tuyển dụng nói chung chưa công khai, minh bạch, cán bộ trong ngành không được đào tạo bài bản, chủ yếu do làm việc lâu năm có kinh nghiệm, chế độ lương thưởng bình quân theo quy định.
3.2.3.4 Dự trù hiệu quả thực hiện
Vấn đề đào tạo con người không thể thực hiện trong ngày một ngày hai do đó cần phải có thời gian để thay đổi, vấn đề về con người tuy khá phức tạp nhưng lại là yếu tố chủ chốt quyết định hiệu quả của việc quản lý thuế về ĐGCG. Với lộ trình cải cách hành chính chúng ta đang thực hiện sẽ từng bước khắc phục các hạn chế đang tồn tại hiện nay, do đó trong thời gian tới giải pháp này sẽ được thực hiện tốt và mang lại hiệu quả cao. Riêng Cục thuế Bình Dương nếu cố gắng thực hiện tốt các giải pháp đề ra nêu trên chắc chắn sẽ góp phần đáng kể trong hoạt động kiểm soát hoạt động ĐGCG của tỉnh nhà.
3.2.4 Xây dựngcơ chếphối hợp giữa ngành thuếvà các ban ngành có liênquan quan
3.2.4.1 Mục tiêu
Phối hợp theo thẩm quyền về trao đổi, cung cấp thông tin, hỗ trợ xác minh nhằm xác định giá thị trường khách quan đồng thời kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp ĐTNN.
3.2.4.2 Nội dung hướng dẫn thực hiện giải pháp
a. Phối hợp trong nước: Hải quan, quản lý đầu tư, công an, viện kiểm sát, tòa án , kiểm toán và tư vấn, ngân hàng...
Cục thuế Bình Dương c ần tổ chức thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Cơ quan thuế và các cơ quan có liên quan,đặc biệt phải kết hợp chặt chẽ với ngân hàng để nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn những hoạt động nhằm mục đích ĐGCG
không theo giá thị truờng tại các doanh nghiệp ĐTNN. Thông qua việc thực hiện thu chi qua ngân hàng một cách minh bạch, ngân hàng có thể kiểm soát được tất cả các hoạt động thu chi có liên quan đến những nghiệp vụ chuyển giao của các doanh nghiệp này. Ngoài ra, Chính phủ cần đưa ra các biện pháp đẩy mạnh việc thu chi qua ngân hàng, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời ngân hàng phải thường xuyên giám sát và yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ đúng những quy định quản lý ngoại hối hiện hành.
Xúc tiến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý của nhà nước mà cụ thể nhất là nối mạng dữ liệu giữa các ban ngành có liên quan nhằmkhai thác thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất. Dữ liệu về giá thị trường,tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành, thông tin thu thập từ doanh nghiệp và các đối tượng khác sẽ được sử dụng hiệu quả, không mất thời gian thu thập cho những mục đích khác nhau. Hiện tại, Cục thuế Bình Dương đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu cơ bản về doanh nghiệp trên các chương trình quản lý mạng nội bộ. Trong thời gian sớm nhất, ngành thuế cần hoàn chỉnh việc nối mạng quản lý thuế trên cả nước và có kế hoạch nối mạng quản lý giữa ngành thuế và ngành Hải Quan nhằm dễ dàng trong việc trao đổi thông tin trong quản lý hoạt động ĐGCG của doanh nghiệp.
b. Phối hợp ngoài nước:
Về phía Chính phủ Việt Nam:
Tăng cường thực hiện việc ký các hiệp định song phương và đa phương, thoả thuận về thuế với các quốc gia có quan hệ kinh tế. Các hiệpđịnh song phương này còn bao hàm việc tạo môi trường đầu tư, giải quyết các tranh chấp và cung cấp số liệu kinh tế khi nước bạn cần và ngược lại. Khi cơ quan thuế của một quốc gia điều tra về hoạt động chuyển giá của một tập đoàn đa quốc gia thì có thể liên lạc với cơ quan thuế trên nước bạn để lấy thông tin. Việc ký hiệp định song phương giúp cho hai quốc gia liên kết chặt chẽ hơn và phối hợp cùng nhau kiểm soát các hành vi gian lận kinh tế của các tập đoàn đa quốc gia trong đó có hoạt động chuyển giá. Việt Nam cũng đã ký nhiều hiệp định song phương với các quốc gia
khác nhằm tạo mối liên hệ gắn kết về kinh tế, trong đó có Hiệp định thương mại song phương Hoa Kỳ- Việt Nam.
