1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình leo thang chiến tranh của mĩ tại việt nam (1954 1969)

147 1,7K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Bên cạnh những công trình nghiên cứu trong nước, một số nhà khoa học Việt Nam ở hải ngoại cũng đã cho xuất bản nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến nguyên nhân Mĩ xâm lược Việt

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3

MỞ ĐẦU 4

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài 4

2 Tính cấp thiết của đề tài 20

3 Mục tiêu nghiên cứu 24

4 Cách tiếp cận đề tài 24

5 Phương pháp nghiên cứu 24

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25

7 Đóng góp của đề tài 25

8 Nội dung nghiên cứu 26

Chương 1 Việt Nam trong chiến lược toàn cầu của Mĩ (1945 – 1954) 27

1.1 Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai 27

1.2 Sự ra đời chiến lược toàn cầu của Mĩ 28

1.3 Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với mục tiêu “châu Âu trước hết” 32

1.4 Mĩ mở rộng chiến lược toàn cầu sang châu Á 36

1.5 Việt Nam trong chiến lược toàn cầu của Mĩ (1945 – 1954) 41

Chương 2 Sự can thiệp trực tiếp của Mĩ vào Việt Nam dưới thời Tổng thống D Eisenhower và J Kennedy (1953 – 1963) 51

2.1 Tổng thống D.Eisenhower và chính sách “đẩy lùi cộng sản” 51

2.1.1 Sự thất bại của “giải pháp Bảo Đại” 51

2.1.2 Mĩ với “Giải pháp Ngô Đình Diệm” 55

2.1.3 Quân và dân miền Nam đánh bại chiến lược của Eisenhower 60

2.2 Việt Nam – “Hòn đá tảng” trong chiến lược toàn cầu của Kennedy ở châu Á 62

2.2.1 Mĩ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” tại miền Nam 62

2.2.2 Quân và dân miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn 69

Chương 3 Việt Nam trong chính sách của Lydon B.Johnson (1963 – 1969) 72

3.1 Quá trình “leo thang” quân sự” của Mĩ tại Nam Việt Nam 72

3.1.1 Tình hình miền Nam sau đảo chính Ngô Đình Diệm 72

Trang 2

3.1.2 Mĩ tiến tới tham chiến trực tiếp tại Nam Việt Nam 73 3.1.3 Sự “leo thang” quân sự của Mĩ ở miền Nam Việt Nam 77 3.1.4 Quân và dân miền Nam đánh bại “chiến tranh cục bộ” của Mĩ 87

3.2 Chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Dân chủ cộng hòa 89

3.2.1 Mĩ “leo thang” ném bom miền Bắc Việt Nam 89 3.2.2 Quân và dân miền Bắc Việt Nam đánh bại chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ 100

3.3 Quá trình Mĩ tìm một “giải pháp phù hợp” cho

chiến tranh Việt Nam 103

3.3.1 Những cuộc thương lượng “gián tiếp” giữa Mĩ – VNDCCH s(1964 – 1965): chính sách “cây gậy và củ cà-rốt” 103 3.3.2 Những “sáng kiến hòa bình” của Johnson (1965-1967) 106

3.4 Quá trình “xuống thang” chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam 118

3.4.1 Nguyên nhân Mĩ phải “xuống thang chiến tranh” ở Việt Nam 118 3.4.2 Hội đàm Mĩ-Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Paris năm 1968 126

KẾT LUẬN 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO 138

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ANZUS Khối hiệp ước quân sự Australia-New Zealand-Mĩ

CIA Cơ quan Tình báo Trung ương Mĩ

MAAG Phái bộ cố vấn viện trợ quân sự Mĩ

MACV Bộ chỉ huy quân sự Mĩ tại miền Nam Việt Nam

MTDTGPMNVN Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

NATO Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương

NSAM Bị vong lục Hành động An ninh Quốc gia

OPLAN 34A Kế hoạch tác chiến 34A bí mật chống lại Bắc Việt Nam

SANE Nhóm hoạt động vì hoà bình

SCAP Tư lệnh tối cao các lực lượng Đồng minh

SKILA Nghị viện Lập pháp quá độ Nam Triều Tiên

UNTCOK Ủy ban lâm thời Liên Hiệp Quốc về Triều Tiên

USAMGIK Chính phủ quân quản Mĩ tại Triều Tiên

VNDCCH Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh dài ngày nhất trong lịch sử nước

Mĩ Từ năm 1954-1969, các tổng thống Mĩ từ Eisenhower, Kennedy đến L.B.Johnson

đã từng bước can dự vào Việt Nam Đặc biệt, thời kì cầm quyền của Tổng thống L.B.Johnson (từ tháng 11-1963 đến ngày 20-1-1969) được xem là thời kì “leo thang” chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam Chiến tranh đã vượt ra khỏi phạm vi miền Nam và lan rộng ra Bắc Việt Nam Đây cũng là thời kì mà người Mĩ vừa tăng cường sự hiện diện về quân sự, vừa tăng cường viện trợ kinh tế cho chính quyền Sài Gòn và vừa mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam Đồng thời, Mĩ cũng thực hiện cuộc vận động ngoại giao tìm cách thương lượng với Hà Nội để kết thúc chiến tranh Nhưng cuối cùng, những âm mưu của Mĩ đã bị nhân dân Việt Nam đánh bại hoàn toàn bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 Từ đó, Johnson buộc phải “xuống thang” chiến tranh tại Việt Nam Việc một cường quốc số một thế giới lại chịu thất bại tại một chiến trường Việt Nam xa xôi đã không những tác động mạnh mẽ đến tình hình nước Mĩ mà còn thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới

1.1 Nguyên nhân Mĩ xâm lược Việt Nam

Về nguyên nhân Mĩ thay Pháp và quyết định tiếp tục chính sách xâm lược và cho quân đội Mĩ, đồng minh của Mĩ sang tham chiến trực tiếp ở Nam Việt Nam, mở rộng các hoạt động đánh phá Bắc Việt Nam cũng có nhiều cách lý giải khác nhau

Ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như: Hồ Chí Minh

(1976), Vì độc lập tự do, vì Chủ nghĩa xã hội, NXB Sự thật, Hà Nội đã tập hợp những

bài nói và viết cơ bản nhất của Hồ Chí Minh từ năm 1920 – 1969 Trong đó, từ trang

253 – 339 là tập hợp các bài phát biểu của Hồ Chí Minh từ năm 1964 đến năm 1969

Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều nhận định, phân tích về các nguyên nhân Mĩ xâm lược Việt Nam, phê phán những âm mưu, thủ đoạn của Mĩ thực hiện ở Việt Nam và khẳng định quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược của nhân dân Việt Nam Trong Báo cáo tại Hội nghị chính trị đặc biệt ngày 27 và 28-3-1964, Người đã cho rằng “Mĩ và bè lũ tay sai đã phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, chia cắt nước ta, gây ra cuộc chiến tranh tàn khốc ở miền Nam”[59, tr.254] Mục tiêu của Mĩ là “biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, một căn cứ quân sự của Mĩ, để chia cắt lâu dài nước ta ”[59, tr.276]

Trang 5

Bên cạnh đó, Viện Mac-Lênin (1985), Một số văn kiện của Đảng về chống Mĩ, cứu nước, tập 1 (1954-1965), NXB Sự thật, Hà Nội đã tập hợp những văn kiện Đảng

về phân tích tình hình và chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng từ năm 1954 –

1965 Trong đó, từ trang 159 – 172 cũng đã đề cập đến tình hình miền Nam từ sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ Theo đó, Trung ương Đảng khóa III tháng 12-1963 đã đưa ra những đánh giá về cuộc chiến tranh của Mĩ ở Nam Việt Nam và xác định loại hình chiến tranh Mĩ tiến hành là “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ xâm lược nước khác là phụ thuộc vào “những nhân tố khách quan sau đây: lực lượng so sánh chung trên thế giới và ở nơi đó; tính chất của những quyền lợi của đế quốc Mĩ và tính chất của những mâu thuẫn mà Mĩ phải đương đầu ở nơi đó”[86, tr.164] Sau đó, Hội nghị Trung ương Đảng khóa III tháng 3-1965 cũng khái quát tình hình cuộc chiến ở miền Nam và Mĩ

đã “từng bước đưa lực lượng chiến đấu của Mĩ và chư hầu vào miền Nam để quyết giữ một số vùng chiến lược quan trọng, ngăn chặn sự tan rã của quân đội tay sai…đồng thời, chúng mở rộng hoạt động không quân, ném bom bắn phá miền Bắc

để gây áp lực hòng làm cho ta giảm sức tiến công chúng ở miền Nam, hạn chế sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam…và chiến tranh đã vượt ra khỏi phạm vi miền Nam lan đến miền Bắc”[86, tr.213] Như vậy, Trung ương Đảng khóa III đã nêu lên được mục đích và quy mô chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam năm 1965

Phạm Văn Đồng (1975), Thắng lợi vĩ đại, tương lai huy hoàng, NXB Sự thật,

Hà Nội là một tập văn kiện lịch sử quan trọng để giúp người đọc nhìn nhận quá trình xâm lược Việt Nam một cách hệ thống thông qua những báo cáo, diễn văn quan trọng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng Trong Báo cáo trước Quốc hội ngày 8-4-1965 (trang

70 – 127), Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tố cáo tội ác của Mĩ ở Việt Nam Ông cũng vạch ra được những nét khái quát về quá trình xâm lược Việt Nam của Mĩ từ năm

1954 – 1965 Theo đó, nguyên nhân Mĩ xâm lược Việt Nam là “hòng biến miền Nam thành một căn cứ quân sự và một thuộc địa kiểu mới của Mĩ, chuẩn bị một cuộc chiến tranh mời để xâm lược miền Bắc nước ta và cả khu vực Đông Nam Á”[23, tr.74]

Lê Mậu Hãn (cb) (2003), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục,

Hà Nội Đây là một giáo trình dùng để giảng dạy, nghiên cứu cho giảng viên, sinh viên các trường đại học Tác phẩm này bao gồm toàn bộ Lịch sử Việt Nam từ năm

1945 – 2000 Trong đó, các tác giả dành từ trang 171 – 220 để trình bày cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân miền Nam Bắc Theo đó, Johnson can thiệp trực tiếp vào Việt Nam là vì muốn “nắm chắc được chính quyền Sài Gòn” và “nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo được chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm-diệt”, có giành lại thế chủ động trên chiến trường”[30, tr.201]

Trang 6

Năm 2010, tác giả Nguyễn Đình Lê trong Lịch sử Việt Nam 1954 – 1975, NXB

Giáo dục Việt Nam cũng cho rằng nguyên nhân Johnson tiếp tục chiến tranh là “để cứu vãn tình thế, Mĩ tiếp tục mở bước phiêu lưu quân sự mới…Mĩ cho rằng, quân đội

Mĩ sẽ nhanh chóng đè bẹp lực lượng yêu nước của Việt Nam trong một thời gian ngắn”[53, tr.156] nên Johnson quyết định tiến hành chiến tranh Cục bộ ở Nam Việt Nam Hay như tác giả Nguyễn Đình Ước (2010), Mục tiêu của Hoa Kì và Việt Nam trong chiến tranh, trích trong Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước: những mốc son lịch sử, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội đã cho rằng “từ năm 1955 đến năm 1975, Hoa Kì đã dùng mọi biện pháp để chia cắt lâu dài nước Việt Nam, áp đặt ở miền Nam Việt Nam một chế độ, một bộ máy cai trị hoàn toàn lệ thuộc vào Hoa Kì [37, tr.312] Cũng đồng quan điểm trên, Bộ Quốc phòng-Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam đã

cho tái bản Bộ Lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 – 1975 với 9 tập (3.800

trang sách) để nói về cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam từ năm

1954 – 1975 Trong đó, Tập 3: Đánh thắng chiến tranh đặc biệt, NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội đã trình bày những âm mưu, thủ đoạn của Mĩ và tay sai và những thành tựu của nhân dân hai miền Nam Bắc trong việc đánh bại chiến tranh đặc biệt của Mĩ

Từ trang 327 – 337 trình bày về những chủ trương của chính phủ Mĩ đối với Nam Việt Nam kể từ khi Johnson lên làm Tổng thống Theo đó, Mĩ tiếp tục chính sách chiến tranh ở Việt Nam và “hành động trước mắt của Mĩ là gia tăng các hoạt động quân sự…nhằm giúp đỡ nhân dân và chính phủ Nam Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh của họ…”[10, tr.329]

Bên cạnh đó, Bộ Miền Nam giữ vững thành đồng gồm 6 tập để trình bày cuộc

đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Miền Nam từ năm 1954 đến cuối năm 1969 Trong

đó, có các tập liên quan đến thời kì cầm quyền của Johnson như sau:

Trần Văn Giàu (1968), Miền Nam giữ vững thành đồng: Lược sử đồng bào miền Nam đấu tranh chống Mĩ và tay sai, Tập III NXB Khoa học xã hội, Hà Nội đã trình

bày tình hình Nam Việt Nam từ sau ngày Ngô Đình Diệm bị lật đổ cho đến kết thúc chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1963 – 1965) Từ trang 5 – 165 nói về tình hình chính trị của chính quyền Sài Gòn Đây là một giai đoạn xáo trộn nghiêm trọng, hàng loạt cuộc đảo chính, lật đổ diễn ra trong nội bộ chính quyền Sài Gòn Từ trang 166 –

329 trình bày về các chiến lược quân sự của Mĩ ở hai miền Nam-Bắc Việt Nam

Trần Văn Giàu (1970), Miền Nam giữ vững thành đồng: Lược sử đồng bào miền

Nam đấu tranh chống Mĩ và tay sai, Tập IV NXB Khoa học xã hội, Hà Nội đã trình

bày giai đoạn từ khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ ở Việt Nam (7-1965) cho đến trước ngày Tổng tiến cộng nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 Theo đó, từ trang

Trang 7

302 – 349 nói về tình hình khủng hoảng trầm trọng của chính quyền Sài Gòn trong những năm 1965 – 1967 Từ trang 5 – 38 lý giải nguyên nhân và chứng minh quá trình “leo thang” chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam Hoàn cảnh buộc Mĩ phải chuyển từ chiến tranh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ ở Việt Nam

Nhìn chung, ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến nguyên nhân Mĩ xâm lược Việt Nam Tuy nhiên, những công trình còn nhiều vấn

đề cần phải tiếp tục làm rõ như:

Một là các công trình chủ yếu tiếp cận “chính sách chiến tranh” của Mĩ đối với

Việt Nam Hầu hết các công trình đều tiếp cận đến góc độ quân sự: sự xâm lược của

Mĩ và cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam mà chưa chú trọng đến những vấn đề khác Sự tập trung quá nhiều vào quân sự vô hình chung đã làm cho người đọc sẽ hiểu là “chính sách của Mĩ với Việt Nam chỉ chủ yếu là mục tiêu quân sự”, điều này cần phải tiếp tục làm rõ

Hai là các công trình trên thường xuất phát từ quan điểm của Việt Nam để nhìn

nhận, đánh giá về chính sách của Mĩ nên chưa có những tư liệu, văn kiện gốc từ chính phủ Mĩ Điều này dễ dẫn đến sự chủ quan trong đánh giá sự kiện Do đó, chúng tôi nhận thấy phải có sự bổ sung tài liệu từ phía Mĩ để chúng ta có cách nhìn nhận, đánh giá khách quan và toàn diện hơn

Ba là các công trình nghiên cứu trên tập trung phần lớn vào thành quả công cuộc

kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam mà chưa phân tích được những động lực, mục tiêu chính sách mà chính phủ Johnson thực hiện ở Việt Nam

