Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
161 KB
Nội dung
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ CỦA DÒNG SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN OMACHI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MASAN 1.1 Sơ lược về công ty cổ phần thực phẩm Masan 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần thực phẩm Masan a) Lịch sử hình thành và phát triển Masan Group là một trong những tập đoàn kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam, sở hữu những danh mục đầu tư và những ngành nghề kinh doanh thuộc loại đứng đầu về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Tiền thân Masan Group là Công ty Cổ phần Hàng hải Ma San (MSC) được thành lập tháng 11/2004 với vốn điều lệ ban đầu là 3,2 tỷ đồng. Tháng 8/2009, MSC đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (Masan Group) và thực hiện tái cấu trúc thông qua các đợt phát hành riêng lẻ. Đến tháng 10/2009, Masan Group hoàn tất tăng vốn lên 4.763.998.200.000 đồng. Hiện tại, Công ty nắm giữ quyền kiểm soát 72,80% Công ty Cổ phần Thực phẩm Ma San và 19,99% cổ phần trong Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank). Để đầu tư và xây dựng kinh doanh như Masan Food và Techcombank, công ty đã tận dụng những hiểu biết về thị trường nội địa của mình, kinh nghiệm quốc tế của ban quản trị công ty và đối tác chiến lược nước ngoài, các chuyên gia quản lý rủi ro và khả năng của Công ty, nhằm xây dựng thương hiệu, đồng thời là làm tăng giá trị của những công ty mà Masan Group đầu tư và xây dựng quan hệ hợp tác. Công ty tin rằng với chiến lược kinh doanh và kỹ năng quản lý, điều hành của mình, Công ty sẽ nắm bắt và tận dụng các cơ hội để đạt được sự cộng hưởng thành công nhất với các công ty trong danh mục đầu tư. Công ty cổ phần thực phẩm Masan thành lập năm 20/6/1996 tiền thân là công ty cổ phần Công nghiệp- Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến. Là một trong những công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam với các sản phẩm quen thuộc và có uy tín trong ngành như: nước tương, nước mắm và tương ớt, đồng thời, dòng sản phẩm mì ăn liền cũng đang dần khẳng định tên tuổi và vị trí trên thị trường. Sản phẩm của công ty đứng đầu trong ngành gia vị và được xếp hạng trong số 25 nhãn hiệu hàng đầu Việt Nam và chiếm lĩnh thị phần lớn mạnh. Để tăng thị phần, Masan Food tập trung quản lý các nhãn hiệu bằng cách phân khúc thị trường mục tiêu với những sản phẩm riêng biệt tương ứng. Trong mỗi dòng sản phẩm nước chấm, mì ăn liền và hạt gia vị đều có cả nhãn hiệu cao cấp và nhãn hiệu trung cấp. Chiến lược cạnh tranh của công ty trong các ngành hàng này là tạo ra các sản phẩm có chất lượng vượt trội so với tất cả các sản phẩm khác trên thị trường, đặc biệt là dòng nước chấm, bao gồm nước mắm, nước tương và tương ớt, đồng thời đầu tư xây dựng các nhãn hiệu trung và cao cấp để chiếm lĩnh thị phần. Có thể kể đến nhãn hiệu mì ăn liền Omachi hướng tới phân khúc thị trường cao cấp, trong khi nhãn hiệu Tiến Vua phục vụ cho phân khúc thị trường trung cấp. Tương tự như đối với ngành hàng nước tương, Masan Food có nhãn hiệu Chin-Su và Tam Thái Tử (TTT) lần lượt dành riêng cho hai loại thị trường trên. Theo thống kê của AC Neilson, tại thời điểm tháng 12 năm 2009, Masan Food đang chiếm 85% thị phần của ngành hàng nước tương; 74% thị phần của ngành hàng nước mắm, 40% thị phần của ngành hàng tương ớt. Mặc dù mới ra đời vào tháng 6/2007, nhưng đến cuối năm 2008 nhãn hiệu mì ăn liền Omachi đã chiếm được thị phần là 2,1% và thị phần