1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hiện tượng chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam

71 723 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Tóm tắt Chuyển giá hay thao túng giá chuyển giao là việc định giá các giao dịch nội bộ chênh lệch so với giá theo nguyên tắc thị trường nhằm chuyển thu nhập từ nơi có thuế suất cao đến nơi có thuế suất thấp, từ đó làm giảm gánh nặng thuế tổng thể của một công ty đa quốc gia trên toàn cầu. Trong một nền kinh tế, chuyển giá là một vấn đề được quan tâm bởi nhiều đối tượng, bao gồm các nhà hoạch định chính sách, cơ quan thuế, cơ quan ban hành luật pháp cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt, vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các cơ quan ban hành luật pháp cùng các nhà hoạch định chính sách là tìm kiếm những bằng chứng về hành vi chuyển giá trong nền kinh tế. Bài nghiên cứu của chúng tôi áp dụng mô hình động cơ chuyển giá của Swenson (2001) theo phương pháp ước lượng Mô – men tổng quát (GMM) để xem xét tác động của thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất thuế nhập khẩu lên việc định giá chuyển giao của các công ty đa quốc gia có hoạt động tại Việt Nam từ năm 2008 – 2013 trong 10 nhóm mặt hàng: Ô tô nguyên chiếc các loại; Cao su; Chất dẻo nguyên liệu; Giấy các loại; Sắt thép các loại; Phân bón các loại; Kim loại thường khác; Xăng dầu các loại; Xơ sợi dệt các loại; Bông các loại. Nhóm tác giả thu được những kết quả chính như sau:

1 Mục lục Mục lục 1 Tóm tắt 4 1 Giới thiệu 6 Lý do chọn đề tài 6 1.1 Mục tiêu nghiên cứu 7 1.2 Phương pháp và nội dung nghiên cứu 7 1.3 Đóng góp của đề tài 9 1.4 Bố cục bài nghiên cứu 9 1.5 Hạn chế của đề tài và hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo 10 1.6 2 Khung lý thuyết và những bằng chứng thực nghiệm về chuyển giá 12 Khung lý thuyết 12 2.1 2.1.1 Khái niệm cơ bản 12 2.1.2 Nghiên cứu lý thuyết 17 Bằng chứng thực nghiệm 22 2.2 3 Phương pháp nghiên cứu 29 Mô hình của động cơ chuyển giá (transfer pricing incentives) 29 3.1 Mô hình thực nghiệm và các biến số 35 3.2 3.2.1 Sự thay đổi giá chuyển giao báo cáo - P 35 3.2.2 Sự thay đổi động cơ chuyển giá - TPI 36 3.2.3 Sự thay đổi thu nhập bình quân đầu người - GDP/CAP 38 Phương pháp hồi quy 39 3.3 2 3.3.1 Một số vi phạm giả thuyết mô hình hồi quy truyền thống (OLS) 39 3.3.2 Phương pháp Mô-men tổng quát (GMM) 39 3.3.3 Điều chỉnh ma trận trọng số trong điều kiện phương sai thay đổi và tương quan giữa các quan sát trong một quốc gia theo các năm 40 3.3.4 Biến công cụ tối ưu trong trường hợp có phương sai thay đổi 42 4 Kết quả nghiên cứu 43 Thống kê mô tả 43 4.1 Kết quả và thảo luận 45 4.2 4.2.1 Kết quả hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất OLS 45 4.2.2 Kết quả hồi quy theo phương pháp Mô – men tổng quát GMM 46 Đề xuất chính sách: Một số biện pháp chống chuyển giá tại Việt Nam 49 4.3 4.3.1 Thiết lập và dần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chống chuyển giá 49 4.3.2 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động chuyển giá 50 4.3.3 Tăng mức xử phạt hành chính đối với hành vi chuyển giá 51 4.3.4 Kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan thuế 52 4.3.5 Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong ngành thuế 52 4.3.6 Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế ngành và xây dựng cơ sở dữ liệu giá cả cho các giao dịch 53 4.3.7 Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động chống chuyển giá tại Việt Nam 53 5 Kết luận 54 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 54 5.1 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 54 5.2 3 Phụ lục 56 Tài liệu tham khảo 68 4 Tóm tắt Chuyển giá hay thao túng giá chuyển giao là việc định giá các giao dịch nội bộ chênh lệch so với giá theo nguyên tắc thị trường nhằm chuyển thu nhập từ nơi có thuế suất cao đến nơi có thuế suất thấp, từ đó làm giảm gánh nặng thuế tổng thể của một công ty đa quốc gia trên toàn cầu. Trong một nền kinh tế, chuyển giá là một vấn đề được quan tâm bởi nhiều đối tượng, bao gồm các nhà hoạch định chính sách, cơ quan thuế, cơ quan ban hành luật pháp cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt, vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với các cơ quan ban hành luật pháp cùng các nhà hoạch định chính sách là tìm kiếm những bằng chứng về hành vi chuyển giá trong nền kinh tế. Bài nghiên cứu của chúng tôi áp dụng mô hình động cơ chuyển giá của Swenson (2001) theo phương pháp ước lượng Mô – men tổng quát (GMM) để xem xét tác động của thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất thuế nhập khẩu lên việc định giá chuyển giao của các công ty đa quốc gia có hoạt động tại Việt Nam từ năm 2008 – 2013 trong 10 nhóm mặt hàng: Ô tô nguyên chiếc các loại; Cao su; Chất dẻo nguyên liệu; Giấy các loại; Sắt thép các loại; Phân bón các loại; Kim loại thường khác; Xăng dầu các loại; Xơ sợi dệt các loại; Bông các loại. Nhóm tác giả thu được những kết quả chính như sau: - Ước lượng được tính toán dựa trên việc nhóm chung tất cả các quan sát theo năm đối với từng quốc gia trong từng nhóm mặt hàng xem xét (mẫu tổng thể) cho thấy một mối quan hệ đồng biến giữa sự thay đổi động cơ chuyển giá và sự thay đổi giá chuyển giao báo cáo. Kết quả này cho thấy rằng nhìn chung tổng thể 10 nhóm mặt hàng được xem xét, một sự tăng lên trong thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như một giảm xuống thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở quốc gia công ty mẹ đặt trụ sở hoặc một sự giảm sút trong thuế suất thuế nhập khẩu tại Việt Nam sẽ làm gia tăng mức giá chuyển giao báo cáo mà công ty mẹ áp dụng cho các giao dịch đối với công ty con. - Kết quả ước lượng theo phương pháp Mô – men tổng quát đối với các quan sát quốc gia – năm cho riêng từng nhóm mặt hàng cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa sự thay đổi động cơ chuyển giá và sự thay đổi giá chuyển giao báo cáo ở tất cả các nhóm mặt hàng, ngoại trừ nhóm mặt hàng Ô tô nguyên chiếc các loại. 5 Một sự giải thích chi tiết hơn những kết quả trên sẽ được trình bày trong chương Kết quả và thảo luận. 6 1 Giới thiệu Lý do chọn đề tài 1.1 Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO. Đây là một sự kiện trọng đại mở ra một kỷ nguyên mới cho con đường hội nhập và phát triển của đất nước. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam không ngừng gia tăng mạnh mẽ qua từng năm. Năm 2006, khi Việt Nam hoàn tất đàm phán gia nhập WTO thì dòng vốn FDI đăng ký tăng lên 12 tỷ USD - con số cao nhất trong 18 năm Việt Nam thu hút vốn nước ngoài thời kỳ trước đó. Đến năm 2013, theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính đạt hơn 20 tỷ USD. Dòng vốn FDI đổ vào nước ta một mặt tạo điều kiện đẩy mạnh quá trình phát triển đất nước, nhưng nó vẫn có nhiều mặt hạn chế như sự nhập khẩu ô nhiễm môi trường vào trong nước, các ngành kinh tế non trẻ trong nước dễ bị chi phối bởi các tập đoàn lớn trên thế giới, các công ty hoạt động từ dòng vốn FDI thực hiện hành vi chuyển giá để tránh thuế gây thất thu ngân sách Nhà nước… Cụ thể, theo số liệu trong đợt kiểm tra sơ bộ của ngành thuế Việt Nam tính đến tháng 9 năm 2013, có 122 doanh nghiệp tại 23 tỉnh, thành phố bị phát hiện có hành vi chuyển giá. Các doanh nghiệp trên buộc phải điều chỉnh giảm lỗ phát sinh và giảm chuyển lỗ với tổng số tiền là 2252 tỷ đồng. Trong đó, giảm lỗ phát sinh 1870 tỷ đồng, giảm số lỗ được chuyển vào kỳ tính thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra là 335 tỷ đồng. Tổng số tiền thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp này tăng lên là 2599 tỷ đồng. Đặc biệt, có 529 doanh nghiệp báo cáo lỗ nhưng vẫn tăng trưởng doanh thu. Cuộc thanh tra cũng phát hiện thấy nhiều dấu hiệu chuyển giá ở các tập đoàn lớn khác, mặc dù chưa có bằng chứng trực tiếp. Các hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp hiện nay vẫn đang tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngân sách Nhà nước cũng như môi trường cạnh tranh bình đẳng tại Việt Nam, đồng thời có biểu hiện lan rộng cùng nhiều thủ thuật tinh vi hơn. Nhận thấy được những tác hại to lớn trên và đồng thời cũng xuất phát từ thực tiễn rằng tại Việt Nam chưa có các bài nghiên cứu định lượng chuyên sâu về vấn đề chuyển giá. Do đó, nhóm tác giả 7 chúng tôi tiến hành thực hiện bài nghiên cứu về hành vi chuyển giá ở mức độ các nhóm mặt hàng dựa trên nền tảng mô hình lý thuyết của Deborah L. Swenson (2001) với mong muốn tìm ra bằng chứng thực nghiệm về hành vi chuyển giá một cách khách quan thông qua phân tích định lượng, từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm tránh thất thoát nguồn thu thuế của quốc gia. Mục tiêu nghiên cứu 1.2 Phần lớn các bài nghiên cứu về hành vi chuyển giá thường tiến hành điều tra ở mức độ công ty và sử dụng mức giá chuyển giao báo cáo của từng công ty để nghiên cứu. Tuy nhiên, những số liệu này là không thể thu thập tại Việt Nam nên bài nghiên cứu của nhóm tác giả được thực hiện với mục tiêu tìm ra bằng chứng thực nghiệm về hành vi chuyển giá tại Việt Nam ở mức độ các nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ yếu. Để làm rõ vấn đề này, bài nghiên cứu lần lượt xem xét các vấn đề sau: - Đưa ra định nghĩa và phương thức thực hiện hành vi chuyển giá của các công ty con có nguồn vốn đầu tư FDI tại Việt Nam. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức giá chuyển giao báo cáo thông qua mô hình lý thuyết. - Tìm kiếm mối liên hệ thực tế giữa mức giá chuyển giao báo cáo ở mức độ nhóm mặt hàng với chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa Việt Nam và quốc gia xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam; cũng như với mức thuế suất thuế nhập khẩu của các nhóm mặt hàng được nghiên cứu tại Việt Nam. Phương pháp và nội dung nghiên cứu 1.3 Để tiến hành xem xét tác động của những thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như tại quốc gia mà công ty đa quốc gia đặt trụ sở và thuế suất thuế nhập khẩu tại Việt Nam lên giá chuyển giao báo cáo P R của các công ty, nhóm tác giả tiến hành hồi quy sự thay đổi trong giá báo cáo P R (P) theo sự thay đổi trong động cơ 8 chuyển giá TPI (TPI) và sự thay đổi trong GDP bình quân đầu người (GDP/CAP). Trong từng nhóm mặt hàng, nhóm tác giả tiến hành hồi quy dữ liệu P theo TPI và GDP/CAP của các quốc gia từ năm 2008 đến năm 2013 theo phương pháp Mô – men tổng quát (GMM).                       Bài nghiên cứu sử dụng một số nguồn dữ liệu từ năm 2007 đến năm 2013 để tính toán các biến số cần thiết như sau: - Mức giá chuyển giao báo cáo được tính toán cho 10 nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ yếu, dữ liệu được thu thập từ báo cáo “Nhập khẩu Nước/Vùng lãnh thổ - Mặt hàng chủ yếu” của Tổng cục Hải quan Việt Nam. - Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại từng quốc gia được thu thập từ dữ liệu của các cơ quan thuế có thẩm quyền thuộc Chính phủ các quốc gia được xem xét trong từng nhóm mặt hàng. - Mức thuế suất thuế nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng nghiên cứu được thu thập từ Biểu thuế trích từ các thông tư, quyết định điều chỉnh các hiệp định thương mại CEPT, ATIGA, ACFTA, AKFTA, AJCEP, VJCEP, AIFTA. - Dữ liệu về thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia được nhóm tác giả thu thập từ báo cáo Tổng quan Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook). Dựa