Bài học rút ra cho cơ quan quản lý thuế Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại bình dương (Trang 47 - 49)

Việt Nam đang kêu gọi đầu tư nước ngoài, nhiều công ty nước ngoài đã và đang mở chi nhánh hoạt động tại nước ta. Ngược lại, nhiều công ty Việt Nam đã và sẽ mở chi nhánh hoạt động tại nước ngoài. Các doanh nghiệp này lựa chọn giá chuyển giao dựa trên cơ sở nào là vấn đề đáng quan tâm, vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp, mà cònảnh hưởng đến quyền lợi quốc gia. Thông qua kinh nghiệm chống chuyển giá của Mỹ, Trung Quốcvà từ hoạt động chuyển giác của một số công ty lớn trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một vài kinh nghiệm chống chuyển giá có thể áp dụng cho Việt Nam như sau:

 Nguyên tắc giá thị trường được vận dụng làm nguyên tắc cơ bản trong xây dựng các quy định về ĐGCG theo hướng dẫn của OECD và có cải thiện cho tình hình của Việt Nam.

 Hệthống pháp lý đầyđủ và ưu việt là nềntảng cho sựphát triển ĐGCG. Các hướng dẫn cụ thể, thủ tục, hồ sơ tài liệu về ĐGCG giúp các doanh nghiệp đáp ứng được những quy định về hồ sơ tránh được trường hợp hồ sơ không hợp lệ. Các quy địnhvề chọn lựa đối tượng kiểmtra và hướng dẫn công tác kiểm tra hoạt động ĐGCG giúp cho cơ quan thuế tập trung vào những đơn vị có khả năng vi phạm, có chuẩn mực cụ thể khi thực hiện kiểm tra giúp nâng cao hiệu quảlàm việc của cơ quan thuế.

 Bên cạnh việc tăng cường tính cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư thì phải chọn lọc các dự án đầu tư nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Luật thuế phải đảm bảo các mục tiêu là đảm bảo tính công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ thuế đối với các thành phần kinh tế, đảm bảo nguồn thu thuế và đồng thời phải đảm

bảo kích thích thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

 Việt Nam cần phải chuẩn bị nguồn nhân lực với chất lượng cao nhằm phục vụ cho việc quản lý hoạt động này. Nguồn nhân sự này phải được thường xuyên cập nhật kiến thức về kinh tế, kinh nghiệm quản lý kinh tế, kinh nghiệm về hoạt động chống chuyển giá của các quốc gia trên thếgiới.

Cho phép các doanh nghiệp tự do chọn lựa phương pháp ĐGCG và tham gia APA, tạo nên sự linh động, tính chủ động, tinh thần trách nhiệmcủa các doanh nghiệp trong hoạt động ĐGCG, từ đó thực hiện tốt những thủtục quyđịnh trước khi thực hiện giao dịch của mình.

 Các cơ quan quản lý kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là cơ quan Thuế và Hải Quan cần phải giao lưu học kinh nghiệm với các nước. Cần phải phối hợp với cơ quan quản lý các nước cùng nhau hành động chống lại các hành động chuyển giá mà các MNC gây ra làm ảnh hưởngtiêu cựcđếnkinh tế của các quốc gia.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã phân tích những cơ sở lý luận về hoạt động ĐGCG và hoạt động quản lý thuế của nhà nước nói chung trong lĩnh vực này . Với những ảnh hưởng của nó lên nền kinh tế - xã hội đối với nước tiếp nhận đầu tư thông qua các hình thức ĐGCG không theo giá thị trường đã được trình bày thì việc nghiên cứu các vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong công tác quản lý thuế ở các mặt như xác lập quyền đánh thuế, quy định các phương pháp điều chỉnh giá thị trường cho giao dịch liên kết, các quy định về cơ chế thỏa thuận giá trước đang được áp dụng phổ biến hiện nay là một vấn đề rất cần thiết.

Đặc biệt, thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước như Mỹ, Trung Quốc để rút ra những nhận xét và bài học kinh nghiệm có thể được vận dụng vào việc đưa ra các giải pháp khả thi trong chương 3 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế của nhà nước trong lĩnh vực này tại Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung.

CHƯƠNG 2: THC TRNG ĐGCG CA CÁC DOANH NGHIP FDI TI BÌNH DƯƠNG VÀ QUN LÝ CA CC

THU BÌNH DƯƠNG TRONG LĨNH VỰC NÀY

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại bình dương (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)