Từ những lý do đó, chúng tôi nhận thấy cần phải dựa trên nguồn tư liệu gốc của

Mĩ để tiếp tục bổ sung, làm rõ hơn về nguyên nhân Mĩ tiếp tục xâm lược Việt Nam

từ 1954-1969

Bên cạnh những công trình nghiên cứu trong nước, một số nhà khoa học Việt Nam ở hải ngoại cũng đã cho xuất bản nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến

nguyên nhân Mĩ xâm lược Việt Nam như: Nguyễn Phú Đức (2009), Tại sao Mỹ thua

ở Việt Nam, Nguyễn Mạnh Hùng dịch, NXB Lao Động, Hà Nội là một tài liệu tham

khảo có giá trị về những chính sách của Mĩ đối với Việt Nam trong thời kì 1954 –

1975 vì tác giả là người trong cuộc và cập nhật được nhiều nguồn tư liệu từ Mĩ Từ trang 69 – 106, tác giả đã trình bày về sự kiện Mĩ lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm và tình hình miền Nam trong những năm đầu thập niên 60 Tác giả cũng nêu lên Thuyết Domino để lý giải quá trình Mĩ can thiệp sâu vào Việt Nam Theo đó, “để ngăn cản cộng sản miền Bắc Việt Nam kiểm soát hoàn toàn miền Nam Việt Nam mà

Mĩ coi là thành lũy chiến lược của thế giới tự do, bây giờ, Mĩ bắt buộc phải trực tiếp

Trang 8

tham gia vào cuộc chiến ”[21, tr.93] Như vậy, tác giả cho rằng nguyên nhân chính

để Mĩ xâm lược trực tiếp Việt Nam là vì nhân tố chính trị chứ không phải quân sự

Để khẳng định quan điểm này, tác giả còn cho rằng “…đối phương chủ yếu của Mĩ lúc đó là Trung Hoa Cộng sản” và “Mĩ không dám tính đến các cuộc hành quân trên

bộ ngoài miền Nam”[21, tr.106]

Bùi Diễm (2000), Gọng kìm lịch sử, Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai, Paris

đã trình bày những vấn đề chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Trong đó, tác giả đề cập nhiều đến tình hình Nam Việt Nam, những quyết định của Mĩ đối với Việt Nam Trong đó, từ trang 195 – 210, 241 – 256 trình bày về thực trạng tình hình chính trị và quân sự tại Nam Việt Nam Tác giả đi sâu vào phân tích những mâu thuẫn gay gắt và bất ổn của chính quyền Sài Gòn Đồng thời, tác giả cũng nêu lên thái độ của Washington đối với Sài Gòn và cho rằng tình trạng khủng hoảng trầm trọng ở Nam Việt Nam là do chính sách can thiệp nửa vời của Mĩ Tác giả còn cho rằng giữa “Mĩ

và VNCH không thực sự hiểu nhau nên ít thông cảm cho nhau”[18, tr.216] Thậm chí, Mĩ còn thái độ ngập ngừng khi can thiệp vào Việt Nam

Nguyễn Kỳ Phong (2006), Vũng lầy của Bạch Ốc: Người Mĩ và chiến tranh Việt Nam 1945 – 1975, Tủ sách Tiếng Quê Hương, USA trình bày về đường lối của chính

phủ Mĩ khi thực thi những quyết định về chiến tranh Việt Nam Trong đó, chương 2

từ trang 51 – 94 trình bày về nguồn gốc chiến tranh Việt Nam của Mĩ Chương 5 từ trang 191 – 226 cũng cung cấp thêm tư liệu về những quyết định của tổng thống Mĩ như Bị vong lục về hành động an ninh quốc gia của Tổng thống Johnson như NSAM

273, NSAM 288 Theo đó, NSAM 273 đã “đưa đến một sự thay đổi toàn diện của chính phủ Mĩ đối với cuộc chiến ở Việt Nam”[70, tr.192] NSAM 288 “cho phép chính phủ Mĩ viện trợ thêm vũ khí cho 55 ngàn tân binh của VNCH, Mĩ cho VNCH một ngân khoản viện trợ khác được chấp thuận thêm để giúp VNCH ổn định thế lục chính trị ở miền Nam”[70, tr.202] Các bị vong lục này đánh dấu sự tiếp tục chiến tranh và can thiệp ngày càng sâu vào Việt Nam của Mĩ

Như vậy, một số nhà khoa học Việt Nam ở hải ngoại đã không hoàn toàn thống nhất với các nhà khoa học trong nước về nguyên nhân Mĩ xâm lược Việt Nam Họ đề cập nhiều khía cạnh của vấn đề hơn nhưng vẫn tập trung vào lý giải nguyên nhân chính trị quan trọng hơn quân sự Do đó, chúng tôi thấy cần thiết phải làm rõ vấn đề này

Ngoài những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam, chiến tranh Việt Nam cũng dành được sự quan tâm, nghiên cứu của một nhà khoa học, chính trị

thế giới như: H.Y.Schandler (1999), Sự nghiệp của một tổng thống bị đổ vỡ:

Trang 9

L.Johnson và Việt Nam, Nguyễn Mạnh Hà dịch, NXB TP.HCM Đây là mộ công trình

nghiên cứu khá toàn vẹn về giai đoạn cầm quyền của Tổng thống Johnson Những quyết định điều chỉnh chiến lược của Johnson đã được thể hiện khá rõ trong công trình Từ trang 27 – 73 lý giải về nguyên nhân quá trình Tổng thống L.Johnson ra các quyết định can thiệp trực tiếp của Mĩ vào Nam Việt Nam trong năm 1964 – 1965 Tác giả đã trình bày thực trạng khủng hoảng trầm trọng của Nam Việt Nam và những chính sách của Johnson về Việt Nam như các Bị vong lục về hành động an ninh quốc gia (NSAM 288, NSAM 328) và Kế hoạch OPLAN 34A về phá hoại Bắc Việt Nam Theo đó, “giới lãnh đạo Mĩ đã bắt đầu thấy rõ thêm mà trước đây chưa thấy rằng tình hình Việt Nam đang suy sụp quá tồi tệ đến mức nỗ lực đầu tư Mĩ vào đấy từ trước đến nay không thể thay đổi được chiều hướng”[29, tr.28]

George Herring (1996), America`s Longest War: The United States and Vietnam, 1950-1975, Third Edition, McGraw-Hill, Inc Đây là công trình nghiên cứu

về vai trò của người Mĩ tại Việt Nam từ 1950-1975 Theo đó, nguyên nhân để Mĩ tiến hành xâm lược Việt Nam là “nếu khu vực này (Đông Dương) bị chủ nghĩa cộng sản kiểm soát, "chúng ta sẽ phải gánh chịu một thất bại thảm hại về mặt chính trị mà ảnh hưởng của nó sẽ lan tràn trên toàn thế giới"[100, tr.15] Từ trang 139 – 182 trình bày

về tình hình miền Nam Việt Nam sau đảo chính Ngô Đình Diệm Cuối 1963, Johnson lên làm Tổng thống và tiếp tục chính sách của Kennedy với mục tiêu cứ làm như trước nhưng hiệu quả lớn hơn Do đó, Johnson quyết định tăng cường viện trợ kinh

tế và tăng lực lượng cố vấn quân sự Mĩ ở Sài Gòn lên một mức độ mà ông cho là “đủ, nhưng không quá nhiều” Johnson đã phê chuẩn việc đưa quân sang tham chiến trực tiếp ở miền Nam và tiến hành những cuộc không kích phá hoại Bắc Việt Nam Sự kiện này đánh dấu quá trình sa lầy kéo dài của Mĩ ở Việt Nam và cũng góp phần làm cho sự nghiệp của ông phải kết thúc vào năm 1968 Tuy nhiên, tác giả chưa tiếp cận nhiều đến tài liệu gốc từ phía Mĩ và việc nhìn nhận, đánh giá vấn đề còn nhiều hạn chế Tác giả chưa lý giả rõ nguồn gốc của sự kiện vịnh Bắc Bộ cũng như tính chất xâm lược của Mĩ tại Việt Nam Do đó, những vấn đề này cần tiếp tục làm rõ

Robert S.McNamara (1995), Nhìn lại quá khứ: Tấm thảm kịch và những bài học

về Việt Nam, Hồ Chính Hạnh, Huy Bình, Thu Thủy, Minh Nga dịch, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội Đây là cuốn sách McNamara định không bao giờ viết ra vì đề cập đến nguyên nhân Mĩ xâm lược và thất bại tại Việt Nam Tác giả cho rằng chiến tranh Việt Nam là “sai lầm, sai lầm khủng khiếp” của Mĩ Từ trang 99 – 135 trình bày về thực trạng miền Nam sau khi Diệm bị lật đổ và quá trình chính quyền Johnson tiếp tục cuộc chiến ở Nam Việt Nam Tình hình đen tối ở Nam Việt Nam là một trong

Trang 10

những nguyên nhân chính để chính phủ Mĩ sâu hơn vào Việt Nam trong những tháng đầu cầm quyền của Johnson vì “Xu thế hiện nay, trừ khi có thể đảo ngược trong hai

- ba tháng tới, tốt nhất thì sẽ dẫn đến trung lập hoá, hoặc có nhiều khả năng hơn là sẽ dẫn đến một quốc gia do cộng sản kiểm soát”[72, tr.116] Hoặc trong báo cáo ngày 15-5-1965, CIA đã gửi một đánh giá tình báo đặc biệt về Việt Nam và cho rằng “tình hình bao trùm ở Nam Việt Nam là cực kỳ mỏng manh… Nếu chiều hướng đang xấu

đi này không bị chặn lại vào cuối năm nay, thì vị trí chống cộng của Nam Việt Nam

sẽ không thể đứng vững”[72, tr.129] Do đó, chính quyền Johnson tiếp tục chính sách của Kennedy và cho quân sang tham chiến trực tiếp tại Nam Việt Nam

Frances Fitzgerald (2004), Lửa trong lòng hồ, Lê Sỹ Giảng, Nguyễn Nam Sơn

dịch, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội Đây là một trong số ít công trình của người

Mĩ nghiên cứu về Việt Nam dưới nhiều góc độ chính trị, quân sự, kinh tế và đặc biệt là văn hóa của người Việt Tác giả đã phác họa được sự khác biệt về ý thức chính trị của người Việt Nam Tác giả lý giải về nền chính trị của Việt Nam và những ảnh hưởng của sự hiện diện quân Mĩ tại đây Ttừ trang 338 – 408 đã trình bày khái quát tình hình miền Nam Việt Nam và quá trình Mĩ nhảy vào tham chiến Sự hiện diện của quân Mĩ và đồng minh của Mĩ tại Nam Việt Nam đánh dấu sự “leo thang” chiến tranh của Mĩ Theo đó, Johnson cho rằng “việc mất Việt Nam ảnh hưởng xấu đến lợi ích của Mĩ và là điều không thể chấp nhận được đối với công chúng Mĩ”[25, tr.393] Ngoài ra, tác giả cũng cung cấp một số tư liệu về phát biểu của Johnson năm 1965,

1966, của McNamara năm 1964, M.Taylor năm 1964 Đây cũng là những tư liệu cần thiết để tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam giai đoạn này

Ép-ghê-ni Đê-ni-xốp (1972), Đế quốc Mỹ ở Đông Nam Á, Bản Tiếng Việt, NXB

Thông tấn xã Nô-vô-xti, Mat-xcơ-va Đây là công trình nghiên cứu có giá trị vì tiếp cập được với nhiều nguồn tư liệu phong phú từ Mĩ Tác giả đã khái quát được những mục tiêu của Mĩ ở Đông Nam Á và việc triển khai lực lượng quân sự của Mĩ ở khu vực này Điều khác biệt nữa là tác giả cũng nêu lên được chiến lược về kinh tế và xã hội của Mĩ thực hiện ở Đông Nam Á Tuy nhiên, với dung lượng 160 trang mà tác giả nêu rất nhiều vấn như vậy nên chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát Tác giả chưa đánh giá hết được vị trí địa chiến lược, địa chính trị, địa kinh tế của Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung

Joe Allen (2009), Việt Nam: Cuộc chiến thất bại của Mĩ, Đào Tuấn dịch, NXB

Công an Nhân dân, Hà Nội đã đề cập đến sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm cho đến cuộc tiến công nổi dậy tết Mậu Thân 1968, sự ra đời của phong trào chống chiến tranh đến năm 1968…trình bày về hoàn cảnh lịch sử miền Nam, chính sách của

Trang 11

Mĩ và vai trò của phong trào phản chiến đối với chiến tranh Việt Nam Theo đó, tác giả cho rằng nguyên nhân Johnson mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam vì “bất

kì điều gì ít hơn một chiến thắng tổng thể của chủ nghĩa đế quốc Mĩ đều bị coi như là

mộ thất bại” và “sự đầu hàng ở bất kỳ nơi nào đe dọa sự thất bại ở mọi nơi” [47, tr.61]

Như vậy, các nhà nghiên cứu nước ngoài phần lớn đều thống nhất quan điểm với nhau về nguyên nhân để chính phủ Johnson tiếp tục chính sách chiến tranh và

mở rộng cuộc xâm lược, phá hoại Bắc Việt Nam là xuất phát từ mục tiêu địa chính trị của Việt Nam trong chiến lược toàn cầu ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản của Mĩ Còn việc tăng viện trợ, quân sự là những giải pháp để thực hiện thắng lợi mục tiêu đề

ra của Mĩ

Tóm lại, về nguyên nhân chính quyền Johnson xâm lược Việt Nam hiện còn nhiều quan điểm và cách lý giải dưới nhiều góc độ khác nhau Do đó, chúng tôi nhận thấy việc dựa trên những Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mĩ đã được giải mật trong thời gian quan để làm rõ vấn đề này là một việc làm cần thiết Qua đó, chúng tôi cập nhật được những quan điểm “chính thống” của người Mĩ và hiểu hơn về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ

1.2 Chính sách của Mĩ đối với miền Nam Việt Nam

Từ năm 1954-1969, các tổng thống Mĩ tiếp tục thực hiện chính sách với Việt Nam và thực hiện nhiều sự điều chỉnh chiến lược đối với Việt Nam Do đó, việc tìm hiểu chính sách của Mĩ đối với Việt Nam cũng có nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận với những góc độ khác nhau

Ở Việt Nam, chính sách của Mĩ đối với Nam Việt Nam đã được đề cập nhiều đến trong các công trình nghiên cứu như Bộ Quốc phòng-Viện Lịch sử Quân sự Việt

Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 – 1975, tập 4: Cuộc đụng đầu lịch sử, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Đây là công trình nghiên cứu của

những nhà khoa học có rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc kháng chiến chống Mĩ Các tác giả đã trình bày cuộc kháng chiến chống chiến tranh cục bộ của nhân dân hai miền Nam Bắc Từ trang 18 – 33 (tập 4) trình bày về những nghị quyết của chính phủ Johnson trong vấn đề Việt Nam Trong đó, đáng lưu ý là Bị vong lục về hành động

an ninh quốc gia (NSAM 328) về việc quyết định tăng cường lực lượng Mĩ tại Việt Nam và thay đổi mục tiêu chiến đấu của quân Mĩ ở Việt Nam và “làm thay đổi về chiến lược của Mĩ tại Việt Nam từ chỗ cố vấn, hậu thuẫn đến tham chiến trực tiếp”[11, tr.20] Bên cạnh đó, các tác giả cũng nêu lên chương trình Hợp tác do Tướng Westmoreland đề xuất ngày 1-5-1965, xác định nhiệm vụ của lực lượng Mĩ ở Nam

Trang 12

Việt Nam Từ trang 227 – 232 có nêu về phản ứng của chính phủ Mĩ sau thất bại trong Mùa khô 1965 – 1966 Theo đó, Mc Namara cho rằng “thực chất chúng ta (Mĩ)

tự thấy mình không khá hơn và có lẽ tồi tệ đi” nên đã đề ra một Bị vong lục về những kiến nghị của McNamara với những giải pháp “cần thiết” để Mĩ có thể tìm một giải pháp giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam Dựa vào sức mạnh về lực lượng quân sự, Mĩ tiến hành những cuộc hành quân, càn quét và tìm diệt vào những vùng giải phóng của ta