này vẫn tiếp tục được tăng thêm cho đến thời điểm hiện tại là 45% thị phần cao cấp. Trong suốt quá trình hoạt động, Masan Food đã phát triển một hệ thống phân phối nội địa rộng lớn, với gần 150.000 điểm bán hàng, và các hệ thống gồm khoảng gần 100 siêu thị phủ khắp 64 tỉnh thành Việt Nam. Tính tới tháng 8 năm 2009, Masan Food đã có hơn 165 nhà phân phối, 5 trung tâm phân phối tại Bình Dương, Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh), Đà Nẵng, Hưng Yên và Hải Dương được đặt ở các vị trí chiến lược, cung cấp sản phẩm cho các nhà phân phối trong vòng 24 tiếng kể từ lúc đặt hàng. b) Quy mô của công ty cổ phần thực phẩm Masan Câu chuyện của Masan Food gắn liền với sự thành công của Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang những năm đầu thập niên 1990, khi ông bắt đầu bán mì ăn liền cho người Việt tại Nga, rồi xây dựng nhà máy đầu tiên với công suất 30 triệu gói/tháng, sản xuất mì, nước tương, nước mắm, tương ớt bán cho người bản xứ. Đến năm 2002, ông Quang đưa Masan trở về quê nhà. Tại đây, Masan Food đã lập thành công vang dội khi tham gia vào cả 4 nhóm hàng tiêu dùng đang nổi tại Việt Nam là nước tương, nước nắm, mì ăn liền và hạt nêm, với doanh thu năm 2009 đạt gần 4.000 tỉ đồng, tăng hơn gấp đôi (106%) so với năm 2008. Là một công ty con của tập đoàn Masan, Masan Food đã và đang phát triển rất vững mạnh với: Trụ sở Công Ty CP Thực phẩm Masan Lầu 12, Kumho Asiana Plaza, 39 Lê Duẩn, Q.1, TP. Hồ Chí Minh - Công ty CP Công Nghiệp Masan: Lô 6, KCN Tân Đông Hiệp A, Dĩ An, Bình Dương. - Công ty CP Công Nghệ Thực Phẩm Việt Tiến: Lô III-10, Nhóm Công Nghiệp III, KCN Tân Bình, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh - Công ty CP Bao Bì Minh Việt: Lô III- 12, Nhóm Công Nghiệp III, KCN Tân Bình, Q. Tân Phú, TP Hồ Chí Minh - Công ty CP Masan Hải Dương: Km4, đường Nguyễn Lương Bằng, P. Việt Hòa, TP. Hải Dương, Tỉnh Hải Dương - Công ty CP Masan Phú Quốc 261 Nguyễn Trung Trực, KP5, Thị trấn Dương Đông, Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang. Công ty hoạt động với vốn điều lệ là 1.300.000.000.000 VNĐ (một ngàn ba trăm tỷ đồng), với nguồn nhân lực khoảng 800 người, và thông điệp: “Masan với mục tiêu trở thành số 1 trong ngành hàng thực phẩm, Nơi Hội Tụ, Nuôi Dưỡng Khát Vọng và Tài Năng. Sẽ không giới hạn về thử thách, không giới hạn về thu nhập, cũng như lộ trình thăng tiến của bản thân của những ai muốn khẳng định và muốn tiếp tục vượt qua chính mình”. Thông điệp này đã thể hiện khá rõ nét về chiến lược , quan điểm hoạt động và sự cam kết của Masan với khách hàng, đối tác, cộng đồng, xã hội. Chủ Tịch HĐQT – Tiến Sĩ Nguyễn Đăng Quang đã từng phát biểu “Các bạn đừng làm hài lòng tôi. Chúng ta đừng làm hài lòng nhau mà hãy tìm mọi cách làm hài lòng khách hàng vì họ là người trả lương cho tất cả chúng ta!”. Chính vì điều này mà công ty đã thu hút được rất nhiều các tài năng trẻ với đam mê lớn cho công việc, mong ước khẳng định bản thân, góp phần đưa công ty ngày càng phát triển. Để củng cố nguồn nhân lực của mình, bản thân công ty cũng thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo như: “kỹ năng thương lượng”, “kỹ năng giao tiếp hiệu quả”, “Chuyên đề giải tỏa mâu thuẫn và stress”… giúp cho nhân viên của công ty luôn làm việc đạt hiệu quả cao nhất. Cùng với đó công ty có một hệ thống phân phối rộng khắp Việt Nam, hơn 150.000 điểm bán hàng và hàng trăm các nhà phân phối lớn đã góp phần đưa sản phẩm của công ty tới tận tay người tiêu dùng. Không những thế công ty còn phát triển xuất khẩu các mặt hàng của công ty