Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giá chuyển giao

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại bình dương (Trang 88 - 99)

3.2.1.1 Mục tiêu

 Tránh thất thu cho NSNN, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế có thể phát hiện các trường hợp chuyển giá nhằm mục đích trốn thuế.

 Tăng tính tự giác tuân thủ các quy định pháp luật về ĐGCG của các doanh nghiệp FDI. Tuy qua thanh tra, kiểm tra có thể không kết luận được hành vi chuyển giá nhưng cũng góp phần đánh động cho các doanh nghiệp biết sự quan tâm chú ý của Chính phủ Việt Nam về hoạt động chuyển giá.

 Tuân thủ những quy định về bảo mật thông tin doanh nghiệp, tránh gây kích động, tranh cải, đặc biệt tránh hành vi tiêu cực trong quá trình thanh tra, kỉểm tra làm mất lòng tin của nhà ĐTNN.

3.2.1.2 Nội dung hướng dẫn thực hiện

a. Bổ sung quy định dấu hiệu doanh nghiệp có hiện tượng sử dụng các thủ thuật trong ĐGCG cần điều chỉnh lại theo giá thị trường:

Sau khi Thông tư 66 được ban hành, Tổng Cục thuế ban hành tiếp công văn số 32/TTr-TCT ngày 16/08/2010 về việc tăng cường công tác thanh tra chống

chuyển giá. Trong đó, quy định các Cục thuế tập trung vào các doanh nghiệp đang quản lý có dấu hiệu sau:

 Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ nhiều năm liên tục nhưng vẫn đầu tư dây chuyền sản xuất, mở rộng phạm vi, quy mô sản xuất kinh doanh.

 Doanh nghiệp kinh doanh có mặt hàng có giá bán thấp hơn nhiều so với mặt hàng có cùng chức năng trên thị trường.

 Doanh nghiệp có dấu hiệu nâng khống chi phí đầu vào thô ng qua các hợp đồng mua nguyên vật liệu đầu vào với giá cao của chính các công ty mẹ hoặc công ty có quan hệ liên kết.

 Doanh nghiệp có vốn ĐTNN có tỷ suất sinh lời quá thấp so với các doanh nghiệp có cùng quy mô, ngành nghề.

 Doanh nghiệp nước ngoài tham gia tham gia vốn góp liên doanh tại Việt Nam có giá trị tài sản góp vốn cao bất thường so với giá chung của thị trường.

 Doanh nghiệp chuyển giá thông qua các chi phí quảng cáo với các hảng nước ngoài, chi phí tư vấn, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá…..

Tuy nhiên, các quy định trên còn chưa đầy đủ cần phải bổ sung các điểm sau:

 Doanh nghiệp có các mối quan hệ về nhân sự, về vốn với công ty khác theo quy định tại Thông tư 66 về các bên có quan hệ liên kết.

 Thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp chỉ là công ty mẹ hoặc các công ty liên kết.

 Tài sản, nguyên vật liệu, thành phẩm …..nhập khẩu, xuất khẩu nằm dưới sự chỉ đạo của công ty mẹ hay một công ty khác ở nước ngoài.

 Doanh nghiệp được hưởng các khoản ưu đãi đặc biệt v ề vay vốn, sử dụng vốn, các khoản khác…..

 Doanh nghiệp thực hiện các giao dịch mua chịu nhà cung cấp, bán chịu cho khách hàng và cấn trừ công nợ phải thu, phải trả.

 Doanh nghiệp không thực hiện kê khai các thông tin theo mẫu quy định cho cơ quan thuế.

Ngoài ra, để đảm bảo nguyên tắc khách quan, sau khi thu thập được các sự kiện nêu trên và trước khi kết luận doanh nghiệp có thực hiện hành vi chuyển giá không nhằm tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, cán bộ thuế cần bàn bạc thêm với tư vấn thuế và tư vấn pháp luật (kể cả tư vấn là người nước ngoài) về mối quan hệ giữa bên mua và bên bán, và các nghiệp vụ giao dịch quốc tế giữa hai bên theo từng bối cảnh kinh doanh cụ thể.

b. Ban hành Quy trình thanh tra giá chuyển giao cho cơ quan thuế có cơ sở thực hiện nhằm đảm bảo tính khách quan và thống nhất.

Thanh tra giá chuyển giao không phải là khoa học chính xác mà là nghệ thuật, do đó trước khi tìm hiểu về quy trình, chúng ta cần phải hiểu rõ thanh tra giá chuyển giaocó các đặc trưng sau:

 Thời gian thanh tra giá chuyển giao dài hơnso với thanh tra bình thường.

