Quân và dân miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn

Một phần của tài liệu Quá trình leo thang chiến tranh của mĩ tại việt nam (1954 1969) (Trang 69 - 72)

2.2. Việt Nam – “Hòn đá tảng” trong chiến lược toàn cầu của Kennedy ở châu Á

2.2.2. Quân và dân miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn

của Mĩ và chính quyền Sài Gòn

Từ đầu những năm 60, chính quyền Sài Gòn ngày càng bộc lộ những dấu hiệu bất ổn trong nội bộ. Chính quyền Ngô Đình Diệm ngày càng tỏ ra độc tài, gia đình trị. Đặc biệt, theo tinh thần Nghị quyết trung ương 15 (tháng 1-1959), phong trào Đồng khởi đã bùng nổ và lan rộng toàn miền Nam. Quân dân ta đã giải tán được chính quyền Sài Gòn và thành lập được chính quyền cách mạng ở nhiều nơi. Phong trào Đồng khởi đã phá vỡ từng mảng lớn hệ thống kìm kẹp của Mĩ - Diệm, căn bản làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở, làm tê liệt chính quyền Sài Gòn ở hầu hết các xã, giành quyền làm chủ, giải quyết những quyền lợi dân sinh, dân chủ của nhân dân.

Thắng lợi của phong trào Đồng khởi đã làm lung chính quyền chính quyền Sài Gòn.

Trong khi đó, chính quyền Sài Gòn càng khó khăn hơn. Chính quyền Ngô Đình Diệm không còn nhận được sự ủng hộ của nhân dân miền Nam và ngày càng tỏ ra chuyên chế, gia đình trị.

Tháng 1-1963, quân dân miền Nam đánh bại quân Mĩ-Sài Gòn tại Ấp Bắc (Mĩ Tho). Chiến thắng của quân giải phóng đã hỗ trợ mạnh mẽ nhân dân tiến hành một cuộc đấu tranh dẻo dai, quyết liệt chống lại việc tập trung dân. Nhiều ấp chiến lược bị phá vỡ hoặc biến thành làng chiến đấu; nhiều ấp chuyển qua chuyển lại nhiều lần từ phía này sang phía khác, người Mĩ và quân đội Sài Gòn cố gắng hết sức để chiếm lại những ấp đã tự giải phóng. Tuy nhiên, kết quả không được như họ mong muốn.

Đối với mục tiêu bình định, dồn dân lập ấp chiến lược, Mĩ – Sài Gòn không thể thực hiện như kế hoạch đã định. Ngô Đình Diệm dự định lập 16.000/17.000 ấp chiến lược trên toàn miền Nam. Thế nhưng, từ giữa năm 1962, Diệm phải điều chỉnh từ 16.000 ấp xuống còn 7.000 ấp và đến cuối năm 1962, chúng chỉ lập được 3900 ấp (đạt 31,7%) với khoảng 6 triệu dân, trong số 14 triệu dân toàn miền Nam” [30, tr.188].

Đây là thất bại bước đầu trong chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ tại Nam Việt Nam.

Về mặt quân sự, trong trận Ấp Bắc, Mĩ đã sử dụng 3 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 7 bộ binh, một tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn dù Sài Gòn, 2 đại đội biệt động quân, 3 đại đội bảo an, 3 đại đội dân vệ biệt kích, 13 xe thiết giáp M113, 13 tàu chiến, 6 máy bay khu trục B26, 15 máy bay trực thăng [10, tr.222] do đích thân Bùi Đình Đàm – Tư lệnh Sư đoàn 7 chỉ huy và 51 cố vấn Mĩ giúp sức, nhằm tạo nên sức mạnh áp đảo, tiêu diệt một bộ phận chủ lực quân giải phóng đang trú quân tại đây.

Tuy nhiên, với quyết tâm kiên quyết đánh bại càn quét của chính quyền Sài Gòn và dựa vào thế trận đã được chuẩn bị sẵn, lực lượng vũ trang Việt Nam đã bẽ gãy

nhiều đợt tấn công của quân đội Sài Gòn, diệt nhiều lính, bắn rơi nhiều máy bay trực thăng, phá hủy một số xe tăng thiết giáp, đập tan cuộc hành quân càn quét lớn của quân đội Sài Gòn vào Ấp Bắc. Chiến thắng Ấp Bắc đã nhanh chóng có tiếng vang xa, và thắng lợi của nó không phải chỉ có ý nghĩa chiến thuật mà có ý nghĩa quan trọng về chiến lược. Đó là trận mở đầu cho sự khủng hoảng về chiến thuật, là dấu hiệu phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

Đến cuối năm 1963, có 80% số ấp chiến lược bị phá. Những thắng lợi trên mặt trận quân sự cũng như phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân – đặc biệt là các tín đồ Phật giáo của Việt Nam đã đẩy chính quyền Sài Gòn vào thời kỳ khủng hoảng triền miên. Nguyên nhân chủ yếu của cuộc khủng hoảng là việc chính phủ Diệm không cho treo cờ Phật giáo trong ngày Phật đản. Lính của Diệm đã giết chết 40 người theo đạo Phật biểu tình và bắt giữ hàng nghìn người khác [60, tr.22- 23]. Hành động đàn áp tín đồ Phật giáo của chính quyền Sài Gòn đã làm nảy sinh mâu thuẫn giữa Mĩ và VNCH .