qua các nước lớn như: Mỹ, Canada, Pháp, Nga, CH Séc, Ba Lan, Đức, Trung Quốc, Khu vực Trung Đông, Lào, Campuchia… Đưa vị trí của một thương hiệu Việt Nam vươn ra tầm quốc tế. Định hướng phát triển của Masan Food trong những năm sắp tới bao gồm: - Tập trung khai thác tối đa các cơ hội kinh doanh khác nhau trong thị trường gia vị thông qua các nhãn hiệu hiện tại, lập hệ thống phân phối “Nông thôn tiến”. - Chiếm lĩnh thị phần lớn trong ngành mì gói tại Việt Nam, thông qua các cải tiến về công nghệ, sản phẩm mới, cách thức phân phối kết hợp sức mạnh của gia vị. - Phát triển các ngành hàng mới cho ngành hàng “thực phẩm tiện lợi” thông qua sự thấu hiểu sâu sắc nhu cầu thị trường và sức mạnh vượt trội về công nghệ đảm bảo sức khỏe. - Liên tục đổi mới, tăng cường sức mạnh của hệ thống tổ chức để luôn chủ động với quy mô phát triển nhanh của công ty trong những năm tới. c) Sơ lược về các dòng sản phẩm mì ăn liền của công ty Trước hết xin được đề cập sơ bộ về mặt hàng mì ăn liền ở Việt Nam. Mì ăn liền có xuất xứ từ Nhật Bản và đã du nhập vào Việt Nam khá sớm. Mì ăn liền (tên gọi quen thuộc là mì tôm) là món mì khô chiên trước với dầu cọ, thường ăn 3-5 phút sau dội nước sôi lên. Nó được gọi mì gói hay mì cốc, tùy cách đựng mì. Mì ăn liền là tên gọi chung, thực ra, ngày nay còn có phở, bún, miến, cháo ăn liền. Có thể tạm chia mì ăn liền làm hai nhóm nếu xét theo nguyên liệu đầu vào là sản phẩm ăn liền gốc mì và sản phẩm ăn liền gốc gạo. Trong lịch sử phát triển của Masan, mì ăn liền có thể xem là anh cả. Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang của Tập đoàn Masan được giới truyền thông gọi là “người dạy người Nga dùng mì gói và tương ớt” khi những lô mì gói đầu tiên của ông đã thành công trên thị trường Nga cách đây khoảng 20 năm. Tuy vậy, ở Việt Nam, câu chuyện gói mì của Masan chỉ bắt đầu được nhắc đến khi các thương hiệu Tiến Vua và Omachi lần lượt ra đời trong hai năm 2008, 2009. Hiện nay công ty phát triển trên thị trường các sản phẩm mì ăn liền bao gồm: - Mì ăn liền Tiến Vua: khối lượng 75g, với 2 hương vị là “Mì bắp cải thịt bằm”, “Mì bò hầm ragu” và “Mì tôm sú nấu chua”, với giá bán lẻ là 3.200 đồng/ gói. Sản phẩm này đánh vào phân khúc trung bình với một thông điệp sức khỏe mạnh hơn “mì không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần” (vì sử dụng loại dầu này sẽ làm tăng nguy cơ ung thư) và không có “trans fat” (loại chất béo có hại cho sức khỏe). - Mì ăn liền Omachi: khối lượng 80g, với 3 hương vị là “Lẩu tôm chua cay”, “Sườn hầm ngũ quả”, “Xốt bò hầm”, với giá bán lẻ là 5.800 đồng/ gói. Là mì ăn liền có mức giá trung cao (premium-mass), tiếp tục đánh vào nỗi lo bấy lâu của người tiêu dùng: ăn mì bị nóng, với khẩu hiệu “mì Omachi làm từ sợi khoai tây, rất ngon mà không sợ nóng”. - Mì ăn liền Omachi sốt Spaghetti: khối lượng 84g, với 2 hương vị là “Vị Bò” và “Vị thịt bằm”, với giá bán lẻ là 6.000 đồng/gói. Là mì ăn liền với mức giá trung cao và sự kết hợp mới là mì khoai tây hòa quyện với sốt làm từ thịt và cà chua tươi theo hương vị của mì Ý, cùng khẩu hiệu: “Trải nghiệm hương vị đặc biệt của nước Ý – sức hấp dẫn không thể chối từ”. - Hủ tiếu mì ăn liền Omachi: khối lượng 75g, với “Vị hủ tiếu Nam Vang”, giá bán lẻ là 5.800 đồng/gói. Là sản phẩm đầu tiên là sự kết hợp từ sợi mì khoai tây và sợi hủ tiếu gạo, tạo trải nghiệm mới cho khách hàng, theo khẩu hiệu: “Sức hấp dẫn không thể chối từ”. - Mì Oh!Ngon: khối lượng 74g, với vị “Bò hầm ngũ vị”, “Lẩu tôm hải vị”, giá bán lẻ là 3.200 đồng/gói. Là sản phẩm đánh vào phân khúc trung