Mĩ mở rộng chiến lược toàn cầu sang châu Á

Một phần của tài liệu Quá trình leo thang chiến tranh của mĩ tại việt nam (1954 1969) (Trang 36 - 41)

Ở Viễn Đông, trong lúc Mĩ và đồng minh phản công Nhật trên chiến trường châu Á-Thái Bình Dương, Mĩ đã tìm cách giải quyết vấn đề Nhật Bản sau chiến tranh.

Ngày 27-7-1945, tổng thống Mĩ H. Truman, thủ tướng Anh Clement Atlee và Tưởng Giới Thạch đã ký một bản tuyên cáo nhấn mạnh Nhật phải đầu hàng vô điều kiện, nếu không “sẽ bị hủy diệt nhanh chóng và hoàn toàn” và lực lượng đồng minh sẽ chiếm đóng Nhật cho đến lúc “một chính phủ có xu hướng hòa bình và có trách nhiệm được thành lập phù hợp với ý nguyện được tự do bày tỏ của nhân dân Nhật”[32, tr.7].

Trong chiến tranh, Mĩ giữ vai trò chính trong việc đánh bại Nhật Bản. Ngày 2-9-1945, Nhật Bản ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện trước sự hiện diện của tướng MacArthur, tổng tư lệnh quân đồng minh ở mặt trận Tây- Nam Thái Bình Dương. MacArthur là Tư lệnh tối cao các lực lượng Đồng minh chiếm đóng Nhật Bản (Supreme Commander for the Allied Powers - SCAP), là người nắm quyền lực cao nhất, quyết định mọi chính sách chiếm đóng ở Nhật, nhận mọi chỉ thị và mệnh lệnh và chỉ chịu trách nhiệm trước tổng thống Mĩ. Dưới sự giúp đỡ của Mĩ, Nhật Bản đã tiến hành nhiều cải cách sâu rộng từ năm 1945-1947.

Ngày 3-11-1946, Hiến pháp mới được ban hành đã quy định hoàng đế chỉ còn là “biểu trưng của quốc gia và sự đoàn kết dân tộc”. Quốc hội lưỡng viện là cơ quan quyền lực cao nhất; chính phủ sẽ do Quốc hội đề cử và chịu trách nhiệm trước Quốc hội; nguyên tắc “tam quyền phân lập” được chính thức xác lập. Hiến pháp quy định mọi quyền tự do cơ bản của công dân và xóa bỏ sự phân biệt về đẳng cấp và phẩm tước. Đặc biệt, Điều 9 của Hiến pháp quy định “dân tộc Nhật vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh như là một quyền tối thượng của quốc gia, từ bỏ sự đe dọa hoặc sử dụng sức

mạnh như là phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế”. Do đó, Nhật sẽ “không bao giờ duy trì các lực lượng hải, lục, không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác. Quyền gây chiến của Nhà nước không được công nhận”[32, tr.56]. Với Hiến pháp này, Nhật Bản đã từ bỏ quyền tái vũ trang sau chiến tranh. Điều này cũng có nghĩa là trách nhiệm bảo vệ an ninh cho Nhật do Mĩ sẽ đảm nhận.

Ngày 2-2-1951, F. Dulles tuyên bố rằng “nếu Nhật muốn, Mĩ sẽ xem xét với thiện cảm việc giữ lại quân đội Mĩ trên và chung quanh lãnh thổ Nhật Bản”. Ngày 11-2-1951, thủ tướng Nhật Yoshida trả lời: “Đứng trước cuộc chiến tranh xâm lược công khai và gây nhiều tàn phá của cộng sản hiện đang diễn ra ở Triều Tiên, chúng tôi nồng nhiệt đón nhận lời gợi ý của ngài Đại sứ”[32, tr.60]. Trên đây là thông điệp quan trọng mà Nhật và Mĩ đã báo cho nhau trước khi Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật được ký kết. Nó cũng phản ánh quan điểm về mối quan hệ quân sự giữa hai nước.

