Mĩ với “Giải pháp Ngô Đình Diệm”

Một phần của tài liệu Quá trình leo thang chiến tranh của mĩ tại việt nam (1954 1969) (Trang 55 - 60)

2.1. Tổng thống D.Eisenhower và chính sách “đẩy lùi cộng sản”

2.1.2. Mĩ với “Giải pháp Ngô Đình Diệm”

Ngay trong ngày Hiệp định Geneva được kí (21-7-1954), tổng thống Eisenhower tuyên bố tại một cuộc họp báo ở Washington rằng Mĩ không phải là một bên kí kết, cũng không bị ràng buộc bởi các quyết định được Hội nghị Geneva thông qua và lưu ý rằng “mọi mưu toan lặp lại hoạt động xâm lăng của cộng sản sẽ bị chúng tôi xem là một vụ việc rất nghiêm trọng”, chủ nhân Nhà Trắng còn loan báo rằng Chính phủ Mĩ hiện đang tích cực theo đuổi cuộc thảo luận với những quốc gia khác về việc thành lập một tổ chức phòng thủ tập thể nhằm ngăn chặn hoạt động xâm lược trực tiếp hay gián tiếp khác ở Đông Nam Á [142, tr.190].

Hai ngày sau, ngày 23-7-1954, người phụ trách bộ Ngoại giao - John Foster Dulles khẳng định chính sách Mĩ sẽ theo đuổi ở Việt Nam là “Điều quan trọng nhất không phải là khóc thương cho quá khứ, mà là nắm lấy cơ hội tương lai nhằm ngăn chặn không để việc mất Bắc Việt Nam cuối cùng dẫn đến chỗ chủ nghĩa cộng sản chiếm ưu thế trên toàn cõi Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương” [100, tr.75].

Đồng thời, người Mĩ cho rằng “giải pháp Geneva là một “thảm họa” đã hoàn thành bước tiến quan trọng của chủ nghĩa cộng sản và có thể dẫn đến sự mất luôn Đông Nam Á” [123, tr.15]. Như vậy, Washington đã nhận thấy được nguy mất luôn Đông Dương nếu Mĩ không có sự can thiệp cần thiết vào khu vực này. Trước đây, giới cầm quyền Mĩ từng bị chỉ trích rất nhiều vì đã để mất Trung Quốc vào tay của những người cộng sản. Bây giờ, viễn cảnh đó lại đang diễn ra tại Việt Nam. Chính vì thế, giới cầm quyền Mĩ nhất định phải có một giải pháp kịp thời cho vần đề Việt Nam.

Ngày 20-8-1954, Hội đồng An ninh Quốc gia Mĩ thông qua Nghị quyết NSC 5429/2 và xác định “những thắng lợi của cộng sản ở Đông Dương, mà đỉnh cao là Hiệp định Geneva đã kéo theo những hậu quả nghiêm trọng gây tổn hại cho an ninh của Hoa Kì. Ở Việt Nam, những người cộng sản đã giành một đầu cầu cho phép họ gây sức ép cả về quân sự lẫn không quân sự lên những vùng không cộng sản cả lân cận và không lân cận” [32, tr.295]. Do đó, Mĩ đã không thừa nhận tính hợp pháp của Hiệp định Geneva và cho rằng Mĩ phải hành động để ngăn không cho Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản. Mĩ đã ra sức giúp đỡ cho Ngô Đình Diệm – nhân vật mà Mĩ chọn để thực hiện nhiệm vụ quan trọng của họ ở Đông Nam Á.

Theo Nghị quyết NSC 5429/2, Mĩ phải thực hiện một chương trình hành động gồm ba nội dung sau:

1-Về quân sự, Mĩ sẽ làm việc với Pháp chỉ ở mức độ cần thiết nhằm xây dựng một lực lượng bản xứ đủ sức đảm bảo an ninh trong nước.

2 -Về kinh tế, Mĩ sẽ khởi sự viện trợ trực tiếp cho người Việt Nam, không còn thông qua người Pháp như trước đây. Người Pháp sẽ được tách ra khỏi các chức vụ chỉ huy.

3 -Về chính trị, Mĩ sẽ làm việc với thủ tướng Diệm, nhưng sẽ khuyến khích ông ta mở rộng chính phủ của mình và thiết lập những định chế dân chủ hơn”[123, tr.15].

Như vậy, với Nghị quyết NSC 5429/2, Mĩ đã công khai can thiệp trực tiếp vào Nam Việt Nam. Mĩ từng bước tách dần vai trò người Pháp khỏi vấn đề Việt Nam.

