Từng bước hoàn thiện và khuyến khích doanh nghiệp áp dụng cơ chế thỏa

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại bình dương (Trang 109 - 114)

thỏa thuận giá trước (APA)

3.2.6.1 Mục tiêu

Tận dụng các lợi ích do cơ chế APA mang lại cho cả cơ quan thuế và doanh nghiệp, đồng thời việc áp dụng cơ chế này phù hợp với xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

3.2.6.2 Nội dung hướng dẫn thực hiện giải pháp

Việc tạo ra một môi trường làm việc mang tính hợp tác giữa cơ quan thuế và các doanh nghiệp FDI là một trong những điều kiện tiên quyết góp phần hoàn thiện công tác quản lý thuế. Nếu xét việc quảnlý thuế ởgóc độ kiểm soát các hoạt động ĐGCG thì lợi ích của tính hợp tác này càng được nâng cao, vì ĐGCG ngoài lý lẽ khoa học, đòi hỏi phải có sự tương đồng “ngôn ngữ” giữa thuế và doanh nghiệp trongnhìn nhận, xét đoán và bày tỏ quan điểm.

Đây cũng là lý do vì sao mà cơ chế APA được các MNC trên thế giới ưa chuộng vàđược OECD khuyến khích áp dụng trong hoạtđộngĐGCG.

Vì vậy, đối với các doanh nghiệp đã được xác định là có giao dịch nội bộ và thực hiện ĐGCG, cơ quan thuế cần khuyến khích họ tham gia áp dụng APA.

Muốn vậy, cơ quan thuế phảixây dựng và ban hành quyđịnhvề cơ chế APA.

*Nội dung quy trình APA:

 Doanh nghiệp được tư vấn trước khi nộp đơn: giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế sẽ có cuộc gặp không chính thức để trao đổi thông tin liên quan APA, nội dung trao đổi phải tuân thủ nguyên tắc nghiêm ngặt về giử bí mật thông tin, doanh nghiệp có thể ẩn danh không cần thiết nêu tên nếu không muốn, doanh nghiệp được miễn phí nội dung tư vấn. Các nội dung trao đổi có thể là: thông tin chung về các bên liên quan, các giao dịch ảnh hưởng, khối lượng giao dịch, mức lợi nhuận, dòng sản phẩm…..; Lý do và cơ sở nộp đơn yêu cầu APA; Số năm dự kiến áp dụng APA; Phạm vi so sánh; Có thanh tra và ấn định hay không; APA có thời hạn hay không……

 DN nộp đơn yêu cầu thiết lập thỏa thuận xác định giá trước:

Trong đơn yêu cầu phải nêu được các thông tin sau: Tên, địa chỉ, chức năng kinh doanh của doanh nghiệp liên kết; Các điều khoản dự kiến về APA; Cách thức xác định thuế giá chuyển giao dự kiến; Báo cáo phân tích, so sánh, điều chỉnh để tăng khả năng so sánh.

Những tài liệu kèm theo đơn yêu cầu thỏa thuận APA: Khái quát về tổ chức doanh nghiệp và chi tiết các giao dịch; Các điều kiện kinh doanh và kinh tế trọng yếu; Quan hệ về vốn và các kiểm soát chủ yếu; Thông tin về hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính trong 03 năm gần nhất;

Người nộp thuế tự xác định hình thức APA là đơn phương, song phương hay đa phương tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thứ

 Cục thuế xem xét đơn yêu cầu APA của doanh nghiệp

Nội dung xem xét chủ yếu là cách thức xác định thuế giá chuyển giao: xem xét giao dịch so sánh do doanh nghiệp lựa chọn có phù hợp không? số liệu so sánh có tin cậy không? Không chỉ dựa vào một cơ sở dữ liệ u mà sử dụng nhiều cơ sở dữ liệu trong khả năng có thể. Trên cơ sở nắm bắt được thực trạng doanh nghiệp là đối tượng xin thỏa thuận APA, lựa chọn doanh nghiệp cùng ngành nghề hoặc ngành nghề tương tự. Xem xét việc thực hiện điều chỉnh khác biệt có hợp lý c hưa?

