DƯƠNG TRONG LĨNH VỰC NÀY 2.3.1 Một sốkết quả đạt được
2.3.1.1 Bước đầu ban hành được các quy định pháp lý kiểm soát hoạt động
chuyển giáphù hợp với xu hướng chung của thế giới
Thông tư 117/2005/TT-BTC ngày 19/12/2005 Bộ Tài Chính là văn bản pháp lý đầu tiên khái quát một cách khá toàn diện và chi tiết vấn đề chuyển giá, giúp cả doanh nghiệp và Cục thuế Bình Dương hiểu thống nhất những vấn đề liên quan đến chuyển giá, tạo điều kiện tốt hơn cho người nộp thuế và Cục thuế Bình Dương trong quá trình thực hiện.
Xây dựng thông tư theo tư duy quản lý thuế mới: doanh nghiệp tự kê khai, báo cáo; cơ quan thuế tập hợp thông tin, phân tích, lựa chọn rủi ro, yêu cầu doanh nghiệp giải trình; cơ quan thuế chỉ thanh tra trong trường hợp cần thiết hoặc khi không có biểu hiện hợp tác từ doanh nghiệp .
Thông tư đã phản ánh được thông lệ và chuẩn mực quốc tế: giảm thiểu được sự cồng kềnh và tốn kém trong việc tuân thủ các quy định về giá chuyển giao của doanh nghiệp; tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động thực hiện và tự nguyện tuân thủ; cơ quan thuế kiểm soát từ xa bằng các công cụ và nghiệp vụ của mình.
Những điểm mới của thông tư:
Thông tư đưa ra định nghĩa rất rộng về các bên được coi là có mối quan hệ liên kết tại mục III.4. Định nghĩa về các bên liên kết được trình bày rất chi tiết vàđãđược cụ thểhoá vềmặt định lượng.
Mở rộng nhiều phương pháp xác ĐGCG: Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập,phương pháp giá bán lại, phương pháp giá vốn cộng lãi, phương pháp so sánh lợi nhuận, phương pháp tách lợi nhuận.
Thông tư cũng đưa quy định về yêu cầu lưu giữ, cung cấp thông tin, tài liệu và chứng từ. Doanh nghiệp có các giao dịch liên kết phải lưu giữ và xuất trình những thông tin, tài liệu và chứng từ làm căn cứ áp dụng phương pháp xác định giá thị trường của sản phẩm trong các giao dịch liên kết theo yêu cầu kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế. Các thông tin, tài liệu và chứng từ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và phương pháp xác định giá thị trường của giao dịch liên kết phải được lập tại thời điểm diễn ra các giao dịch liên kết, được cập nhật bổsung và lưu giữ trong suốt quá trình thực hiện giao dịch.
Yêu cầu doanh nghiệp kê khai giao dịch liên kết dưới dạng phụ lục tờ khai hàng tháng.
Hướng dẫn cụ thể cách khai thác, phân tích thông tin của các giao dịch độc lập làm cơ sở so sánh.
Thông tư 66/2010/TT-BTC: đến nay, ngày 22/04/2010 Bộ tài chính đã ban hành thông tư 66/2010/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết, về cơ bản Thông tư 66 không có sửa đổi lớn mà chỉ chỉnh sữa, cập nhật một số quy định cho phù hợp với thay đổi về cơ sở pháp lý như: căn cứ vào Luật quản lý thuế và các văn
bản mới về thuế TNDN, bỏ đối tượng áp dụng là cá nhân kinh doanh, ngoài ra thông tư 66 khắc phục những tồn tại của thông tư 117/2005/TT-BTCở một số điểm:
Lượng hoá các khác biệt trọng yếu để đảm bảo áp dụng thống nhất.
Về các bên liên kết: chuẩn hoá các khái niệm về các bên có quan hệ liên kết.
Tiến gần và phù hợp với qui định luật pháp và thông lệ quốc tế .
Vận dụng chính xác kiến thức toán học trong hướng dẫn thực hiện (đã có phân biệt giá trị trung bình và giá trị trung vị khi áp dụng hàm xác suất thống kê tứ phân vị để xác định biên độ giá thị trường chuẩn).
Hướng dẫn điều chỉnh giá phù hợp với nguyên tắc điều chỉnh giá: chỉ điều chỉnh giá đối với những giao dịch liên kết làm giảm thu nhập chịu thuế TNDN tại Việt Nam.
