Ban hành các quy định pháp luật liên quan hoạt động ĐGCG

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại bình dương (Trang 99 - 102)

3.2.2.1 Mục tiêu

 Hướng dẫn các đối tượng có liên quan mà chủ yếu là doanh nghiệp và cơ quan thuế thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình.

 Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhà nước Việt Nam và các đối tượng liên quan như người lao động, các doanh nghiệp trên thị trường bằng cách áp dụng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước được Luật quy định.

 Tuyên truyền, giáo dục, răng đe, phòng ngừa hành vi chuyển giá của tất cả các doanh nghiệp FDI.

3.2.2.2 Nội dung hướng dẫn thực hiện giải pháp

 Trước mắt, Cục thuế Bình Dương cần tham mưu với UBND tỉnh Bình Dương ban hành văn bản quy định nhiệm vụ cụ thể cho các ngành có liên quan như: cơ quan thuế, hải quan, quản lý đầu tư, công an, viện kiểm sát, toà án, ngân hàng tại Bình Dương thực hiện tốt việc phối hợp theo thẩm quyền về trao đổi, cung cấp thông tin nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch liên kết và chuyển giá của các doanh nghiệp ĐTNN.

 Về lâu dài, nhà nước cần xây dựng Luật chống chuyển giá trong đó quy định nguyên tắc căn bản giá thị trường là cơ sở cho thực hiện ĐGCG giữa các MNC với nhau, ngoài ra cần phải quy định các hình thức chế tài cụ thể cho những hành vi vi phạm. Theo kinh nghiệm chống chuyển giá của Mỹ, Trung Quốc đều xem trọng việc Luật hóa các quy định liên quan vấn đề chuyển giá. Việt Nam cần tham khảo các văn bản Luật chống chuyển giá của các nước đi trước có kinh nghiệm quản lý hoạt động này để áp dụng cho phù hợp với điều kiện của chúng ta hiện nay.

Hiện nay Thông tư 66 tuy tính pháp lý chưa cao nhưng thông tư đãđưa ra các quy định kiểm soát hoạt động chuyển giá phù hợp với các hướng dẫn và qui định của các nước phát triển (OECD). Tuy nhiên vấn đề khó khăn chung khi áp dụng các phương pháp này là tìm ra một giao dịch độc lập tương đương để so sánh sao cho đảm bảo số liệu tin cậy, thuyết phục. Chẳng hạn như chúng ta thường giả thiết rằng có 02 công ty hoạt động tương tự để so sánh nhưng thực tế khó tìmđược vì mặc dù

cùng một lĩnh vực hoạt động nhưng 02 công ty không giống nhau ở những điểm: chất lượng sản phẩm, cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh, cơ cấu giá, thời điểm thâm nhập thị trường, chi phí về nghiên cứu sản phẩm…… Do đó nhà nước cần phải có những quy định cụ thể để đảm bảo tính pháp lý của việc xác định giá thị trường cũng như việc ấn định giá để cơ quan thuế không bị lúng túng và bị động trong quá trình triển khai áp dụng nhất là khi có sự tranh tụng trước pháp luật.

 Ngoài ra, để Luật chống chuyển giá mang tính khả thi và không vướng trong quá trình triển khai thực hiện, Chính phủ cần phải sữa đổi bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan như: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, đặc biệt là Luật thuế TNDN sao cho các luật này không chồng chéo lên nhau mà phải có tác dụng hổ trợ chặt chẽ khi có hiệu lực thi hành. Đối với Luật thuế TNDN cần điều chỉnh mức thuế suất tương đối ngang bằng với các nước trong khu vực và hạn chế các trường hợp ưu đãi, miễn giảm.

Bên cạnh, thuế nhập khẩu cũng gây tác động rất lớn đối với vấn đề chuyển giá, khi Việt Nam gia nhập WTO, việc áp định bảng giá tối thiểu làm căn cứ xác định thuế NK đã phải hủy bỏ và cơ quan quản lý phải chuyển sang xác định thuế NK trên cơ sở giá trị theo chứng từ hoá đơn, điều này đòi hỏi cơ quan quản lý phải nắm được xuất xứ hàng hoá mới xác đị nh đúng giá trị của nó. Giá trị MMTB, nguyên vật liệu NK ảnh hưởng đến cả thuế NK và thuế TNDN, do đó cần phải cân đối hợp lý 02 loại thuế này, đây là 02 loại thuế mà khi thực hiện nâng giá đầu vào của hàng hoá, nguyên liệu nhập khẩu thì một loại sẽ chịu tác động tiêu cực và một loại sẽ chịu tác động tích cực.Sau đây là một vài đề xuất bổ sung các Luật trên :

Bảng 3.2: Một số kiến nghị bổ sung văn bản Luật

Tên VB Luật Quy định hiện hành Đề nghị sữa đổi, bổ sung

Luật doanh nghiệp

số 60/2005/QH11

ngày 29/11/2005.

- Tại điều 30 quy định “Việc định giá tài sản góp vốn không theo giá thị trường thì DN phải chịu trách nhiệm đối với các

khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác”.

- Bổ sung: “DN phải chịu trách

nhiệm về các nghĩa vụ thuế liên

quan”.

Luật đầu tư số

59/2005/QH11 ngày 29/11/2005

chịu trách nhiệm về giám định giá trị và chất lượng của MMTB nhập khẩu để tạo TSCĐ”.

không vi phạm các quy định tại

Luật môi trường; Giá trị MMTB

phải phù hợp giá thị trường tại thời điểm NK”.

Luật thuế TNDNsố

14/2008/QH12 ngày 3/6/2008

- Tại điều 9 quy định “DN được tính vào chi phí chịu thuế TNDN các khoản chi đủ 02 điều kiện: liên qu an hoạt động SXKD và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định”.

- Bổ sung: “giá trị các khoản chi

phù hợp với giá thị trường tại thời điểm phát sinh và phù hợp tình hình thực tế tại DN”.

3.2.2.3 Điều kiện thực hiện tốt giải pháp

 Nâng cao chất lượng công tác ban hành Luật của Việt Nam, khi ban hành một văn bản luật phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của nền kinh tế, phải phù hợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ và phù hợp với mục tiêu quản lý kinh tế của chính phủ. Các văn bản luật phải được ban hành kịp thời, đáp ứng nhu cầu thực tiển và độ trểkhông quá lớn so với thực tiển, đồng thời phải phù hợp luật pháp các nước trong khu vực và thế giới.

 Phấn đấu để được công nhận nền kinh tế thị trường vì hiện nay Việt Nam bị buộc phải công nhận là nền kinh tế phi thị trường. Chúng ta vẫn duy trìđộc quyền, hạn chế cạnh tranh, phân biệt đối xử giữa quốc doanh với dân doanh, có nhiều hạn chế về các thị trường vốn, lao động, dịch vụ, nhà đất, bất động sản, khoa học - công nghệ, chưa chú ý đầy đủ đến tiếng nói của người nộp thuế, người tiêu dùng, chưa giải quyết được những vấn nạn nhức nhối như tham nhũng, lãng phí, thiếu minh bạch...Những vấn đề trên đây cho thấy Việt Nam làm như vậy là chưa đủ, nay cần có những nổ lực lớn hơn để phát triển một nền kinh tế thị trường thực thụ. Chỉ khi được công nhận là kinh tế thị trường thì chúng ta mới so sánh giá cả hàng hóaở thị trường Việt Nam với hàng hóa cùng loại ở các thị trường khác trên thế giới.

3.2.2.4 Dự trù hiệu quả thực hiện

 Giải pháp này được thực hiện ở tầm vĩ mô, Cục thuế Bình Dương trực thuộc Tổng Cục thuế, là cơ quan hành pháp nên chỉ là cơ quan tham gia đóng gópý kiến

để hoàn thiện các văn bản Luật, đồng thời tổng hợp, phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện cho cơ quan có thẩm quyền. Do đó, trước mắt Cục thuế Bình Dương nên tích cực nghiên cứu và tham gia đóng góp xây dựng luật. Nếu các văn bản pháp luật liên quan ĐGCG được hoàn thiện sẽ tạo tiền đề vững chắc cho công tác quản lý thuế về ĐGCG cả nước nói chung và tại Cục thuế Bình Dương nói riêng.

 Tuy nhiên, đất nước chúng ta đang trong quá trình hội nhập, nền kinh tế phát triển chưa đồng bộ, năng lực điều hành còn hạn chế nên không thể ngày một ngày hai hoàn thiện được hệ thống pháp luật nói chung. Do đó, đây là giải pháp mang tính lâu dài, Chính phủ cần phải có thời gian và từng bước thực hiện mới mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại bình dương (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)