Với sự hỗ trợ của Mĩ, ngày 8-9-1951, Hòa ước San Francisco đã được 49 nước ký kết với Nhật. Theo đó, Nhật Bản được trao trả toàn bộ chủ quyền đối với lãnh thổ của mình. Cũng trong ngày 8-9-1951, Nhật ký với Mĩ Hiệp ước An ninh hỗ tương, trao trách nhiệm bảo vệ Nhật cho Mĩ. Từ đây, trách nhiệm bảo vệ Nhật Bản trước những cuộc nổi dậy trong nước và xâm lược từ bên ngoài do Mĩ đảm trách. Đồng thời, Hiệp ước này cũng đã nâng vị thế Nhật Bản lên thành một đồng minh của Mĩ trong cuộc chiến chống cộng ở châu Á.

Song song với quá trình can thiệp vào Nhật, Mĩ cũng giúp đỡ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc. Trong lúc chiến tranh đang diễn ra, Mĩ đã công nhận Tưởng Giới Thạch là người đứng đầu của Trung Quốc. Sau chiến tranh, Mĩ đã ủng hộ cho “giải pháp Tưởng Giới Thạch” nhằm thiết lập một chính phủ thân Mĩ với sự tham gia của nhiều tổ chức, đảng phái nhưng do Quốc Dân đảng nắm quyền lãnh đạo. Từ tháng 12-19545, đại sứ Mĩ - George C. Marshall được cử sang Trung Quốc để giúp “điều giải các bất đồng nội bộ của nhân dân Trung Quốc bằng những phương pháp đàm phán hòa bình”[32, tr.38] và theo hướng mở rộng chính phủ Tưởng Giới Thạch bao cả nhóm “những người tự coi là cộng sản”. Giải pháp này không nhận được sự đồng ý của những người cộng sản Trung Quốc chấp thuận.

Tháng 7-1946, cuộc nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản đã bùng nổ. Trong thời gian nội chiến, Mĩ đã tìm cách giúp đỡ cho Tưởng Giới Thạch. Tháng 4-1948, Mĩ đã chấp thuận cung cấp cho Tưởng Giới Thạch 463 triệu USD nhưng vẫn không can thiệp quân sự vào Trung Quốc. Người Mĩ vẫn hi vọng vọng giải pháp Tưởng Giới Thạch. Tuy nhiên, ngày 30-6-1949, Mao Trạch Đông đã tuyên bố “muốn đi đến thắng lợi và củng cố thắng lợi thì nhất thiết phải ngã hẳn về một phíặ..), người

Trung Quốc không ngã theo phía đế quốc chủ nghĩa thì phải ngã theo phía xã hội chủ nghĩa, tuyệt đối không có cách nào khác. Lừng khừng là không được, không có con đường thứ ba”[32, tr.40-41]. Tuyên bố này được xem là mốc mở đầu cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc khi cuộc nội chiến kết thúc. Rõ ràng, lúc này Trung Quốc không thể ngã về phe chủ nghĩa đế quốc vì Mĩ đang giúp cho Tưởng Giới Thạch. Do đó, Trung Quốc chỉ còn một con đường: đi theo chủ nghĩa xã hội. Năm 1949, cuộc nội chiến Quốc-Cộng kết thúc. Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa ra đời đã đánh dấu sự thắng lợi của những người cộng sản Trung Quốc.

Ngay sau đó, ngày 2-10-1949, Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa đã công nhận CHND Trung Hoa. Tháng 2-1951, Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô – Trung được ký kết đã làm cho khối xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

Sự kiện này đã đánh dấu sự thất bại hoàn toàn trong “giải pháp Tưởng Giới Thạch”

của Mĩ. Từ đây, Mĩ phải xét lại chính sách đối với châu Á.

Ở Triều Tiên, trước sự tấn công mạnh mẽ của Hồng Quân Liên Xô vào Bắc Triều Tiên, Mĩ đã đề nghị Stalin cho quân đội dừng lại ở vĩ tuyến 38 và Liên Xô đã đồng ý đề nghị này. Ngày 6-9-1945, 72.000 quân Mĩ dưới sự chỉ huy của Trung tướng J. R. Hodge đã đến Nam Triều Tiên. Họ đã thiết lập Chính phủ quân quản tại Triều Tiên (USAMGIK) và đặt Nam Triều Tiên dưới sự cai trị quân sự. Tháng 10-1945, Mĩ đã thành lập Hội đồng tư vấn Triều Tiên do Rhee Sungman đứng đầu. Sau đó, ngày 14-2-1946, Hội đồng đại diện cho nền dân chủ Triều Tiên được thành lập do Rhee Sungman đứng đầu. Đây là cơ quan tư vấn và chấp hành mệnh lệnh của tư lệnh quân đội chiếm đóng Mĩ – tướng Hodge.