Mẩu biểu và hướng dẫn kê khai tiện dụng hơn: cho phép áp dụng đơn vị tiền tệ là ngoại tê., có hướng dẫn kê khai cho cả doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán khác chế độ kế toán Việt nam.
Thông tư 66 được ban hành nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý và cũng khẳn định là chính phủ Việt Nam đang từng bước mở rộng và kiểm soát chặt chẽ các giao dịch liên kết, tăng cường các biện pháp chống chuyển giá. Doanh nghiệp được quyền chủ động kê khai các giao dịch liên kết, lựa chọn các phương pháp tính giá nhưng phải có nghĩa vụ chứng minh giá giao dịch liên kết tuân thủ theo nguyên tắc giá thị trường.Từ đó, họ sẽ có những bước chuẩn bị thật tốt về thông tin, dữ liệu để chứng minh cho sự lành mạnh trong giao dịch kinh doanh.
Thông tư 201/2013/TT-BTC thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA).
Việt Nam sẽ thực hiện 2 hình thức APA là: APA đơn phương và APA song phương, đa phương.
Theo đó, APA đơn phương là APA được đàm phán và ký kết giữa cơ quan Thuế Việt Nam và người nộp thuế đứng đơn đề nghị áp dụng APA; Còn APA song phương, đa phương là APA được đàm phán và ký kết giữa cơ quan Thuế Việt Nam, người nộp thuế và một hoặc nhiều cơ quan Thuế đối tác có liên quan đến việc xác
định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đứng đơn đề nghị áp dụng APA trên cơ sở Hiệp định thuế.
các giao dịch được phép thực hiện APA được Bộ Tài chính quy định cụ th ể:
Các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng
hàng hóa, dịch vụ trong quá trình kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.
APA đang ngày càng được ưa chuộng không chỉ đối với DN mà cả cơ quan thuế các nước phát triển và đang phát triển, vì nó mang lại những ưu điểm nổi bật,Áp dụng APA không phúc tạp như quá trình thanh tra chuyển giá do phải chứng minh được sự bất hợp lý về giá; phải tìm được dữ liệu thông tin để điều chỉnh và mất thời gian để đi đến thống nhất cuối cùng về số liệu truy thu và phạt.
Ngược lại, trong trường hợp thiết lập APA, các bên liên quan sẽ làm việc trong bối cảnh hợp tác, xây dựng để cùng đạt được thoả thuận chung, do đó sẽ đem lại lợi ích cho cả cơ quan thuế và NNT. Giúp cơ quan thuế chủ động hơn trong việc hành thuở một khoản thời gian nhất định, đồng thời giúp giảm chi phí quản lý thuế., Tạo ra một môi trường kinh doanh mang tính hợp tác và tin tưởng lẫn nhau.
Đối với NNT, tham gia APA sẽ đem lại một môi trường thuế thuận lợi cho việc kinh doanh. Ngay sau khi APA được ký kếtTheo quy định, APA tại Việt Nam sẽ có hiệu lực trong thời gian tối đa 5 năm. Thời điểm bắt đầu hiệu lực không trước ngày người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị áp dụng APA. Ngoài ra, DN có thể được gia hạn tiếp APA nhưng không quá 5 năm tiếp theo.
2.3.1.2 Cục thuế Bình Dương t ừng bước xây dựng được cơ sở dữ liệu thông tin
về doanh nghiệp
Trước khi Thông tư 117 ra đời, hầu như Cục thuế Bình Dương không có một động thái nào để quản lý hoạt động ĐGCG của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn. Việc ban hành Thông tư 177, Thông tư 66 và đến năm 2013 là thông tư 201/2013/TT-BTC thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong đó đặt nặng nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc tính toán các tiêu thức kê khai.
Với các dữ liệu doanh nghiệp kê khai trên, Cục thuế Bình Dương thu được những thông tin cơ bản về các giao dịch với các bên có mối quan hệ liên kết và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về doanh nghiệp phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá rủi ro về chuyển giá.