 Khó giải quyết, xử lý nếu chỉ dựa vào thông tư, hiện nay chúng ta vẫn chưa có luật điều chỉnh lĩnh vực này nên tính pháp lý của các quy định chưa cao.

 Kết quả thanh tra có xu hướng “tất cả hoặc không có”, nghĩa là nếu qua quá trình thanh tra kết luận được hành vi chuyển giá sẽ thu được một khoản thuế lớn vào ngân sách, nếu không sẽ mất thời gian và chi phí cho việc thanh tra.

 Số thuế thu được có thể là những khoản tiền lớn

 Nội dung và phạm vi của số liệu cần thiết cho thanh tra giá chuyển giao khác với thanh tra thông thường. Số liệu liên quan đến các công ty ngoài lãnh thổ Việt Nam nên đôi khi liên quan đến cả quy chế về trao đổi thông tin giữa các nước với nhau.

 DN cùng ngành nghề không liên quan tới DN thanh tra cũng là đối tượng thanh tra do nhu cầu thu thập thông tin so sánh.

Sơ đồ3.1:Sơ đồ quy trình thanh tra giá chuyểngiao

Bước 01: Lựa chọn doanh nghiệp làm đối tư ợng thanh tra

 Ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp làm đối tượng thanh tra có dấu hiệu sử dụng các thủ thuật trong ĐGCG cần điều chỉnh lại theo giá thị trường theo quy định ở mụca.

 Các doanh nghiệp là đối tượng thanh tra phải được cơ quan thuế quản lý thường xuyên, liên tục, nắm được các dữ liệu cơ bản như: quan hệ về vốn, nội dung hoạt động, chiến lược kinh doanh; Chi tiết về giao dịch với bên liên kết ở nước ngoài; BCTC hàng năm, quy trình kế toán, cách tính chi phí…Ngoài những nội

Bước 1

Lựa chọn doanh nghiệp làmđối tượng thanh tra

Bước 3

Phân tích mang tínhđịnh lượng vàđịnh tính

Bước 2

Lựa chọn, phân tích GDLK trọng yếu

Bước 4

Tìm kiếm và lựa chọn mẫu so sánh

Bước 5

Lựa chọn phương pháp xác định giá phù hợp

Bước 6

KL thanh tra- xácđịnh hành vi chuyển giá

Bước 7

dung cơ bản phải cập nhật thêm các thông tin phát hiện qua thanh tra thuế thông thường. Ngoài ra, cần tham khảo các thông tin đại chúng như internet, tạp chí chuyên ngành, thông tin về ngành nghề trên thế giới.

Bước 2: Lựa chọn, phân tích GDLK trọng yếu

 Phân loại các GDLK theo các nhóm: Chuyển giao sản phẩm, hàng hoá hữu hình; Chuyển giao sản phẩm, hàng hoá vô hình; Cung cấp dịch vụ trong nội bộ tập đoàn; Cho vay.

 Nhóm các GDLK có mối quan hệ chặt chẽ thành một nhóm giao dịch có cùng đặc điểm tính chất hoặc thành một nghiệp vụ sản xuất kinh doanh đồng nhất để phục vụ chomục đích phân tích chức năng và rủi ro.

 Tập hợp các thông tin, tài liệu về chính sách xác định giá mà tập đoàn đang áp dụng cho các GDLK, nhóm các GDLK. Có thể không có một tài liệu chính thức nào được lập để xác định giá giao dịch vì vậy cần phải xem xét cả những thỏa thuận không được lập thành văn bản chính thức.

 Phân tích mức độ ảnh hưởng của 1 GDLK hoặc nhóm GDLK đối với lợi tức của công ty (tỷ lệ doanh thu thực hiện GDLK / tổng doanh thu lớn)

 Phân tích mức độ rủi ro của 1 GDLK hoặc nhóm GDLK dưới các giác độ đánh giá rủi ro như: qui mô GDLK (giá trị lớn, kéo dài nhiều năm); doanh nghiệp có quan hệ với bên liên kết đang trong thời kỳ miễn giảm thuế TNDN, hoặc chịu thuế TNDN với thuế suất thấp; doanh nghiệp phải thanh toán các khoản chi phí lớn không tương xứng quy mô, chức năng DN...

Bước 3: Xem xét toàn diện dựa trên những phán đoán mang tính định tính và định lượng

Phân tíchđịnh tính:

o Phân tích ngành: nhằm hiểu rõ cấu trúc và động lực của một ngành, các đối tượng tham gia ngành, đặc điểm ngành. Phân tích ngành giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tiềm năng của ngành, lợi thế cạnh tranh của các đối tượng tham gia, rào cản gia nhập ngành, các yếu tố quyết định cung cầu của sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận trung bình ngành .