Tháng 11-1946, Mĩ thành lập Nghị viện Lập pháp quá độ Nam Triều Tiên (SKILA) với 90 thành viên, trong đó Mĩ bổ nhiệm 45 thành viên, 45 thành viên còn lại được bầu ra qua những cuộc bầu cử gián tiếp. Như vậy, Nghị viện Lập pháp này do người Mĩ lập ra và nắm quyền chi phối nó với 50% đại biểu. Do đó, số phận của Viện này tùy thuộc vào thái độ của Mĩ.

Tháng 9-1947, Mĩ tuyên bố sẽ đưa vấn đề Triều Tiên lên Liên Hiệp Quốc xem xét. Bất chấp sự phản đối của Liên Xô và các nước cùng phe, ngày 10-10-1947, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã họp để bàn về vấn đề Triều Tiên1. Các nước đã quyết

1 Tại cuộc họp này, Hoa Kì và các nước đã thông qua nghị quyết về vấn đề Triều Tiên (với 43 phiếu thuận, 6 trắng, 0 chống) với nội dung:

- Tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước trước ngày 31.03.1948 để bầu quốc hội và lập chính phủ chung của cả nước Triều Tiên.

- Thành lập “Ủy ban lâm thời của Liên hiệp Quốc về Triều Tiên” với sự tham gia của 9 nước là Australia, Canada, Trung Quốc (Đài Loan của Tưởng Giới Thạch), Pháp, Ấn Độ, Philippines, ElSalvador, Syria và

định thành lập Ủy ban lâm thời Liên Hiệp Quốc về Triều Tiên (UNTCOK – The United Nations Temporary Commission on Korea) để tiến hành tổ chức bầu cử ở Triều Tiên.

Ngày 10-5-1948, UNTCOK chính thức tổ chức cuộc tổng tuyển bầu Quốc hội Triều Tiên ở miền Nam với sự tham gia của 7,7 triệu cử tri, chiếm 95% cử tri đăng ký. Ngày 31-5-1948, Quốc hội họp phiên đầu tiên, bầu Rhee Sungman làm chủ tịch Quốc hội. Đảng Cánh hữu của Rhee Sungman giành được đa số ghế và đứng ra thành lập chính phủ. Ngày 17-7-1948, Hiến pháp được thông qua. Quốc hội quyết định đặt tên nước là: Đại Hàn Dân Quốc (ROK – Republic of Korea), thiết lập thể chế cộng hòa dân chủ và bầu Rhee Sungman làm Tổng thống đầu tiên của Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc).

Ngày 15-8-1948, nước Đại Hàn Dân Quốc chính thức được thành lập. Chính phủ đóng tại Seoul và kiểm soát khu vực Nam Triều Tiên. Ngay sau đó, ngày 12-12- 1948, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thừa nhận chính phủ Đại Hàn Dân Quốc do Tổng thống Rhee Sungman đứng đầu là chính phủ hợp pháp, duy nhất tại Triều Tiên. Tháng 12-1948, Mĩ kí kết với chính phủ Lý Thừa Vãn một bản hiệp ước bất bình đẳng, trong đó có hiệp định “viện trợ” cho phép các công ty độc quyền Mĩ kiểm soát kinh tế, tài chính ở Nam Triều Tiên. Ngày 1-1-1949, Mĩ chính thức thừa nhận chính phủ của Rhee Sungman.

Như vậy, nhờ sự giúp đỡ của Mĩ, Rhee Sungman đã thành công trong việc thành lập nước Đại Hàn Dân quốc ở Nam vĩ tuyến 38. Trước tình hình đó, tháng 9-1948, Liên Xô cũng giúp đỡ cho Kim Nhật Thành lập ra nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (The Democracy People Republic of Korea – DPRK) ở Bắc vĩ tuyến 38.

Sự thành lập hai nhà nước trên cùng bán đảo Triều Tiên là biểu hiện rõ nét sự đối đầu Mĩ – Liên Xô tại khu vực Bắc Á.