Đồng thời, Mĩ cũng thừa nhận và giúp đỡ cho Ngô Đình Diệm để xây dựng một chính phủ “dân chủ” ở miền Nam Việt Nam để có thể cùng Mĩ thực hiện mục tiêu chiến lược của họ. Nhận định về sự kiện này, Hồ Chí Minh cho rằng “Mĩ và bè lũ tay sai đã phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, chia cắt nước ta, gây ra cuộc chiến tranh tàn khốc ở miền Nam” [59, tr.254]. Mục tiêu của Mĩ là “biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, một căn cứ quân sự của Mĩ, để chia cắt lâu dài nước ta..”[59, tr.276].

Để có lý do can thiệp công khai và lôi kéo đồng minh can thiệp vào Việt Nam, tháng 9-1954, Mĩ và đồng minh thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) gồm Mĩ, Anh, Pháp, Australia, Paskitan, Thái Lan, Philippines. Đồng thời, SEATO còn thông qua một nghị định thư cho phép can thiệp vào Đông Dương. Như vậy, việc thành lập SEATO chứng tỏ Mĩ đã rất linh hoạt trước mọi tình huống, Mĩ muốn tránh dư luận để can thiệp sâu vào Việt Nam. Đối tượng được Mĩ lựa chọn bấy giờ là Ngô Đình Diệm. Vì vậy, Washington đã từng bước can thiệp và giúp đỡ cho Ngô Đình Diệm.

Sự ủng hộ của Eisenhower đối với Ngô Đình Diệm đã được khẳng định thông qua bức thư do đại sứ Donald R. Heath đã chuyển đến Ngô Đình Diệm ngày 23-10- 1954 và nêu rõ rằng: “Chúng tôi (Eisenhower) đang xem xét các phương sách và

phương tiện nhằm làm cho sự trợ giúp của chúng tôi trở nên có hiệu quả hơn và đóng góp lớn hơn vào sự phồn vinh và ổn định của chính phủ Việt Nam” và mục đích của sự trợ giúp này là “hỗ trợ chính phủ Việt Nam phát triển và duy trì một quốc gia vững mạnh, có khả năng chống lại mưu toan lật đổ hay xâm lược bằng quân sự”[99, tr.382- 383]. Mưu toan lật đổ bằng quân sự ở đây là chỉ việc khả năng Việt Nam sẽ thống nhất dưới một chính phủ do Hồ Chí Minh đứng đầu. Do đó, mục đích của Mĩ là giúp cho Ngô Đình Diệm xây dựng một quốc gia vững mạnh để thực hiện chiến lược toàn cầu của Mĩ ở Châu Á.

Tháng 12-1954, chính phủ Mĩ đã thông qua Nghị quyết NSC 5429/5 với Điều 9 quy định rằng “nếu được yêu cầu bởi một chính phủ bản địa hợp pháp [trong vùng Đông Nam Á] đang cần sự trợ giúp để đánh bại mọi hoạt động lật đổ hay nổi dậy tại

chỗ của cộng sản, Mĩ sẽ xem xét một tình thế như vậy một cách nghiêm trọng đến mức ngoài việc mang đến mọi sự giúp đỡ công khai và bí mật … tổng thống còn xem xét ngay lập tức khả năng yêu cầu Quốc hội có hành động thích đáng. Hành động này có thể, nếu cần thiết và khả thi, bao gồm việc sử dụng lực lượng quân sự Hoa Kì hoặc là ngay tại chỗ, hoặc chống lại người tiếp trợ từ bên ngoài cho hoạt động lật đổ hay nổi dậy” [33, tr.205].

Như vậy, Nghị quyết NSC 5429/5 cho phép Mĩ được giúp đỡ (nếu được yêu cầu) về kinh tế, quân sự cho “các quốc gia tự do” trong sự nghiệp chống cộng của Mĩ. Để thực hiện ý đồ này, tháng 11-1955, tướng J.Lawton Collins được Eisenhower cử đến Nam Việt Nam để chuyển cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm thông điệp là “Mĩ sẽ cung cấp mọi sự giúp đỡ có thể được cho chính phủ Diệm và chỉ cho chính phủ của ông” [11, tr.199]. Đây được xem là bước khởi đầu cho sự can thiệp trực tiếp của Mĩ vào miền Nam Việt Nam để thực hiện mục tiêu chống cộng sản trong vùng Đông Nam Á.

