nhập thị trường của MNC là loại trừ sự tham gia của đối tác trong nước tạiliên doanh Với sự hiện điện của đối tác trong nước, bằng các thủ thuật ĐGCGkhông theo giá thị trường, MNC sẽ tạo ra tình trạng thua lỗ tại các liên doanh.Tình trạng thua lỗ kéo dài sẽ dẫn đến việc giảm vốn ban đầu của cả công ty, rồi yêu

Trang 29

cầu tăng vốn được đặt ra Trong trường nào đi nữa thì phía đối tác trong nước cũng

bị chiếm dụng vốn:

Trường hợp đối tác trong nước đồng ý gia tăng vốn góp để giữ tỷ trọngkhông đổi thì nguồn vốn góp ban đầu vẫn được coi là bị chiếm dụng do tình trạnggiảm nguồn vốn ban đầu không phải xuất phát từ rủi ro kinh doanh mà đã đượcchuyển về công ty mẹ

Trường hợp đối tác trong nước không thể chịu đựng được sự lỗ lã này thìMNC sẽ mua lại số vốn góp ban đầu - tất nhiên là với giá thấp hơn so với giá trịban đầu do tình hình hoạt động thua lỗ của liên doanh – và chuyển hình thức đầu

tư từ liên doanh sang 100% v ốn FDI

 Tạo thế độc quyền trong một ngành: các công ty con của MNC – vớichiến lược chiếm lĩnh thị trường một ngành cạnh tranh nào đó – do được sự hỗ trợcủa công ty mẹ nên dù các thủ thuật ĐGCG không theo giá thị trường có làm chochúng lỗ trong một thời gian dài nhưng vẫn có thể tiếp tục duy trì được hoạt động

và thực hiện chiến lược giá cả: “bán cho người tiêu dùng với giá thấp thậm chí dướimức chi phí sản xuất” Điều này gây ra tác động:

- Chèn ép các nhà sản xuất nội địa vốn có tiềm lực nhỏ hơn trong cùngngành Đẩy các đối thủ này vào thế điêu đứng buộc phải chuyển ngành sản xuấthay ngừng sản xuất do không thể cạnh tranh được

- Ngăn cản sự gia nhập của các nhà đầu tư nội địa tiềm năng Sự duy trì tỷsuất lợi nhuận thấp trong một thời gian dài sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư muốngia nhập vào ngành sản xuất mà MNC đang hoạt động

Kết quả của điều này tất yếu sẽ làm suy giảm mức độ cạnh tranh củamột ngành và không ai dám đảm bảo rằng giá cả của sản phẩm sẽ tiếp tục được duytrì ở mức thấp một khi MNC đã loại được phần lớn các đối thủ cạnh tranh chính

và tạo cho mình một thế độc quyền tương đối

 Làm sai lệch tác dụng của nhiều chính sách KT-XH: với chính sách ưu đãimiễn giảm thuế của Chính phủ nhằm mục đích thu hút đầu tư nước ngoà i, khuyếnkhích đầu tư vào các khu vực vùng xâu, vùng xa hoặc làm giảm khó khăn tài chính

Trang 30

cho doanh nghiệp mới thành lập….đã bị các MNC lợi dụng để thực hiện c huyển giá

do chênh lệch thuế suất; Hoặc với chính sách kêu gọi đầu tư dưới hình thức liêndoanh đã bị các MNC sử dụng nhằm mục đích thôn tính đối thủ cạnh tranh

Giảm phúc lợi của người lao động và các cổ đông trong các DN vốn FDI

Điều này cũng có thể được suy ra một cách khá dễ dàng Chính sách ĐGCGkhông theo giá thị trường của MNC gây ra tình trạng lỗ của công ty con và như thếgiảm lợi tức chia cho cổ đông – vốn phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế; giảm t iềnlương của công nhân – phụ thuộc một phần vào kết quả hoạt động của công ty

và công ty sẽ loại trừ được các áp lực từ phía công đoàn với các biện pháp đòităng lương

Các tác động tiêu cực của vấn đề ĐGCG của các MNC đã phân tích ở trên,nói tóm lại sẽ làm giảm phúc lợi kinh tế của quốc gia Chính điều này gây ra mốiquan tâm rất lớn không chỉ từ chính phủ, các nhà lập chính sách và các nhànghiên cứu mà còn là vấn đề được bàn cãi ở nhiều hội nghị trong các khối liên kếtkinh tế và kết quả là yêu cầu: “Mọi giao dịch nội bộ đều phải được xác định giá cảtheo nguyên tắc thị trường và cần phải có một sự đền bù nếu như có sự chênhlệch giữa hai loại giá cả” Điều này có thể hiểu một cách cụ thể là: nếu tồn tạimột nghiệp vụ chuyển giao trong nội bộ của MNC thì nghiệp vụ đó phải đượcđánh giá theo tiêu chuẩn nó được thực hiện với những đơn vị khác không có liênkết trên thị trường trở thành tiêu chí chung của nhiều quốc gia Để thực hiện đượccác yêu cầu này, một số nước đã xây dựng một hệ thống các phương pháp nhằmđiều chỉnh đối với các giao dịch nội bộ của các công ty có quan hệ liên kết trên

cơ sở tham khảo theo các hướng dẫn của OECD và các quy định của Mỹ

1.4 QUẢN LÝ THUẾ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỊNH GIÁ CHUYỂN GIAO KHÔNG THEO GIÁ THỊ TRƯỜNG

Hiện nay, ngành thuế các nước, các tổ chức kinh tế quốc tế xem vấn đềchuyển giá là một trong những vấn đề trọng tâm của quản lý thuế quốc tế Việc quản

lý giá chuyển giao để chống chuyển thu nhập qua giá đang là chủ đề thời sự trongcác diễn đàn về quản lý thuế trên thế giới và trong khu vực Hầu hết các quốc gia,

Trang 31

các tổ chức kinh tế quốc tế đều chung quan điểm cần phải quản lý hoạt động chuyểngiá.

Quản lý hoạt động ĐGCG nhằm ngăn chặn hiện tượng chuyển giá để bảođảm quyền lợi về thuế của các quốc gia, tăng cường tính tự giác và tuân thủ phápluật thuế đối với doanh nghiệp, đảm bảo tính thống nhất trong việc xác định giá thịtrường và đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp Để làm được điềunày, về phía cơ quan thuế nói riêng, cơ quan nhà nước nói chung cần phải nắm vữngnhững quy định cơ bản về các phương pháp ĐGCG, quy định về cơ chế thỏa thuậnđịnh giá trước cũng như ý nghĩa của các hiệp định thuế, thỏa thuận khác của Chínhphủ ký kết

1.4.1 Các phương pháp định giá chuyển giao

Phần lớn các nước đã phát triển khi xây dựng các quy định về ĐGCGcho nước mình đều chịu ảnh hưởng của các hướng dẫn về định giá chuyển giaocủa OECD và các quy định của Hoa Kỳ (điều luật 482) Các quy định về ĐGCGcủa những nước khác cũng đều dựa vào các khái niệm được rút ra từ một tronghoặc từ cả hai nguồn này Do đó, những nét cơ bản trong hai phương pháp tiếpcận về ĐGCG của OECD và của Hoa Kỳ sẽ là nền tảng cho việc xác lập quanđiểm của Việt Nam trong xây dựng các phương pháp ĐGCG trong thời gian qua.Hiện nay, theo quy định tại Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/04/2010 có 05phương pháp ĐGCG, về mặt kỷ thuật và điều kiện áp dụng t ư ơ ng tự như 0 5

p h ư ơn g p h á p về định giá chuyển giao của OECD, gồm hai nhóm: nhómphương pháp truyền thống dựa trên cơ sở của nghiệp vụ chuyển giao gồm phươngpháp so sánh giá GDĐL, phương pháp giá bán lại, phương pháp giá vốn cộng lãi;nhóm phương pháp dựa trên lợi nhuận của nghiệp vụ chuyển giao: phương phápchiết tách lợi nhuận, phương pháp so sánh lợi nhuận (tương tự phương pháp lợinhuận ròng của nghiêp vụ chuyển giao theo quy định của OECD)

Trang 32

Bảng 1.2 : Sự tương đồng giữa Thông tư 66 và Hướng dẫn OECD

Thông tư 66 Tương

Ph Pương pháp so sánh giá GDĐL ≈ Comparable Uncontrolled Price (CUP)Phương pháp giá bán lại ≈ Resale Price Method (RPM)

Phương pháp giá vốn cộng lãi ≈ Cost Plus Method (CPM)

Phương pháp so sánh lợi nhuận ≈ Transcational Net Margin Method (TNMM)Phương pháp tách lợi nhuận ≈ Profit Split Method (PSM)

1.4.1.1 Phương pháp so sánh giá GDĐL

Phương pháp so sánh giá GDĐL là phương pháp so sánh giá chuyển giaotrong một nghiệp vụ chuyển giao giữa các doanh nghiệp có quan hệ liên kết vàgiá được xác định trong một giao dịch khác không bị kiểm soát (giá thị trường).Hai nghiệp vụ này phải đảm bảo có thể so sánh được với nhau Nếu điều kiệnnày đã đảm bảo mà có sự khác biệt giữa hai mức giá thì giá trong giao dịch không

bị kiểm soát sẽ được sử dụng để làm căn cứ tính thuế đối với nghiệp vụ giao dịch

bị kiểm soát

1.4.1.2 Phương pháp giá bán lại

Phương pháp giá bán lại dựa vào giá bán ra của sản phẩm do doanh nghiệpbán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phẩm đó từ bên liên kết, đặtgiả định là sản phẩm được giao dịch giữa hai doanh nghiệp có quan hệ liên kết(doanh nghiệp A và B) sau đó được bán lại cho một doanh nghiệp độc lập (doanhnghiệp C) Phương pháp giá bán lại bắt đầu từ việc xem xét giá bán lại sản phẩm.Giá này được điều chỉnh giảm một lượng tương thích – biểu hiện là số tiền màdoanh nghiệp B (nhà bán lại) mong muốn kiếm được để bù đắp vào chi phí bánhàng, các chi phí hoạt động khác theo chức năng và có lời ở mức bình thường.Phần còn lại của giá bán lại sau khi đã điều chỉnh giảm được coi là giá thị trườngtrong giao dịch mua sản phẩm giữa hai doanh nghiệp có quan hệ liên kết (doanhnghiệp A và B)

Trang 33

Phương pháp này đặc biệt hữu ích trong trường hợp được áp dụng đểxác định giá thị trường khi doanh nghiệp B chỉ thực hiện chức năng phân phối.

1.4.1.3 Phương pháp giá vốn cộng lãi

Phương pháp giá vốn cộng lãi dựa vào giá vốn của sản phẩm do doanhnghiệp mua vào từ bên độc lập để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liênkết. Theo phương pháp này, một khoản tiền tính thêm (mark-up) sẽ được cộngvào chi phí của doanh nghiệp bán để đảm bảo doanh nghiệp bán sẽ có được mức lợinhuận tương ứng với chức năng hoạt động và các điều kiện thị trường Tổng sốtiền sau khi đã được cộng thêm chính là giá thị trường của giao dịch bị kiểmsoát ban đầu

Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong trường hợp đối tượngchuyển giao giữa hai doanh nghiệp có quan hệ liên kết là bán thành phẩm, dịch vụhay giữa các bên có liên kết đã có sự thỏa thuận dài hạn về mua bán

*Ba phương pháp kể trên được coi là các phương pháp truyền thống và làcác phương pháp trực tiếp để xác định xem liệu rằng các điều kiện trong quan hệthương mại và tài chính giữa hai doanh nghiệp có liên kết có thực sự được hìnhthành theo nguyên tắc thị trường hay không biểu hiện bằng việc xác ĐGCGtương đương với giá thị trường Tính chất xác định trực tiếp làm cho chúng được

áp dụng một cách thường xuyên hơn tại nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên, với sựgia tăng tính đa dạng và phức tạp trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp cóliên kết, trong nhiều trường hợp, các phương pháp này không thể áp dụng được.Như vậy cần có các phương pháp khác, chúng bao gồm:

1.4.1.4 Phương pháp chiết tách lợi nhuận

Phương pháp chiết tách lợi nhuận dựa vào lợi nhuận thu được từ một giaodịch liên kết tổng hợp do nhiều doanh nghiệp liên kết thực hiện đ ể xác định lợinhuận cho từng doanh nghiệp liên kết theo cách các bên độc lập phân chia lợi nhuậntrong các giao dịch độc lập tương đươ ng Phương pháp này thường áp dụng khi cácbên liên kết cùng tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm hoặc các giao dịc htrong quy trình sản xuất, kinh doanh chuyển tiếp giữa các bên liên kết từ khâu

Trang 34

nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng gắn liền với việc sở hữu hoặc sử dụng quyền

sở hữu trí tuệ duy nhất

Phương pháp này thực chất cũng dựa trên sự phân chia lợi nhuận màcác công ty độc lập kỳ vọng nhận được từ việc tham gia vào các giao dịch với cácđiều kiện tương tự Phương pháp này được thực hiện bao gồm 2 bước (giả định cácđiều kiện khác đã được điều chỉnh hợp lý):

 Xác định lợi nhuận của nghiệp vụ chuyển giao sẽ được chiết tách chocác công ty có quan hệ liên kết

 Chiết tách lợi nhuận cho các công ty có liên kết trên các cơ sở hợp

lý – đó là các điều kiện được dự tính và được phản ánh trong các hợp đồng chuyểngiao theo giá thị trường

1.4.1.5 Phương pháp so sánh lợi nhuận

Phương pháp so sánh lợi nhuận dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giaodịch độc lập để xác định tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch liên kết khicác giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương nhau Điều này nghĩa là lợinhuận ròng mà công ty nhận được từ việc thực hiện các nghiệp vụ chuyển giao nội

bộ phải được hình thành tương tự như lợi nhuận ròng mà một công ty khác thu đượckhi thực hiện một giao dịch không bị kiểm soát và có thể so sánh được Nếu cácđiều kiện để so sánh hai giao dịch không tồn tại thì cần phải có các điềuchỉnh trên cơ sở tham chiếu lợi nhuận ròng mà một công ty độc lập nhận được từmột giao dịch không bị kiểm soát nhằm đưa đến các kết quả có thể tin cậy được

Như vậy, về bản chất, phương pháp này được đặt trên cơ sở tương tựnhư cách thức áp dụng phương pháp chi phí cộng thêm và phương pháp giá bán lại

1.4.2 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Trang 35

các quốc gia, vùng lãnh thổ mà họ đến đầu tư Như vậy, về mặt pháp lý nhà đầu tưvừa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với quốc gia của mình, lại phải thực hiện nghĩa

vụ thuế đối với quốc gia nơi thực hiện đầu tư, dẫn đến việc nộp thuế trùng Do đócác nhà đầu tư sẽ tìm cách chuyển thu n hập của họ về một nơi có mức thuế suất thấpnhất để giảm thiểu mức thuế phải nộp Để bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư cũngnhư phân chia quyền lợi về thuế giữa các quốc gia liên quan, cần có một giải pháphợp lý để xử lý vấn đề này Trong bối cảnh đó, Chín h phủ các nước thống nhất kýkết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuếđánh vào thu nhập và tài sản

1.4.2.2 Nội dung

 Nội dung của hiệp định thuế còn đề cập việc xác định quyền đánh thuế đượcphân chia giữa hai nướ c như thế nào hoặc quyền đánh thuế được dành hoàn toàn chomột trong hai nước (nếu áp dụng biện pháp miễn thuế) Khi quyền đánh thuế đượcphân định trong hai nước thì căn cứ vào nội luật của nước có quyền đánh thuế đểxác định chế độ đánh thuế trên thu nhập đó

 Nguyên tắc của hiệp định: nguyên tắc nguồn thu nhập chịu thuế - thu nhậpphát sinh ở nước nào nước đó có quyền đánh thuế ; Nguyên tắc cư trú - nước cư trúcủa đối tượng nộp thuế có quyền đánh thuế trên qui mô toàn thế giới, nguyên tắcnày dẫn đến khả năng bị đánh thuế hai lần

* Mối quan hệ giữa nguyên tắc nguồn thu nhập chịu thuế và nguyên tắc cư trú: nướcphát sinh thu nhập có quyền ưu tiên đánh thuế; Nước phát sinh thu nhập có quyềnđánh thuế hạn chế, đặc biệt là đối với thu nhập thụ động; Nước cư trú có quyền đánhthuế còn lại ; Nước cư trú có trách nhiệm giải quyết việc tránh đánh thuế hai lần

 Hậu quả của việc đánh thuế hai lần: tạo gánh nặng về thuế đối với các hoạtđộng qua biên giới của đối tượng nộp thuế, tìm m ọi cách tránh thuế trong đó có biệnpháp chuyển giá

 Giải pháp: tránh đánh thuế hai lần bằng cách chỉ định quyền đánh thuế duynhất hoặc phân chia quyền đánh thuế bằng hai phương pháp: phương pháp miễn trừ

và phương pháp khấu trừ

Trang 36

 Các chức năng khác của Hiệp định thuế: ngăn chặn sự trốn trá nh nghĩa vụ tàichính của người nộp thuế ; Tháo gỡ những tranh chấp giữa cơ quan thuế với doanhnghiệp và giữa cơ quan thuế các nước ; Ngăn chặn sự phân biệt đối xữ về thuế; Traođổi thông tin; Hổ trợ thu thuế.