bình với khẩu hiệu “vị ngon tôm thật, bò thật”, tạo vị ngon đặc biệt cho người tiêu dùng. 1.1.2 Giới thiệu về dòng sản phẩm mì ăn liền Omachi a) Các sản phẩm của nhãn hiệu Omachi trên thị trường - Mì ăn liền Omachi: khối lượng 80g, với 3 hương vị là “Lẩu tôm chua cay”, “Sườn hầm ngũ quả”, “Xốt bò hầm”, được tung ra thị trường vào năm 2007, đã được công ty thay đổi bao bì sản phẩm và slogan năm 2009. - Mì ăn liền Omachi sốt Spaghetti: khối lượng 84g, với 2 hương vị là “Vị Bò” và “Vị thịt bằm”, được tung ra thị trường vào khoảng giữa năm 2010. - Hủ tiếu mì ăn liền Omachi: khối lượng 75g, với “Vị hủ tiếu Nam Vang”, là sản phẩm hủ tiếu mì đầu tiên trên thị trường được tung ra vào khoảng đầu năm 2010. b) Định vị Mì ăn liền từ rất lâu đã trở thành một mặt hàng quen thuộc trên tủ bếp của mỗi gia đình người Việt. Dưới góc nhìn của người tiêu dùng, phần lớn đánh giá cao mì qua tính tiện dùng nhưng cũng có e ngại khi cho rằng sản phẩm ăn liền gốc mì có thể gây nóng (nhiệt) trong cơ thể. Đây cũng là điểm then chốt đối với phân khúc tiêu dùng có thu ở mức khá. Sự quan tâm đến sức khoẻ và rào cản từ đặc tính sản phẩm chính là thách thức cho các thương hiệu vị định vị vào phân khúc trung cao. Để tiếp cận phân khúc này, Omachi chọn giải pháp làm sợi mì bằng khoai tây để xoá đi nỗi nghi ngại sợ nóng của người tiêu dùng. Thực ra, để làm sợi mì thuần từ khoai tây có vẻ sẽ là một thách thức cho nhà sản xuất về vấn đề giá thành. Tuy nhiên, sự thành công đáng ngạc nhiên của Omachi khi chiếm giữ một thị phần tương đương với thị phần của Govimex (khoảng 2% tính cho toàn thị trường mì ăn liền) trong vòng hơn sáu tháng kể từ khi tung sản phẩm cho thấy người tiêu dùng có lý lẽ riêng của mình. Điều này, thực sự không mới đối với lý luận marketing về khái niệm “khác biệt”. Người tiêu dùng tìm đến với mì ăn liền là vì tính tiện dụng của loại sản phẩm này. Tất cả các nhãn hiệu mì đều đáp ứng được tính tiện dụng cốt lõi. Không chỉ tiện dụng như các loại mì khác, Omachi bằng ngôn ngữ rất rõ ràng và mạnh mẽ, cung cấp cho người tiêu dùng một đặc trưng khác biệt “không sợ nóng”. Thông điệp được phát đi với những thước phim giản dị, dễ hiểu và được nói bởi một ngôi sao ca nhạc được nhận biết rộng rãi là ca sĩ Mỹ Linh và bởi nhà sản xuất Massan là một cái tên có đủ độ tin. Với người tiêu dùng thế là đủ. Sẽ là rất thiếu sót nếu không nhắc đến sự hỗ trợ tuyệt vời của mạng lưới phân phối vốn khá mạnh của Massan với các chủng loại sản phẩm thực phẩm tiêu dùng có cùng kênh với mì ăn liền. Omachi còn được cam kết bởi một ngân sách truyền thông thuộc hàng đại gia với mức chi cả triệu đô cho khoảng thời gian từ khi tung sản phẩm vào tháng 5/2007 cho đến Tết âm lịch nhắm vào các thành phố lớn trên ti vi, báo chí (tính trung bình khoảng cỡ 200.000 USD cho mỗi tháng). Nhưng vào khoảng năm giữa năm 2009, khi một số người tiêu dùng nhận xét rằng thành phần khoai tây trong mì Omachi là quá thấp, không thể nói là sợi mì hoàn toàn từ khoai tây được và cũng không hoàn toàn là “không sợ nóng”, chính vì điều này mà công ty đã có sự cải tiến mới cho bao bì sản phẩm cũng như thay đổi một phần định vị của sản phẩm vẫn là sợi mì làm từ khoai tây, cùng với những nguyên liệu tuyệt hảo và thơm ngon để tạo ra một khẩu vị tuyệt hảo cho người sử dụng, là tinh túy của ẩm thực với khẩu hiệu “sức hấp dẫn không thể chối từ”. Thêm một lần nữa Omachi đã đánh vào vị giác ẩm thực của người tiêu dùng với các TVC quảng cáo đầy hấp dẫn và thu hút, một sản phẩm mì ăn liền có chất lượng cao, đa dạng, với nguồn nguyên liệu hảo hạng, hương