Ở Đông Nam Á, Mĩ đã can thiệp vào Thái Lan. Tháng 12-1946, Mĩ cung cấp cho Thái Lan một khoản tín dụng 10 triệu USD, mở đầu thuận lợi cho mối quan hệ Mĩ – Thái và từ nay, Thái Lan được giới chức Mĩ đánh giá là “đối tác đáng tin cậy”

của Mĩ trong chính sách “ngăn chặn cộng sản” ở khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, từ năm 1946 đến 1947, Mĩ mua của Thái Lan một khối lượng lớn cao su và toàn bộ khối lượng thiết bị ối đọng trong những năm chiến tranh. Vụ giao dịch này đã mang

Ukraina (riêng Ukraina từ chối tham gia Ủy ban). Ủy ban này có nhiệm vụ xúc tiến và kiểm soát việc tổng tuyển cử và việc thành lập chính phủ cho cả nước Triều Tiên trên cơ sở hiến pháp dân chủ, thúc đẩy việc rút quân đội chiếm đóng nước ngoài ra khỏi Triều Tiên.

- Quân đội Hoa Kì và Liên Xô còn được trú đóng tại Triều Tiên 90 ngày kể từ khi Chính phủ Triều Tiên được thành lập với lực lượng cảnh sát có đủ khả năng giữ gìn trật tự trị an[32, tr.44].

lại cho tư sản Thái Lan số lãi 12 triệu USD. Tháng 10-1949, Mĩ trả lại cho Thái Lan số vàng trị giá 43,7 triệu USD bị phong toả trong các ngân hàng của Mĩ trong thời gian chiến tranh[33, tr.46]. Đây là những sự kiện đánh dấu sự mở đầu tốt đẹp trong quan hệ Mĩ – Thái ở Đông Nam Á. Thái Lan trở thành đồng minh của Mĩ trong cuộc chiến chống cộng sản ở khu vực này.

Có thể nói, trước sự kiện 1-10-1949, tình hình châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng vẫn còn khá yên bình và chưa thu hút nhiều sự chú ý từ giới cầm Mĩ. Do đó, chính quyền Truman vẫn tiếp tục khẩu hiệu “châu Âu trước hết” mà chưa có sự quan tâm cần thiết đến khu vực này.

Đầu những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình châu Á có nhiều biến động quan trọng tác động trực tiếp đến chiến lược toàn cầu của Mĩ như:

1- Nước CHND Trung Hoa ra đời (1-10-1949) đã đánh dấu sự thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc nội chiến Quốc – Cộng. Nó cũng là minh chứng sự thất bại của Mĩ trong “giải pháp Tưởng Giới Thạch” tại Trung Hoa lục địa.

2- Tháng 1-1950, CHND Trung Hoa, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với VNDCCH, đánh dấu sự ủng hộ của chủ nghĩa xã hội đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam.

Điều này gây nhiều khó khăn cho Pháp tại Đông Dương.

3- Tháng 2-1950, Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô – Trung được ký kết đã làm cho khối xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

4- Tháng 6-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ và chính phủ Lý Thừa Vãn (Rhee Sungman) đứng trước nguy cơ bị xóa sổ, vị trí chống “làn sóng đỏ” của Mĩ tại châu Á đã bị đe dọa nghiêm trọng. Từ 25-10-1950, Trung Quốc gửi Chí nguyện quân sang giúp Bắc Triều Tiên.

Những sự kiện trên đã đe dọa đến chính sách chống cộng của Mĩ ở châu Á. Do đó, ngày 31-1-1950 Truman đã lệnh cho Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng “duyệt xét và đánh giá lại toàn bộ các chính sách đối ngoại và quốc phòng của Mĩ dưới ánh sáng của các sự biến: Trung Quốc bị mất, Liên Xô làm chủ năng lượng hạt nhân”[48, tr.19].

Rõ ràng, chính phủ Truman đã không dành cho châu Á một sự quan tâm cần thiết, đúng mức nếu không có những biến động kể trên.

Trong bối cảnh khó khăn đó, Hội đồng An ninh quốc gia phải chấp nhận phương án quân sự hóa dựa trên nguyên tắc cơ bản của NSC-68 (National Security Council- 68). Theo đó, