Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại bình dương (Trang 81 - 87)

2.3.2.1 Cơ sở hạ tầng và hội nhập trong công tác chống chuyển giá

 Hạn chế đầu tiên và cũng là khó khăn chung của nền kinh tế -xã hội nước ta là xuất phát điểm kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước còn kém, quá trình hòa nhập và hợp tác quốc tế còn chậm.Thiếu những điều kiện thiết yếu để thu thập và xử lý thông tin để đáp họat động chống chuyển giá.

 Việc thu thập sàng lọc thông tin trong bối cảnh các giao dịch quốc tế đa dạng, phức tạp trên phạm vi toàn cầu. Để tiến hành thực chống chuyển giá theo quy định của pháp luật qui định thì phải có đầy đủ thông tin, điều này rất khó thực hiện.

 Chưa xây dựng được hệ thống thông tin dữ liệu đầy đủ về người nộp thuế nói chung và phục vụ cho họat động chống chuyển giá nói chung.

 Chưa có bộ phận chuyên trách về thu thập thông tin phục vụ họat động thanh tra thuế nói chung và chống chuyển giá nói riêngở tầm quốc gia và trực tiếp xử lý các vấn đề thông tin tầm quốc tế.

2.3.2.2 Cục thuế Bình Dương chưa quan tâm đúng mức công tác thanh tra, kiểm

tra giá chuyển giao

 Cục thuế Bình Dương chưa đưa ra được cơ chế kiểm tra và giám sát tài chính đối với doanh nghiệp ĐTNN. Việc kiểm tra, thanh tra giá chuyển giao mất khá

nhiều thời gian trong khi theo quy định hiện hành, thời gian kiểm tra, thanh tra còn hạn chế nhưng không mang lại hiệu quả cao do không kết luận được hành vi chuyển giá. Các phương pháp ĐGCG được quy định trong TT 66 hầu như không thể áp dụng tại Việt Nam do thiếu thông tin về thị trường. Việc điều tra động cơ của việc trốn thuế và cáchứng xử của các MNC hầu hết đều dựa trên các số liệu ít ỏi đã được công khai mà rất khó tiếp cận đến các tài liệu thực sự l iên quan đến vấn đề chuyển giá do tính chất bảo mật cao của chúng. Do đó, cán bộ quản lý thuế chỉ có thể chứng minh một cách gián tiếp sự chuyển dịch thu nhập xuyên quốc gia của các MNC mà thôi và vì vậy tính chính xác cũng như khả năng để đưa ra các chế tài xử phạt các MNC là vô cùng hạn chế và trong nhiều trường hợp là thậm chí không thể mặc dù chúng ta đều biết rõđó là hành vi chuyển giá.

 Việc triển khai thực hiện kiểm tra hoạt động chuyển giá trong thời gian qua còn khá khiêm tốn do tính phức tạp của vấn đề, kỹ thuật tính toán nên chỉ một số Cục thuế có điều kiện (Cục thuế TP.HCM) về nguồn lực, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin về quản lý hoạt động chuyển giá mới được triển khai ở những mức độ nhất định.

 Công tác kiểm tra, đôn đốc việc kê khai, cung cấp thông tin về các doanh nghiệp, giao dịch liên kết chưa được Cục thuế Bình Dương quan tâm đúng mức. Dữ liệu kê khai của doanh nghiệp chưa được Cục thuế sử dụng để đánh giá, phân tích hay lưu trữ vào thông tin lịch sử của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Dần dần, việc kê khai các thông tin giao dịch liên kết này không đầy đủ và gần như bị bỏ quên, doanh nghiệp không kê khai, Cục thuế cũng không yêu cầu và không có hình thức xửlý nào cụ thể.

2.3.2.3 Hệ thống luật pháp liên quan hoạt động ĐGCG chưa đầy đ ủ và chưa

mang tính pháp lý cao

 Đến nay các vấn đề liên quan ĐGCG chỉ được quy định dưới dạng Thông tư hướng dẫn (Thông tư 66/2010/TT-BTC) chưa được Luật hoá do đó tính pháp lý của nó chưa cao.

 Chưa có luật pháp hỗ trợ cho quản lý ĐGCG như Luật chống độc quyền, chống bán phá giá....Do đó, chính sách quản lý ĐGCG trong thời gian qua không có nền tảng vững chắc để ban hành (các quy định chỉ ở dạng thông tư, chưa ban hành Luật).