vị tuyệt hảo, tốt cho sức khỏe người sử dụng. c) Khách hàng mục tiêu Với định vị nhắm vào phân khúc trung cao, dòng sản phẩm mì ăn liền Omachi đã nhắm vào đối tượng khách hàng mục tiêu là những người trẻ tuổi, có thu nhập trung bình khá, bận rộn, có ít thời gian, mong muốn thưởng thức một sản phẩm tiện lợi tiết kiệm thời gian cũng như có hương vị ngon và đặc biệt đảm bảo chất lượng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là với những khách hàng là nữ giới trẻ, với nỗi lo về sức khỏe cũng như yêu cầu khắt khe về khẩu vị. Chính bởi xác định rõ về đối tượng khách hàng mục tiêu này mà Masan đã tìm ra được những nhu cầu mà nhóm khách hàng này mong muốn, và đưa ra được sản phẩm Omachi với những thông điệp truyền thông rất mới lạ và luôn biến đổi tạo sự hài lòng và tin tưởng vào thương hiệu trong lòng khách hàng. 1.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công ty 1.2.1 Yếu tố nguồn nhân lực Có thể thấy rằng trong bất cứ một công ty nào thì yếu tố nhân lực là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới sự thành bại của các hoạt động kinh doanh hay sản xuất của công ty. Để đưa Masan Food đứng vững và phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay có một phần đóng góp rất lớn của đội ngũ nhân viên tận tụy, sáng tạo và trung thành của công ty. Tính tới hết ngày 31/12/2010, công ty có 732 cán bộ nhân viên, gồm 345 nam (47%) và 387 nữ (53%) và đội ngũ đào tạo bài bản có trình độ chuyên môn cao. Trình độ nhân lực của công ty được phân cấp như sau: Trình độ Số lượng Tỉ lệ Trên đại học 6 0.82% Đại học 327 44.67% Cao đẳng 132 18.03% Trung cấp 154 21.04% PTTH 105 14.34% PTCS 8 1.09% Tiểu học - 0.00% Tổng cộng 732 100.0% Tỷ lệ nhân viên có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống chủ yếu rơi vào nhóm lao động trực tiếp của kho, nhân viên giới thiệu sản phẩm PG, lái xe, tạp vụ thuộc hành chính. Công ty luôn cam kết một chính sách nhất quán, nhiều ưu đãi, luôn hướng tới người lao động để tạo được một nguồn nhân lực phát triển toàn diện, chuyên nghiệp và gắn bó lâu dài với mục tiêu chung của công ty. Với chế độ làm việc 44h/tuần, nghỉ trưa 1h, làm thêm không quá 4h/ngày, người lao động được nghỉ lễ theo như quy định của nhà nước và được nghi phép 12 ngày/năm. Công ty luôn không ngừng đa dạng hóa cách hoạt động kinh doanh, cải tiến các thiết bị máy móc, môi trường làm việc tốt, thực hiện đầy đủ các yêu cầu bảo hộ cho người lao động, cam kết đảm bảo giải quyết công việc cho tất cả số lao động hiện có, cũng như chế độ lương, thưởng hợp lí và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho toàn bộ công nhân viên. Chính vì điều này mà đã giúp người lao động yên tâm công tác và gắn bó với công ty lâu dài. Bên cạnh nhưng chính sách đối với người lao động, công ty còn rất quan tâm tới chính sách tạo nguồn nhân lực mới nhằm giúp cho công ty luôn có nguồn nhân lực ổn định, chất lượng cao, đáp ứng được với quá trình cạnh tranh và phát triển của công ty. Từ chế độ tuyển dụng ban đầu, với 6 yêu cầu cơ bản: có trình độ chuyên môn, tốt nghiệp đúng chuyên ngành, năng động, có ý thức sáng tạo, ham học hỏi, cũng như quá trình tuyển dụng khắt khe. Đến chế độ đào tạo lao động của công ty cũng luôn được chú trọng, công ty thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, tăng kĩ năng cho nhân viên, cũng như đài thọ 100% chi phí học tập cũng như chế độ lương trong quá trình học tập với những nhân viên có kết quả học tập khá trở lên. Chính bởi những yếu tố này mà Masan Food luôn có được một nguồn nhân lực đảm bảo luôn đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty, góp phần cho việc sản xuất và đưa công ty lên một tầm cao mới. 1.2.2 Yếu tố tài chính kế toán Yếu tố tài chính cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới lớn tới sự thành công Masan Food trên thị trường hàng tiêu dùng nói chung và trên thị trường mì ăn liền nói riêng. Theo báo cáo tài chính của công ty cổ phần thực phẩm Masan năm 2010, vốn điều lệ của công ty tính tới thời điểm 31/12/2010 vốn điều lệ của công ty là 1.300.000.000.000 đồng. Trong đó khả năng sinh lời trên vốn điều lệ của công ty là: 1 đồng vốn điều lệ sinh 0.96 phần lợi nhuận sau thuế. Khả năng sinh lời trên doanh thu thuần là: 1 đồng doanh thu thuần sinh 0.22 đồng lợi nhuận sau thuế. Khả năng thanh toán nhanh là 1.75 lần, khả năng thanh toán hiện hành là 1.91 lần. Tổng số giá trị tài sản của công ty tính tới 31/12/2010 là 4.372.249.754 VNĐ. Công ty cổ phần thực phẩm Masan cũng đã tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoáng, tính tới thời điểm 31/12/2010 thì tổng số cổ phiếu là 130.000.000 cổ phiếu phổ thông, trong đo số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 130.000.000 cổ phần phổ thông, cổ tức trên mỗi cổ phiếu là 9.851 đồng/cổ phiếu. Trong năm 2010, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 187%, doanh thu thuần tăng 141% so với năm 2009. Với tình hình tài chính vững mạnh như thế, trong năm 2010 vừa qua Masan Food đã có những thành công lớn trong sản xuất kinh doanh như sau: Đơn vị tính: nghìn đồng 2009 Kế hoạch 2010 Thực hiện 2010 Kế hoạch vs thực hiện 2010 vs 2009 (Triệu VNĐ) (in %) (in %) Doanh thu gộp 4.078.147 6.180.000 5.689.498 92% 140% Giảm trừ doanh thu (120.233) (180.000) (103.211) 57% 86% Doanh thu thuần 3.957.814 6.000.000 5.586.288 93% 141% Giá vốn bán hàng (2.583.875) (3.750.000) (3.194.617) 85% 124% Lợi nhuận gộp 1.373.938 2.250.000 2.391.671 106% 174% Thu tài chính 146.011 100.000 151.304 151% 104% Chi tài chính (59.390) (50.000) (107.519) 215% 181% Chi phí bán hàng (636.751) (1.075.000) (951.265) 88% 149% Chi phí quản lí (93.162) (115.000) (118.108) 103% 127% Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 730.647 1.110.000 1.366.083 123% 187% Thu nhập khác 14.185 - 12.028 na 85% Chi phí khác (22.770) - (8.359) na 37% Lợi nhuận trước thuế 722.062 1.110.000 1.369.752 123% 190% Thuế thu nhập doanh nghiệp (53.409) (110.000) (116.904) 106% 219% Lợi nhuận sau thuế 668.653 1.000.000 1.252.848 125% 187% Kết quả kinh doanh vô cùng ấn tượng đó đã thêm 1 lần nữa khẳng định vị thế của công ty trên thị trường trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Hơn thế nữa năm 2010 mặc dù vẫn ở vị trí thứ 2, nhưng Masan Food vẫn khẳng định được vị thế là vai trò dẫn dắt thị trường thực phẩm tiện lợi với những thành công ấn tượng, xác định xu hướng tiêu dùng mới của nhãn hiệu Omachi, thực hiện thành công việc tạo uy tín với người tiêu dùng là các sản phẩm “Ngon, Hợp khẩu vị và An toàn”. 1.2.3 Yếu tố công nghệ sản xuất Để có được lòng tin và uy tín đối với người tiêu dùng cũng như những thành công của các sản phẩm như nước chấm, gia vị và đặc biệt là mì ăn liền Omachi trên thị trường hiện nay, cũng 1 phần là nhờ sự đầu tư rất nhiều vào công nghệ sản xuất, lẫn khâu phát triển các sản phẩm mới của công ty. Hiện Masan Food đang sở hữu một trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm (MRD- Masan Research & Development Center) hiện đại bậc nhất ở Việt Nam. Công ty cũng sở hữu trên 10 bí quyết quan trọng nhất của ngành chế biến gia vị thực phẩm và có khả năng cho