Đề thực hiện mục tiêu đó, các phái đoàn viện trợ về kinh tế và cố vấn quân sự Mĩ đã được đưa vào Nam Việt Nam. Mĩ – Diệm đã từng bước gạt hết mọi ảnh hưởng trực tiếp của Pháp tại Việt Nam. Ngày 28-4-1956, những người Pháp rút khỏi Nam Việt Nam. Với sự giúp sức của Mĩ, Ngô Đình Diệm đã công khai vi phạm Hiệp định Geneva. Washington đã không ngừng đưa vũ khí và nhân viên quân sự vào miền Nam Việt Nam. Đến tháng 6-1955, Mĩ đã xây dựng cho chính quyền Sài Gòn một đội quân dưới quyền trực tiếp của Mĩ gồm 10 sư đoàn bộ binh, 17 tiểu đoàn pháo binh, 5 tiểu đoàn xe tăng thiết giáp và 54.000 dân quân địa phương. Số cố vấn Mĩ từ 35 người năm 1950 tăng lên 699 người vào năm 1956 và có mặt đến tận các sư đoàn. Mĩ lập ra Phái bộ tác chiến lục quân (CATO) và Phái bộ trang bị cung cấp (TERM) do Phái bộ viện trợ quân sự Mĩ – MAAG chỉ huy [36, tr.29]. Quân đội Sài Gòn được Mĩ trang bị tương đối hiện đại, được huấn luyện theo chương trình do cố vấn Mĩ đặt ra. Mĩ đã xây dựng hệ thống sân bay, quân cảng, các đường giao thông chiến lược nhằm biến miền Nam Việt Nam thành một căn cứ quân sự khổng lồ. Trong vòng 2 năm (từ 7- 1954 đến 6-1956) Mĩ đã đánh sụp toàn bộ cơ cấu thống trị trước đây của thực dân Pháp, dựng lên chính quyền thân Mĩ phục vụ cho nhiệm vụ chiến lược của họ.

Quân đội Sài Gòn do Mĩ xây dựng lại thành công cụ chống cộng hữu hiệu để phục vụ cho các mục tiêu chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

Nắm được quân đội cảnh sát – những công cụ thống trị chủ yếu, theo lệnh Mĩ, Ngô Đình Diệm tiến thêm một bước mới xé bỏ Hiệp định Geneva. Ngô Đình Diệm đã

tuyên bố rằng sẽ không có ngày 20-7-1956, tức sẽ không có ngày Việt Nam tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.

Ngày 23-10-1955, Mĩ hậu thuẫn cho Ngô Đình Diệm tổ chức trò hề “trưng cầu dân ý”, phế truất Bảo Đại và đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống VNCH. Theo Nguyễn Khắc Viện, “Mĩ còn vi phạm Hiệp định Geneva bằng cách khuyên Ngô Đình Diệm lập nên một nhà nước Việt Nam riêng biệt, có “quốc hội” và “hiến pháp” riêng.

Một trò hề trưng cầu dân ý đã cho phép loại bỏ Bảo Đại và đưa Ngô Đình Diệm lên nắm quyền lực tối cao [88, tr.395]. Không chỉ thế, tháng 11-1955, tướng J. Lawton Collins được cử đến Nam Việt Nam để chuyển cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm thông điệp là “Mĩ sẽ cung cấp mọi sự giúp đỡ có thể được cho chính phủ Diệm và chỉ cho chính phủ của ông”[35, tr.199]. Như vậy, Washington đã xác định viện trợ cho Diệm tại Nam Việt Nam là một việc làm cần thiết. Đó là phương án có thể duy trì được nhiệm vụ chống cộng của Mĩ ở Đông Nam Á.

Ngày 4-3-1956, Ngô Đình Diệm đã tổ chức bầu cử Quốc hội riêng rẽ ở Nam Việt Nam. Ngày 30-4-1956, phát biểu trước Ủy ban đối ngoại của Thượng Viện, J.Dulles cho rằng “Mĩ phải giữ lấy miền Nam Việt Nam, y như đã giữ Nam Triều Tiên và Đài Loan. Ba vùng đó có một tầm quan trọng quyết định đến vị trí của Mĩ ở Đông Nam Á [64, tr.15]. Triều Tiên và Đài Loan đang nhận được sự bảo trợ trực tiếp từ Mĩ để duy trì sự tồn tại của mình. Điều này đồng nghĩa từ nay, sự tồn vong của Việt Nam cũng sẽ phải gắn liền với sự hậu thuẫn của Mĩ. Với sự ủng hộ của Eisenhower, Ngô Đình Diệm đã lập ra được chính quyền VNCH tại Nam Việt Nam có “Quốc hội” và “Hiến pháp” riêng. Ngô Đình Diệm lên nắm quyền lực tối cao- Tổng thống VNCH . Ngày 20-10-1956, Ngô Đình Diệm cho công bố “Hiến pháp VNCH ”. Từ nay, một chính phủ thân Mĩ chính thức ra đời và hoạt động tại miền Nam Việt Nam. Vĩ tuyến 17 từng chỉ là Giới tuyến quân sự tạm thời nay vô hình trung trở thành ranh giới chia cắt hai miền Nam-Bắc Việt Nam. Mĩ đã biến miền Nam Việt Nam thành một quốc gia riêng rẽ, nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam.