vào các biến số đã xác định, bài nghiên cứu lần lượt tiến hành hồi quy theo mô hình tuyến tính cổ điển (OLS) và phương pháp mô – men tổng quát (GMM) để giải quyết vấn đề các giả thuyết bị vi phạm của mô hình hồi quy OLS. 9 Đóng góp của đề tài 1.4 Kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa mức giá chuyển giao báo cáo ở mức độ nhóm mặt hàng và sự chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức thuế suất thuế nhập khẩu tại Việt Nam trong tất cả 10 nhóm mặt hàng nhập khẩu được nghiên cứu. Đồng thời, mô hình nghiên cứu được xem xét ở dạng tuyến tính nên các hệ số ước lượng có thể cung cấp được thông tin về sự thay đổi trong mức giá chuyển giao báo cáo khi có sự thay đổi trong chênh lệch mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức thuế suất thuế nhập khẩu. Những kết quả thu được từ bài nghiên cứu có thể giúp các cơ quan Chính phủ xác định được mức độ thay đổi trong mức giá chuyển giao khi tiến hành những cải cách thuế. Từ đó, các cơ quan Chính phủ có thể điều chỉnh các chính sách phù hợp với mục tiêu đặt ra. Đây là bài nghiên cứu đầu tiên về hành vi chuyển giá được nghiên cứu tại Việt Nam ở mức độ nhóm mặt hàng mà trong đó đã xử lý các vấn đề định lượng để tạo ra được kết quả ước lượng vững chắc trong tất cả 10 nhóm mặt hàng nhập khẩu phổ biến. Bố cục bài nghiên cứu 1.5 Bài nghiên cứu của nhóm tác giả gồm 5 chương: Chương 1 – Giới thiệu tổng quan đề tài. Trong chương 1, nhóm tác giả trình bày tổng quan các vấn đề của bài nghiên cứu. Cụ thể, nhóm tác giả sẽ chỉ ra những yêu cầu bức thiết dẫn nhóm tác giả đến việc thực hiện bài nghiên cứu, từ đó cho thấy đóng góp của đề tài trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, nhóm tác giả cũng xây dựng mục tiêu nghiên cứu và cung cấp một cái nhìn tổng quát về phương pháp cũng như số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này. Chương 2 – Khung lý thuyết và những bằng chứng thực nghiệm về hành vi chuyển giá. Nhóm tác giả xây dựng một nền tảng lý thuyết về hành vi chuyển giá, đồng thời cung cấp một cái nhìn xuyên suốt về quá trình phát triển của những nghiên cứu về hành vi chuyển 10 giá trên thế giới nhằm có một định hướng rõ ràng hơn trong việc xây dựng phương pháp nghiên cứu và lựa chọn các biến số cho mô hình nghiên cứu định lượng ở phía sau. Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu. Chương này cung cấp một sự chi tiết hóa về phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, cũng như dữ liệu cùng với cách xác định các biến số được sử dụng trong nghiên cứu của nhóm tác giả. Chương 4 – Kết quả nghiên cứu. Nhóm tác giả lần lượt trình bày các kết quả từ mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và mô hình hồi quy theo phương pháp mô – men tổng quát (GMM). Sau đó, nhóm tác giả tiến hành thảo luận các kết quả vừa thu được từ các mô hình đối với các nhóm mặt hàng được xem xét cũng như đưa những đề xuất về mặt chính sách. Chương 5 – Kết luận. Chương này tóm tắt kết quả nghiên cứu cũng như nêu lên những hạn chế của nghiên cứu và những hướng mở rộng nghiên cứu tiếp theo. Hạn chế của đề tài và hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo 1.6 Mặc dù đưa ra được bằng chứng của hành vi chuyển giá tại Việt Nam, nghiên cứu của nhóm tác giả vẫn còn một số hạn chế mà có thể sẽ là cơ hội phát triển sâu hơn cho các bài nghiên cứu sau này về vấn đề chuyển giá tại Việt Nam: - Bài nghiên cứu chưa đo lường được tác động của các khoản phí bị phạt mà các công ty đa quốc gia phải gánh chịu khi bị Chính phủ Việt Nam cũng như Chính phủ các quốc gia đầu tư vốn tại Việt Nam phát hiện lên mức giá chuyển giao báo cáo. Ngoài ra, dữ liệu về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất thuế nhập khẩu được sử dụng trong bài nghiên cứu là các giá trị danh nghĩa. Do đó, các dữ liệu này vẫn chưa phản ánh mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất thuế nhập khẩu thật sự mà các công ty tại các quốc gia trong từng nhóm mặt hàng nghiên cứu phải chịu. Cụ thể, thuế suất biên đối với thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất thuế nhập khẩu có [...]