 Lợi ích của Hiệp định thuế: hiệp định còn tạo khuôn khổ pháp lý cho việchợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế các nước

ký kết trong công tác quản lý thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đốivới các loại thuế

1.4.3 Cơ chế thỏa thuận định giá trước (APA)

1.4.3.1 Khái quát chung

Chương trình thỏa thuận định giá trước nhằm giúp doanh nghiệp đạtđược thoả thuận với cơ quan thuế về việc áp dụng nguyên tắc giá thị trường chocác giao dịch quốc tế trong tương lai với các bên liên quan, bằng cách này doanhnghiệp có thể xóa bỏ được nghi ngờ về giá chuyển giao của các giao dịch kể trên.Các thoả thuận định giá trước được đàm phán trong một môi trường hợp tác, khi

đó cơ quan thuế và doanh nghiệp sẽ đạt được thỏa thuận về phương pháp ĐGCGnhằm tiến tới một sự phân bổ doanh thu và chi phí cho các bên liên quan mộtcách thích hợp Thoả thuận định giá trước đạt được thông thường sẽ duy trì từ 3-5năm và có thể tiếp tục trên cơ sở hoạt động liên tục

Cơ quan thuế cũng ưa thích việc thoả thuận định giá trước được áp dụngcho tất cả các giao dịch quốc tế giữa các bên liên quan Tuy nhiên họ cũng xem xétviệc áp dụng thoả thuận định giá trước giới hạn cho những nhóm giao dịch giữacác bên liên kết nhất định

Để bắt đầu một thoả thuận định giá trước, cơ quan thuế sẽ làm việc vớidoanh nghiệp để có được hiểu biết về ngành nghề kinh doanh hoạt động của doanhnghiệp và sự đóng góp tương ứng của các bên khác nhau Đạt được thoả thuậnđịnh giá trước trong môi trường kinh doanh ngày nay đem lại sự chắc chắn chodoanh nghiệp vì nó sẽ cho phép doanh nghiệp hoạch định hoạt động và kết quảkinh doanh của mình trong những năm tới, đảm bảo rằng chính sách ĐGCG phù

Trang 37

hợp với thông lệ được chấp nhận toàn cầu.

Thoả thuận định giá trước đạt được có thể là song phương, nghĩa làđược ràng buộc bởi cơ quan thuế và tổ chức ở một quốc gia khác, hay là đơnphương chỉ ký kết giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp không đảm bảo có được sựthoả thuận với một cơ quan thuế khác

1.4.3.2 Lợi ích của thoả thuận định giá trước

Thoả thuận định giá trước là những thoả thuận về tương lai, đàm phántrong môi trường hợp tác Thoả thuận định giá trước sẽ:

 Cho phép doanh nghiệp sự chắc chắn trong việc xác định phương phápĐGCG phù hợp, tăng khả năng dự báo về những hành vi thuế trong giao dịchquốc tế

 Giảm đáng kể thậm chí loại trừ khả năng trùng thuế trong tương lai

 Cung cấp giải pháp khả thi cho những tình huống không có giải pháp thực

tế thay thế để tránh trùng thuế và đảm bảo lợi nhuận được phân bổ và chịu thuếđúng đắn

 Hạn chế khả năng tiêu tốn chi phí và thời gian vào việc thanh tra, kiểmtra các vấn đề ĐGCG và giảm khả năng tranh chấp tốn kém và lâu dài

 Đặt hoạt động của doanh nghiệp vào vị thế tốt hơn để dự báo chi phí baogồm nghĩa vụ thuế

 Giảm gánh nặng ghi chép, lưu giữ tài liệu vì doanh nghiệp đã biết trướcnhững tài liệu cần thiết lưu giữ liên quan đến phương pháp ĐGCG

Trang 38

quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đứng đơn đề nghị áp dụngAPA trên cơ sở Hiệp định thuế.

