Các phương pháp định giá chuyển giao

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại bình dương (Trang 31 - 34)

Phần lớn các nước đã phát triển khi xây dựng các quy định về ĐGCG cho nước mình đều chịu ảnh hưởng của các hướng dẫn về định giá chuyểngiao của OECD và các quy định của Hoa Kỳ (điều luật 482). Các quy địnhvề ĐGCG của những nước khác cũng đều dựa vào các khái niệm được rút ra từ một trong hoặc từ cả hai nguồn này. Do đó, những nét cơ bản trong hai phương pháp tiếp cận về ĐGCG của OECD và của Hoa Kỳ sẽ là nền tảng cho việc xác lập quan điểm của Việt Nam trong xây dựng các phương pháp ĐGCGtrong thời gian qua. Hiện nay, theo quy định tại Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/04/2010 có 05 phương pháp ĐGCG, về mặt kỷ thuật và điều kiện áp dụng tư ơng tự như 05 p h ư ơn g p h á p về định giá chuyển giao của OECD, gồm hai nhóm: nhóm phương pháp truyền thống dựa trên cơ sở của nghiệp vụ chuyển giao gồm phương pháp so sánh giá GDĐL, phương pháp giá bán lại, phương pháp giá vốn cộng lãi; nhóm phương pháp dựa trên lợi nhuận của nghiệp vụ chuyển giao: phương pháp chiết tách lợi nhuận, phương pháp so sánh lợi nhuận (tương tự phương pháp lợi nhuận ròng của nghiêp vụ chuyển giao theo quy định của OECD).

Bảng 1.2 : Sự tương đồng giữa Thông tư 66 và Hướng dẫn OECD

Thông tư 66 Tương

đương Hướng dẫn OECD

Ph Pương pháp so sánh giá GDĐL ≈ Comparable Uncontrolled Price (CUP) Phương pháp giá bán lại ≈ Resale Price Method (RPM)

Phương pháp giá vốn cộng lãi ≈ Cost Plus Method (CPM)

Phương pháp so sánh lợi nhuận ≈ Transcational Net Margin Method (TNMM) Phương pháp tách lợi nhuận ≈ Profit Split Method (PSM)

1.4.1.1 Phương phápso sánh giá GDĐL

Phương pháp sosánh giá GDĐL là phương pháp so sánh giá chuyển giao trong một nghiệp vụ chuyển giao giữa các doanh nghiệp có quan hệ liên kết và giá được xác định trong một giao dịch khác không bị kiểm soát (giá thị trường). Hai nghiệp vụ này phải đảm bảo có thể so sánh được với nhau. Nếu điều kiện này đã đảm bảo mà có sự khác biệt giữa hai mức giá thì giá trong giao dịch không bị kiểm soát sẽ được sử dụng để làm căn cứ tính thuế đối với nghiệp vụ giao dịch bị kiểm soát.

1.4.1.2 Phương pháp giá bán li

Phương pháp giá bán lại dựa vào giá bán ra của sản phẩm do doanh nghiệp bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phẩm đó từ bên liên kết, đặt giả định là sản phẩm được giao dịch giữa hai doanh nghiệp có quan hệ liên kết (doanh nghiệp A và B) sau đó được bán lại cho một doanh nghiệp độc lập (doanh nghiệp C). Phương pháp giá bán lại bắt đầu từ việc xem xét giá bán lại sản phẩm. Giá này được điều chỉnh giảm một lượng tương thích – biểu hiện là số tiền mà doanh nghiệp B (nhà bán lại) mong muốn kiếm được để bù đắp vào chi phí bán hàng, các chi phí hoạt động khác theo chức năng và có lời ở mức bình thường. Phần còn lại của giá bán lại sau khi đã điều chỉnh giảm được coi là giá thị trường trong giao dịch mua sản phẩm giữa hai doanh nghiệp có quan hệ liên kết (doanh nghiệp A và B).

Phương pháp này đặc biệt hữu ích trong trường hợp được áp dụng để xác định giá thị trường khi doanh nghiệp B chỉ thực hiện chức năng phân phối.

1.4.1.3 Phương pháp giá vốn cộng lãi

Phương pháp giá vốn cộng lãi dựa vào giá vốn của sản phẩm do doanh nghiệp mua vào từ bên độc lập để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liên kết. Theo phương pháp này, một khoản tiền tính thêm (mark-up) sẽ được cộng vào chi phí của doanh nghiệpbán để đảmbảodoanh nghiệp bán sẽ cóđược mức lợi nhuận tương ứng với chức năng hoạt động và các điều kiện thị trường. Tổng số tiền sau khi đã được cộng thêm chính là giá thị trường của giao dịchbị kiểm soát banđầu.

Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong trường hợp đối tượng chuyển giao giữa hai doanh nghiệp có quan hệliên kết là bán thành phẩm, dịch vụ hay giữa các bên có liên kết đã có sự thỏa thuận dài hạn vềmua bán.

*Ba phương pháp kể trên được coi là các phương pháp truyền thống và là các phương pháp trực tiếp để xác định xem liệu rằng các điều kiện trong quan hệ thương mại và tài chính giữa hai doanh nghiệp có liên kết có thực sự được hình thành theo nguyên tắc thị trường hay không biểu hiện bằng việc xác ĐGCG tương đương với giá thị trường. Tính chất xác định trực tiếp làm cho chúng được áp dụng một cách thường xuyên hơn tại nhiều nước trên thếgiới. Tuy nhiên, với sự gia tăng tính đa dạng và phức tạp trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp có liên kết, trong nhiều trường hợp, các phương pháp này không thể áp dụng được. Như vậy cần có các phương pháp khác, chúng bao gồm:

1.4.1.4 Phương pháp chiết tách lợi nhuận

Phương pháp chiết tách lợi nhuận dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều doanh nghiệp liên kết thực hiện đ ể xác định lợi nhuận cho từng doanh nghiệp liên kết theo cách các bên độc lập phân chia lợi nhuận trong các giao dịch độc lập tương đươ ng. Phương pháp này thường áp dụng khi các bên liên kết cùng tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm hoặc các giao dịch trong quy trình sản xuất, kinh doanh chuyển tiếp giữa các bên liên kết từ khâu

nguyên liệu đến thành phẩm cuối cùng gắn liền với việc sở hữu hoặc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ duy nhất.

Phương pháp này thực chất cũng dựa trên sự phân chia lợi nhuận mà các công ty độc lập kỳ vọng nhận được từ việc tham gia vào các giao dịch với các điều kiện tương tự. Phương pháp nàyđược thực hiện bao gồm 2 bước (giả định các điều kiện khác đãđượcđiềuchỉnh hợp lý):

 Xác định lợi nhuận của nghiệp vụ chuyển giao sẽ được chiết tách cho các công ty có quan hệ liên kết.

 Chiết tách lợi nhuận cho các công ty có liên kết trên các cơ sở hợp lý– đó là các điều kiện được dự tính và được phản ánh trong các hợp đồng chuyển giao theo giá thị trường.

1.4.1.5 Phương pháp so sánh lợi nhun

Phương pháp so sánh lợi nhuận dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch độc lập để xác định tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương nhau. Điều này nghĩa là lợi nhuận ròng mà công ty nhận được từ việc thực hiện các nghiệp vụ chuyển giao nội bộ phải được hình thành tương tự như lợi nhuận ròng mà một công ty khác thu được khi thực hiện một giao dịch không bị kiểm soát và có thể so sánh được. Nếu các điều kiện để so sánh hai giao dịch không tồn tại thì cần phải có các điều chỉnh trên cơ sở tham chiếu lợi nhuận ròng mà một công ty độc lập nhận được từ một giao dịch không bị kiểm soát nhằm đưa đến các kết quả có thể tin cậy được.

Như vậy, về bản chất, phương pháp này được đặt trên cơ sở tương tự như cách thức áp dụng phương pháp chi phí cộng thêmvà phương pháp giá bánlại.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại bình dương (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)