2.3.1.3 Tăng cường hoạt động thanhtra, kiểm tra giá chuyển giao
Sau khi Thông tư 66 có hiệu lực thi hành, Tổng Cục thuế chú trọng hơn công tác quản lý hoạt động ĐGCG, Tổng Cục thuế có công văn yêu cầu tất cả các Cục thuế trên cả nước thống kê danh sách các doanh nghiệp đang quản lý trên địa bàn có dấu hiệu chuyển giá theo hướng dẫn tại Thông tư 66 và từ đó chọn những doanh nghiệp điển hình yêu cầu mổi Cục thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra tình hình ĐGCG của các doanh nghiệp này trong quý 04 năm 2012.
Theo đó, Cục thuế Bình Dương đã thống kê được 257 doanh nghiệp có dấu hiệu kê khai lỗ 03 năm liên tục trở lên nhưng vẫn mở rộng hoạt động gửi về Tổng Cục thuế phân tích lựa chọn 06 doanh nghiệp tiêu biểu tiến hành thanh tra trong năm2012.
Ngoài ra, Tổng Cục thuế cũng có công văn yêu cầu tất cả các Cục thuế trên cả nước ưu tiên đưa các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá vào kế hoạch thanh tra năm 2013.
2.3.1.4 Tăng cường hợp tác quốc tế về thuếthông qua ký kết các hiệp định tránh
thuế, thỏa thuận khác của Chính phủ
Việt nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thu nhập với hơn 40 nước trên thế giới (tham khảo các hiệp định tránh
đánh thuế, thỏa thuận khác Việt nam đã ký kết với các nước (Phụ lục 03)).
Mục đích ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm loại bỏ việc đánh thuế trùng bằng cách: (a) miễn, giảm số thuế phải nộp tại Việt nam cho các đối tượng cư trú của nước ký kết hiệp định; hoặc (b) khấu trừ s ố thuế mà đối tượng cư trú Việt nam đã nộp tại nước ký kết hiệp định vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Ngoài ra, Hiệp định còn tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau
giữa các cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế các nước ký kết trong công tác quản lý thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản.
2.3.1.5 Các bước thực hiện và kết quả thực hiện chống chuyển giá trong năm
2013.
Bước 1:Kiểm tra rà soát DN có đấu hiệu chuyển giá trong lĩnh v ực cớ
khí chính xác:
- Tiến hành rà soát các DN FDI thuộc diện phải kê khai thông tin giao dịch liên kết trên mẫu GCN-01/QLT kết hợp rà soát dữ liệu trên hệ thống tin học tiến hành phân tích sơ bộ để lựa chọn DN có rủi ro về giá chuyển nhượng trong lĩnh vực cơ khí chính xác.
-Thứ hai, rà sóat thông tin trên báo cáo tài chính, tờ khai thuế GTGT, website của DN để tìm kiếm những bất hợp lý và lựa chọn DN có mức rủi ro cao hơn.
-Yêu cầu các DN có mức độ rủi ro cao về giá chuyển nhượng cung cấp hồ sơ xác định giá thị trường, các dữ liệu liên quan, đối chiếu với các quy định về nguyên tắc so sánh, lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường để đau vào kế hoạch thanh tra giá chuyển nhượng.
-Yêu cầu doanh nghiệp giải trình chứng minh việc xác định giá thị trường đối với sản phẩm trong giao dịch liên kết.
Bước 2: Xây dựng tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (tc) của ngành cơ
khí chính xác.
Do đăc thù của ngành cơ khí chính xác khó so sánh trong giao dịch độc lập,do đó dùng phương pháp tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của từng DN bằng phương pháp giá vốn cộng lãi (được hường dẫn ở phụ lục 2-GCN/CC phần B.Công thức tính tỷ suất theo từng phương pháp xác định giá,Thông tư 66).