Trần Văn Giàu (1970), Miền Nam giữ vững thành đồng: Lược sử đồng bào miền Nam đấu tranh chống Mĩ và tay sai, Tập IV NXB Khoa học xã hội, Hà Nội đã trình

bày giai đoạn từ khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ ở Việt Nam (7-1965) cho đến trước ngày Tổng tiến cộng nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 Theo đó, từ trang

302 – 349 nói về tình hình khủng hoảng trầm trọng của chính quyền Sài Gòn trong những năm 1965 – 1967 Từ trang 5 – 38 và từ trang 151 – 202 trình bày việc Mĩ thực hiện chiến tranh cục bộ bằng lực lượng quân sự Mĩ tại Nam Việt Nam Chương trình càn quét, tìm-diệt và bình định của Mĩ đã diễn ra ác liệt trên toàn miền Nam Tuy nhiên, âm mưu nguy hiểm của Mĩ – Sài Gòn đã bị nhân dân miền Nam đánh bại Đây

là một công trình nghiên cứu công phu của tác giả về chương trình càn quét, bình định của Mĩ ở Việt Nam Tuy nhiên, các sự kiện vẫn còn mang tính chủ quan do mục đích ra đời của tác phẩm Do đó, cần phải tiếp tục bổ sung, làm rõ hơn từ nguồn tư liệu của Mĩ

Nguyễn Xuân Tú (2003), Đảng chỉ đạo giành thắng lợi từng bước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thời kì 1965 – 1975,NXB Lao Động, Hà Nội là công

trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam từ 1965-1975 Tác giả dành nhiều công sức làm nổi bật lên vai trò, đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng ta đã đưa nhân dân Việt Nam giành thắng lợi quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ Trong đó, từ trang 5 – 15 trình bày về âm mưu và quá trình đẩy mạnh chiến tranh của Tổng thống Johnson ở Việt Nam Theo tác giả, “chính quyền Giôn-xơn (Johnson) cho rằng áp dụng chiến lược chiến tranh cục bộ là biện pháp tốt nhất để cứu nguy chính quyền Sài Gòn… Thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ, Mĩ không dám đánh ồ ạt một lúc mà buộc phải áp dụng chiến lược “leo thang” từ từ ”[79, tr.7] Tuy nhiên, tác giả chỉ dành phần lớn nội dung nói về cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam từ 1965 – 1968

Tường Hữu (2005), Sự thật về cuộc chiến tranh Việt Nam, NXB Công an Nhân

dân, Hà Nội đã cung cấp thêm nhiều thông tin mới về các chủ trương, chính sách và quá trình xâm lược Việt Nam của Mĩ Torng đó, từ trang 166 – 270 cung cấp thêm tư

Trang 13

liệu về tình hình miền Nam trong những tháng đầu năm 1964 Sự bất ổn của chính quyền Sài Gòn là nhân tố quan trọng để người Mĩ nhảy vào miền Nam nhanh hơn, nhiều hơn Tháng 6-1964, Hội nghị Honolulu đã diễn ra “để cảnh cáo các nước cộng sản là Mĩ đã sẵn sàng đi đến một hành động cương quyết hơn, mức độ can thiệp hơn hiện nay nhằm trợ giúp chế độ Sài Gòn nếu cộng sản cứ tiếp tục lấn chiếm tại Nam Việt Nam và Lào”[43, tr.183] Từ năm 1965, số lượng quân Mĩ vào Nam Việt Nam tăng ồ ạt và chiến dịch không kích Bắc Việt Nam cũng được tiến hành vì “đó là giải pháp duy nhất để nâng cao tinh thần chiến đấu của quân đội tại Sài Gòn”[43, tr.199] Đặc biệt, Tường Hữu còn đặt chiến tranh Việt Nam trong sự tác động của quan hệ Mĩ – Liên Xô – Trung Quốc, sự viện trợ của Liên Xô cho Bắc Việt Nam

Như vậy, các tác giả Việt Nam đã tiếp cận chính sách của Mĩ ở Nam Việt Nam chủ yếu dưới góc độ những hoạt động quân sự của Mĩ Tuy nhiên, các tác giả cũng dành phần lớn nội dung nghiên cứu để nói về thành tựu và những chiến công hiển hách của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ Do đó, chưa đề cập nhiều đến chính sách về kinh tế, chính trị của Mĩ đối với Nam Việt Nam Mặc dù vậy, nhưng vẫn có một số ít tác giả nghiên cứu về những tác động của chính sách Mĩ đối

với kinh tế, xã hội Nam Việt Nam như: Phạm Văn Đồng (1975), Thắng lợi vĩ đại, tương lai huy hoàng, NXB Sự thật, Hà Nội từ trang 128 – 141 đã phân tích những tác

động về kinh tế, chính trị do chính sách của Mĩ mang lại và những hoạt động quân sự của Mĩ Theo đó, “về chính trị, sự có mặt của quân đội viễn chinh Mĩ đã phơi bày bản chất cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ…Về kinh tế, đội quân viễn chính Mĩ vào miền Nam đương gây ra một tai họa trầm trọng về nhiều mặt…phá hoại nền kinh tế què quặt của miền Nam”[23, tr.130-131] Tuy nhiên, tác giả chỉ phân tích những tác động tiêu cực theo góc nhìn của người Việt Nam và có phần phục vụ cho mục đích chính trị lúc đó Đồng thời, tác giả cũng chưa có những tư liệu gốc để chứng minh

Nguyễn Đình Lê (2010), Lịch sử Việt Nam 1954 – 1975, NXB Giáo dục Việt

Nam từ trang 79 – 124, 131 – 135 và 135 – 169 để trình bày về tình hình miền Nam trong những năm 60 Tuy nhiên, tác giả chủ yếu tập trung vào tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa-giáo dục của miền Nam và công cuộc chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ của nhân dân miền Nam Tác giả chỉ trình bày sơ lược có tính chất minh họa về những chính sách của Mĩ ở Việt Nam Do đó, những

cơ sở và chính sách của cụ thể của chính quyền Johnson đối với Việt Nam cũng cần phải tiếp tục làm rõ hơn

Đặng Phong (2004), Kinh tế miền Nam thời kì 1955 – 1975, NXB Khoa học Xã

hội, Hà Nội Đây là một công trình nghiên cứu toàn diện về kinh tế, guồng máy kinh

Trang 14

tế và những vận động kinh tế của cả VNCH lẫn trong vùng giải phóng ở Nam Việt Nam từ năm 1955 – 1975 Tác giả luôn đặt kinh tế và nhìn kinh tế trong khung cảnh chung của chính trị, xã hội, văn hóa Trong đó, từ trang 150 – 424 để nói về tình hình kinh tế và đời sống của nhân dân trong vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát Tác giả cũng nói về quá trình viện trợ thương mại của Mĩ cho Sài Gòn Theo đó, “chức năng của viện trợ thương mại Mĩ là: 1-tạo điều kiện để cung cấp phần lớn hàng nhập khẩu cho miền Nam Việt Nam, 2- thông qua đó, tạo ra bộ phận quan trọng nhất trong nguồn thu ngân sách của chính quyền Sài Gòn”[65, tr.158] Ngoài ra, tác giả còn cung cấp thêm một số bản thống kê về những khoản viện trợ của Mĩ cho VNCH

Cũng đồng tình với những quan điểm trên, một số nhà khoa học Việt Nam ở hải

ngoại cũng nghiên cứu về chính sách của Mĩ với Việt Nam như: Bùi Diễm (2000), Gọng kìm lịch sử, Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai, Paris từ trang 211 – 239, 257 –

274 đã nêu lên quá trình can thiệp trực tiếp của Mĩ vào Nam Việt Nam Sau đó, Hội nghị Honnolulu giữa Mĩ và VNCH để khẳng định sự ủng hộ của Mĩ cho Sài Gòn là muốn thấy những kết quả cụ thể từ Việt Nam Từ trang 355 – 366, tác giả nói về sự thay đổi chính sách của Mĩ đối với Nam Việt Nam Đây cũng là thời kì gọi là “xuống thang” chiến tranh của Johnson và bắt đầu hòa đàm với VNDCCH tại Paris

Nguyễn Kỳ Phong (2006), Vũng lầy của Bạch Ốc: Người Mĩ và chiến tranh Việt Nam 1945 – 1975, Tủ sách Tiếng Quê Hương, USA từ trang 227 – 270 trình bày khá

chi tiết về cơ chế tổ chức, hoạt động và vai trò của các lực lượng quân sự Mĩ Đặc biệt, tác giả cung cấp thêm tư liệu để hiểu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ và sự điều hành các lực lượng Mĩ tại Việt Nam Đây cũng là một khía cạnh ít được quan tâm khi nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam của Mĩ Từ trang 271 – 308 trình bày về sự tham chiến quân sự trực tiếp của Mĩ ở Nam Việt Nam Đồng thời, tác giả cung cấp thêm tư liệu về những hành động phá hoại Bắc Việt Nam bằng không quân, hải quân của Mĩ từ 1964 – 1968 Từ trang 309 – 356 đã trình bày về các quyết định quan trọng của Johnson trong năm 1968 Theo đó, ba vấn đề quan trọng được đưa ra là: 1- sự tăng viện khẩn cấp lực lượng quân sự cho Nam Việt Nam; 2-tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc và chấp nhận cử người đến đàm phán với Bắc Việt Nam tại Paris; 3-Johnson không ra tranh cử tổng thống nhiệm kì II Những quyết định này đã làm thay đổi cục diện chiến tranh và hay được gọi là “xuống thang” chiến tranh ở Việt Nam Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ tập trung vào “sự sa lầy quân sự” của chính quyền Johnson

ở Việt Nam mà chưa đề cập đến những mục tiêu khác của Mĩ đối với Việt Nam Trên

cơ sở những nhận định, đánh giá và đối chiếu với tài liệu gốc của Mĩ, chúng tôi sẽ làm rõ hơn về chính sách của chính quyền Johnson đối với Việt Nam

Trang 15

Nguyễn Phú Đức (2009), Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam, Nguyễn Mạnh Hùng

dịch, NXB Lao Động, Hà Nội từ trang 133 – 147 đã trình bày quá trình Mĩ đưa quân tham chiến trực tiếp tại miền Nam Việt Nam và tác động của cuộc Tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân 1968 của lực lượng giải phóng miền Nam Việt Nam Từ trang 125 – 132 đã trình bày về cuộc tiến công chiến lược phá hoại Bắc Việt Nam bằng không quân của Mĩ Tuy nhiên, tác giả chưa lý giải được nguồn gốc và nguyên nhân của cuộc ném bom Bắc Việt Nam Quan trọng hơn là tác giả chưa cập nhật được nguồn

tư liệu gốc từ phía Mĩ về chiến dịch “Sấm Rền” cũng như sự kiện Vịnh Bắc bộ năm

1964

Nguyễn Khắc Viện (2007), Việt Nam một thiên lịch sử, Diệu Bình dịch, NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội cũng đã dành từ trang 404 – 408 và từ trang 415 – 420 để nói về sự “leo thang” chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam cũng như cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân ta chống Mĩ Từ trang 408 – 413 trình bày về mục tiêu việc Mĩ

mở rộng ném bom Bắc Việt Nam và thành quả cuộc chiến đấu chống Mĩ ở miền Bắc Việt Nam Tác giả cũng đề cập đến vai trò của Liên Xô và sự thay đổi trong đường lối đối ngoại của Trung Quốc đối với VNDCCH đã tác động đến cuộc chống Mĩ của Việt Nam Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ dừng lại ở việc cung cấp sự kiện lịch sử mà chưa có nguồn tư liệu để chứng minh Mặt khác, tác giả cũng là người “có nhiều kinh nghiệm tuyên truyền đối ngoại” Tác giả cũng là một nhà văn, nhà báo, nhà khoa học và nghiên cứu về rất nhiều lĩnh vực khác nhau Do đó, tác giả chưa đi sâu phân tích được bản chất chính sách của Mĩ và chưa tiếp cận được tài liệu gốc về chiến tranh Việt Nam nên công trình vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục làm rõ

Bên cạnh những công trình nghiên cứu của Việt Nam, một số tác giả nước ngoài cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu về quá trình thực hiện chính sách của Mĩ ở Việt

Nam như: H.Y.Schandler (1999), Sự nghiệp của một tổng thống bị đổ vỡ: L.Johnson

và Việt Nam, Nguyễn Mạnh Hà dịch, NXB TP.HCM những chính sách của Johnson

về Việt Nam như các Bị vong lục về hành động an ninh quốc gia (NSAM 288, NSAM 388) và Kế hoạch OPLAN 34A về phá hoại Bắc Việt Nam Từ trang 75 – 141, tác giả đã trình bày quá trình đi tìm kiếm một giải pháp chiến lược cho vấn đề Việt Nam của Mĩ Theo đó, từ 1965 – 1968, Mĩ phải tiến hành cùng lúc hai nhiệm vụ: 1- tăng cường lượng quân sự và tiến hành những cuộc hành quân tìm-diệt ở Nam Việt Nam; 2- tăng cường áp lực đối với Hà Nội bằng không quân và hải quân để ngăn chặn sự chi viện cho phong trào giải phóng dân tộc ở Nam Việt Nam Từ trang 143 – 193 nói

về những chính sách của Mĩ ở Việt Nam sau sự kiện Tết Mậu Thân 1968 Mĩ đã tăng quân khẩn cấp cho Nam Việt Nam và tăng cường các hoạt động động quân sự ở Việt

Trang 16

Nam Từ trang 411 – 416 nói về quyết định của Tổng thống Johnson về việc ngừng ném bom Bắc Việt Nam và “xuống thang” chiến ở Việt Nam

Robert S.McNamara (1995), Nhìn lại quá khứ: Tấm thảm kịch và những bài học

về Việt Nam, Hồ Chính Hạnh, Huy Bình, Thu Thủy, Minh Nga dịch, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội từ trang 173 – 209 đã nêu lên khá chi tiết quá trình “leo thang” chiến tranh của chính quyền Johnson Từ tháng 1-1965 đến tháng 7-1965 là giai đoạn

Mĩ can thiệp quân sự ồ ạt vào Nam Việt Nam Từ trang 151 – 209 lý giải cho những quyết định can thiệp ngày càng sâu vào Việt Nam của Mĩ Sự thất bại liên tiếp của quân đội Sài Gòn về quân sự và sự phá sản của chương trình Ấp chiến lược buộc Mĩ phải có những hành động mới Sau cuộc bầu cử tổng thống 1964, Johnson đẩy mạnh quá trình “leo thang” quân sự ở Nam Việt Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại Bắc Việt Nam Theo đó, “Nam Việt Nam tỏ ra suy sụp nhanh chóng, mà phương thuốc duy nhất là sự nhảy vào ồ ạt của quân Mĩ” và McNamara đã “chấp nhận đề nghị tăng thêm hai tiểu đoàn của Westmoreland và Oley, và quan trọng hơn là đã nhất trí thay đổi nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho căn cứ của quân lính thủy đánh bộ sang thường trực chiến đấu Mặc dù chúng tôi cắt giảm triển khai quân, nhưng chúng tôi đã nới rộng đáng kể nhiệm vụ của họ Lính bộ binh của Mĩ sẽ trực tiếp tham chiến”[72, tr.183]

Như vậy, phần lớn các công trình nghiên cứu đề tập trung vào quá trình Mĩ can thiệp vào Nam Việt Nam Tuy nhiên, ở mỗi góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu đưa ra những nhận định đánh giá theo từng góc độ khác nhau và còn chưa thống nhất với nhau giữa các nhà khoa học trong nước với nước ngoài Vì vậy, chúng tôi nhận thấy cần có một cách nhìn nhận tổng thể hơn để có cách đánh giá khách quan về chính sách của Mĩ đối với Nam Việt Nam

