Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với mục tiêu “châu Âu trước hết”

Một phần của tài liệu Quá trình leo thang chiến tranh của mĩ tại việt nam (1954 1969) (Trang 32 - 36)

Có thể nói, sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Âu giữ vai trò quyết định đến vị trí thống trị thế giới của Mĩ vì “Đông bán cầu (gồm châu Âu, châu Á và châu Phi- ND) rộng gấp 2,5 lần diện tích Tây bán cầu (châu Mĩ-ND) mà dân số lại gấp 10 lần…nên nếu có chiến tranh thế giới kéo dài thì Tây bán cầu khó lòng mà chống nổi”[52, tr.13]. Do đó, Mĩ không thể để cho châu Âu và châu Á có thể thống nhất dưới sự lãnh đạo của bất kì một quốc gia nào.

Thế nhưng, lúc này Liên Xô đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ ở Đông Âu, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi…điều này đồng nghĩa với việc Liên Xô sẽ có khả năng lãnh đạo ở Đông bán cầu. Nếu điều này xảy ra, Liên Xô sẽ thống trị cả thế giới, Mĩ cho rằng nền an ninh của họ và “thế giới tự do” sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Vì vậy, từ 1945-1949, với khẩu hiệu “Châu Âu trước hết” (Europe first), chính sách ngăn chặn toàn cầu của Mĩ tập trung chủ yếu vào khu vực châu Âu.

Tháng 6-1947, tại Đại học Harvard, Bộ trưởng Ngoại giao George Marshall đã công bố “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (thường gọi là “Kế hoạch Marshall” – The Marshall Plan) và cho rằng “Chiến tranh đã để lại sự tàn phá đến mức mà những nhu cầu của châu Âu lớn hơn khả năng thanh toán của nó. Cần phải tính đến một sự viện trợ thêm, một sự viện trợ không hoàn lại và rất quan trọng; nếu không, sẽ có nguy cơ

tan vỡ về kinh tế, xã hội và chính trị rất quan trọng…”[33, tr.26]. Do đó, ngày 3-4- 1948, Quốc hội Mĩ thông qua Kế hoạch Marshall và bắt đầu chương trình viện trợ 12,7 tỷ USD cho các nước Tây Âu trong vòng 4 năm (90% cho không và 10% cho vay) nhằm giúp đỡ các quốc gia này khôi phục lại đất nước sau chiến tranh và cùng Mĩ hình thành một liên minh chống cộng sản ở châu Âu. Trong đó, Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kì và Tây Berlin (Đức) là những khu vực then chốt trong chính sách ngăn chặn của Mĩ.

Đối với Hi Lạp, Mĩ cho rằng đây là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng vì

“bất kì một cường quốc nào ở lục địa Âu châu cũng có thể đe dọa các đường giao thông ở biển Địa Trung Hải từ những căn cứ ở Hi Lạp”[2, tr.101]. Thế nhưng, tháng 12-1944, Mặt trận giải phóng dân tộc Hi Lạp với Đảng Cộng sản làm nồng cốt đã phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Chính phủ hoàng gia được Anh đang có một đạo quân trấn đóng trên lãnh thổ Hi Lạp hậu thuẫn. Mùa xuân năm 1947, cảm thấy không còn đủ sức hỗ trợ chính phủ Athens đẩy lui cuộc đấu tranh vũ trang ngày càng lan rộng của Đảng Cộng sản Hi Lạp, chính phủ London đã lên tiếng báo động với Washington rằng họ sẽ rút lui khỏi Hi Lạp. Do đó, để chiếm giữ vị thế trọng yếu này, Mĩ phải tăng cường viện trợ cho Hi Lạp sau chiến tranh để nước này thành lập được chính phủ thân Mĩ, loại bỏ dần ảnh hưởng của Anh và Liên Xô ở đây.

Đối với Thổ Nhĩ Kì, Mĩ cho rằng đây là khu vực dễ bị tấn công và chịu những áp lực ngoại giao đang tăng lên từ phía Liên Xô. Mặt khác, Thổ Nhĩ Kì cũng có vị trí địa chính trị hết sức quan trọng vì “là tâm điểm của các mối tương tranh giữa các đại cường quốc ở Đông Địa Trung Hải. Eo biển Dardanelles và Bospores là thủy lộ duy nhất nối liền Hắc Hải với Địa Trung Hải. Quốc gia nào kiểm soát eo biển này có thể hạn chế sự di chuyển của tàu bè ngang qua đó…Ngoài ra, quyền kiểm soát hải cảng Constantinople và bể Marmora tạo khả năng một cuộc tấn công hải quân lên phía Bắc vào Hắc Hải hoặc xuống phía Nam vào Địa Trung Hải”[2, tr.102]. Như vậy, Thổ Nhĩ Kì có một vị trí địa chính trị-quân sự quan trọng bậc nhất ở vùng Địa Trung Hải.