Với một hệ thống cố vấn chặt chẽ từ Phủ Tổng thống, Bộ Tổng tham mưu, Nha cảnh sát, các Bộ của chính quyền Sài Gòn đến các đơn vị quân đội, các địa phương và dựa vào quyền lực của vũ khí, đôla viện trợ, Mĩ đã can thiệp ngày càng sâu vào miền Nam, quyết định từ đường lối, chính sách đến các công việc cụ thể của chính quyền miền Nam như chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội và ngoại giao.

Âm mưu của Mĩ là nhằm biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ để tiến công miền Bắc, làm “con đê” ngăn chặn chủ nghĩa xã hội và không cho phong trào cách mạng tràn xuống vùng Đông Nam Á.

Sau khi thiết lập được quyền kiểm soát trên toàn miền Nam, Mĩ - Diệm đã mở hàng loạt chiến dịch như: chiến dịch Phan Châu Trinh đánh phá thí điểm các tỉnh Trung Bộ, trọng điểm là Quảng Nam vào tháng 2-1955; chiến dịch giải phóng đánh phá Quảng Ngãi và vùng Bắc Bình Định vào tháng 4-1955; chiến dịch Trình Minh Thế đánh phá toàn diện các tỉnh khu V vào tháng 5-1955; từ tháng 6 đến tháng 10- 1956, Diệm mở chiến dịch Thoại Ngọc Hầu đánh vào vùng Đồng Tháp Mười, Mĩ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ… Từ tháng 7 đến tháng 12-1956, chúng mở chiến dịch Trương Tấn Bửu đánh phá miền Đông Nam Bộ.

Chính quyền Sài Gòn đã huy động gần như toàn bộ lực lượng cảnh sát mật vụ và một phần quân đội vào các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”. Chúng nêu khẩu hiệu hành động “tiêu diệt cán bộ nằm vùng, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa cộng sản”,

“thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Mĩ Diệm cho quân đánh phá điên cuồng, giết hại những người yêu nước, những người kháng chiến cũ, những người cách mạng hoặc bị tình nghi, “bất cứ ai đã từng ít nhiều tham gia kháng chiến chống Pháp đều bị buộc tội là “cộng sản” hoặc “đồng lõa với cộng sản”. Bất cứ ai bị buộc tội là “cộng sản”

đều có thể bị tống vào nhà lao, nhà tù khổ sai, bị giam giữ trong một thời gian vô hạn và thường bị tra tấn đến chết. Những chiếc “chuồng cọp” đã có ngay từ những ngày đầu của chế độ này” [88, tr.397].

Ngày 4-4-1959, trong diễn văn đọc tại trường đại học Gettysburg, Tổng thống Eisenhower vẫn tiếp tục khẳng định rằng “về mặt chiến lược, việc mất Nam Việt Nam cho cộng sản sẽ đưa sự kiểm soát của họ tiến thêm vài trăm kilômét trong một vùng cho tới nay còn tự do. Các nước khác ở Đông Nam Á sẽ bị đe dọa tấn công từ mạn sườn…Việc để mất Nam Việt Nam sẽ mở đầu một quá trình sụp đổ, nếu tiếp tục phát triển lên sẽ có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng cho chúng ta và cho tự do” [21, 103- 104]. Phát biểu này là lời khẳng định thêm vai trò của Việt Nam đối với việc hoạch định và thực hiện chính sách của Mĩ. Vì vậy, Mĩ sẽ không để cho Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản. Đây vừa là lợi ích về kinh tế, chính trị mà còn bao hàm cả uy tín của Mĩ trên trường quốc tế. Do đó, Mĩ đã giúp đỡ và viện trợ cho chính quyền Sài Gòn để họ tiến hành những cuộc tấn công quy mô lớn vào lực lượng cách mạng miền Nam.

Một phần của tài liệu Quá trình leo thang chiến tranh của mĩ tại việt nam (1954 1969) (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)