1.3 Chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Dân chủ cộng hòa

1.3.1 Về quân sự

Trong thời gian cầm quyền của Johnson, song song với việc tiến hành can thiệp trực tiếp vào Nam Việt Nam, Mĩ còn mở rộng việc gây chiến tranh phá hoại Bắc Việt Nam Đây là một trận tuyến vừa công khai, vừa bí mật chống lại Hà Nội của Mĩ và Sài Gòn Do đó, hiện nay cũng có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này

Ở Việt Nam, hiện nay cũng có nhiều công trình nghiên cứu được công bố và

tiêu biểu là các công trình như: Phạm Văn Đồng (1975), Thắng lợi vĩ đại, tương lai huy hoàng, NXB Sự thật, Hà Nội từ trang 45 – 49 đánh giá về Kế hoạch Stalay-Taylor

của Mĩ về việc lập Ấp chiến lược và đưa quân vào chiến đấu trực tiếp ở miền Nam Việt Nam Trong diễn văn đọc ngày 2-9-1964 (trang 61 – 69), Thủ tướng Phạm Văn

Trang 17

Đồng đã nêu lên bản chất của sự kiện Vịnh Bắc Bộ và tố cáo Mĩ đã lừa bịp dư luận thế giới vì vừa cho người liên lạc với ta để thương lượng, vừa mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam

Bộ Quốc phòng-Viện Lịch sử Quân sự (1982), Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, tập I, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội

đã trình bày lại cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung trong cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại của Mĩ Theo đó, từ trang 34 – 39, 45 – 49, 54 – 60, 66 – 70, 79 – 82 đã trình bày những âm mưu và quá trình tiến hành các cuộc không kích Bắc Việt Nam của đế quốc Mĩ từ năm 1964 – 1968 Theo

đó, mục tiêu cụ thể của việc tiến hành chiến tranh phá hoại Bắc Việt Nam của Mĩ là:

“1- Ngăn chặn nguồn viện trợ từ bên ngoài vào miền Bắc và sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam…2- Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc…3- Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta, buộc ta phải nhân nhượng, chấm dứt chiến tranh theo điều kiện của Mĩ”[8, tr.34]

Bộ Quốc phòng-Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 – 1975, Tập 3 và Tập 4 cũng đã trình bày về những chính

sách của Mĩ đối với Bắc Việt Nam Theo đó, Mĩ đã dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc với kế hoạch 34A Quá trình Mĩ tiếp tục cuộc chiến tranh phá hoại Bắc Việt Nam với chiến dịch Sấm Rền (Rolling Thunder) và cho rằng “Mĩ đã chơi một ván cờ thua ở Việt Nam” Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ tập trung làm rõ cuộc đấu tranh, đánh bại Mĩ của nhân dân Bắc Việt Nam mà chưa đi sâu vào phân tích mục đích chính sách của Mĩ

Trần Văn Giàu (1970), Miền Nam giữ vững thành đồng: Lược sử đồng bào miền Nam đấu tranh chống Mĩ và tay sai, Tập IV, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội từ trang

39 – 62 nói về quá trình mở rộng chiến tranh ra Bắc Việt Nam của Mĩ Đặc biệt, tác giả đã tập trung lý giải mục tiêu và đặc điểm của cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân Mĩ ở Bắc Việt Nam Đồng thời, tác giả cũng khái quát quá trình đánh bại chiến tranh phá hoại của Mĩ

Vũ Đình Hiếu (2011), Cuộc chiến bí mật: Hồ sơ lực lượng biệt quân Ngụy,

NXB Thời đại, Hà Nội là công trình nghiên cứu về những hoạt động của một lực lượng đặc biệt trong chiến tranh Việt Nam – lực lượng biệt kích của chính quyền Mĩ-Sài Gòn Họ là những người được đào tạo bài bản và huấn luyện tốt, nhiệm vụ trọng tâm của họ là phá hoại Bắc Việt Nam Tuy nhiên, họ hầu hết đều rơi vào tay của nhân dân ta Do đó, đây cũng là một tư liệu chứng minh sự chống phá miền Bắc Việt Nam

Trang 18

của Mĩ Mặc dù vậy, tác giả cũng chỉ dừng lại ở mức độ tập hợp tư liệu mà chưa đi sâu phân tích, đánh giá cũng như chưa đặt cuộc chiến tranh phá hoại này trong bối cảnh lịch sử cụ thể lúc đó

Cảnh Dương, Đông A (2007), Bí mật các chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội đã trình bày khá tỉ mĩ, chi tiết về các

cuộc không kích của Mĩ vào Bắc Việt Nam từ tháng 8-1964 đến tháng 12-1972 Đây là một công trình nghiên cứu công phu về việc Mĩ sử dụng các loại phương tiện chiến tranh như Chiến hạm, máy bay…để tấn công Bắc Việt Nam Đồng thời, các tác giả cũng làm nổi bật lên cuộc chiến đấu anh dũng của nhân đã đánh bại âm mưu của Mĩ Nhìn chung, ở Việt Nam, các tác giả tập trung làm sáng tỏ công cuộc chiến đấu đánh bại chiến tranh phá hoại của Mĩ ở Bắc Việt Nam Tuy nhiên, tác giả Việt Nam chưa đề cập nhiều đến những mục đích, chủ trương, quyết định của Washington về việc ném bom phá hoại Bắc Việt Nam Đặc biệt, một số công trình chưa được bổ sung, cập nhật từ những nguồn tư liệu gốc để làm rõ chính sách của Mĩ đối với Bắc Việt Nam Đây là vấn đề cần tiếp tục bổ sung, làm rõ

Bên cạnh các công trình trong nước, các nhà khoa học nước ngoài cũng có nhiều

công trình nghiên cứu đã được công bố như: Charles Fourniau (2007), Việt Nam như tôi đã thấy (1960 – 2000), Trần Thị Lan Anh, Vũ Thị Minh Hương, Tạ Thị Thúy

dịch, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội từ trang 122 – 180 đã phác họa lại chi tiết bức tranh đau thương của Bắc Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ Nhà báo Pháp đã ghi nhận lại Sự kiện Vịnh Bắc bộ cũng như hậu quả nặng

nề và thành tựu của nhân dân miền Bắc Việt Nam từ 1964 – 1968 Theo đó, “Lợi dụng sự kiện đó (Vịnh Bắc Bộ), Tổng thống Johnson ngay lập tức đề nghị Quốc hội cho phép sử dụng các biện pháp trả đũa đối với Việt Nam”[13, tr.122] Đồng thời, tác giả cũng nêu lên tình hình đời sống chính trị của VNDCCH và lập trường 4 điểm của chính phủ VNDCCH trong cuộc đấu tranh ngoại giao với Mĩ Tuy nhiên, tác giả chỉ tường thuật, ghi nhận lại thực tế miền Bắc mà chưa phân tích, nghiên cứu những mục tiêu, thủ đoạn của Mĩ đối với Bắc Việt Nam

H.Y.Schandler (1999), Sự nghiệp của một tổng thống bị đổ vỡ: L.Johnson và Việt Nam, Nguyễn Mạnh Hà dịch, NXB TP.HCM từ trang 411 – 416 nói về quyết

định của Tổng thống Johnson về việc ngừng ném bom Bắc Việt Nam và “xuống thang” chiến ở Việt Nam Từ trang 461 – 494 nói về quá trình Tổng thống Johnson

đề nghị tiến hành đàm phán với Hà Nội để tìm ra một giải pháp phù hợp kết thúc chiến tranh ở Việt Nam

Trang 19

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên cũng đã làm nổi được vấn đề là công cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mĩ vào Bắc Việt Nam Sự thắng lợi của nhân dân miền Bắc đóng vai trò quan trọng cho thắng lợi quân sự của nhân dân Nam Việt Nam Tuy nhiên, các tác cũng tập trung nhiều vào việc phân tích những kết quả, nguyên nhân thắng lợi từ phía Việt Nam mà thôi Do

đó, bản chất và mục tiêu từ phía Mĩ vẫn cần phải được làm rõ

1.3.2 Vấn đề “tìm kiếm một giải pháp phù hợp” để kết thúc chiến tranh

Song song với việc tăng cường các hoạt động quân sự, từ năm 1965, chính phủ Johnson cũng hô hào, kêu gọi đàm phán để tìm một giải pháp phù hợp kết thúc chiến tranh Quá trình này đã được đề cập trong những công trình nghiên cứu như:

Trong Báo cáo tại Hội nghị chính trị đặc biệt ngày 27 và 28-3-1964, Hồ Chí Minh đã cho rằng “chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là tăng cường đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em…kiên quyết đấu tranh chống chính sách xâm lược và gây chiến của đế quốc Mĩ, thực hiện chung sống hòa bình giữa các nước

có chế độ chính trị và xã hội khác nhau”[59, tr.265] Đồng thời, Hồ Chí Minh (1976),

Kế hợp chặt chẽ lòng yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản, NXB Sự thật, Hà Nội đã

phân tích tính chất cuộc chiến tranh chống Mĩ của Việt Nam Người cũng nêu lên bản chất của Mĩ là “vừa tăng cường và mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam, vừa rêu rao “thiện chí hòa bình”, “sẵn sàng thương lượng không điều kiện” hòng lừa bịp dư luận thế giới và dư luận nhân dân Mĩ”[58, tr.179] Hồ Chí Minh cũng kêu gọi sự ủng

hộ, giúp đỡ của nhân dân các nước anh em và thế giới ủng hộ, giúp đỡ cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam

Mai Văn Bộ (1986), Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật, NXB TP.HCM đã

ghi nhận lại tình hình miền Nam Việt Nam trong những năm 60 và vạch rõ những âm mưu, thủ đoạn của Mĩ ở Việt Nam Đồng thời, ông cũng trình bày tỉ mĩ về các cuộc tiếp xúc bí mật với đại diện của chính phủ Johnson tại Pháp Tập hồi ký là một tài liệu giúp ta hiểu hơn về cuộc đấu tranh bí mật trên mặt trận ngoại giao của Việt Nam

từ năm 1967 đến trước khi Hiệp định Paris được ký kết (1973) Tuy nhiên, hai tác phẩm trên đây cũng chỉ là hồi ký của tác giả và như tác giả đã nói “chỉ xin cố gắng ghi lại những gì mà tôi đã sống, với những phân tích, nhận định và đánh giá cần thiết

về những nhân vật và sự kiện quan trọng mà tôi (Mai Văn Bộ) đã từng chứng kiến”[6, tr.8] Do đó, cần phải có những tư liệu từ phía Mĩ và phía Việt Nam để có cách nhìn nhận bản chất sự kiện khách quan hơn

Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ (1990), Tiếp xúc bí mật Việt Nam – Hoa Kì trước Hội nghị Pa-ri, Viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội đã trình bày lại những sự kiện liên

Trang 20

quan đến chủ trương thương lượng của chính quyền Johnson về vấn đề Việt Nam Các sự kiện trong sách giúp người đọc có cái nhìn khái quát về các hoạt động ngoại giao của Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam và lập trường của Việt Nam trong cuộc thương lượng với Mĩ Theo đó, Hồ Chí Minh đã nói “sẵn sàng đi bất cứ đâu, gặp bất

cứ ai "[55, tr.104] để thương lượng, tìm giải pháp kết thúc chiến tranh trong những điều kiện có thể Ngược lại, Tổng thống Johnson lại cho rằng "Hà Nội không quan tâm gì đến một giải pháp hoà bình hay một sự thoả hiệp nào Họ đã đóng sầm cánh

cửa đối với đề nghị hoà bình của Hoa Kỳ"[55, tr.30] Rõ ràng, quan điểm hai bên

khác xa nhau Do đó, tác phẩm góp phần làm rõ hơn cuộc đấu trí cam go giữa Việt Nam và Mĩ Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ mới liệt kê lại các sự kiện lịch sử mà chưa

có những văn kiện, tư liệu chính thức từ phía Mĩ Do đó, cần phải được tiếp tục bổ sung để làm sáng tỏ vấn đề hơn

Như vậy, những công trình trên tập trung phản ánh quan điểm, lập trường của VNDCCH trong hoạt động đối ngoại với Mĩ từ 1965-1968 Các tác giả nhấn mạnh đến tinh thần yêu hòa bình của Việt Nam và “sự thiếu trung thực” của Mĩ trong việc kêu gọi hòa đàm với Việt Nam Vậy thực chất vấn đề này như thế nào? Phía Mĩ có phản ứng ra sao? Do đó, chúng tôi nhận thấy cần làm rõ thái độ của Mĩ dựa trên những văn kiện, tài liệu gốc vừa được giải mật của Mĩ là điều cần thiết

Tóm lại, hiện nay còn nhiều nhận định, đánh giá chưa thống nhất nhau về chính sách của chính phủ Mĩ đối với Việt Nam từ 1954-1969 Vì vậy, việc dựa vào những tài liệu gốc của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và những tài liệu nghiên cứu từ phía

Mĩ để tìm hiểu, lý giải toàn diện hơn quá trình can thiệp, “leo thang” và “xuống thang” chiến tranh Việt Nam của Mĩ là phù hợp, cần thiết

2 Tính cấp thiết của đề tài

Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh dài ngày nhất và hao người tốn của nhất trong lịch sử nước Mĩ Trải qua sáu đời tổng thống Mĩ với thiệt hại về người và của gấp hai lần so với chiến tranh Triều Tiên Đặc biệt, dưới thời kì cầm quyền của Tổng thống Lyndon B.Johnson, người Mĩ đã tham chiến trực tiếp vào Việt Nam với

số lượng lớn về quân đội viễn chinh Mĩ Người Mĩ dựa vào ưu thế tuyệt đối về vũ khí, phương tiện chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam Nhưng cuối cùng, Mĩ đã phải kí Hiệp định Paris (1973) và rút quân về nước Do đó, chiến tranh Việt Nam của Mĩ đã thu hút rất nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học

ở Việt Nam, Mĩ và trên thế giới Tuy nhiên, hiện nay cũng nhiều quan điểm không thống nhất với nhau về cuộc chiến tranh Việt Nam của Mĩ

Trang 21

Thứ nhất, về nguyên nhân Mĩ xâm lược trực tiếp vào Việt Nam, các nhà khoa học Việt Nam thường thống nhất với nhau rằng Mĩ xâm lược Việt Nam là muốn biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ và muốn chia cắt lâu dài Việt Nam Mặt khác, Mĩ rất cần nguồn tài nguyên, nhiêu liệu của Việt Nam như cao su, dầu mỏ, vôn-pham, sắt, thiếc….Một số tác giả cũng đề cập đến khía cạnh vị trí địa chính trị và địa kinh tế của Việt Nam trong khu vực châu Á Thái Bình Dương Ngược lại, một số nhà khoa học của Mĩ cũng như các nhà hoạch định chính sách của Mĩ thì lại cho rằng Mĩ phải giúp Nam Việt Nam trong cuộc chiến chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản xuống vùng Đông Nam châu Á Người Mĩ còn cho rằng Việt Nam là “chốt chặn”, là “quân bài chủ chốt” trong Thuyết Domino để ngăn chặn sự sụp đổ của các nước nước tự do trong sự xâm lược của chủ nghĩa cộng sản Do đó, Mĩ phải giữ vai trò lãnh đạo “thế giới tự do” chống lại chủ nghĩa cộng sản và Nam Việt Nam là một vị trí quan trọng trong chiến lược đó Vì vậy, Mĩ đã phải đưa sức người, sức của để giúp nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đó Thậm chí, tháng 2-1965, chính phủ Mĩ còn công bố Sách Trắng về Việt Nam và xác định nhiệm

vụ của Mĩ ở Việt Nam

Như vậy, về nguyên nhân Mĩ xâm lược Việt Nam đang tồn tại rất nhiều luồng

ý kiến, quan điểm khác nhau Tùy vào góc độ của các nhà khoa học mà mỗi người có một cách lý giải cho vấn đề Hiện nay, rất nhiều tài liệu mật của Bộ Quốc phòng và