Song song với việc ký kết hiệp định song phương, các quốc gia đang có xu hướng tiến hành ký kết các hiệp định ba bên giữa chính quốc, quốc gia sở tại và tập đoàn kinh tế có trụ sở tại quốc gia sở tại các nội dung vềthuế và giá cả. Việc ký kết này nhằm tạo một nền tảng vững chắc về thuế, tạo môi trường minh bạch để thu hút đầutư và kiểm soát hành vi gian lận kinh tế.
Về phía Cục thuế Bình Dương:
o Cần phải nghiên cứu và cập nhật kịp thời các hiệp định, thoả thuận mà Việt Nam đã ký kết với các nưóc nhằm phục vụ cho việc quản lý thuế về ĐGCG.
o Trao đổi thông tin trong khuôn khổ Hiệp định thuế và hợp tác thuế quốc tế với ý nghĩa làm rõ những trường hợp trốn thuế, lách thuế và tăng cường sự tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế. Có ba phương thức trao đổi thông tin trong khuôn khổ Hiệp định thuế: trao đổi thông tin tự động, trao đổi thông tin theo yêu cầu và trao đổi thông tin tự phát. Thông qua việc trao đổi thông tin có thể nâng cao năng lực cho cán bộ thuế cũng như cơ quan thuế tại quốc gia thu thập thông tin cũng như tại quốc gia sử dụng thông tin.
3.2.4.3 Điều kiện thực hiện tốt giải pháp
Phải có sựphối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các Bộ, ngành có liên quan như Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ ngoại giao dưới sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt của một cơ quan có thẩm quyền trong công tác thu thập và xử lý số liệu nhằm tránh tình trạng mổi cơ quan thu thập cho một mục đích riêng, vừa chồng chéo, dẩm lên nhau, vừa tốn kém, gây phiền hà cho doanh nghiệp.
Ứng dụng rộng rãi và đồng bộ công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm thuận tiện trong công tác lưu trữ và khai thác, sử dụng thông tin.
Ngoài ra, Chính phủ cần chú trọng mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuế với các quốc gia trên thế giới dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, tin cậy lẫn nhau.
3.2.4.4 Dự trù hiệu quả thực hiện
Với tư duy quản lý thuế hiện đại và chiến lược cải cách và hiện đại hoá ngành thuế ở các lĩnh vực, trong thời gian tới Cục thuế Bình Dương sẽ vận dụng giải pháp này một cách hiệu quả. Cán bộ trong ngành thường xuyên đư ợc đào tạo kỹ năngphối hợp làm việc, kỹ năngkhai thác và sử dụng thông tin về quản lý thuế, nên khi có đủ các điều kiện thực hiện cơ chế phối hợp chắc chắn Cục thuế Bình Dương sẽ nhanh chóng triển khai thực hiện và mang lại hiệu quả cao.
3.2.5 Quy định các biện pháp chế tài đủmạnh, phù hợp đối với các hành vi không tuân thủnhững quy định liên quan đến ĐGCG
3.2.5.1 Mục tiêu
Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật cũng như giáo dục, răng đe, phòng ngừa hành vi chuyển giá của tất cả các doanh nghiệp FDI,đặc biệt đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp.
3.2.5.2 Nội dung hướng dẫn thực hiện giải pháp
Thông tư 66 chỉ đưa ra quy định về việc ấn định thu nhập chịu thuế, thuế TNDN phải nộp trong các trường hợp vi phạm, quy định này thực tế rất khó áp dụng vì hiện nay chúng ta chưa có cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh để thực hiện ấn định mà chủ yếu dựa vào dữ liệu do doanh nghiệp cung cấp. Ngoài ra, n hững quy định tại Thông tư 6 6 đã đặt gánh nặng lên doanh nghiệp trong việc chuẩn bị,cập nhậtbổ sung tài liệu chứng từ trong suốt quá trình thực hiện giao dịch với các bên có quan hệ liên kết, c ũng nhưviệc tính toán các chỉ tiêu kê khai trên phụ lục nộp cho cơ quan thuế. Do đó cần phải xây dựng khung xử phạt đi từ thấp đến cao bảo đảm tính công bằng, hợp lý, rõ ràng, dể hiểu, mức phạt từ phạt VPHC đến phạt theo tỷ lệ % trên số thu nhập chuyểngiao và cuối cùng mới áp dụng hình thức ấn định.
Phạt vi phạm hành chính nên áp dụng với các hành vi :
o Doanh nghiệp không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ Phụ lục 1-GCN/CC đối với giao dịch liên kết phát sinh trong năm quyết toán thuế TNDN; không thực hiện đúng yêu cầu về lưu trữ hồ sơ, thời hạn cung cấp các thông tin, dữ liệu và tài
liệu để chứng minh cho việc kê khai, hạch toán giá thị trường đối với giao dịch liên kết;
o Cơ quan Thuế nghi ngờ doanh nghiệp không áp dụng đúng các quy định tại Thông tư này và doanh nghiệp chưa chứng minh được trong thời hạn là 90 ngày kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan Thuế.
Trong đó mức phạt sẽ từ thấp đến cao tùy thuộc mức độ vi phạm. Ví dụ không kê khai phụ lục lần đầu sẽ nhẹ hơn nhiều lần hoặc không cung cấp cho cơ quan thuế theo yêu cầu lần 01 sẽ chịu mức phạt thấp hơn lần 02, lần 03...
Phạt theo tỷ lệ % trên số thu nhập chuyển giao:
Chúng ta nên nghiên cứu những quy định phạt theo tỷ lệ phần trăm trên thu nhập chuyển giao khi bị phát hiện hành vi chuyển giá của các nước khác như Mỹ và Trung Quốc để áp dụng phù hợp vào Việt Nam.
Ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số thuếTNDN phải nộp trong các trường hợp:
o Doanh nghiệp dựa vào các tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc các tỷ suất sinh lời áp dụng cho giao dịch liên kết.
o Doanh nghiệp tạo ra giao dịch độc lập giả mạo hoặc sắp đặt lại giao d ịch liên kết thành giao dịch độc lập để lấy giao dịch này làm giao dị ch độc lập được chọn để so sánh.
Đặc biệt, cơ quan quản lý thuế được quyền áp dụng những biện pháp tạm dừng hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp khai báo kết quả kinh doanh lỗ quá vốn chủ sở hữu cho đến khi doanh nghiệp khắc phục được tình trạng liên tục kê khai lỗ, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đồng bộ với Bộ luật dân sự của Việt Nam quy định các điều kiện tồn tại pháp nhân kinh tế. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc cấm hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
3.2.5.3 Điều kiện thực hiện tốt giải pháp
Khi các vấn đề liên quan ĐGCG được ban hành dư ới dạng Luật thì các quy định về chế tài, xử phạt sẽ có tính pháp lý và bắt buộc tuân thủ cao hơn.
3.2.5.4 Dự trù hiệu quả thực hiện
Hiện nay, vấn đề chuyển giá đang được Chính phủ quan tâm, các cuộc thanh tra về vấn đề này được thực hiện phần nào cũng báo động cho các doanh nghiệp FDI trên địa bàn phải nâng cao ý thức tuân thủ các quy định tại Thông tư 66. Do đó, nếu trong thời gian tới các quy định về chế tài xử phạt được ban hành sẽ là một công cụ hữu hiệu giúp cho Cục thuế Bình Dương kiểm soát hoạt động chuyển giá hiệu quả hơn.
Ngoài ra, tâm lý của rất nhiều doanh nghiệp ĐTNN không muốn bị phạt vi phạm và không muốn mất thời gian và uy tín khi liên quan đến các vụ kiện tụng, tranh chấp nên với các biện biện pháp chế tài thích đáng, các doanh nghiệp ĐTNN sẽ có ý thức chấp hành cao hơn để không trở thành điểm chú ý của cơ quan nhà nước.