ra đời 50- 60 dòng sản phẩm mới mỗi năm. MRD có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển mang tính đột phá, cách mạng của công ty trên thị trường. MSR cũng chính là nơi sản sinh ra dòng sản phẩm mì ăn liền Omachi có nhiều đột phá, đã mang lại nhiều thành công cho Masan Food trên thị trường mì ăn liền, tạo vị thế mới cho công ty. Ngoài ra công ty cũng đã đầu tư xây dựng mới nhà máy Massan Hải Dương, khánh thành đi vào hoạt động nhà máy Masan Phú Quốc, đồng thời triển khai kế hoạch cải tiến dây chuyền sản xuất theo mô hình tự động hóa sản xuất theo tiêu chuẩn GMP/HACCP tại tổ hợp sản xuất MSI Bình Dương. Nhờ việc quan tâm tới phát triển công nghệ trong sản xuất cũng như trong nghiên cứu phát triển sản phẩm mới mà Masan Food đã liên tục đưa ra trên thị trường những sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng, tạo cho công ty những thành công mới. 1.2.4 Yếu tố thị trường và ngành hàng a) Sơ lược về thị trường mì ăn liền của Việt Nam Việt Nam được xem là một trong những nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất châu Á. Theo dự báo của các chuyên gia, ngành sản xuất mì ăn liền sẽ tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ cao, sản lượng sẽ tăng lên khoảng 6-7 tỷ gói trong vòng 3 năm tới. Hướng tới, các doanh nghiệp sẽ không đi vào sản xuất theo chiều rộng mà tập trung vào chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm với mì gói, mì ly, mì tô, mì không chiên, mì tươi. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Asia Food, cho rằng, ngành công nghiệp sản xuất mì gói ngày càng khó khăn hơn vì có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào. Để ổn định được giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, ngoài việc công ty phải không ngừng đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại thì định mức hao hụt trong tất cả khâu phải duy trì ở mức dưới 1%. Ngoài yếu tố chất lượng, giá cả, mì ăn liền cũng đang phải đối đầu với nhiều sản phẩm thay thế như cháo, phở, miến, hủ tiếu, bún bò Huế, bún riêu cua và chưa kể các món ăn tươi truyền thống… Chưa kể việc quản lý chất lượng chưa được các cơ quan chức năng quan tâm đúng mức nên tạo cơ hội cho những cơ sở sản xuất mì nhái những thương hiệu uy tín mà người tiêu dùng không thể phân biệt được. Mì gói tuy không phải là một thị trường mới mẻ nhưng với môi trường cạnh tranh, sòng phẳng, chắc chắn phần thắng sẽ nghiêng về các doanh nghiệp có sự đầu tư bài bản, biết lắng nghe và đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu cũng như túi tiền người mua. Trên thực tế, “cuộc chiến” quanh gói mì ăn liền mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu. Nếu như trước đây, trong những năm khan hiểm lương thực, hàng hoá của thời kỳ bao cấp, thị trường mì ăn liền có quy mô không lớn nhưng hầu như cũng không có cạnh tranh, nên phần lớn các thương hiệu mì ăn liền thời đó tiếp cận với người tiêu dùng chủ yếu ở đặc [...]... cho dòng sản phẩm mì ăn liền Omachi của công ty cổ phần thực phẩm Masan trong năm 2010 1.3.1 Bảng kế hoạch chiêu thị của công ty cho dòng sản phẩm mì ăn liền Omachi năm 2010 a) Mục tiêu chiêu thị của Masan Food cho dòng mì ăn liền Omachi năm 2010 Trong năm 2010, Masan Food đặt ra mục tiêu phát triển của nhãn hiệu mì ăn liền Omachi là: - Tiếp tục duy trì và phát triển dòng sản phẩm hiện có của Omachi. .. Thời gian: từ 2/11/2010 tới 2/12/2010 - Áp dụng tại hệ thống siêu thị ở thành phố Hồ Chí 1.3.2 Minh Phân tích chiến lược chiêu thị của công ty cổ phẩn thực phẩm Masan cho dòng sản phẩm mì ăn liền Omachi