Bộ Ngoại giao Mĩ trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống Johnson đã được công

bố, giải mật Do đó, chúng tôi thiết nghĩ việc tiếp cận với nguồn tài liệu gốc này để

có cách nhìn nhận, đánh giá lại nguyên nhân chính quyền Johnson quyết định trực tiếp xâm lược Việt Nam là vấn đề cần thiết

Thứ hai, về quá trình thực hiện chính sách của các tổng thống Mĩ đối với Việt Nam cũng có nhiều điểm còn tranh luận

Các nhà khoa học Việt Nam xuất phát từ tính chính nghĩa của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nên tập trung nghiên cứu vào khía cạnh hoạt động quân sự của Mĩ Hầu hết các công trình nghiên cứu ở Việt Nam đều tập trung làm rõ quá trình triển khai các chiến lược quân sự của Mĩ tại Việt Nam và những thành tựu vĩ đại trong cuộc kháng chiến, đánh bại các chiến lược quân sự của Mĩ dưới thời Eisenhower, Kennedy và Johnson như “chiến tranh đơn phương”, “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh đặc biệt” tăng cường (1963-1965), “chiến tranh cục bộ” (1965-1968) Đồng thời, các công trình cũng nhấn mạnh đến những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử đối với Việt Nam mà chưa có tiếp cận với vấn đề từ phía chính phủ Mĩ

Trang 22

Ngược lại, các nhà hoạch định chính sách của Mĩ thì lại chú trọng nhiều đến các mục tiêu khác như chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự Một số nhà khoa học lẫn chính trị Mĩ thường xem quân sự chỉ là một giải pháp để thực hiện hiệu quả chính sách đối ngoại của Mĩ với Việt Nam để xây dựng miền Nam Việt Nam thành một

“quốc gia tự do, dân chủ” và có thể tự đứng vững trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản ở châu Á Do đó, Mĩ đã ra sức viện trợ kinh tế cho chính quyền Sài Gòn, xây dựng chương trình phát triển kinh tế, văn hóa nhằm ổn định chính trị, tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn để cùng Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu của Mĩ Như vậy, tùy vào góc độ và mục tiêu nghiên cứu mà các nhà khoa học có những nhận định, đánh giá chưa thống nhất với nhau về chính sách của Mĩ đối với Việt Nam

Do đó, việc tìm hiểu, đánh giá toàn diện lại chính sách của các tổng thống Mĩ đối với vấn đề Việt Nam cũng là một việc làm cần thiết

Thứ ba, vấn đề “đi tìm một giải pháp phù hợp” để kết thúc chiến tranh của Mĩ

ở Việt Nam từ năm 1965-1968 cũng còn nhiều vấn đề tranh luận khác nhau

Về phía Việt Nam, những cuộc tiếp xúc cũng như những chính sách trong hòa đàm Việt-Mĩ từ 1965-1968 vẫn chưa được chú trọng nhiều và chỉ được đề cập đến trong một số công trình nhất định Các nhà khoa học và chính trị Việt Nam đều nhất trí là “Johnson đã hô hào đàm phán không điều kiện” nhưng thực chất đó là một trò

“lừa bịp dư luận thế giới” Mĩ đã không thực tâm muốn đàm phán mà còn mở rộng chiến tranh ném bom phá hoại miền Bắc Việt Nam Việt Nam đã nhiều lần “tố cáo”

Mĩ trước dư luận quốc tế để vạch rõ tội ác của Mĩ và vận động cuộc ủng hộ cho nhân dân Việt Nam Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng có một số rất ít nhà khoa học lại cho rằng Việt Nam đã nhiều lần “từ chối” cơ hội đàm phán với Mĩ Việt Nam luôn tin tưởng vào khả năng đánh bại Mĩ nên không chấp nhận đàm phán với Mĩ

Về phía Mĩ, các nhà nghiên cứu cũng như một số nhà chính trị và thậm chí là Tổng thống Johnson lại cho rằng “Mĩ luôn muốn hòa bình” và chấp nhận đi bất cứ nơi đâu, gặp bất cứ ai để đàm phán về vấn đề Việt Nam Tuy nhiên, Mĩ đã không nhận được tín hiệu tích cực từ Hà Nội Do đó, Mĩ phải tiếp tục cuộc chiến tranh ở Việt Nam với mức độ lớn hơn Ngược lại, cũng có những nhà khoa học Mĩ lại cho rằng Mĩ đã không trung thực trong việc thực hiện các tuyên bố của mình và chưa thành tâm muốn tiếp xúc với Hà Nội để đàm phán, kết thúc chiến tranh

Như vậy, về quá trình đàm phán Việt-Mĩ trước Hội nghị Paris cũng là vấn đề còn rất nhiều tranh luận giữa các nhà khoa học ở Việt Nam và cả phía Mĩ Vậy thực chất quá trình hòa đàm Việt-Mĩ từ 1965-1968 như thế nào? Đó cũng là vấn đề cần làm rõ khi tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam

Trang 23

Tóm lại, cuộc chiến tranh Việt Nam dưới thời Tổng thống L.B.Johnson đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, mục đích khác nhau nên còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ, rõ ràng Những vấn đề các nhà nghiên cứu đưa ra phần lớn chưa tiếp cận được với nhiều nguồn tư liệu gốc của Mĩ và do nhiều nguyên nhân khác nên vẫn còn mang tính chủ quan và mâu thuẫn với nhau Vì vậy, việc căn cứ trên những tài liệu gốc của Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mĩ về Việt Nam để làm sáng tỏ những vấn

đề trên là một việc làm cấp thiết vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thực tiễn

Do đó, chúng tôi chọn đề tài Quá trình “leo thang” chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam

(1954-1969) để làm sáng tỏ những vấn đề trên

Trang 24

3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài sẽ góp phần tìm hiểu và lý giải một cách tương đối toàn diện quá trình can thiệp của Mĩ vào Việt Nam từ sau năm 1954 Đặc biệt, đề tài sẽ góp phần làm rõ những điều chỉnh chiến lược của các tổng thống Mĩ qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể Quan trọng hơn là thời kì tổng thống Johnson đẩy mạnh việc “leo thang” và cuối cùng phải “xuống thang” chiến tranh tại Việt Nam Đồng thời, đề tài cũng tìm hiểu cách nhìn nhận, đánh giá của chính giới Mĩ về vị trí và vai trò của Việt Nam trong chiến lược toàn cầu của Mĩ ở Đông Nam Á Từ đó, khôi phục lại bức tranh về chủ trương, chính sách của Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam từ 1954 – 1969

4 Cách tiếp cận đề tài

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh giai cấp, về chủ nghĩa đế quốc, về chức năng của Nhà nước Ở đây, chúng tôi chú trọng đến tính biện chứng, tác động của hoàn cảnh lịch sử đến sự hình thành chính sách đối ngoại của Mĩ

Trên cơ sở những tài liệu gốc của Bộ Quốc phòng Mĩ, Bộ Ngoại giao Mĩ đã được giải mật thời gian qua và Tài liệu Mật của Lầu Năm Góc đã được công bố năm

1971 (ấn bản của New York Times) và ấn bản mới nhất của Gravel về những chủ trương, chính sách của Mĩ đối với Việt Nam từ 1945-1967, chúng tôi tiến hành phân tích, đối chiếu và so sánh với những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước

và trên thế giới để đưa ra một cách nhìn nhận, đánh giá khách quan nhất Qua đó, đề tài sẽ làm rõ quá trình “leo thang” và “xuống thang” chiến tranh Việt Nam của Mĩ Đồng thời, đề tài cũng sẽ tiếp cận thêm một góc độ nữa là sụ sự tác động của xã hội đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại quốc gia Phong trào phản chiến ở

Mĩ cũng đóng góp một phần vào sự “xuống thang” chiến tranh Việt Nam của tổng thống Johnson

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên những phương pháp sau:

Phương pháp sưu tầm, xử lý tài liệu để tập hợp các tài liệu nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau như các tài liệu gốc được giải mã từ Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao

và Nhà Trắng để làm rõ nội dung của đề tài Đây là nguồn tài liệu quan trọng nhất để thực hiện đề tài Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sưu tầm các công trình nghiên cứu, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, một số tài liệu cập nhật đáng tin cậy trên các Website có giá trị của Bộ Quốc phòng Mĩ, của

Trang 25

Nhà Trắng, các Thư viện của các trường đại học ở Mĩ… Sau đó, chúng tôi phân loại các nguồn tư liệu ra thành nguồn tài liệu gốc, tài liệu nghiên cứu trực tiếp và tài liệu nghiên cứu gián tiếp Việc sưu tầm, xứ lý và phân loại tư liệu giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quan về đề tài nghiên cứu

Phương pháp lịch sử là dựa trên những sự kiện lịch sử đã diễn ra ở Việt Nam và những Văn kiện, Bị vong lục, Điện tín trao đổi giữa Mĩ và Việt Nam đã được giải mật trong thời gian qua để tìm hiểu, mô tả lại quá trình đề ra và thực thi chính sách đối ngoại của chính phủ Mĩ ở Việt Nam từ 1954-1969 Qua đó, chúng tôi khôi phục lại bức tranh cuộc chiến tranh Việt Nam của Mĩ

Phương pháp lô-gic được sử dụng để dựa trên những sự kiện đã xảy ra mà rút

ra được những kết luận mang tính quy luật và bản chất và những đặc điểm trong chính sách đối ngoại của Mĩ cũng như quan hệ phức tạp giữa Mĩ – Việt Nam trong khoảng thời gian này Đặc biệt, chúng tôi cũng rút ra được những nguyên nhân thất bại của

Mĩ trong chiến tranh Việt Nam

Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng một số phương pháp liên ngành như phương pháp nghiên cứu của khoa học quan hệ quốc tế để đảm bảo tính thống nhất về tư duy lô-gic và quan điểm lịch sử

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Những chủ trương, chính sách của chính phủ Mĩ đối với Việt Nam từ năm

1954-1969

Quá trình chính phủ Mĩ triển khai thực hiện các chính sách cũng như những sự điều chỉnh trong chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Qua đó, làm rõ quá trình “leo thang” và “xuống thang” chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam

Những thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ

6.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Về mặt thời gian: đề tài nghiên cứu quá trình hoạch định và thực hiện chính sách của Mĩ đối với Nam Việt Nam từ 1954 – 1969

Về không gian nghiên cứu: Việt Nam trong chính sách của Mĩ

Về phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung làm rõ những sự điều chỉnh chính sách của Mĩ đối với Việt Nam qua các đời tổng thống Eisenhower, J.Kennedy, L.B Johnson

7 Đóng góp của đề tài

Trang 26

Đề tài được thực hiện sẽ mang cả ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn

Về mặt khoa học: đề tài sẽ góp phần cung cấp, bổ sung thêm những tư liệu gốc

để làm sáng tỏ hơn và có những nhận định khách quan hơn, toàn diện hơn về chính sách của Mĩ đối với Việt Nam trong thời kì cầm quyền của các tổng thống Eisenhower, Kennedy và Johnson Qua đó, chúng tôi cũng hi vọng góp phần làm sáng

tỏ những vấn đề còn chưa thống nhất về chiến tranh Việt Nam từ 1954 - 1975

Về mặt thực tiễn: đề tài dựa trên những văn kiện, tư liệu gốc của chính phủ

Mĩ để tìm hiểu, lý giải, làm rõ những thay đổi, điều chỉnh chính sách đối ngoại của một nước lớn trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể là phù hợp với lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin về chức năng đối ngoại của nhà nước

Theo đó, chính sách đối ngoại của một nước chịu tác động của những hoàn cảnh lịch sử khách quan và chủ quan cụ thể Do đó, các chính phủ phải có những biện pháp điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu xuyên suốt là vì sự phát triển và an ninh quốc gia

Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình thực hiện và điều chỉnh chính sách của Mĩ đối với Việt Nam sẽ góp phần rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động hiện nay

Đề tài cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc học tập, nghiên cứu giảng dạy của sinh viên và giảng viên Ngành Lịch sử trường Đại học Sài Gòn nói riêng và cho những ai quan tâm đến lịch sử chiến tranh Việt Nam nói chung

8 Nội dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm những nội dung sau:

Chương 1 Việt Nam trong chiến lược toàn cầu của Mĩ (1945 – 1953)

Chương 2 Sự can dự trực tiếp của Mĩ vào Việt Nam dưới thời Tổng thống D

Eisenhower và J Kennedy (1953 – 1963)

Chương 3 Việt Nam trong chính sách của chính quyền Lydon B.Johnson

(11/1963 – 1/1969)

Trang 27

Chương 1 VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA MĨ

(1945 – 1954)

1.1 Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước phát xít Đức, Italia, Nhật Bản bị bại trận và kiệt quệ Nhật Bản phải gánh chịu hậu quả nặng nề với việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagasaki và chịu sự chiếm đóng của Mĩ Ngày 27-7-1945, Tổng thống Mĩ - H.Truman, Thủ tướng Anh - Clement Atlee và Tưởng Giới Thạch đã ký một bản tuyên cáo nhấn mạnh Nhật phải đầu hàng vô điều kiện,

nếu không “sẽ bị hủy diệt nhanh chóng và hoàn toàn” Đồng thời, các nước cũng quyết định rằng lực lượng đồng minh sẽ chiếm đóng Nhật cho đến khi “một chính phủ có xu hướng hòa bình và có trách nhiệm được thành lập phù hợp với ý nguyện được tự do bày tỏ của nhân dân Nhật”[32, tr.7] Do đó, khi chiến tranh kết thúc, Mĩ

đã chiếm đóng Nhật Bản và thiếp lập một chính phủ quân quản ở đây Vì vậy, Nhật không còn là đối thủ cạnh tranh với Mĩ nữa

Các nước Anh, Pháp tuy thắng trận nhưng lại bị suy yếu rõ rệt, chỉ có Liên Xô

và Mĩ là hai cường quốc chiến thắng mạnh nhất trong các nước Điều đó đã dẫn đến những thay đổi lớn trong tương quan lực lượng và mối quan hệ quốc tế giữa các nước trên thế giới Điểm nổi bật nhất của tình hình thế giới sau chiến tranh là sự thay đổi cục diện thế giới Từ năm 1945, một trật tự thế giới mới được thiết lập – trật tự hai cực Yalta với sự tồn tại của hai cực đối lập nhau: phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu và phe tư bản chủ nghĩa do Mĩ cầm đầu

Mĩ bước ra khỏi cuộc chiến tranh với sức mạnh tăng lên vượt bậc Mĩ là nước tham chiến sau cùng và ít bị chiến tranh tàn phá, nên có cơ hội tập trung phát triển đất nước về mọi mặt: “năm 1945, dự trữ vàng của Mĩ là 20 tỷ USD, chiếm gần 2/3 tổng dự trữ vàng thế giới Xuất khẩu của Mĩ chiếm 1/3 tổng xuất khẩu thế giới Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm 62% của thế giới, tổng sản phẩm quốc dân GNP của Mĩ chiếm hơn 50% của thế giới Về quân sự, lực lượng vũ trang Mĩ năm 1939 chỉ có 335.000 quân, ngân sách quân sự chỉ có 0,5 tỷ USD; tới năm 1945 trước khi chiến tranh kết thúc, tổng số quân Mĩ lên 14 triệu và ngân sách quân sự lên 90 tỷ USD”[49, tr.15] Đây là lực lượng quân sự và ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới lúc bấy giờ

Với những thành tựu ấn tượng đó, Mĩ đã bước sang giai đoạn phát triển với tiềm lực kinh tế, tài chính vững mạnh và lực lượng quân sự hùng hậu Mĩ trở thành trung