Trong khi, Liên Xô đang tăng cường ảnh hưởng ở đây thì Anh không đủ sức để tiếp tục viện trợ cho Thổ Nhĩ Kì. Vì vậy, Mĩ phải viện trợ về kinh tế, quân sự…để xây dựng Thổ Nhĩ Kì thành một tiền đồn phòng thủ đối phó với “sự thử thách của cộng sản” ở Tây Nam châu Âu và sự xâm nhập của Liên Xô vào Trung Đông.

Ở trung tâm lục địa châu Âu, Mĩ chú trọng và quyết tâm giữ cho được Tây Berlin trước sự tấn công của cộng sản ở Đông Berlin. Đại tướng Lucius D.Clay-Tư lệnh quân đội Mĩ ở Tây Berlin cho rằng “chúng ta (Mĩ) đã mất Tiệp Khắc, Na Uy bị đe dọa…Khi Berlin mất, tiếp theo sẽ đến lượt nước Đức…Nếu chúng ta rút lui, vị trí

của chúng ta ở châu Âu sẽ bị đe dọa…và chủ nghĩa cộng sản sẽ lan tràn nhanh chóng…tương lai của dân chủ buộc chúng ta phải ở lại đây”[2, tr.132-133]. Như vậy, Berlin cũng có vị trí địa chính trị quan trọng trong chính sách ngăn chặn cộng sản của Mĩ ở trung tâm lục địa châu Âu. Do đó, Mĩ phải bằng mọi giá giữ cho được Berlin và Tây Đức không rơi vào vòng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản.

Tóm lại, từ 1945-1949, Mĩ tập trung chiến lược toàn cầu vào khu vực châu Âu với ba vị trí địa chính trị quan trọng là Tây Berlin, Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì. Đây là

những “tiền đồn” quan trọng để Mĩ tiến hành bao vây, ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu.

Đầu những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều tác động đến chính sách đối ngoại của Mĩ. cuối nhiệm kỳ Tổng thống của Truman diễn ra những chuyển động quan trọng trong tình hình quốc tế và so sánh lực lượng trên thế giới, buộc Mĩ lần đầu tiên phải điều chỉnh chiến lược toàn cầu sau chiến tranh của họ:

Thứ nhất, ở châu Âu, Liên Xô đã từng bước giữ vai trò quan trọng và đạt nhiều thành tự quan trọng trong công cuộc khôi phục đất nước. Ngoài ra, Liên Xô còn giúp đỡ các nước Đông Âu hàn gắn vết thương chiến tranh và thành lập nên các chính quyền dân chủ nhân dân ở đây. Đến năm 1949, hành loạt quốc gia đã tiến hành xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu như: Ba Lan, Rumani, Nam Tư… Đặc biệt, sự ra đời của nước Cộng hòa dân chủ Đức ngày 7-10-1949 đã đánh dấu sự ảnh hưởng của Liên Xô đối các nước Đông Âu và trở thành đối trọng với Mĩ về chính trị.

Thứ hai, Liên Xô đạt nhiều thành tựu vượt bậc về công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân, khoa học – kỹ thuật v.v… Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ. Liên Xô đã trở thành đối trọng của Mĩ về quân sự.Tuy nhiên, giai đoạn này Mĩ vẫn còn nắm ưu thế về vũ khí nguyên tử.

Thứ ba, chiến lược ngăn chặn và chiến tranh lạnh không ngăn cản được phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Nhiều quốc gia độc lập mới ra đời góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới. Đông Nam Á và châu Á trở thành cái nôi của phong trào giải phóng dân tộc. Hội nghị Á – Phi với 10 nguyên tắc Bangdung phản ánh sự lớn mạnh và thúc đẩy phong trào giải phóng và độc lập dân tộc ở hai lục địa này.

Thứ tư, lợi dụng Mĩ đang vấp phải cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế năm 1953 – 1954, các nước đồng minh Tây Âu và Nhật Bản ra sức khôi phục và phát triển nền kinh tế nhằm rút ngắn khoảng cách giữa họ và Mĩ. Các nước này có xu hướng

muốc thoát khỏi sự lệ thuộc và kiểm soát của Mĩ. Điều này, đã làm cho việc triển khai chiến lược toàn cầu của Mĩ gặp thêm nhiều khó khăn.