a) Phân tích công cụ quảng cáo Theo bảng kế hoạch chiêu thị ở trên chúng ta có thể thấy quảng cáo là công cụ chiêu thị luôn được công ty sử dụng xuyên suốt các quý trong năm Theo tính toán sơ bộ mỗi... và khuyết điểm của chiến lược chiêu thị của công ty Có thể thấy được rằng việc kết hợp 2 công cụ chiêu thị là quảng cáo và khuyến mại một cách hợp lí và tuần tự như vậy đã tạo rất nhiều lợi thế cho công ty, giúp thị phần của công ty trên thị trường mì ăn liền năm 2010 tăng lên 45% đứng thứ 2 sau Vina Acecook Có thể thấy rằng ưu điểm của chiến lược chiêu thị này là: việc hoạch định chiến lược rõ ràng... trong phân khúc thị trường cao cấp xét về giá trị bán lẻ trong năm 2010 Đồng thời, đưa thị phần sản phẩm mì ăn liền của công ty từ 20% năm 2009 lên được 40% trong năm 2010, đưa vị trí của Masan Food lên vị trí thứ 2 trên thị trường mì ăn liền Việt Nam b) Bảng kế hoạch chiêu thị của nhãn hàng Omachi năm 2010 Để thực hiện tốt các mục tiêu chiêu thị đã được nêu ở trên, công ty đã sử dụng bảng kế hoạch chiêu. .. thông quảng cáo của công ty được chia ra làm 2 hướng rõ ràng Thứ nhất là thực hiện quảng cáo nhắc nhở người tiêu dùng cho dòng sản phẩm Omachi thường (loại 80g) đã tồn tại trên thị trường Thứ hai là quảng cáo tạo ấn tượng và độ nhận biết cho 2 dòng sản phẩm mới của Omachi Chúng ta có thể phân tích về 2 hướng của công cụ quảng cáo như sau: • Công cụ quảng cáo nhắc nhở của dòng sản phẩm Omachi thường Quảng... quý 3 năm 2010, công ty thực hiện kế hoạch đưa ra thị trường 2 dòng sản phẩm mới của Omachi là “Hủ tiếu mì Omachi và Omachi xốt Spaghetti” Chính vì vậy mà công tác truyền thông quảng cáo càng đóng vai trò quan trọng và cân thiết hơn để giúp công ty tăng được độ nhận biết sản phẩm, cũng như kích thích nhu cầu của người tiêu dùng với 2 dòng sản phẩm này Có thể thấy trong năm 2010, chiến lược truyền thông... đang sở hữu 6 nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm mì ăn liền, miến ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền, … Và hơn 700 đại lý phân phối sản phẩm rộng khắp trên cả nước Vina Acecook nhấn mạnh đến yếu tố chất lượng được bảo chứng bởi công nghệ Nhật Bản Lý do để tin vào thông điệp của Acecook là khá rõ ràng: Acecook là một công ty đến từ Nhật Bản, quốc gia sản sinh ra mì ăn liền Bên cạnh đó, Acecook còn... cho dòng sản phẩm Omachi thường (loại 80g) đã xuất hiện trên thị trường từ năm giữa 2007 Trong năm 2010 công ty đã thay đổi từ bao bì, TVC quảng cáo cũng như khẩu hiệu của dòng sản phẩm này - Mục đích quảng cáo: nhắc nhở khách hàng, củng cố lòng tin của khách hàng về sản - phẩm, cũng như về khẩu hiệu mới của sản phẩm là “sức hấp dẫn không thể chối từ” Nội dung chiến lược quảng cáo: TVC quảng cáo của dòng. .. thích người tiêu dùng mua sản phẩm Omachi, giúp tăng doanh số tiêu thụ mì ăn liền Omachi lên mức 30% so với cùng kì năm 2009 Đối với hình thức tặng “Hủ tiếu mì Omachi khi mua lốc 5 gói mì Omachi, đây là một cách vừa kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm mì Omachi, giúp tăng doanh số tiêu thụ hàng, vừa là cách để giúp người tiêu dùng có thể dùng thử sản phẩm “Hủ tiếu mì Omachi , tạo sự thích thú... Spaghetti” và “Hủ tiếu mì Omachi , cũng như hỗ trợ quảng - cáo tăng độ nhận biết về sản phẩm mới của người tiêu dùng Nội dung chiến lược khuyến mại: gồm 3 hình thức là tặng sản phẩm dùng thử “Hủ tiếu mì Omachi , tặng sản phẩm Omachi xốt Spaghetti” thông qua việc tham gia cuộc thi trên website, và giảm giá trực tiếp 10% với sản phẩm mì Omachi xốt Spaghetti” Với hình thức tặng sản phẩm dùng thử sẽ tạo