Trang 28

tâm kinh tế, tài chính số một thế giới Yếu tố này đã góp phần quyết định vào việc thực hiện tham vọng bành trướng của Mĩ như Z.Brzezinski đã chỉ rõ: “Cơ sở cho những tham vọng bành trướng địa chính trị của Mĩ là công nghiệp hóa nhanh chóng nền kinh tế đất nước”[78, tr.18] Mĩ trở thành một siêu cường thế giới đã giúp họ có

cơ sở để thiết lập một trật tự thế giới mới theo ý đồ của mình Mĩ trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới, có quân đội đứng hàng đầu thế giới về hải, lục, không quân và trang thiết bị vũ khí hiện đại, nhất là độc quyền về vũ khí nguyên tử Về phương diện chính trị, phạm vi ảnh hưởng của Mĩ được mở rộng hơn bất cứ thời kỳ nào trước đây Nhờ những ưu thế này, Mĩ hoàn toàn có cơ sở để hoạch định chiến lược mới với mục tiêu làm bá chủ thế giới

Tuy nhiên, Liên Xô cũng trở thành cường quốc hùng mạnh nhất châu Âu, là trung tâm của phong trào cộng sản quốc tế, là lực lượng chủ yếu chống lại âm mưu

bá chủ thế giới của đế quốc Mĩ Các nước Đông Âu sau khi giành độc lập cũng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở khắp các châu lục được Liên Xô hậu thuẫn, tạo nên trở ngại thực sự đối với mưu đồ của Mĩ

Như vậy, cục diện thế giới sau chiến tranh đã có nhiều thay đổi lớn Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), là một trong những quốc gia đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân v.v… Tầm ảnh hưởng của Liên Xô ngày càng lan rộng, kèm theo đó là sự ra đời của các nước xã hội chủ nghĩa và sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc đã thực sự trở thành thách thức đối với Mĩ Đứng trước nguy cơ suy giảm về uy thế và tầm ảnh hưởng, mất dần vị thế bá chủ toàn cầu, Mĩ phải thay đổi cách đánh giá tình hình, đưa ra chiến lược toàn cầu nhằm ngăn chặn Liên Xô và hệ thống chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới

1.2 Sự ra đời chiến lược toàn cầu của Mĩ

Chiến lược toàn cầu là khái niệm chỉ chính sách đối ngoại của Mĩ đối với các quốc gia trên thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai Tổng thống F.Roosevelt được xem người là mở đầu cho chiến lược toàn cầu của Mĩ Từ năm 1928, Roosevelt

đã cho rằng “trong tương lai, tình trạng cô lập của các quốc gia cũng khó như tình trạng cô lập của New England hay miền Nam hiện nay”[31, tr.69] Như vậy, trước khi trở thành tổng thống có nhiều nhiệm kì nhất nước Mĩ, Roosevelt đã nhận thấy được sự yếu thế trong chính sách biệt lập của Mĩ trước chiến tranh thế giới thứ hai

Vì vậy, ông đã có ý thức điều chỉnh dần chính sách đối ngoại của Mĩ trong bối cảnh mới

Trang 29

Năm 1936, trong diễn văn đọc tại New York, Roosevelt cho rằng “chúng ta không phải là những người theo xu hướng biệt lập, trừ trường hợp chúng ta tự cách

ly khỏi chiến tranh”[31, tr.69] Tuy nhiên, quan điểm này chưa nhận được sự ủng hộ của chính phủ và cả nhân dân Mĩ Tháng 12-1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công Mĩ tại Trân Châu Cảng đã làm thay đổi căn bản chiến lược đối ngoại của Mĩ Trước sự kiện Trân Châu Cảng, Roosevelt chưa biết làm cách nào để thuyết phục Quốc hội và nhân dân Mĩ ủng hộ việc phá bỏ chính sách biệt lập và tham chiến nếu Nhật tấn công Philippines Thế nhưng, Nhật tấn công Hawai như là “một cơ may” cho Roosevelt và nội các Ngày 8-12-1941, Roosevelt đã tuyên bố “Tôi yêu cầu Quốc hội tuyên bố rằng

do cuộc tiến công không bị khiêu khích và hèn nhát của Nhật ngày Chủ nhật

7-12-1941, tình trạng chiến tranh đã xuất hiện giữa Hợp Chúng Quốc và Đế quốc Nhật Bản”[31, tr.109] Lời tuyên bố này nhanh chóng được Quốc hội thông qua với số phiếu tuyệt đối ở Thượng viện và chỉ một phiếu chống ở Hạ viện Như vậy, lời tuyên chiến của Mĩ đối với Nhật Bản ngày 8-12-1941 đã đặt dấu chấm hết cho chính sách biệt lập trong đường lối đối ngoại của Mĩ Từ những năm 40, Mĩ bắt đầu chuyển sang chính sách toàn cầu

Năm 1944, trong cuốn sách The Geography of the Peace, Nicholas J.Spykman

cho rằng “một trong những nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mĩ là phải làm sao ngăn cản không cho khối Âu-Á có thể thống nhất dưới một cường quốc” [52, tr.13] vì “ai thống trị được hai châu Âu-Á thì kiểm soát được vận mạng cả thế giới” [52, tr.14] Quan điểm này đã có tác động mạnh mẽ đến việc hoạch định chính sách của giới lãnh đạo Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trước sự lớn mạnh và ảnh hưởng ngày càng lớn của Liên Xô ở Đông Âu, H.Truman đã đẩy mạnh hơn nữa chính sách đối ngoại của Roosevelt Tháng 12-1946, nhà ngoại giao George Kennan đã gởi cho Tổng thống Harry Truman một bản báo cáo dài 8.000 chữ và nêu lên nhiệm vụ của Mĩ đối với Liên Xô G Kennan cũng đã trình bày cụ thể về cách nhìn nhận của Liên Xô đối với thế giới sau chiến tranh, mục tiêu chiến lược và sự vận dụng sách lược của Liên Xô và đưa ra kiến nghị về chính sách của Mĩ đối với Liên Xô Theo đó, “Sau chiến tranh Liên Xô đã bị suy yếu, kiệt quệ cả về vật chất lẫn tinh thần, chỉ cần đặt trước Liên Xô một lực lượng mạnh mẽ thì trong một thời gian từ 10 – 15 năm, Liên Xô sẽ tự bị tiêu diệt và sẽ ngăn chặn được chủ nghĩa cộng sản bành trướng trên thế giới Kennan chủ trương “ngăn chặn lâu dài”, “ngăn chặn” một cách kiên trì nhưng phải cứng rắn và cảnh giác trước những khuynh hướng xâm lược của người Nga, điều đó phải là một nhân tố chủ yếu của bất cứ chính sách nào của Mĩ đối với Nga”[73, tr.237] Như vậy,

Trang 30

theo Kennan thì Mĩ cần phải có chính sách đối phó lâu dài với Liên Xô, nếu Mĩ làm được điều này thì nguy cơ chủ nghĩa cộng sản bành trướng sẽ không còn nữa, bởi vì Liên Xô là đầu tàu của con tàu chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới Theo G Kennan, Liên Xô đã vượt ra khỏi khuôn khổ, có mưu đồ mở rộng sự kiểm soát của mình ra ngoài khu vực địa lý đã được hình thành sau chiến tranh Do đó, Mĩ cần “phải có một chính sách dài hạn, kiên nhẫn nhưng cương quyết ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô”[49, tr.17]

Báo cáo của Kennan đã làm nổi cộm lên bốn yêu cầu chiến lược bức thiết thôi thúc các nhà cầm quyền Mĩ phải giải quyết trong giai đoạn sau chiến tranh là:

Thứ nhất, Mĩ phải luôn biết tận dụng tốt những cơ hội mới, kịp thời giải quyết những khó khăn đảm bảo nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và không gặp khủng hoảng lớn Xây dựng nước Mĩ hùng mạnh về mọi mặt, vươn xa tầm ảnh hưởng của họ trên thế giới, qua đó thực hiện mục tiêu bá chủ toàn cầu

Thứ hai, Mĩ coi Liên Xô là “nhân tố cản trở” và phong trào cộng sản quốc

tế là một thách thức trên con đường chinh phục ngôi vị bá chủ Vì vậy, Mĩ phải

ra sức ngăn chặn, đẩy lùi Liên Xô và phong trào cộng sản quốc tế

Thứ ba, đàn áp, đẩy lùi và dập tắt phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Tìm cách dính líu, can thiệp và hất cẳng các nước đế quốc bị suy yếu để biến thành chư hầu, thuộc địa thực dân kiểu mới của Mĩ

Thứ tư, Mĩ vừa viện trợ, giúp đỡ các nước đồng minh khôi phục kinh tế sau chiến tranh, củng cố chủ nghĩa tư bản ở các nước này, đồng thời Mĩ cũng tăng cường viện trợ cho các nước khác trên thế giới để tập hợp, lôi kéo những nước này vào mục đích chống chủ nghĩa cộng sản của Mĩ, qua đó mở rộng tầm ảnh hưởng và tạo ra thị trường mới quan trọng cho Mĩ”[77, tr.21]

Như vậy, theo quan điểm này thì chiến lược toàn cầu của Mĩ là phải đảm bảo vị thế một cường quốc kinh tế, dùng sức mạnh kinh tế để chi phối các nước đồng minh nhằm thực hiện mục tiêu chống lại sử mở rộng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Báo cáo của Kennan đã đặt nền tảng cho một chính sách đối ngoại lâu dài của các chính phủ Mĩ sau này

Tháng 3-1947, Tổng thống Truman công bố “Chủ thuyết Truman” và cho rằng

Mĩ “sẽ buộc Liên Xô phải lùi bước, sẽ làm tan rã nhà nước Liên Xô và xoá bỏ chủ nghĩa cộng sản bất cứ ở nơi đâu trên thế giới” và Mĩ “phải ủng hộ những dân tộc tự

do chống lại các mưu toan nô dịch, bất kể chúng xuất phát từ những thiểu số có vũ trang (ám chỉ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước – ND) hay từ sức ép bên ngoài (ám chỉ sự can thiệp của Liên Xô – ND)… Tôi (Truman) nghĩ rằng sự giúp đỡ

Trang 31

của chúng ta chủ yếu là ủng hộ về kinh tế và tài chính cần thiết cho tình trạng ổn định

về kinh tế và một sinh hoạt chính trị bền vững”[34, tr.24-25] Chủ thuyết Truman đã đánh dấu bước chuyển quan trọng trong nền tảng chính sách đối ngoại của Mĩ Từ nay, giới cầm quyền Mĩ dù thuộc đảng nào (Dân chủ hay Cộng hòa) sẽ từ bỏ chủ

nghĩa biệt lập (Isolationism) và chọn chủ nghĩa toàn cầu (Globalism) làm cơ sở cho

nền ngoại giao của họ Đây được xem mốc mở đầu cho quá trình can thiệp trực tiếp của Mĩ vào các nước Tây Âu

Theo một số nhà sử học Việt Nam thì chiến lược toàn cầu là “những tham vọng,

âm mưu thống trị toàn thế giới của đế quốc Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai Ba mục tiêu cơ bản của nó là:

1- Ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới tiêu diệt hệ thống xã hội chủ nghĩa trên phạm

vi thế giới

2- Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân

3- Bắt các nước tư bản, đế quốc khác phụ thuộc vào sự chỉ huy của đế quốc Mĩ”[54, tr.81]

Như vậy, theo khái niệm này, chiến lược toàn cầu của Mĩ được thực hiện và điều chỉnh thông qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới tên gọi các học thuyết khác nhau nhằm dập tắt mọi cản trở ảnh hưởng đến việc chi phối toàn thế giới Trong đó, nhiệm

vụ trọng tâm của Mĩ là lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng, ảnh hưởng của Liên Xô trên phạm vi thế giới Đồng thời, Mĩ khống chế các nước đồng minh theo quỹ đạo của Mĩ, phục vụ cho mưu đồ bá chủ toàn cầu Trong ba mục tiêu trên, vấn đề ngăn chặn, đẩy lùi và tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới là quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Mĩ Các tổng thống Mĩ dù có thực hiện các sách lược khác nhau nhưng luôn thống nhất với nhau về mục tiêu chiến lược

đó

Ngoài ra, khái niệm này cũng được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu khác Theo Từ điển Bách khoa quân sự của Bộ Quốc phòng thì chiến lược toàn cầu là “chiến lược của một nước hoặc một tổ chức quốc tế để giải quyết những vấn

đề có quan hệ đến toàn thế giới, chi phối các chiến lược từng khu vực, trong từng thời

kì nhằm những mục đích nhất định Hoạch định chiến lược toàn cầu thường là những nước lớn, nước có sức mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự (hoặc một trong các lĩnh vực đó) tự thấy mình có nhu cầu và khả năng chi phối cục diện thế giới, trực tiếp tác động tới các quốc gia, các khu vực theo những mục tiêu, ý đồ nhất định Chiến lược toàn cầu không cố định mà vận động theo sự phát triển nội tình của mỗi nước và cục diện thế giới”[84, tr.154] Như vậy, chiến lược toàn cầu theo khái niệm này là chính

Trang 32

sách đối ngoại của các cường quốc, nhằm tác động và chi phối các quốc gia khác theo hướng có lợi cho mình Chiến lược toàn cầu được thay đổi một cách linh hoạt phù hợp với bối cảnh quốc tế từng giai đoạn nhất định

Tóm lại, chiến lược toàn cầu là chính sách đối ngoại của Mĩ nhằm chi phối các quốc gia, các khu vực trong tầm ảnh hưởng của mình Mĩ dực vào sức mạnh về kinh

tế, quân sự để chi phối các nước đồng minh nhằm mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Chiến lược này được điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với từng điều kiện lịch sử cụ thể Cơ

sở để một quốc gia hoạch định chiến lược toàn cầu thường là những nước lớn, nước

có sức mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự (hoặc một trong các lĩnh vực đó) tự thấy mình có nhu cầu và khả năng chi phối cục diện thế giới, trực tiếp tác động tới các quốc gia, các khu vực theo những mục tiêu, ý đồ nhất định”[84, tr.154] Như vậy, mục tiêu quan trọng của chiến lược toàn cầu là chi phối cục diện thế giới để phục vụ cho lợi ích quốc gia Nguồn gốc của việc hoạch định chiến lược toàn cầu là sức mạnh quốc gia về một trong các lĩnh vực như kinh tế, chính trị và quân sự Xét về góc độ này, Mĩ có đủ những điều kiện cần thiết để thực hiện chiến lược toàn cầu để vươn lên làm bá chủ thế giới

1.3 Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với mục tiêu “châu Âu trước hết”

Có thể nói, sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Âu giữ vai trò quyết định đến

vị trí thống trị thế giới của Mĩ vì “Đông bán cầu (gồm châu Âu, châu Á và châu ND) rộng gấp 2,5 lần diện tích Tây bán cầu (châu Mĩ-ND) mà dân số lại gấp 10 lần…nên nếu có chiến tranh thế giới kéo dài thì Tây bán cầu khó lòng mà chống nổi”[52, tr.13] Do đó, Mĩ không thể để cho châu Âu và châu Á có thể thống nhất dưới sự lãnh đạo của bất kì một quốc gia nào

Phi-Thế nhưng, lúc này Liên Xô đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ ở Đông Âu, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi…điều này đồng nghĩa với việc Liên Xô sẽ có khả năng lãnh đạo ở Đông bán cầu Nếu điều này xảy ra, Liên Xô

sẽ thống trị cả thế giới, Mĩ cho rằng nền an ninh của họ và “thế giới tự do” sẽ bị đe

dọa nghiêm trọng Vì vậy, từ 1945-1949, với khẩu hiệu “Châu Âu trước hết” (Europe first), chính sách ngăn chặn toàn cầu của Mĩ tập trung chủ yếu vào khu vực châu Âu

Tháng 6-1947, tại Đại học Harvard, Bộ trưởng Ngoại giao George Marshall đã

công bố “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (thường gọi là “Kế hoạch Marshall” – The Marshall Plan) và cho rằng “Chiến tranh đã để lại sự tàn phá đến mức mà những nhu

cầu của châu Âu lớn hơn khả năng thanh toán của nó Cần phải tính đến một sự viện trợ thêm, một sự viện trợ không hoàn lại và rất quan trọng; nếu không, sẽ có nguy cơ

Trang 33

tan vỡ về kinh tế, xã hội và chính trị rất quan trọng…”[33, tr.26] Do đó, ngày

3-4-1948, Quốc hội Mĩ thông qua Kế hoạch Marshall và bắt đầu chương trình viện trợ 12,7 tỷ USD cho các nước Tây Âu trong vòng 4 năm (90% cho không và 10% cho vay) nhằm giúp đỡ các quốc gia này khôi phục lại đất nước sau chiến tranh và cùng

Mĩ hình thành một liên minh chống cộng sản ở châu Âu Trong đó, Hi Lạp, Thổ Nhĩ

Kì và Tây Berlin (Đức) là những khu vực then chốt trong chính sách ngăn chặn của

Đối với Hi Lạp, Mĩ cho rằng đây là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng vì

“bất kì một cường quốc nào ở lục địa Âu châu cũng có thể đe dọa các đường giao thông ở biển Địa Trung Hải từ những căn cứ ở Hi Lạp”[2, tr.101] Thế nhưng, tháng 12-1944, Mặt trận giải phóng dân tộc Hi Lạp với Đảng Cộng sản làm nồng cốt đã phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Chính phủ hoàng gia được Anh đang có một đạo quân trấn đóng trên lãnh thổ Hi Lạp hậu thuẫn Mùa xuân năm 1947, cảm thấy không còn đủ sức hỗ trợ chính phủ Athens đẩy lui cuộc đấu tranh vũ trang ngày càng lan rộng của Đảng Cộng sản Hi Lạp, chính phủ London đã lên tiếng báo động với Washington rằng họ sẽ rút lui khỏi Hi Lạp Do đó, để chiếm giữ vị thế trọng yếu này, Mĩ phải tăng cường viện trợ cho Hi Lạp sau chiến tranh để nước này thành lập được chính phủ thân Mĩ, loại bỏ dần ảnh hưởng của Anh và Liên Xô ở đây

Đối với Thổ Nhĩ Kì, Mĩ cho rằng đây là khu vực dễ bị tấn công và chịu những

áp lực ngoại giao đang tăng lên từ phía Liên Xô Mặt khác, Thổ Nhĩ Kì cũng có vị trí địa chính trị hết sức quan trọng vì “là tâm điểm của các mối tương tranh giữa các đại cường quốc ở Đông Địa Trung Hải Eo biển Dardanelles và Bospores là thủy lộ duy nhất nối liền Hắc Hải với Địa Trung Hải Quốc gia nào kiểm soát eo biển này có thể hạn chế sự di chuyển của tàu bè ngang qua đó…Ngoài ra, quyền kiểm soát hải cảng Constantinople và bể Marmora tạo khả năng một cuộc tấn công hải quân lên phía Bắc vào Hắc Hải hoặc xuống phía Nam vào Địa Trung Hải”[2, tr.102] Như vậy, Thổ Nhĩ

Kì có một vị trí địa chính trị-quân sự quan trọng bậc nhất ở vùng Địa Trung Hải Trong khi, Liên Xô đang tăng cường ảnh hưởng ở đây thì Anh không đủ sức để tiếp tục viện trợ cho Thổ Nhĩ Kì Vì vậy, Mĩ phải viện trợ về kinh tế, quân sự…để xây dựng Thổ Nhĩ Kì thành một tiền đồn phòng thủ đối phó với “sự thử thách của cộng sản” ở Tây Nam châu Âu và sự xâm nhập của Liên Xô vào Trung Đông

Ở trung tâm lục địa châu Âu, Mĩ chú trọng và quyết tâm giữ cho được Tây Berlin trước sự tấn công của cộng sản ở Đông Berlin Đại tướng Lucius D.Clay-Tư lệnh quân đội Mĩ ở Tây Berlin cho rằng “chúng ta (Mĩ) đã mất Tiệp Khắc, Na Uy bị

đe dọa…Khi Berlin mất, tiếp theo sẽ đến lượt nước Đức…Nếu chúng ta rút lui, vị trí

Trang 34

của chúng ta ở châu Âu sẽ bị đe dọa…và chủ nghĩa cộng sản sẽ lan tràn nhanh chóng…tương lai của dân chủ buộc chúng ta phải ở lại đây”[2, tr.132-133] Như vậy, Berlin cũng có vị trí địa chính trị quan trọng trong chính sách ngăn chặn cộng sản của

Mĩ ở trung tâm lục địa châu Âu Do đó, Mĩ phải bằng mọi giá giữ cho được Berlin và Tây Đức không rơi vào vòng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản

Tóm lại, từ 1945-1949, Mĩ tập trung chiến lược toàn cầu vào khu vực châu Âu với ba vị trí địa chính trị quan trọng là Tây Berlin, Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì Đây là những “tiền đồn” quan trọng để Mĩ tiến hành bao vây, ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu

Đầu những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều tác động đến chính sách đối ngoại của Mĩ cuối nhiệm kỳ Tổng thống của Truman diễn ra những chuyển động quan trọng trong tình hình quốc tế và so sánh lực lượng trên thế giới, buộc Mĩ lần đầu tiên phải điều chỉnh chiến lược toàn cầu sau chiến tranh của họ:

Thứ nhất, ở châu Âu, Liên Xô đã từng bước giữ vai trò quan trọng và đạt nhiều thành tự quan trọng trong công cuộc khôi phục đất nước Ngoài ra, Liên Xô còn giúp

đỡ các nước Đông Âu hàn gắn vết thương chiến tranh và thành lập nên các chính quyền dân chủ nhân dân ở đây Đến năm 1949, hành loạt quốc gia đã tiến hành xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu như: Ba Lan, Rumani, Nam Tư… Đặc biệt, sự ra đời của nước Cộng hòa dân chủ Đức ngày 7-10-1949 đã đánh dấu sự ảnh hưởng của Liên Xô đối các nước Đông Âu và trở thành đối trọng với Mĩ về chính trị

Thứ hai, Liên Xô đạt nhiều thành tựu vượt bậc về công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân, khoa học – kỹ thuật v.v… Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ Liên Xô

đã trở thành đối trọng của Mĩ về quân sự.Tuy nhiên, giai đoạn này Mĩ vẫn còn nắm

ưu thế về vũ khí nguyên tử

Thứ ba, chiến lược ngăn chặn và chiến tranh lạnh không ngăn cản được phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc Nhiều quốc gia độc lập mới ra đời góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới Đông Nam Á và châu Á trở thành cái nôi của phong trào giải phóng dân tộc Hội nghị Á – Phi với 10 nguyên tắc Bangdung phản ánh sự lớn mạnh và thúc đẩy phong trào giải phóng và độc lập dân tộc ở hai lục địa này

Thứ tư, lợi dụng Mĩ đang vấp phải cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế năm

1953 – 1954, các nước đồng minh Tây Âu và Nhật Bản ra sức khôi phục và phát triển nền kinh tế nhằm rút ngắn khoảng cách giữa họ và Mĩ Các nước này có xu hướng

Trang 35

muốc thoát khỏi sự lệ thuộc và kiểm soát của Mĩ Điều này, đã làm cho việc triển khai chiến lược toàn cầu của Mĩ gặp thêm nhiều khó khăn

Do đó, Chính phủ Mĩ quyết định đưa ra những chính sách mới nhằm điều chỉnh chiến lược toàn cầu Chiến lược toàn cầu mới của Mĩ bao gồm chiến lược quân sự

“trả đũa ồ ạt” và chính sách ngoại giao “bên miệng hố chiến tranh” Những điểm mới trong chiến lược quân sự toàn cầu của Mĩ sau đợt điều chỉnh lần đầu tiên này là: Thứ nhất, Mĩ tăng cường và đẩy mạnh cải tiến kĩ thuật, sản xuất vũ khí chiến lược, giảm bớt số quân và vũ khí thông thường Đẩy mạnh cải tiến kĩ thuật thể hiện qua việc “phát triển nhiều chủng loại vũ khí mang đầu đạn hạt nhân (lắp vào tên lửa và đạn pháo), nhiều phương tiện phóng hạt nhân”[49, tr.29] Lực lượng quân đội giảm mạnh cả về tổng quân số cũng như số đơn vị: “Tổng quân số từ 14,40 triệu quân giảm xuống còn 1,44 triệu, từ 89 sư đoàn lục quân giảm xuống 10 sư đoàn vào năm 1950, tiến hành rút phần lớn lực lượng Mĩ từ chiến trường châu Âu, Viễn Đông về nước”[49, tr.28] Như vậy, mặc dù giảm về số lượng quân đội nhưng Mĩ đã tăng cường chế tạo những loại vũ khí hủy diệt mới Mĩ đang cố gắng thay thế cuộc chiến dùng người trực tiếp chiến đấu thành cuộc chiến tranh hiện đại, vũ khí tối tân để tránh hao tổn về

người

Thứ hai, dùng vũ khí hạt nhân chiến lược đánh đòn phủ đầu bất ngờ vào đối phương (Liên Xô), hạn chế thấp nhất khả năng đánh trả của đối phương, giành thắng lợi quyết định trong những giờ, ngày đầu của chiến tranh

Thứ ba, Mĩ thực hiện cuộc chiến tranh không chỉ nhằm vào các nước xã hội chủ nghĩa, mà còn đối với bất cứ nơi nào Mĩ thấy cần thiết Nghĩa là Mĩ không chấp nhận nguyên tắc một cuộc chiến tranh hạn chế Châu Âu là chiến trường trọng điểm, nhưng Đông Á và Trung Đông được Mĩ rất chú trọng nhằm đối phó với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đang lên cao ở hai khu vực nóng bỏng này Như vậy, chính sách đối ngoại của Mĩ cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề châu Á vì khu vực này đang có những biến động ton lớn, cản trở âm mưu bá chủ toàn cầu của Mĩ

Mĩ cùng các nước đồng minh chạy đua vũ trang, thành lập liên minh quân sự, xây dựng hệ thống quân sự toàn cầu Mĩ tăng cường thiết lập hệ thống liên minh và xây dựng các căn cứ quân sự Mĩ ở vùng ngoại vi bao quanh Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa bằng các hiệp ước như: Hiệp ước Hỗ tương liên Mĩ (2-9-1947 có 22 nước tham gia), thành lập Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương-NATO (4-4-1949) gồm 12 nước, về sau thêm 7 nước nâng tổng số nước lên 19, Khối hiệp ước quân sự Australia-New Zealand-Mĩ (ANZUS, ngày 1-9-1951), Hiệp ước phòng thủ chung Mĩ - Philippines (9-8-1951), Hiệp ước An ninh Mĩ - Nhật (9-1951), Mĩ công nhận độc lập

Trang 36

cho chính phủ Bảo Đại (2-1950) Với những Hiệp ước đã ký kết, những tổ chức được thành lập, Mĩ muốn tập hợp, lôi kéo các nước đồng minh để cùng bao vây, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và sự lan rộng của chủ nghĩa xã hội trên thế giới Như vậy, chính quyền Eisenhower thực hiện chính sách “bên miệng hố chiến tranh”, đem vũ khí nguyên tử ra hù dọa nhằm buộc đối phương lùi bước, đầu hàng trước sức ép của Mĩ Dưới chiêu bài chống chủ nghĩa cộng sản, Mĩ đã lôi kéo các nước đồng minh tham gia cuộc chạy đua vũ trang, thành lập liên minh quân sự, xây dựng hệ thống căn cứ quân sự toàn cầu Washington tiến hành viện trợ, can thiệp vào các cuộc xung đột khu vực nhằm hất cẳng các thế lực thực dân cũ, thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ Học thuyết Eisenhower cùng chiến lược quân sự “trả đũa

ồ ạt” và chính sách ngoại giao “bên miệng hố chiến tranh” đã đẩy cuộc đối đầu trên thế giới lên đỉnh cao, làm cho tình hình thế giới cực kì căng thẳng

1.4 Mĩ mở rộng chiến lược toàn cầu sang châu Á

Ở Viễn Đông, trong lúc Mĩ và đồng minh phản công Nhật trên chiến trường châu Á-Thái Bình Dương, Mĩ đã tìm cách giải quyết vấn đề Nhật Bản sau chiến tranh Ngày 27-7-1945, tổng thống Mĩ H Truman, thủ tướng Anh Clement Atlee và Tưởng Giới Thạch đã ký một bản tuyên cáo nhấn mạnh Nhật phải đầu hàng vô điều kiện, nếu không “sẽ bị hủy diệt nhanh chóng và hoàn toàn” và lực lượng đồng minh sẽ chiếm đóng Nhật cho đến lúc “một chính phủ có xu hướng hòa bình và có trách nhiệm được thành lập phù hợp với ý nguyện được tự do bày tỏ của nhân dân Nhật”[32, tr.7] Trong chiến tranh, Mĩ giữ vai trò chính trong việc đánh bại Nhật Bản Ngày 2-9-1945, Nhật Bản ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện trước sự hiện diện của tướng MacArthur, tổng tư lệnh quân đồng minh ở mặt trận Tây- Nam Thái Bình Dương MacArthur là

Tư lệnh tối cao các lực lượng Đồng minh chiếm đóng Nhật Bản (Supreme Commander for the Allied Powers - SCAP), là người nắm quyền lực cao nhất, quyết

định mọi chính sách chiếm đóng ở Nhật, nhận mọi chỉ thị và mệnh lệnh và chỉ chịu trách nhiệm trước tổng thống Mĩ Dưới sự giúp đỡ của Mĩ, Nhật Bản đã tiến hành nhiều cải cách sâu rộng từ năm 1945-1947

Ngày 3-11-1946, Hiến pháp mới được ban hành đã quy định hoàng đế chỉ còn

là “biểu trưng của quốc gia và sự đoàn kết dân tộc” Quốc hội lưỡng viện là cơ quan quyền lực cao nhất; chính phủ sẽ do Quốc hội đề cử và chịu trách nhiệm trước Quốc hội; nguyên tắc “tam quyền phân lập” được chính thức xác lập Hiến pháp quy định mọi quyền tự do cơ bản của công dân và xóa bỏ sự phân biệt về đẳng cấp và phẩm tước Đặc biệt, Điều 9 của Hiến pháp quy định “dân tộc Nhật vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh như là một quyền tối thượng của quốc gia, từ bỏ sự đe dọa hoặc sử dụng sức

Trang 37

mạnh như là phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế” Do đó, Nhật sẽ “không bao giờ duy trì các lực lượng hải, lục, không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác Quyền gây chiến của Nhà nước không được công nhận”[32, tr.56] Với Hiến pháp này, Nhật Bản đã từ bỏ quyền tái vũ trang sau chiến tranh Điều này cũng có nghĩa là trách nhiệm bảo vệ an ninh cho Nhật do Mĩ sẽ đảm nhận

Ngày 2-2-1951, F Dulles tuyên bố rằng “nếu Nhật muốn, Mĩ sẽ xem xét với thiện cảm việc giữ lại quân đội Mĩ trên và chung quanh lãnh thổ Nhật Bản” Ngày 11-2-1951, thủ tướng Nhật Yoshida trả lời: “Đứng trước cuộc chiến tranh xâm lược công khai và gây nhiều tàn phá của cộng sản hiện đang diễn ra ở Triều Tiên, chúng tôi nồng nhiệt đón nhận lời gợi ý của ngài Đại sứ”[32, tr.60] Trên đây là thông điệp quan trọng mà Nhật và Mĩ đã báo cho nhau trước khi Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật được

ký kết Nó cũng phản ánh quan điểm về mối quan hệ quân sự giữa hai nước

Với sự hỗ trợ của Mĩ, ngày 8-9-1951, Hòa ước San Francisco đã được 49 nước

ký kết với Nhật Theo đó, Nhật Bản được trao trả toàn bộ chủ quyền đối với lãnh thổ của mình Cũng trong ngày 8-9-1951, Nhật ký với Mĩ Hiệp ước An ninh hỗ tương, trao trách nhiệm bảo vệ Nhật cho Mĩ Từ đây, trách nhiệm bảo vệ Nhật Bản trước những cuộc nổi dậy trong nước và xâm lược từ bên ngoài do Mĩ đảm trách Đồng thời, Hiệp ước này cũng đã nâng vị thế Nhật Bản lên thành một đồng minh của Mĩ trong cuộc chiến chống cộng ở châu Á