Những thất bại cả trên chính trường lẫn trên chiến trường và tình hình an ninh ngày càng tội tệ ở nông thôn miền Nam Việt Nam cùng sự bùng nổ của phong trào đấu tranh của tín đồ Phật giáo (từ tháng 5-1963) đã làm cho quan hệ giữa Mĩ và Sài Gòn ngày càng rạn nứt. Ngày 5-10-1963, Kennedy đã chấp thuận NSAM 263. Theo đó, Mĩ sẽ rút toàn bộ cố vấn quân sự Mĩ khỏi Nam Việt Nam trong năm 1965, 1000 cố vấn đầu tiên sẽ được rút ngay vào cuối năm 1963. Kennedy còn cho rằng “Năm 1965, tôi (Kennedy-ND) sẽ trở thành vị tổng thống mất lòng nhất trong lịch sử. Khắp nơi sẽ nguyền rủa tôi là người xoa dịu cộng sản…” [33, tr.224]. Tuy nhiên, thực chất NSAM 263 vẫn không xảy ra vì ngày 1-11-1963, Ngô Đình Diệm đã bị lật đổ và một chính quyền Quân sự được thành lập do Tướng Dương Văn Minh cầm đầu. Ngày 22- 11-1963, Kennedy bị ám sát tại Dallas, quá trình dính líu dần từng bước vào Việt Nam của Mĩ vẫn còn đang dở dang và trao lại cho L.B.Johnson.

Tiểu kết

Năm 1953, Eisenhower trở thành Tổng thống nước Mĩ và thực hiện chính sách

“đẩy lùi cộng sản” trên thế giới. Ở Việt Nam, Mĩ đã thực hiện “giải pháp Bảo Đại”

nhằm can thiệp trực tiếp vào Việt Nam. Mĩ từng bước viện trợ trực tiếp cho Bảo Đại để mong giành lấy một thắng lợi trong cuộc chiến chống cộng sản tại đây. Thế nhưng, tháng 7-1954, Pháp đã thất thủ tại Điện Biên Phủ và phải ký Hiệp định Geneva, rút quân về nước. Sự kiện này đánh dấu thất bại hoàn toàn của Eisenhower trong “giải pháp Bảo Đại” và Mĩ phải tìm một giải pháp khác thay thế.

Từ 1954-1960, Eisenhower tiến hành “giải pháp Ngô Đình Diệm” tại Nam Việt Nam. Mĩ đã giúp đỡ cho Ngô Đình Diệm để tiến hành phá hoại Hiệp định Geneva.

Ngô Đình Diệm đã lập ra được chính phủ VNCH và tiến hành các hoạt động đàn áp, tiêu diệt và gây nhiều tổn thất cho lực lượng cách mạng miền Nam. Tháng 1-1959, Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã kịp thời chỉ đạo nhân dân miền Nam đứng lên chống Mĩ và Sài Gòn. Phong trào Đồng Khởi ở miền Nam đã đánh bại hoàn toàn chiến lược chiến tranh của Eisenhower.

Đầu năm 1961, F.J.Kennedy đắc cử tổng thống và tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” tại Việt Nam với mong muốn giành thắng lợi quyết định. Việt Nam trở thành “hòn đá tảng” trong chính sách ngăn chặn cộng sản ở Đông Nam Á.

Kennedy và giới cầm quyền Mĩ rất lo ngại một hậu quả dây chuyền theo Thuyết Domino sẽ xảy ra nếu Nam Việt Nam sụp đổ. Do đó, Mĩ tăng cường viện trợ kinh tế, thực hiện xây dựng các Ấp chiến lược trên toàn miền Nam. Đồng thời, Mĩ cũng giúp chính quyền Sài Gòn tăng cường lực lượng quân sự để tiến hành những cuộc hành quân “càn quét” vào vùng của quân giải phóng. Tuy nhiên, những thất bại trên mặt trận quân sự ở Ấp Bắc (Mĩ Tho), An Lão, Ba Gia, Bình Giã…cùng sự khủng hoảng, chia rẽ trong nội bộ chính quyền Sài Gòn làm cho việc thực thi những chính sách của Kennedy không hiệu quả. Kennedy dự định sẽ rút quân Mĩ khỏi Việt Nam vào cuối năm 1965. Tuy nhiên, ý định này đã không thành vì tháng 11-1963, cả Ngô Đình Diệm và Kennedy đều bị ám sát. Chiến lược “phản ứng linh hoạt” của Mĩ còn đang dang dở và L.B. Johnson sẽ kế tục nhiệm vụ của Kennedy.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quá trình leo thang chiến tranh của mĩ tại việt nam (1954 1969) (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)