 Cục thuế và DN tiến hành đàm phán và thỏa thuận nội dung APA.

 Cục thuế ra thông báo xác nhận áp dụng APA.

 Cục thuế xem xét báo cáo hàng năm để kiểm tra sự tuân thủ của DN.

 Sữa đổi, hủy bỏ, gia hạn APA: APA có thể sữa đổi bất kỳ lúc nào trên cơ sở thỏa thuận giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp hoặc APA có thể bị hủy bỏ trong trường hợp có gian lận hoặc cung cấp thông sai lệch khi doanh nghiệp không tuân thủ các điều khoản và điều kiện của APA.

3.2.6.3 Điều kiện thực hiện tốt giải pháp

Ở Việt Nam, khái niệm thoả thuận định giá trước hầu như còn rất mới mẻ và tuy đã ban hành thông tư hướng dẫn, nhưng hoàn toàn chưa được thực hiện áp dụng. Với các nội dung cơ bản đã trình bày trong chương 1 của luận văn và đặc biệt là lợi ích đem lại cho doanh nghiệp và nhà nước từ việc áp dụng thoả thuận định giá trước thì việc áp dụng chương trình thoả thuận định giá trước vào Việt Nam là điều hợp lý và sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển của hệ thống thuế cũng như sự hội nhập của đất nước. Tuy nhiên, để đạt được điều đó thì Việt Nam phải đảm bảonhữngđiều kiện sau:

 Có sự phát triển đầy đủ về ĐGCG trên phương diện pháp lý cũng như kinh nghiệmthực tế. Như ta đã biết, thoả thuận định giá trước phát triển nhất ởAnh, Mỹ và Úc là những quốc gia đi tiên phong trong lĩnh vực ĐGCG. Họ đã thu thập được kinh nghiệm thực tiển trong lĩnh vực này và có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh. Thoả thuận định giá trước ra đời cũng chính là sự chín mùi của ĐGCG tại các quốc gianhư Trung Quốc, Nhật Bản…

 Cơ quan thuế và doanh nghiệp phải có sự quan tâm đúng mức đến ĐGCG thì mới đặt ra nhu cầu sử dụng thoả thuận định giá trước. Như Việt Nam hiện nay, ĐGCG chưa thật sự là điểm nóng của cơ quan thuếvà doanh nghiệp thì chưa phát sinh nhu cầuvề thoả thuậnđịnh giá trước

 Doanh nghiệp cũng như cán bộ thuế phải có kiến thức về định giá chuyển giao. Cả bên đề nghị và bên chấp nhận thoả thuận định giá trước đều phải am hiểu các phương pháp ĐGCG không chỉ trên lý thuyết mà kể cả kinh

nghiệm thực tế. Vì chỉ có kinh nghiệm thực tế mới giúp họ đưa ra những phán đoán và lựa chọn chính xác khi áp dụng các phương pháp ĐGCG vào quy trình thoả thuậnđịnhgiátrước.

 Phải có sự hội nhập sâu rộng về kinh tế của quốc gia chủ nhà với thế giới vì một trong những điều kiện cơ bản của thỏa thuận định giá trước song phương là việc ký kết hiệp ước tránh đánh thuế hai lần với các quốc gia khác. Đây là một trong những điều kiện cần thiết để việc áp dụng thoả thuận định giá trước song phương được thực hiện.

 Doanh nghiệp cần hiểu hết những lợi ích đem lai từ thoả thuận định giá trước, có nhưthế thì họ mới chủ động tìmđến phương pháp này.

 Điểm cuối cùng và quan trọng nhất là sự phát triển của hê thống cơ sở dữ liệu thông tin hỗ trợ cho giá chuyển giao cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng dễ dàng tiếp cận dữ liệu đó. Việt Nam hiện nay không có cơ sở dữ liệu thông tin (về giá thị trường về cùng loại hàng hoá tại các quốc gia khác nhau, dữ liệu liên quan đến công ty mẹ và công ty con…), đó chính là rào cản cho sự phát triển ĐGCGnói chung và thoả thuận định giátrước nói riêng.