Song song với quá trình can thiệp vào Nhật, Mĩ cũng giúp đỡ Tưởng Giới Thạch

ở Trung Quốc Trong lúc chiến tranh đang diễn ra, Mĩ đã công nhận Tưởng Giới Thạch là người đứng đầu của Trung Quốc Sau chiến tranh, Mĩ đã ủng hộ cho “giải pháp Tưởng Giới Thạch” nhằm thiết lập một chính phủ thân Mĩ với sự tham gia của nhiều tổ chức, đảng phái nhưng do Quốc Dân đảng nắm quyền lãnh đạọ Từ tháng 12-19545, đại sứ Mĩ - George C Marshall được cử sang Trung Quốc để giúp “điều giải các bất đồng nội bộ của nhân dân Trung Quốc bằng những phương pháp đàm phán hòa bình”[32, tr.38] và theo hướng mở rộng chính phủ Tưởng Giới Thạch bao

cả nhóm “những người tự coi là cộng sản” Giải pháp này không nhận được sự đồng

ý của những người cộng sản Trung Quốc chấp thuận

Tháng 7-1946, cuộc nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản đã bùng

nổ Trong thời gian nội chiến, Mĩ đã tìm cách giúp đỡ cho Tưởng Giới Thạch Tháng 4-1948, Mĩ đã chấp thuận cung cấp cho Tưởng Giới Thạch 463 triệu USD nhưng vẫn không can thiệp quân sự vào Trung Quốc Người Mĩ vẫn hi vọng vọng giải pháp Tưởng Giới Thạch Tuy nhiên, ngày 30-6-1949, Mao Trạch Đông đã tuyên bố “muốn

đi đến thắng lợi và củng cố thắng lợi thì nhất thiết phải ngã hẳn về một phíặ ), người

Trang 38

Trung Quốc không ngã theo phía đế quốc chủ nghĩa thì phải ngã theo phía xã hội chủ nghĩa, tuyệt đối không có cách nào khác Lừng khừng là không được, không có con đường thứ ba”[32, tr.40-41] Tuyên bố này được xem là mốc mở đầu cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc khi cuộc nội chiến kết thúc Rõ ràng, lúc này Trung Quốc không thể ngã về phe chủ nghĩa đế quốc vì Mĩ đang giúp cho Tưởng Giới Thạch Do

đó, Trung Quốc chỉ còn một con đường: đi theo chủ nghĩa xã hội Năm 1949, cuộc nội chiến Quốc-Cộng kết thúc Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa ra đời đã đánh dấu sự thắng lợi của những người cộng sản Trung Quốc Ngay sau đó, ngày 2-10-1949, Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa đã công nhận CHND Trung Hoa Tháng 2-1951, Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô – Trung được ký kết đã làm cho khối xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á

Sự kiện này đã đánh dấu sự thất bại hoàn toàn trong “giải pháp Tưởng Giới Thạch” của Mĩ Từ đây, Mĩ phải xét lại chính sách đối với châu Á

Ở Triều Tiên, trước sự tấn công mạnh mẽ của Hồng Quân Liên Xô vào Bắc Triều Tiên, Mĩ đã đề nghị Stalin cho quân đội dừng lại ở vĩ tuyến 38 và Liên Xô đã đồng ý đề nghị này Ngày 6-9-1945, 72.000 quân Mĩ dưới sự chỉ huy của Trung tướng

J R Hodge đã đến Nam Triều Tiên Họ đã thiết lập Chính phủ quân quản tại Triều Tiên (USAMGIK) và đặt Nam Triều Tiên dưới sự cai trị quân sự Tháng 10-1945, Mĩ

đã thành lập Hội đồng tư vấn Triều Tiên do Rhee Sungman đứng đầu Sau đó, ngày 14-2-1946, Hội đồng đại diện cho nền dân chủ Triều Tiên được thành lập do Rhee Sungman đứng đầu Đây là cơ quan tư vấn và chấp hành mệnh lệnh của tư lệnh quân đội chiếm đóng Mĩ – tướng Hodge

Tháng 11-1946, Mĩ thành lập Nghị viện Lập pháp quá độ Nam Triều Tiên (SKILA) với 90 thành viên, trong đó Mĩ bổ nhiệm 45 thành viên, 45 thành viên còn lại được bầu ra qua những cuộc bầu cử gián tiếp Như vậy, Nghị viện Lập pháp này

do người Mĩ lập ra và nắm quyền chi phối nó với 50% đại biểu Do đó, số phận của Viện này tùy thuộc vào thái độ của Mĩ

Tháng 9-1947, Mĩ tuyên bố sẽ đưa vấn đề Triều Tiên lên Liên Hiệp Quốc xem xét Bất chấp sự phản đối của Liên Xô và các nước cùng phe, ngày 10-10-1947, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã họp để bàn về vấn đề Triều Tiên1 Các nước đã quyết

Trang 39

định thành lập Ủy ban lâm thời Liên Hiệp Quốc về Triều Tiên (UNTCOK – The United Nations Temporary Commission on Korea) để tiến hành tổ chức bầu cử ở

Ngày 15-8-1948, nước Đại Hàn Dân Quốc chính thức được thành lập Chính phủ đóng tại Seoul và kiểm soát khu vực Nam Triều Tiên Ngay sau đó, ngày 12-12-

1948, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thừa nhận chính phủ Đại Hàn Dân Quốc do Tổng thống Rhee Sungman đứng đầu là chính phủ hợp pháp, duy nhất tại Triều Tiên Tháng 12-1948, Mĩ kí kết với chính phủ Lý Thừa Vãn một bản hiệp ước bất bình đẳng, trong đó có hiệp định “viện trợ” cho phép các công ty độc quyền Mĩ kiểm soát kinh tế, tài chính ở Nam Triều Tiên Ngày 1-1-1949, Mĩ chính thức thừa nhận chính phủ của Rhee Sungman

Như vậy, nhờ sự giúp đỡ của Mĩ, Rhee Sungman đã thành công trong việc thành lập nước Đại Hàn Dân quốc ở Nam vĩ tuyến 38 Trước tình hình đó, tháng 9-1948, Liên Xô cũng giúp đỡ cho Kim Nhật Thành lập ra nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (The Democracy People Republic of Korea – DPRK) ở Bắc vĩ tuyến 38

Sự thành lập hai nhà nước trên cùng bán đảo Triều Tiên là biểu hiện rõ nét sự đối đầu

Mĩ – Liên Xô tại khu vực Bắc Á

Ở Đông Nam Á, Mĩ đã can thiệp vào Thái Lan Tháng 12-1946, Mĩ cung cấp cho Thái Lan một khoản tín dụng 10 triệu USD, mở đầu thuận lợi cho mối quan hệ

Mĩ – Thái và từ nay, Thái Lan được giới chức Mĩ đánh giá là “đối tác đáng tin cậy” của Mĩ trong chính sách “ngăn chặn cộng sản” ở khu vực Đông Nam Á Đồng thời,

từ năm 1946 đến 1947, Mĩ mua của Thái Lan một khối lượng lớn cao su và toàn bộ khối lượng thiết bị ối đọng trong những năm chiến tranh Vụ giao dịch này đã mang

Ukraina (riêng Ukraina từ chối tham gia Ủy ban) Ủy ban này có nhiệm vụ xúc tiến và kiểm soát việc tổng tuyển cử và việc thành lập chính phủ cho cả nước Triều Tiên trên cơ sở hiến pháp dân chủ, thúc đẩy việc rút quân đội chiếm đóng nước ngoài ra khỏi Triều Tiên

- Quân đội Hoa Kì và Liên Xô còn được trú đóng tại Triều Tiên 90 ngày kể từ khi Chính phủ Triều Tiên được thành lập với lực lượng cảnh sát có đủ khả năng giữ gìn trật tự trị an[32, tr.44]

Trang 40

lại cho tư sản Thái Lan số lãi 12 triệu USD Tháng 10-1949, Mĩ trả lại cho Thái Lan

số vàng trị giá 43,7 triệu USD bị phong toả trong các ngân hàng của Mĩ trong thời gian chiến tranh[33, tr.46] Đây là những sự kiện đánh dấu sự mở đầu tốt đẹp trong quan hệ Mĩ – Thái ở Đông Nam Á Thái Lan trở thành đồng minh của Mĩ trong cuộc chiến chống cộng sản ở khu vực này

Có thể nói, trước sự kiện 1-10-1949, tình hình châu Á nói chung và Đông Nam

Á nói riêng vẫn còn khá yên bình và chưa thu hút nhiều sự chú ý từ giới cầm Mĩ Do

đó, chính quyền Truman vẫn tiếp tục khẩu hiệu “châu Âu trước hết” mà chưa có sự quan tâm cần thiết đến khu vực này

Đầu những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình châu Á có nhiều biến động quan trọng tác động trực tiếp đến chiến lược toàn cầu của Mĩ như:

1- Nước CHND Trung Hoa ra đời (1-10-1949) đã đánh dấu sự thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc nội chiến Quốc – Cộng Nó cũng là minh chứng sự thất bại của Mĩ trong “giải pháp Tưởng Giới Thạch” tại Trung Hoa lục địa 2- Tháng 1-1950, CHND Trung Hoa, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với VNDCCH, đánh dấu sự ủng hộ của chủ nghĩa xã hội đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam Điều này gây nhiều khó khăn cho Pháp tại Đông Dương

3- Tháng 2-1950, Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô – Trung được ký kết đã làm cho khối xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á

4- Tháng 6-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ và chính phủ Lý Thừa Vãn (Rhee Sungman) đứng trước nguy cơ bị xóa sổ, vị trí chống “làn sóng đỏ” của Mĩ tại châu Á đã bị đe dọa nghiêm trọng Từ 25-10-1950, Trung Quốc gửi Chí nguyện quân sang giúp Bắc Triều Tiên

Những sự kiện trên đã đe dọa đến chính sách chống cộng của Mĩ ở châu Á Do

đó, ngày 31-1-1950 Truman đã lệnh cho Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng “duyệt xét và đánh giá lại toàn bộ các chính sách đối ngoại và quốc phòng của Mĩ dưới ánh sáng của các sự biến: Trung Quốc bị mất, Liên Xô làm chủ năng lượng hạt nhân”[48, tr.19]

Rõ ràng, chính phủ Truman đã không dành cho châu Á một sự quan tâm cần thiết, đúng mức nếu không có những biến động kể trên

Trong bối cảnh khó khăn đó, Hội đồng An ninh quốc gia phải chấp nhận phương

án quân sự hóa dựa trên nguyên tắc cơ bản của NSC-68 (National Security 68) Theo đó, Hội đồng An ninh Quốc gia Mĩ báo động rằng bất kỳ một sự "mở rộng

Council-thêm lãnh thổ của điện Kremli sẽ dẫn đến khả năng không tập hợp nổi một liên minh nào đủ mạnh để đối đầu với Kremli"[100, tr.14-15] Mặt khác, một khi Trung Hoa

Ngày đăng: 16/12/2015, 12:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.V.Anikin (1979), Nước Mỹ, tập 2., NXB Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước Mỹ
Tác giả: A.V.Anikin
Nhà XB: NXB Sự Thật
Năm: 1979
2. Andrew Gyorgy, Hubert S.Gibbs (1964), Trọng đề trong Bang giao quốc tế, Bản Tiếng Việt, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam phiên dịch và ấn hành, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trọng đề trong Bang giao quốc tế
Tác giả: Andrew Gyorgy, Hubert S.Gibbs
Năm: 1964
3. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1976), Những sự kiện Lịch sử Đảng, tập 1 (1920 – 1945), NXB Sự Thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những sự kiện Lịch sử Đảng
Tác giả: Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương
Nhà XB: NXB Sự Thật
Năm: 1976
5. Mai Văn Bộ (1985), Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật, NXB TP.HCM 6. Mai Văn Bộ (1993), Hà Nội – Paris: Hồi ký ngoại giao, NXB Văn Nghệ,TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật", NXB TP.HCM 6. Mai Văn Bộ (1993), "Hà Nội – Paris: Hồi ký ngoại giao
Tác giả: Mai Văn Bộ (1985), Tấn công ngoại giao và tiếp xúc bí mật, NXB TP.HCM 6. Mai Văn Bộ
Nhà XB: NXB TP.HCM 6. Mai Văn Bộ (1993)
Năm: 1993
7. Nguyễn Đình Binh (cb, 2002), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngoại giao Việt Nam 1945-2000
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
8. Bộ quốc phòng – Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1982), Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, tập I, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
Tác giả: Bộ quốc phòng – Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
Nhà XB: NXB Quân đội Nhân dân
Năm: 1982
9. Bộ Quốc phòng-Viện Lịch sử Quân sự (1983), Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, tập II, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ
Tác giả: Bộ Quốc phòng-Viện Lịch sử Quân sự
Nhà XB: NXB Quân đội Nhân dân
Năm: 1983
10. Bộ Quốc phòng-Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 – 1975, tập 3: Đánh thắng chiến tranh đặc biệt, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 – 1975
Tác giả: Bộ Quốc phòng-Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2013
11. Bộ Quốc phòng-Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 – 1975, tập 4: Cuộc đụng đầu Lịch sử, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 – 1975
Tác giả: Bộ Quốc phòng-Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2013
12. Bộ Quốc phòng (2008), Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Nhà XB: NXB Quân đội Nhân dân
Năm: 2008
13. Charles Fourniau (2007), Việt Nam như tôi đã thấy (1960 – 2000), Trần Thị Lan Anh, Vũ Thị Minh Hương, Tạ Thị Thúy dịch, NXB Khoa học xã hội, HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam như tôi đã thấy (1960 – 2000)
Tác giả: Charles Fourniau
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2007
15. Cục Văn thư Lư trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (2012), Hiệp Định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp Định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn
Tác giả: Cục Văn thư Lư trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2012
16. Daniel Ellsberg (2006), Những bí mật về chiến tranh Việt Nam, do Tĩnh Hà, Kiều Oanh dịch, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bí mật về chiến tranh Việt Nam
Tác giả: Daniel Ellsberg
Nhà XB: NXB Công an Nhân dân
Năm: 2006
17. David Zierler (2012), Con đường da cam, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường da cam
Tác giả: David Zierler
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2012
18. Bùi Diễm (2000), Gọng kìm lịch sử, Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai, Paris Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gọng kìm lịch sử
Tác giả: Bùi Diễm
Năm: 2000
19. Cảnh Dương, Đông A (2007), Bí mật các chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bí mật các chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam
Tác giả: Cảnh Dương, Đông A
Nhà XB: NXB Công an Nhân dân
Năm: 2007
20. Dixee R. Bartholomew-Feis (2008), OSS và Hồ Chí Minh, Đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật, Lương Lê Giang dịch, NXB Thế Giới- Công ty Văn hóa và Truyền thông Võ Thị Sách, tạp chí
Tiêu đề: OSS và Hồ Chí Minh, Đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật
Tác giả: Dixee R. Bartholomew-Feis
Nhà XB: NXB Thế Giới- Công ty Văn hóa và Truyền thông Võ Thị
Năm: 2008
21. Nguyễn Phú Đức (2009), Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam, Nguyễn Mạnh Hùng dịch, NXB Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Phú Đức
Nhà XB: NXB Lao Động
Năm: 2009
22. Nguyễn Văn Dân (2011), Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2011
23. Phạm Văn Đồng (1975), Thắng lợi vĩ đại, tương lai huy hoàng, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thắng lợi vĩ đại, tương lai huy hoàng
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1975

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w