Phân tích ngành rất quan trọng trong quá trình phân tích định tính vì theo hướng dẫn của OECD về chuyển giá để lựa chọn và áp dụng phương pháp chống chuyển giá thích hợp cần thiết phải hiểu thị trường và ngành hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố trong ngành có thể ảnh hưởng trực tiếp lợi nhuận doanh nghiệp như: cạnh tranh từ các đối tượng mới tham gia thị trường và các sản phẩm thay thế, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, hiệu quả quản lý, các chiến lược riêng dẫn đến thay đổi cơ cấu về chi phí, các khác biệt về chi phí vốn, kinh nghiệm kinh doanh…..

o Phân tích chức năng hoạt động của doanh nghiệp, một doanh nghiệp thường thực hiện các chức năng như sản xuất, gia công, bán hàng, phân phối, bảo hành…...Các rủi ro doanh nghiệp gặp trong quá trình hoạt động gồm: rủi ro thị trường (có thể là rủi ro về giá và lượng hàng), rủi ro tín dụng, rủi ro hàng tồn kho, rủi ro do sản xuất dưới khả năng, rủi ro về tỷ giá hối đoái, rủi ro chất lượng sản phẩm và bảo hành sản phẩm,….nhằm xác định mức độ có thể so sánh giữa các giao dịch liên kết và giao dịch độc lập.

Phân tíchđịnh lượng:

o Phân tích tài chính: dựa trên các báo cáo tài chính hàng năm và các nguồn dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích dựa trên các chỉ tiêu: doanh thu, tổng tài sản, lợi nhuận hoạt động, lợi nhuận thuần trên chi phí, lợi nhuận gộp trên chi phí hoạt động, lợi nhuận gộp trên tài sản và doanh thu trên tài sản,….

Xem xét tổng thể

Sau khi phân tích, Cục thuế có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thêm các tài liệu để làm rõ nội dung nghiên cứu như thông tin về cơ cấu tổ chức tập đoàn, xác định các bên liên kết trong các giao dịch liên kết, biểu đồ giao dịch trong nội bộ tập đoàn (dòng chuyển giao sản phẩm/dịch vụ/hoá đơn), các thông tin về các thỏa thuận trong nội bộ tập đoàn, chính sách giá chuyển giao trong tập đoàn.

Xem xét chi tiết giao dịch với bên liên kết nước ngoài như: Hợp đồng liên quan đến giao dịch với bên liên kết ở nước ngoài; Tài liệu và thông tin liên quan đến đàm phán giá và điều kiện giao dịch; Thông tin về tỷ suất lợi nhuận của giao dịch với bên liên kết ở nước ngoài một cách tổng thể; Thông tin về tỷ suất lợi nhuận của giao

dịch với bên liên kết ở nước ngoài theo từng phân đoạn; Chức năng hoạt động và rủi ro của doanh nghiệp và của bên liên kết ở nước ngoài; Chi tiết về tài sản cố định (hữu hình, vô hình)được sử dụng; Giao dịch khác có liên quan.

Ngoài ra, xem xét các tài liệu khác như: Chi tiết về phương pháp và quy trình kế toán, cách tính chi phí; Chi tiết về việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế nước ngoài đối với công ty liên kết.

Bước 4: Tìm kiếm và lựa chọn m ẫu làm đối tượng so sánh

 Ưu tiên chọn giao dịch độc lập của chính doanh nghiệp làm đối tượng so sánh hơn là giao dịch bên ngoài. Giao dịch dùng so sánh không nhất thiết phải hoàn toàn giống với giao dịch liên kết nhưng phải đảm bảo tính tương đồng, không có khác biệt gây ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm hoặc tỷ suất sinh lời, là khác biệt về thông tin hoặc dữ liệu làm tăng hoặc giảm ít nhất 1% đơn giá sản phẩm giao dịch hoặc khác biệt về thông tin hoặc dữ liệu làm tăng hoặc giảm ít nhất 0.5% tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời.

 Khi chọn giao dịch làm đối tượng so sánh cần chú ý về giai đoạn giao dịch, điều kiện hợp đồng, thời điểm giao dịch phải tương đương nhau. Thu thập thông tin của các doanh nghiệp cùng ngành nghề, nếu đối tượng so sánh ở nước ngoài phải yêu cầu cung cấp thông tin trên cơ sở các hiệp định thuế.

Hướng dẫn của OECD đãđưa ra 05 yếu tố cơ bản nhất để làm căn cứ phân tích mức độ tương đồng khi so sánh giao dịch liên kết với giao dịch độc lập:

o Các đặc điểm/đặc tính của hàng hoá hoặc sản phẩm.

o Các chức năng mà doanh nghiệp thực hiện khi SXKD, bao gồm cả tài sản sử dụng để SXKD và các rủi ro gánh chịu.

o Các điều kiện hợp đồng với đối tác.

o Điều kiện kinh tế của các thị trường khác nhau.

o Chiến lược kinh doanh phục vụ cho các mục đích phát triển thị trường khác nhau.