 Về hệ thống thuế TNDN, XNK: thuế suất thuế TNDN tương đối thấp hơn so với các nước trong khu vực. Ngoài ra, một tồn tại mang tính bao trùm nhất hiện nay là hầu hết các sắc thuế đều khá phức tạp và thiếu tính ổn định. Sự phức tạp thể hiện ở điểm trong mổi sắc thuế có nhiều mức thuế suất, nhiều chế độ ưu đãi, miễn giảm cho các doanh nghiệp ĐTNN dẫn đến tình trạng lợi dụng để chuyển giá nội bộ, và thiếu tính ổn định do phải thường xuyên thay đổi để đáp ứng yêu cầu thực tế. Mổi sắc thuế mang nhiều chức năng, phục vụ nhiều mục tiêu (xã hội, thu ngân sách, điều tiết vĩ mô….) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lợi dụng thực hiện hành vi ĐGCG. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu của Việt Nam vẫn ở mức tương đối cao và khi Việt Nam gia nhập WTO, việc áp định bảng giá tối thiểu làm căn cứ vào đó xác định thuế đã phải hủy bỏ và cơ quan quản lý phải chuyển sa ng xác định thuế trên cơ sở giá trị theo chứng từ hóađơn.

 Các văn bản pháp luật có liên quan như: Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật Thương mại, Luật thuế TNDN còn những điểm chưa phù hợp, về lâu dài cần phải sữa đổi, bổ sung cho phù hợp để có thể hỗ trợ chặt chẽ cho các quy định pháp luật về chống chuyển giá.

2.3.2.4 Nguồn nhân lực quản lý thuế chưa chuyên sâu

 Một trong những nguyên nhân khác gây cản trở việc quản lý thuế về ĐGCG tại Bình Dương đó là nhân tố con người, nhân viên thuế hạn chế về kiến thức quản lý hiện đại, trìnhđộ ngoại ngữ, tin học chưa đủ để làm việc với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là sức ỳ trong công việc và tính ngại khó khăn, thử thách; Không quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm cán bộ trong vấn đề quản lý về ĐGCG c ủa các doanh nghiệp có vốn ĐTNN; Cán bộ thuế Việt Nam không có chức năng điều tra thuế như ở một số nước phát triển do đó không thể xử lý được các trường hợp vi phạm có tính phức tạp.

 Cục thuế Bình Dương không có bộ phận chuyên trách cấp tỉnh quản lý hoạt động ĐGCG; ngành thuế Việt Nam nói chung cũng chưa có bộ phận chuyên trách cấp Trung ương nhằm chỉ đạo xuyên suốt, thống nhất và kịp thời hoạt động thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá. Hiện tại số lượng cán bộ quản lý thuế tại Cục thuế Bình Dương quá ít so với số DN trên địa bàn nên cán bộ thuế chỉ tập trung công tác quản lý các nguồn thu thông thường, không có bộ phận chuyên trách về lĩnh vực quản lý ĐGCG.

2.3.2.5 Chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa Cục thuế Bình Dương, Hải quan

Bình Dương và các cơ quan khác như: Sở kế hoạch đầu tư, công an, viện kiểm

sát, tòa án, ngân hàngđể trao đổi, cung cấp thông tin

 Chưa có hoạt động phối hợp nào giữa Cục thuế Bình Dương và các cơ quan khác về hoạt động thu thập thông tin phục vụ cho công tác quản lý thuế, khi có vấn đề phát sinh phải xin ý kiến chỉ đạo qua nhiều cấp có thẩm quyền gây chậm trể, mất thời gian. Dữ liệu thông tin tại Cục thuế Bình Dương thu thập riêng lẻ, còn hạn chế do ứng dụng công nghệ phân tán, nhỏ lẻ, chưa xây dựng được ứng dụng nhập dữ liệu về giao dịch liên kết, còn dữ liệu về báo cáo tài chính mới ở giai đoạn đầu triển khai nên chưa có dữ liệu để so sánh nhiều kỳ.

 Chưa có nối mạng quản lý giữa Cục thuế Bình Dương, Hải Quan Bình Dương và các ngành khácnhằm giám sát và kiểm tra hoạt động ĐGCG một cách có hiệu quả. Trong khi ở một số nước phát triển, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đãđược ưu tiên áp dụng.

 Quan hệ quốc tế về thuế chưa đạt hiệu quả cao

Về vấn đề lý kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế: đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 169 nước và có quan hệ buôn bán với 224/255 thị trường và các vùng lãnh thổ nhưng chỉ ký kết các thỏa thuận về thuế chỉ hơn 40 nước, trong khi một số nước có đầu tư lớn vào Việt Nam lại không có một thỏa thuận về thuế nào để điều chỉnh.