... hội của nước tiếp nhận đầu tư Nhiều nhà kinh tế trên thế giới nghiêm túc nghiên cứu hiện tư ng chuyển giá đã đưa ra kết luận: Tác động tiêu cực của chuyển giá là lớn hơn, nhiều hơn so với lợi ích do chuyển giá mang lại cho nước xuất khẩu vốn, lẫn nước nhập khẩu vốn Cho nên chính phủ các nước đã và đang tìm giải pháp chống chuyển giá trong đầu tư quốc tế thúc đẩy các nghiên cứu về vấn đề chuyển giá Phần... sẽ trình bày các nghiên cứu lý thuyết để nhằm phân tích rõ hơn xu hướng nghiên cứu các khía cạnh trong chuyển giá 17 2.1.2 Nghiên cứu lý thuyết Mục tiêu chung của các nghiên cứu lý thuyết về chuyển giá là tìm hiểu cơ chế xác lập giá chuyển giao bằng mô hình định giá, thông qua đó để xác định các nhân tố tác động lên giá chuyển giao Bằng cách chứng minh sự tồn tại của cơ chế xác lập giá chuyển giao... khu vực, các nguồn lực sẵn có tại địa phương,… Như vậy, các nghiên cứu này vẫn chưa thực sự cung cấp các bằng chứng rõ ràng và đáng tin cậy về hành vi chuyển giá Xuất phát từ hạn chế đó, các học giả chuyển giá đã không ngừng nghiên cứu và phát triển thêm các hướng tiếp cận khác nhằm tìm ra các bằng chứng trực tiếp về chuyển giá, tức là trực tiếp xem xét mức giá chuyển giao (không phải dựa vào các thước... trung vào các quy định trực tiếp về giá chuyển giao và giới thiệu ba loại công cụ điều 20 hành chính sách của chính phủ: các công cụ chính sách thương mại, các loại thuế lợi tức, quy định của chính phủ về giá chuyển giao Một đối tư ng quan trọng khác của nghiên cứu chuyển giá là việc áp dụng các hệ thống công thức phân bổ để ngăn chặn các hành vi thao túng giá chuyển giao Khi đánh thuế các doanh nghiệp. .. hoặc công ty mẹ bị đánh thuế theo nơi cư trú và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại nước mẹ thấp hơn thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại nước ngoài; τa nhận giá trị là τh khi công ty mẹ bị 32 đánh thuế theo nơi cư trú và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại nước mẹ cao hơn thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại nước ngoài Trường hợp 1: Với những công ty mẹ bị đánh thuế theo nơi tạo ra... bổ theo những cách rất khác nhau Nên lưu ý rằng hầu hết các mô hình lý thuyết này, cụ thể là mô hình chuyển giá mà có phân tích mối quan hệ giữa giá chuyển giao, chuyển giá với động cơ chuyển thu nhập ở các khu vực có thuế suất lợi tức khác nhau xem như là nền tảng cho những nghiên cứu thực nghiệm về chuyển giá Phần “Bằng chứng thực nghiệm” tiếp theo sẽ thể hiện được hướng kiểm chứng cho các lý thuyết,... so với các nghiên cứu giai đoạn trước đó Tuy nhiên, trong hai thập kỷ gần đây, cơ quan thuế của nhiều nước có nền kinh tế phát triển đã thực thi các quy định nghiêm ngặt về định giá chuyển giao để tránh tác động xấu của việc thao túng giá chuyển giao Điều này làm cho vai trò của chính sách gia tăng trong quá trình định giá chuyển giao của doanh nghiệp và kéo theo nhiều nghiên cứu về định giá chuyển. .. hóa đơn từ 21% đến 39%; giá nước ngoài cũng biến động nhiều hơn giá trong nước Các kết quả ủng hộ giả thuyết thao túng giá chuyển giao để tránh các quy định của chính phủ Tuy nhiên, Natke cũng lưu ý về kết luận này là chênh lệch giá cũng có thể là do các nhân tố khác chứ không hoàn toàn là do thao túng giá chuyển giao; ví dụ, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp đa quốc gia có thể có được chất lượng cao... quốc gia tiếp nhận đầu tư có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn nên trở thành người hưởng lợi từ hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia Vì vậy mà các quốc gia này cố ý làm lơ để các công ty đa quốc gia thực hiện hành vi chuyển giá, làm nổi lên sự cạnh tranh về chính sách thuế giữa các quốc gia Về lâu dài, khi có sự chuyển biến của môi trường kinh doanh quốc tế thì các quốc gia này... bị định giá chuyển giao cao hơn so với giá thị trường Ngược lại, nếu TPI âm, công ty sẽ gia tăng thu nhập toàn cầu bằng cách định giá chuyển giao báo cáo thấp hơn so với giá thị trường Với một vài trường hợp trong đó thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại nước mẹ và nước ngoài là như nhau và thuế suất thuế nhập khẩu tại nước ngoài bằng 0 thì TPI = 0, khi đó công ty không có động cơ dịch chuyển thu . rằng tại Việt Nam chưa có các bài nghiên cứu định lượng chuyên sâu về vấn đề chuyển giá. Do đó, nhóm tác giả 7 chúng tôi tiến hành thực hiện bài nghiên cứu về hành vi chuyển giá ở mức độ các. bài nghiên cứu lần lượt xem xét các vấn đề sau: - Đưa ra định nghĩa và phương thức thực hiện hành vi chuyển giá của các công ty con có nguồn vốn đầu tư FDI tại Việt Nam. - Xác định các yếu. Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) , vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính đạt hơn 20 tỷ USD. Dòng vốn FDI đổ vào nước ta một mặt tạo điều kiện đẩy mạnh quá trình phát triển đất nước,

Ngày đăng: 18/07/2014, 17:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Thống kê mô tả chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất thuế nhập khẩu - Nghiên cứu hiện tượng chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam
Bảng 1 Thống kê mô tả chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất thuế nhập khẩu (Trang 56)
Bảng 2: Thống kê mô tả của biến số TPI và P - Nghiên cứu hiện tượng chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam
Bảng 2 Thống kê mô tả của biến số TPI và P (Trang 58)
Bảng 3: Kết quả hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất – OLS - Nghiên cứu hiện tượng chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam
Bảng 3 Kết quả hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất – OLS (Trang 60)
Bảng 4: Kết quả hồi quy theo phương pháp Mô – men tổng quát – GMM  Nhóm mặt hàng  Ước lượng theo phương pháp GMM  Số quan - Nghiên cứu hiện tượng chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam
Bảng 4 Kết quả hồi quy theo phương pháp Mô – men tổng quát – GMM Nhóm mặt hàng Ước lượng theo phương pháp GMM Số quan (Trang 61)
Bảng 5: Thống kê các quốc gia được nghiên cứu trong từng nhóm mặt hàng - Nghiên cứu hiện tượng chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam
Bảng 5 Thống kê các quốc gia được nghiên cứu trong từng nhóm mặt hàng (Trang 62)
Bảng 6: Thống kê nguồn dữ liệu về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo quốc gia - Nghiên cứu hiện tượng chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam
Bảng 6 Thống kê nguồn dữ liệu về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo quốc gia (Trang 65)
Bảng 7: Thống kê các văn bản pháp luật theo số hiệu quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tại Việt Nam theo - Nghiên cứu hiện tượng chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam
Bảng 7 Thống kê các văn bản pháp luật theo số hiệu quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tại Việt Nam theo (Trang 66)
Bảng 8: Thống kê các văn bản pháp luật theo số hiệu quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tại Việt Nam - Nghiên cứu hiện tượng chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam
Bảng 8 Thống kê các văn bản pháp luật theo số hiệu quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tại Việt Nam (Trang 67)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w