Tỷ suất LN gộp trên giá vốn (tc) =
Công t Giá vốn
Doanh thu thuần –giá vốn
Bảng 2.19: Đặc điểm 5 doanh nghiệp lựa chịn khảo sát
STT Tên DN Ngành nghề
Thị ttrường tiêu thụ
1 Công ty Liên Hưng SXốc vít NĐ-XK
2 Công ty Vie Woei SX cơ khí tổng hợp NĐ-XK 3 Công ty CP CN CO -win SXốc vít NĐ-XK 4 Công ty TNHH Hsiang Jiuh VN SX cơ khí khuôn mẫu NĐ-XK 5 Cty TNHH Seng Wun Vina SX băng tải khuôn mẫu NĐ-XK
Nguồn : số liệu phân tích phòng kiểm tra số 3- Cục thuếBình Dương
Bảng 2.20: Giá trị tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của 5 DN từ năm 2010-2012
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu thuần Giá vốn Tc Doanh thu thuần Giá vốn Tc Doanh thu thuần Giá vốn Tc
ĐVT: triệu đồng ĐVT: triệu đồng ĐVT: triệu đồng
97,721 91,836 6% 93,246 86,529 8% 101,066 95,288 6%
52,566 34,336 53% 56,680 36,533 55% 68,137 39,943 71%
927,256 812,787 14% 1,254,832 1,086,113 16% 994,319 856,175 16%
18,157 11,468 58% 21,302 13,303 60% 29,838 17,109 74%
24,237 7,498 223% 9,930 5,732 73% 14,519 7,645 90%
Nguồn : số liệu phân tích phòng kiểm tra số 3-Cục thuế Bình Dương
Bảng 2.21:Các giá trị TPV và số trung vị từ năm 2010-2012
Năm TPV thứ 1 TPV thứ 3 Số trung vị
Năm 2010 6% 223% 53%
Năm 2011 8% 60% 55%
Năm 2012 6% 90% 71%
Nguồn : số liệu phân tích phòng kiểm tra số 3-Cục thuế Bình Dương
Bước 3.Thanh tra kiểm tra các doanh nghiệp chuyển giá trong lĩnh vực cơ khí chính xác.
Tiến hành thanh tra kiểm tra các doanh nghiệp này để thực hiện điều chỉnh giá đối với các trường hợp cần điều chỉnh nếu:
+ Giá mua cần xem xét > giá trị phù hợp nhất
Bảng 2.22 :Kết quả thực hiện chống chuyểngiá trong thời gian qua
Năm Số DN FDI Truy thu Phạt Giảm lỗ
ĐVT : triệu đồng
Năm 2011 4 469 194 77,495
Năm 2012 32 17,792 705 539,566
Năm 2013 404 35,452 461 432,600
Nguồn : Kết quả thanh tra – kiểm tra chống chuyển giá qua các năm tại Cục thuế Bình Dương
2.3.2 Những hạn chế, tồn tại kéo dài nhiều năm và chưa được xửlý triệt để làdo : do :
2.3.2.1 Cơ sở hạ tầng và hội nhập trong công tác chống chuyển giá
Hạn chế đầu tiên và cũng là khó khăn chung của nền kinh tế -xã hội nước ta là xuất phát điểm kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước còn kém, quá trình hòa nhập và hợp tác quốc tế còn chậm.Thiếu những điều kiện thiết yếu để thu thập và xử lý thông tin để đáp họat động chống chuyển giá.
Việc thu thập sàng lọc thông tin trong bối cảnh các giao dịch quốc tế đa dạng, phức tạp trên phạm vi toàn cầu. Để tiến hành thực chống chuyển giá theo quy định của pháp luật qui định thì phải có đầy đủ thông tin, điều này rất khó thực hiện.
Chưa xây dựng được hệ thống thông tin dữ liệu đầy đủ về người nộp thuế nói chung và phục vụ cho họat động chống chuyển giá nói chung.
Chưa có bộ phận chuyên trách về thu thập thông tin phục vụ họat động thanh tra thuế nói chung và chống chuyển giá nói riêngở tầm quốc gia và trực tiếp xử lý các vấn đề thông tin tầm quốc tế.
2.3.2.2 Cục thuế Bình Dương chưa quan tâm đúng mức công tác thanh tra, kiểm
tra giá chuyển giao
Cục thuế Bình Dương chưa đưa ra được cơ chế kiểm tra và giám sát tài chính đối với doanh nghiệp ĐTNN. Việc kiểm tra, thanh tra giá chuyển giao mất khá
nhiều thời gian trong khi theo quy định hiện hành, thời gian kiểm tra, thanh tra còn hạn chế nhưng không mang lại hiệu quả cao do không kết luận được hành vi chuyển giá. Các phương pháp ĐGCG được quy định trong TT 66 hầu như không thể áp dụng tại Việt Nam do thiếu thông tin về thị trường. Việc điều tra động cơ của việc trốn thuế và cáchứng xử của các MNC hầu hết đều dựa trên các số liệu ít ỏi đã