1.4.3.4 Tham khảo quy định về thỏa thuận giá trước của Đài Loan

 Các yêu cầu để áp dụng các thoả thuận trước về xác định giá (APA)

Các doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận khi tiến hành một giaodịch bị kiểm soát mà thoả mãn các yêu cầu nhất định có thể đề nghị áp dụng mộtAPA Các yêu cầu chủ yếu là như sau: Tổng giá trị của các giao dịch đề nghị ápdụng APA không nhỏ hơn 1 tỉ Đài tệ hoặc giá trị giao dịch hàng năm của giao dịchnhư vậy không nhỏ hơn 0,5 tỉ Đài tệ; Không có các hành động trốn thuế nghiêmtrọng xảy ra trong các năm trước đó; Các tài liệu yêu cầu cho một APA như tổngquan về doanh nghiệp, các thông tin thích hợp về các bên liên kết, và các giao dịch

bị kiểm soát, các báo cáo xác định giá chuyển giao, phải được cung cấp trong thờihạn được quy định

 Thời gian áp dụng APA

Một khi đã được kí kết, APA sẽ có hiệu lực áp dụng trong vòng từ 3 -5 năm.Trong trường hợp không có các thay đổi lớn đối với các điều kiện đã nêu tại A PA,người đề nghị áp dụng APA đã thực hiện đầ y đủ các nghĩa vụ quy định tại thoảthuận APA có thể nộp đơn đề nghị kéo dài hời hạn của thoả thuận APA trong mộtthời kì 5 năm nữa

Trang 39

 Thanh tra việc áp dụng các quy định tại APA

Trong thời hạn áp dụng APA, người đề nghị sẽ trình các báo cáo hàng năm

về APA cho Cơ quan thuế cùng với tờ khai thu nhập hàng năm

 Các ưu điểm của việc áp dụng APA bao gồm:

 Đơn giản hoá các yêu cầu về tài liệu như không cần Báo cáo xácđịnh giá chuyển giao trong quá trình triển khai APA

 Có được một sự chắc chắn về nghĩa vụ thuế, cơ quan thuế sẽ hạn chếkhả năng phải tiến hành thanh tra và sẽ tính thuế trên cơ sở các thoả thuận tại APA

1.5 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐGCG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM

1.5.1 Kinh nghiệm các nước

1.5.1.1 Kinh nghiệm của Mỹ

Hoạt động chuyển giá ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp hơn, ngay cả cácquốc gia có nền kinh tế mạnh và bề dày lịch sử kinh nghiệm quản lý cũng phảiđương đầu với hoạt động chuyển giá diễn ra từng ngày trong nền kinh tế Nền kinh

tế Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, có kinh nghiệm quản lý ki nh tế cũng nhưpháp luật về kinh tế tiến bộ so với các quốc gia phát triển khác nhưng Mỹ cũngkhông là quốc gia ngoại lệ trong trường hợp này

Giải quyết ĐGCG, Mỹ nhằm vào hai vấn đề chính:

Thứ nhất là công tác luật hóa quy định quản lý ĐGCG, đưa ra nguyên tắc chế tài nhằm tăng cường hiệu quả chống chuyển giá :

Một trong những đạo luật chống chuyển giá cơ bản và đầy đủ là IRS Sec 482.Đạo luật này quy định nguyên tắc căn bản giá thị trường là cơ sở cho thực hiệnĐGCG giữa các MNC với nhau nhưng đồng thời c ổ vũ cho việc vận dụng phươngpháp ĐGCG trên cơ sở chiết tách lợi nhuận Pháp luật của Mỹ quy định phần thunhập được tạo ra trên lãnh thổ của Mỹ thì phải nộp thuế thu nhập cho dù là công ty

đa quốc gia này có thuộc quyền sở hữu của Mỹ hay không Các công ty này khôngđược né tránh nộp thuế thu nhập cho phần thu nhập phát sinh trên đất Mỹ bằng cách

Trang 40

chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thông qua hành vi chuyển giá hay chuyển dịch hoạtđộng đầu tư vào các quốc gia có thuế suất thấp.