3.2.6.4 Dự trù hiệu quả thực hiện

Quy định áp dụng cơ chế APAđã ban hành, nhưng ngành thuế nói chung và Cục thuế Bình Dương nói riêng chưa đáp ứng đủ các điều kiện để giải pháp này được thực hiện tốt, chủ yếu là chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ về giá thị trường nên trước tiên phải xây dựng được cơ sở dữ liệu này, với xu hướng quản lý thuế hiện đại phù hợp với quá trình hội nhập thì việc tìm hiểu kỷ và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để áp dụng APA là công việc rất cần thiết.

Nếu APA được ban hành, sẽ có nhiều tập đoàn đa quốc gia tại Bình Dương lựa chọn áp dụng vì những lợi ích của nó mang lại và cũng phù hợp xu hướng chung của thế giới.

Kết luậnchương 3

Từ những hạn chế, tồn tại trong hoạt động quản lý thuế về ĐGCG của cả nước nói chung và của Cục thuế Bình Dương nói riêng như đã phân tíchở chương 2. Chương 3 đãđưa ra những giải pháp quản lý hoạt động ĐGCG sao cho vừa phù

hợp thông lệ quốc tế và thực tiển tại Việt Nam, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm các nước đi trước vừa phù hợp tình hình thực tiển và khả năng quản lý của Bình Dương nói riêng, Việt Nam nói chung.

Mỗi nhóm giải pháp nhằm hiện thực hóa một hay một số mục tiêu nhất định thông quacác bước thực hiện và dự kiến các kết quả đạt được. Trong các nhóm giải pháp, giải pháp tăng cường công tác thanh tra giá chuyển giao và khuyến khích áp dụng cơ chế thỏa thuận trước APA có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết nhất trong điều kiện hiện nay. Sự kết hợp của 06 nhóm giải pháp này nhằm từng bước tạo nên những thay đổi căn bản và toàn diện, giúp ngành thuế cả nước cũng như Cục thuế Bình Dương nâng cao năng lực quản lý thuế c ủa mình đối với hoạt động ĐGCG, đảm bảo công bằng trong các lọai hình doanh n ghiệp và đồng thời tạo động lực môi trường lành mạnh giúp các doanh nghiệp họat động sản xuất và phát triển đồng hành với sự phát triển của đất nước./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính,“Thông tư 177/2005/TT-BTC ngày 19/12/2005. 2. Bộ tài chính,“Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007. 3. Bộ tài chính, “Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010. 4. Bộ tài chính,“Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 5. Bộ tài chính, “Thông tư 201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013.

6. Cục thuế tỉnh Bình Dương (2011), “Tổng kết công tác thuế năm 2011, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2012”.

7. Cục thuế tỉnh Bình Dương (2012), “Tổng kết công tác thuế năm 2011, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2013”.

8. Cục thuế tỉnh Bình Dương (2013), “Tổng kết công tác thuế năm 2011, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2014”.

9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005”.

10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006”.

11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH12 ngày 20 tháng 11 năm 2012”;

12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “Luật thuế thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008”.

13. ThS.Phan Thị thành Dương “chống chuyển giá ở Việt Nam”, Đại học Luật TPHCM

14.TS.Lê Xuân Trường, “Chống chuyển giá ở Việt Nam: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và cácđiều kiện thực hiện”, Học viện Tài chính.

15. http://tapchitaichinh.com.vn/Hoạt động chống chyển giá của một số nước trên thế giới-Rút kinh nghiệm cho Việt Nam.

16. http://gdt.gov.vn/wps/portal

17. TS Phạm Hùng Tiến, “Bàn về chống chuyển giá trong giai đoạn hiện nay”,tạp chí khoa học ĐHQGHN.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại bình dương (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)