2.3.2.6 Quy định về chế tài cho hành vi chuyển giá chưa phù hợp

Cho đến nay, Thông tư 66 quy định hình thức phạt duy nhất làấn định mức giá được sử dụng để kê khai tính thuế, ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số thuế TNDN phải nộp trong các trường hợp:

o Doanh nghiệp dựa vào các tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc các tỷ suất sinh lời áp dụng cho giao dịch liên kết.

o Doanh nghiệp tạo ra giao dịch độc lập giả mạo hoặc sắp đặt lại giao dịch liên kết thành giao dịch độc lập để lấy giao dịch này làm giao dịch độc lập được chọn để so sánh.

o Doanh nghiệp không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ Phụ lục 1-GCN/CC đối với giao dịch liên kết phát sinh trong năm quyết toán thuế TNDN; không thực hiện đúng yêu cầu về thời hạn cung cấp các thông tin, dữ liệu và tài liệu để chứng minh cho việc kê khai, hạch toán giá thị tr ường đối với giao dịch liên kết.

o Cơ quan Thuế nghi ngờ doanh nghiệp không áp dụng hoặc cố tình áp dụng không đúng các quy định tại Thông tư này và doanh nghiệp không chứng minh được trong thời hạn tối đa là 90 ngày kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan Thuế.

Hình thức xử phạt bằng cách ấn định trên không mang tính khả thi vì hiện nay nhà nước chưa có cơ sở pháp lý để xác định giá thị trường, chưa có quy định nào đảm bảo giá trị pháp lý của việc ấn định giá, gây lúng túng và bị động cho cho cơ quan thuế trong quá trình triển khai, nhất là khi có sự tranh tụng trước pháp luật đồng thời tùy hành vi vi phạm mà có mức phạt từ thấp đến cao chứ không thể quy định chung một mức phạt cho nhiều hành vi . Ngoài ra, không có một quy định nào về xử phạt cho hành vi chuyển giá.

2.3.2.7 Tiến trình Ap dụng cơ chế thỏa thuận giá trước (APA) còn nhiều vấn đề

phải giải quyết

Chính phủ hiện nay đã ban hành quy định về việc áp dụng cơ chế thỏa thuận định giá trước (APA) , nhưng để áp dụng thì còn nhiều vấn đề phải giải quyết.

Do APA áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện, bởi vậy cơ quan thuế không thể ép doanh nghiệp phải thực hiện, trong khi cơ quan thuế vẫn thiếu thông tin và sự hợp tác của ngành thuế nước ngoài để nắm được những yếu tố quan trọng như giá nguyên liệu đầu vào của các sản phẩm. Do đo doanh nghiệp sẽ sẳn sàng lựa chọn phương pháp mà họ có lợi nhất, việc thỏa thuận của cơ quan thuế gặp bất lợi khi doanh nghiệp khai giá đầu vào cao nhưng ngành thuế rất khó chứng minh điều ngược lại.

Do thời gian áp dụng APA thường từ 3 đến 5 năm , do đó Việt Nam muốn thỏa thuận trước về phương phác xác định giá thuế thì trước hết ngành thuế phải đủ năng lực để đánh giá doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện thanh tra chống chuyển giá vẫn "chưa chuẩn" thì không dễ để thỏa thuận được với các đơn vị kinh doanh./.

Kết luận chương 2:

Qua nghiên cứu các tình huống chuyển giá điển hình của các doanh nghiệp FDI tại Bình Dương cho thấy các công ty đa quốc gia vẫn xem chuyển giá là một công cụ hiệu quả nhất trong việc thực hiện chính sách tài chính của mình. Ảnh hưởng của hoạt động chuyển giá này thể hiện rõ nét nhất thông qua các chỉ tiêu thể hiện sự thất thu NSNN của Bình Dương từ khu vực ĐTNN.

Đối với Cục thuế Bình Dương, hoạt động quản lý thuế trong lĩnh vực này tuy đạt được một số kết quả đáng kể nhưng còn có rất nhiều những mặt hạn hạn chế, tồn tại cần khắc phục, đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ từ công tác ban hành luật đến công tác tổ chức thực hiện.

CHƯƠNG 3: CÁC GII PHÁP NÂNG CAO HIU QU QUN LÝ THUẾ ĐỐI VI HOẠT ĐỘNG ĐGCG TRONG

CÁC DOANH NGHIP FDI TI BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại bình dương (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)