Năm 2013 được xem là thời gian khó khăn nhất trong thu hút đầu tư do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng thu hút ĐTNN(FDI) của Bình Dương vẫn đạt kết quả khả quan. Tính đến cuối năm 2013, thu hút FDI trên địa bàn tỉnh lên 1.954 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn 1,3 tỷ USD. Đáng chú ý, có đến hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Ý, Mỹ, Hà Lan, Pháp... với lĩnh vực đầu tư đa dạng như công nghiệp điện, điện tử, cơ khí chế tạo máy, chế biến thực phẩm, công nghiệp gỗ và trang trí nội thất, các ngành công nghiệp phụ trợ.
Bảng2.1:Tình hình thu hút FDI của Bình Dương giai đoạn 2009-2013
Năm 2009 2010 2011 2012 2013
Số dự án 1.208 1.237 1.991 1.287 2.370
Số vốn đăng ký (triệu USD) 23,107.5 19,886.8 15,618.7 16,348.0 19,488
Số vốn đã thực hiện(triệu USD) 10,000.5 11,000.3 11,000.1 10,046.6 11,500.0
Nguồn tài liệu: Cục Thống kê Bình Dương
0 500 1000 1500 2000 2500 2009 2010 2011 2012 2013
Số dự án đầu tư vào Bình Dương
- 5,000.0 10,000.0 15,000.0 20,000.0 25,000.0 2009 2010 2011 2012 2013
Số vốn đăng ký và thực hiện từng năm
Sốvốn đăng ký (triệu USD) Sốvốn đã thực hiện
Hình 2.2 Số vốn đăng ký và thực hiệntừng năm (ĐVT: triệu USD)
Bảng 2.2: Tình hình thu hút FDI Bình Dương đến cuối năm 2013 so sánh với các tỉnh kháctrong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam
Tỉnh Số dự án Số vốn đăng ký (ĐVT: triệu USD)
Bình Dương 2,370 19,488
TP.HCM 4,809 34,852
Đồng Nai 1,162 19,336
Vũng Tàu 294 26,503
Nguồn tài liệu: Tổng cục thống kê 2013 -Tổng Cục Thống kê
2,370
4,809
1,162
294 Bình Dương TP.HCM Đồng Nai Vũng Tàu
Số dự án đầu tư của các tỉnh
- 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000
Bình Dương TP.HCM Đồng Nai Vũng Tàu
Số vốn đăng ký (ĐVT: triệu USD)
Hình 2.4 Số vốn đăng ký đầu tư tính đến cuối năm 2013 của các tỉnh
Hơn mười năm qua, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã dẫn dắt Bình Dương làm nên kỳ tích tăng trưởng kinh tế. Một khởi đầu thấp, chủ yếu là sảm xuất nông nghiệp, công nghiệp lạc hậu, từ cơ chế bao cấp còn in sâu trong tư duy của cơ quan công quyền, vậy mà tỉnh đã tìm ra lối đi đúng hướng, phù hợp xu thế thời đại; thu hút đầu tư, xây dựng nền công nghiệp mang dáng dấp hiện đại dựa vào cơ hội đến từ bên ngoài, từ việc mở cửa đất nước.
Một thực tế không thể phủ nhận, rõ ràng việc hội nhập kinh tế toàn cầu đã tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế, đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khả năng cạnh tranh, đến hình thành các KCN của Bình Dương. Năm 2013 ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới , kinh tế Việt Nam tăng trưởng rất thấp nhưng tỉnh Bình Dương đã tập trung nguồn lực để duy trì tốc độ phát triển. Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 162.177 tỷ đồng, tăng 15,1%, trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,6%, chiếm 68,7% và khu vực kinh tế trong nước tăng 13,9%, chiếm 31,3%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 89.544 tỷ đồng, tăng 24,3% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,79%. Tổng doanh thu dịch vụ vận tải đạt 12.005 tỷ đồng, tăng 26,5%.
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 14 tỷ 443 triệu đô la Mỹ, tăng 15,7%, trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,5%, chiếm 81,3%. Nhóm các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá như: dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm bằng gỗ, mủ cao su, điện tử…. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 11 tỷ 580 triệu đô la Mỹ, tăng 16,5%
Tuy nhiên, trong quá trìnhđi lên của Bình Dương, vì tốc độ phát triển kinh tế quá nhanh so với quy hoạch về nguồn lực, trìnhđộ cán bộ quản lý đến công tác quy hoạch ngành, quy hoạch kinh tế nên không thể tránh khỏi những hạn chế. Số lượng lao động nhập cư chiếm trên 90% đãảnh hưởng khá lớn đến tình hình an ninh, trật tự văn hoá – xã hội của tỉnh, đặc biệt là chổ ở, nơi sinh hoạt, văn hóa, thể thao cho người lao động; bên cạnh đó việc phát triển phi mã về công nghiệp đã khiến môi trường sinh thái bị ô nhiểm, các trạm, trung tâm xử lý nước thải không đáp ứng giải quyết số lư ợng nước thải, chất thải, khí thải làm môi trường ngày càng xấu đi. Ngoài ra, các dự án FDI đầu tư vào Bình Dương còn nhỏ so với các dự án đầu tư vào các tỉnh khác, qua số liệu trên chúng ta có thể thấy số lượng dự án thì nhiều nhưng số vốn đăng ký lại ít, các doanh nghiệp FDI đầu tư chủ yếu vào những ngành nghề có thời gian quay vòng vốn nhanh, thâm dụng lao động, sử dụng công nghệ lạc hậu.