3.2.6 Từng bước hoàn thiện và khuyến khích doanh nghiệp áp dụngcơ chế
thỏa thuận giá trước (APA)
3.2.6.1 Mục tiêu
Tận dụng các lợi ích do cơ chế APA mang lại cho cả cơ quan thuế và doanh nghiệp, đồng thời việc áp dụng cơ chế này phù hợp với xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
3.2.6.2 Nội dung hướng dẫn thực hiện giải pháp
Việc tạo ra một môi trường làm việc mang tính hợp tác giữa cơ quan thuế và các doanh nghiệp FDI là một trong những điều kiện tiên quyết góp phần hoàn thiện công tác quản lý thuế. Nếu xét việc quảnlý thuế ởgóc độ kiểm soát các hoạt động ĐGCG thì lợi ích của tính hợp tác này càng được nâng cao, vì ĐGCG ngoài lý lẽ khoa học, đòi hỏi phải có sự tương đồng “ngôn ngữ” giữa thuế và doanh nghiệp trongnhìn nhận, xét đoán và bày tỏ quan điểm.
Đây cũng là lý do vì sao mà cơ chế APA được các MNC trên thế giới ưa chuộng vàđược OECD khuyến khích áp dụng trong hoạtđộngĐGCG.
Vì vậy, đối với các doanh nghiệp đã được xác định là có giao dịch nội bộ và thực hiện ĐGCG, cơ quan thuế cần khuyến khích họ tham gia áp dụng APA.
Muốn vậy, cơ quan thuế phảixây dựng và ban hành quyđịnhvề cơ chế APA.
*Nội dung quy trình APA:
Doanh nghiệp được tư vấn trước khi nộp đơn: giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế sẽ có cuộc gặp không chính thức để trao đổi thông tin liên quan APA, nội dung trao đổi phải tuân thủ nguyên tắc nghiêm ngặt về giử bí mật thông tin, doanh nghiệp có thể ẩn danh không cần thiết nêu tên nếu không muốn, doanh nghiệp được miễn phí nội dung tư vấn. Các nội dung trao đổi có thể là: thông tin chung về các bên liên quan, các giao dịch ảnh hưởng, khối lượng giao dịch, mức lợi nhuận, dòng sản phẩm…..; Lý do và cơ sở nộp đơn yêu cầu APA; Số năm dự kiến áp dụng APA; Phạm vi so sánh; Có thanh tra và ấn định hay không; APA có thời hạn hay không……
DN nộp đơn yêu cầu thiết lập thỏa thuận xác định giá trước:
Trong đơn yêu cầu phải nêu được các thông tin sau: Tên, địa chỉ, chức năng kinh doanh của doanh nghiệp liên kết; Các điều khoản dự kiến về APA; Cách thức xác định thuế giá chuyển giao dự kiến; Báo cáo phân tích, so sánh, điều chỉnh để tăng khả năng so sánh.
Những tài liệu kèm theo đơn yêu cầu thỏa thuận APA: Khái quát về tổ chức doanh nghiệp và chi tiết các giao dịch; Các điều kiện kinh doanh và kinh tế trọng yếu; Quan hệ về vốn và các kiểm soát chủ yếu; Thông tin về hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính trong 03 năm gần nhất;
Người nộp thuế tự xác định hình thức APA là đơn phương, song phương hay đa phương tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thứ
Cục thuế xem xét đơn yêu cầu APA của doanh nghiệp
Nội dung xem xét chủ yếu là cách thức xác định thuế giá chuyển giao: xem xét giao dịch so sánh do doanh nghiệp lựa chọn có phù hợp không? số liệu so sánh có tin cậy không? Không chỉ dựa vào một cơ sở dữ liệ u mà sử dụng nhiều cơ sở dữ liệu trong khả năng có thể. Trên cơ sở nắm bắt được thực trạng doanh nghiệp là đối tượng xin thỏa thuận APA, lựa chọn doanh nghiệp cùng ngành nghề hoặc ngành nghề tương tự. Xem xét việc thực hiện điều chỉnh khác biệt có hợp lý c hưa?
Cục thuế và DN tiến hành đàm phán và thỏa thuận nội dung APA.
Cục thuế ra thông báo xác nhận áp dụng APA.
Cục thuế xem xét báo cáo hàng năm để kiểm tra sự tuân thủ của DN.
Sữa đổi, hủy bỏ, gia hạn APA: APA có thể sữa đổi bất kỳ lúc nào trên cơ sở thỏa thuận giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp hoặc APA có thể bị hủy bỏ trong trường hợp có gian lận hoặc cung cấp thông sai lệch khi doanh nghiệp không tuân thủ các điều khoản và điều kiện của APA.