Sự thay đổi động cơ chuyển giá TPI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 36 - 38)

Như đã trình bày trong phần mô hình lý thuyết, động cơ chuyển giá TPI được tính toán dựa trên kiểu đánh thuế của quốc gia mà công ty mẹ đặt trụ sở. Với những công ty mẹ bị đánh thuế theo nơi tạo ra thu nhập hoặc những công ty mẹ bị đánh thuế theo nơi cư trú và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước mẹ thấp hơn thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam thì TPI = ( ) ( ) với là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước mẹ và TARf là thuế suất thuế nhập khẩu của nhóm mặt hàng đang xem xét tại Việt Nam. Với những công ty mẹ bị đánh thuế theo nơi cư trú và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước mẹ cao hơn thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam thì TPI = - TARf . Như vậy, những yếu tố cần thiết để tính toán TPI là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam và các quốc gia được xem xét, thuế suất thuế nhập khẩu mà Việt Nam áp dụng cho các quốc gia được xem xét đối với 10 nhóm mặt hàng đã đề cập ở phần trên.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của từng nước, bao gồm cả Việt Nam, được chúng tôi thu thập từ dữ liệu của các cơ quan thuế có thẩm quyền thuộc Chính phủ các quốc gia được xem xét trong từng nhóm mặt hàng.

Thuế suất thuế nhập khẩu

Như đã đề cập ở trên, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu hành vi thao túng giá chuyển giao ở mức độ nhóm mặt hàng nên giá nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng quan trọng được dùng làm đại diện cho giá chuyển giao báo cáo cho từng nhóm mặt hàng. Khi nghiên cứu dữ liệu về từng nhóm mặt hàng, nhóm tác giả không tiếp cận được với số liệu của Hải quan Việt Nam về số lượng đơn vị sản phẩm cũng như giá trị nhập khẩu chi tiết mỗi mặt hàng được bao gồm trong từng nhóm mặt hàng. Do đó, thuế suất thuế nhập khẩu đại diện cho từng nhóm mặt hàng được tính toán một cách trung bình từ những mức thuế suất thuế nhập khẩu của các mặt hàng chi tiết trong từng nhóm mặt hàng mà không có trọng số theo tỷ trọng giá trị nhập khẩu hay tỷ trọng số lượng hàng nhập khẩu.

Mặt khác, cơ quan Hải quan ở Việt Nam cho phép các công ty tự khai tờ khai hải quan nhập khẩu, tự xác định thuế suất thuế nhập khẩu phải nộp nên nhóm tác giả giả định rằng các công ty luôn chọn cho mình mức thuế suất thuế nhập khẩu thấp nhất có thể. Như vậy, thuế suất thuế nhập khẩu đại diện cho từng nhóm mặt hàng được tính toán một cách trung bình không trọng số từ những mức thuế suất thuế nhập khẩu thấp nhất của các mặt hàng chi tiết trong từng nhóm mặt hàng. Đối với những mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ từ những nước thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam (có thoả thuận ưu đãi đặc biệt với Việt Nam) theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác (hiệp định thương mại), nhóm tác giả tiến hành thu thập thuế suất thuế nhập khẩu từ các văn bản của Việt Nam điều chỉnh các hiệp định CEPT, ATIGA, ACFTA, AKFTA, AJCEP, VJCEP, AIFTA. Đối với những mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ những nước mà chỉ được áp dụng mức thuế suất ưu đãi thì nhóm tác giả thu thập trong những văn bản điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi có liên quan. Danh sách chi tiết các văn bản được sử dụng để thu thập các mức thuế suất thuế nhập khẩu được liệt kê ở phần Phụ lục.

Ngoài ra, thuế suất thuế nhập khẩu trung bình cho từng nhóm mặt hàng đại diện cho một năm được tính trung bình có trọng số các mức thuế suất trung bình tồn tại trong năm đó. Trọng số ở đây là thời gian tồn tại của mức thuế suất trung bình đó.

Khi đã tính toán được giá trị TPI, chúng tôi tiến hành tính toán biến số TPI như sau: TPIict =

Trong đó, TPIict là động cơ chuyển giá đối với các công ty mẹ được xem xét trong nhóm mặt hàng i, đặt trụ sở tại quốc gia c vào năm t. Tương tự, TPIic,t-1 là động cơ chuyển giá đối với các công ty mẹ được xem xét trong nhóm mặt hàng i, đặt trụ sở tại quốc gia c vào năm t – 1. Do TPI có thể nhận giá trị âm nên để phản ánh đúng phần trăm thay đổi trong TPI qua các năm, nhóm tác giả chia tử số của công thức trên cho giá trị tuyệt đối của TPIic,t-1. Như vậy, TPIict chính là phần trăm tăng hoặc giảm trong động cơ chuyển giá khi so sánh động cơ chuyển giá của năm t so với năm trước đó là t – 1, đối với từng quốc gia và trong mỗi nhóm mặt hàng được xem xét.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 36 - 38)