Năm 1993, căn cứ theo Omnibus Budget Reconciliation Act, đạo luật chốngchuyển giá IRS Sec 6662 ra đời kèm theo một số thay đổi nhằm chặt chẽ hơn vàtăng cường hiệu quả chống chuyển giá Trong đạo luật 6662 có hai nguyên tắc chếtài mới dành cho hành vi chuyển giá:

 Phạt chuyển giá trong giao dịch (Transaction penalty): là loại hình chếtài khi có chênh lệch đáng kể trong giá chuyển giao nếu so sánh với căn bản giá thịtrường theo quy định IRS Sec 482, mà hậu quả là số thu nhập chịu thuế không phảnánh đúng thực tế của nghiệp vụ phát sinh:

o Với mức sai phạm trọng yếu đáng kể: mức phạt chuyển giá 20% dànhcho trường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 200% (hay dưới 50%) sovới mức mà IRS Sec 482 xác định được

o Với tổng mức sai phạm trọng yếu: mức phạt chuyển giá 40% dành chotrường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá vượt quá 400% (hay dưới 25%) so vớimức mà IRS xác định được

 Phạt bổ sung (Net Adjustment Penalty): phạt bổ sung được áp dụngnếu phần thu nhập chịu thuế sau khi tính lại theo IRS Sec 482 tăng vượt mức quyđịnh có thể cho trước

o Khoản phạt bổ sung 20% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trườnghợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau: 5 triệuUSD hoặc 10% trên tổng số thuế phải nộp

o Phạt bổ sung 40% trên số thuế truy thu sẽ áp dụn g trong trường hợpphần thu nhập tăng thêm vượt quá mức thấp nhất trong hai mức sau – 20 triệu USDhoặc 20% trên tổng số thuế phải nộp

Thứ hai là tăng cường bộ máy quản lý thuế về kiểm soát giá chuyển giao cũng như tăng cường hoạt động kiểm toán chuyển g iá:

Ngày đăng: 20/12/2015, 06:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Cục thuế tỉnh B ình Dương (2011), “Tổng kết công tác thuế năm 201 1, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2012” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết công tác thuế năm 2011, nhiệm vụvà giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2012
Tác giả: Cục thuế tỉnh B ình Dương
Năm: 2011
7. Cục thuế tỉnh Bình Dương (2012), “Tổng kết công tác thuế năm 2011, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2013” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết công tác thuế năm 2011, nhiệmvụ và giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2013
Tác giả: Cục thuế tỉnh Bình Dương
Năm: 2012
8. Cục thuế tỉnh B ình Dương (2013), “Tổng kết công tác thuế năm 2011, nhiệ m vụ và giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2014” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết công tác thuế năm 2011, nhiệm vụvà giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2014
Tác giả: Cục thuế tỉnh B ình Dương
Năm: 2013
9. Quốc hội nước Cộng hòa xã h ội chủ nghĩa Việt Nam, “Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đầu tư số59/2005/QH11 ngày 29/11/2005
10. Quốc hội nước Cộng h òa xã h ội chủ nghĩa Việt Nam, “Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Quản lý thuế số78/2006/QH11 ngày 29/11/2006
11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “ Luật sửa đổi, bổ sung m ột số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH12 ngày 20 tháng 11 năm 2012” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “"Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH12 ngày 20 tháng 11 năm2012
12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “Luật thuế thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngà y 03/6/2008” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật thuế thuế thu nhậpdoanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008
13. ThS.Phan Thị thành Dương “chống chuyển giá ở Việt Nam”, Đại học Luật TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: chống chuyển giá ở Việt Nam
14. TS.Lê Xuân Trường, “Chống chuyển giá ở Việt Nam: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và các điều kiện thực hiện”, Học viện Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống chuyển giá ở Việt Nam: Tiếp tục hoàn thiệnkhung pháp lý và cácđiều kiện thực hiện
17. TS Phạm Hùng Tiến, “Bàn về chống chuyển giá trong giai đoạn hiện nay”,tạp chí khoa học ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về chống chuyển giá trong giai đoạn hiện nay
1. Bộ tài chính,“Thông tư 177/2005/TT-BTC ngày 19/12/2005 Khác
2. Bộ tài chính,“Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 Khác
3. Bộ tài chính, “Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 Khác
4. B ộ tài chính,“Thông tư 156/2013/TT -BTC ngày 06/11/2013 5. Bộ tài chính, “Thông tư 201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w