So sánh theo sản phẩm là phương pháp so sánh hiệu quả nhất, tùy theo phương pháp ĐGCGáp dụng mà chọn so sánh chức năng hay so sánh sản phẩm.

Bước 5: Lựa chọn phương pháp xác định giá phù hợp

Trong thực tế việc lựa chọn phương pháp ĐGCG nào để áp dụng đòi hỏi kỷ năng nghề nghiệp và sự phán đoán của từng cá nhân thực hiện công việc này. Chính vì thế mà ĐGCG thường được xem là nghệ thuật của khoa học ứng dụng. Việc lựa chọn phương pháp ĐGCG nào cần phải được cân nhắc trên cơ sở phương pháp đó có thể đem lại sự gần đúng cao nhất trên nguyên tắc căn bản giá thị trường.

Nguyên tắc áp dụng các phương pháp xác định giá:

- Lựa chọn phương pháp phù hợp với điều kiện giao dịch và có nguồn thông tin dữ liệu, số liệu đầy đủ và tin cậy nhất để phân tích so sánh từ 05 phương pháp trên.

- Lựa chọn giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn làm căn cứ điều chỉnh giá trị tương ứng của giao dịch liên kết. Không điều chỉnh đối với trường hợpcó khác biệt về giá nhưng không làm giảm thu nhập chịu thuế TNDN.

Căn cứ vào những phân tích ở các bước trên, chúng ta có thể tham khảo các trường hợp áp dụng từng phương pháp ĐGCG theo bảng sau:

Bảng 3.1: Lựa chọn phương pháp xác định giá phù hợp

Phương pháp ĐGCG Các trường hợp ĐGCG áp dụng Tiêu thức so sánh ưu tiên Phương pháp so sánh giá GDĐL TSCĐ vô hình, hàng hoá, khoản vay Đặc tính sản phẩm và điều kiện HĐ Phương pháp giá bán lại Cung cấp dịch vụ,nguyên

vật liệu, bán thành phẩm

Chức năng hoạt động của doanh nghiệp Phương pháp giá vốn cộng lãi Phân phốicác sản phẩm Chức năng hoạt động

của doanh nghiệp Phương pháp so sánh lợi

nhuận

Cung cấp dịch vụ, phân phối sản phẩm (khi PP giá

bán lại không hiệu quả)

Chức năng hoạt động của doanh nghiệp

Phương pháp tách lợi nhuận Dịch vụ được tạo ra bởi nhiều nhà cung cấp

Chức năng hoạt động của doanh nghiệp

Ưu và nhược điểm của các phương pháp xác định giá:

Phương pháp ĐGCG Ưu điểm Nhược điểm

Phương pháp so sánh giá GDĐL(CUP)

- Trực tiếp và tin cậy - Rất khó tìm giao dịch tương đương để so sánh

Phương pháp giá bán lại (RPM)

- Khác biệt của hàng hoá ít ảnh hưởng trọng yếu đến lãi gộp hơn so với ảnh hưởng đến giá

- Khó áp dụng khi giá hàng hoá bao gồm giá trị vô hình

Phương pháp giá vốn cộng lãi (CPM)

- Giống như phương pháp giá bán lại

- Sự khác nhau trong phân loại chi phí

Phương pháp so sánh lợi nhuận(TNMM)

- Giống phương pháp RPM, CPM. Khác biệt về chức năng ít ảnh hưởng đến lãi thuần hơn so với ảnh hưởng lãi gộp

- Tỷ suất lợi nhuận phản ảnh không chính xác.

Bước 6: Kết luận thanh tra – xác định hành vi chuyển giá

 Tiến hành so sánh giá sản phẩm hoặc tỷ suất sinh lời của giao dịch liên kết với số trung vị thuộc biên độ giá thị trường chuẩn (là khoảng từ tứ phân vị thứ nhất đến tứ phân vị thứ 3)

 Thực hiện điều chỉnh đối với trường hợp giao dịch liên kết có giá bán sản phẩm thấp hơn các giá trị thuộc biên độ giá thị trường chuẩn hoặc giá mua sản phẩm cao hơn các giá trị thuộc biên độ giá thị trường chuẩn; tỷ suất sinh lời thấp hơn các giá trị thuộc biên độ giá thị trường chuẩn.

 Sử dụng các phương pháp ĐGCG để xác định giá thị trường của các giao

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại bình dương (Trang 88 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)