Do đó, Chính phủ Mĩ quyết định đưa ra những chính sách mới nhằm điều chỉnh chiến lược toàn cầu. Chiến lược toàn cầu mới của Mĩ bao gồm chiến lược quân sự

“trả đũa ồ ạt” và chính sách ngoại giao “bên miệng hố chiến tranh”. Những điểm mới trong chiến lược quân sự toàn cầu của Mĩ sau đợt điều chỉnh lần đầu tiên này là:

Thứ nhất, Mĩ tăng cường và đẩy mạnh cải tiến kĩ thuật, sản xuất vũ khí chiến lược, giảm bớt số quân và vũ khí thông thường. Đẩy mạnh cải tiến kĩ thuật thể hiện qua việc “phát triển nhiều chủng loại vũ khí mang đầu đạn hạt nhân (lắp vào tên lửa và đạn pháo), nhiều phương tiện phóng hạt nhân”[49, tr.29]. Lực lượng quân đội giảm mạnh cả về tổng quân số cũng như số đơn vị: “Tổng quân số từ 14,40 triệu quân giảm xuống còn 1,44 triệu, từ 89 sư đoàn lục quân giảm xuống 10 sư đoàn vào năm 1950, tiến hành rút phần lớn lực lượng Mĩ từ chiến trường châu Âu, Viễn Đông về nước”[49, tr.28]. Như vậy, mặc dù giảm về số lượng quân đội nhưng Mĩ đã tăng cường chế tạo những loại vũ khí hủy diệt mới. Mĩ đang cố gắng thay thế cuộc chiến dùng người trực tiếp chiến đấu thành cuộc chiến tranh hiện đại, vũ khí tối tân để tránh hao tổn về người.

Thứ hai, dùng vũ khí hạt nhân chiến lược đánh đòn phủ đầu bất ngờ vào đối phương (Liên Xô), hạn chế thấp nhất khả năng đánh trả của đối phương, giành thắng lợi quyết định trong những giờ, ngày đầu của chiến tranh.

Thứ ba, Mĩ thực hiện cuộc chiến tranh không chỉ nhằm vào các nước xã hội chủ nghĩa, mà còn đối với bất cứ nơi nào Mĩ thấy cần thiết. Nghĩa là Mĩ không chấp nhận nguyên tắc một cuộc chiến tranh hạn chế. Châu Âu là chiến trường trọng điểm, nhưng Đông Á và Trung Đông được Mĩ rất chú trọng nhằm đối phó với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đang lên cao ở hai khu vực nóng bỏng này. Như vậy, chính sách đối ngoại của Mĩ cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề châu Á vì khu vực này đang có những biến động ton lớn, cản trở âm mưu bá chủ toàn cầu của Mĩ.

Mĩ cùng các nước đồng minh chạy đua vũ trang, thành lập liên minh quân sự, xây dựng hệ thống quân sự toàn cầu. Mĩ tăng cường thiết lập hệ thống liên minh và xây dựng các căn cứ quân sự Mĩ ở vùng ngoại vi bao quanh Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa bằng các hiệp ước như: Hiệp ước Hỗ tương liên Mĩ (2-9-1947 có 22 nước tham gia), thành lập Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương-NATO (4-4-1949) gồm 12 nước, về sau thêm 7 nước nâng tổng số nước lên 19, Khối hiệp ước quân sự Australia- New Zealand-Mĩ (ANZUS, ngày 1-9-1951), Hiệp ước phòng thủ chung Mĩ - Philippines (9-8-1951), Hiệp ước An ninh Mĩ - Nhật (9-1951), Mĩ công nhận độc lập

cho chính phủ Bảo Đại (2-1950). Với những Hiệp ước đã ký kết, những tổ chức được thành lập, Mĩ muốn tập hợp, lôi kéo các nước đồng minh để cùng bao vây, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và sự lan rộng của chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

Như vậy, chính quyền Eisenhower thực hiện chính sách “bên miệng hố chiến tranh”, đem vũ khí nguyên tử ra hù dọa nhằm buộc đối phương lùi bước, đầu hàng trước sức ép của Mĩ. Dưới chiêu bài chống chủ nghĩa cộng sản, Mĩ đã lôi kéo các nước đồng minh tham gia cuộc chạy đua vũ trang, thành lập liên minh quân sự, xây dựng hệ thống căn cứ quân sự toàn cầu. Washington tiến hành viện trợ, can thiệp vào các cuộc xung đột khu vực nhằm hất cẳng các thế lực thực dân cũ, thực hiện chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ. Học thuyết Eisenhower cùng chiến lược quân sự “trả đũa ồ ạt” và chính sách ngoại giao “bên miệng hố chiến tranh” đã đẩy cuộc đối đầu trên thế giới lên đỉnh cao, làm cho tình hình thế giới cực kì căng thẳng.

Một phần của tài liệu Quá trình leo thang chiến tranh của mĩ tại việt nam (1954 1969) (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)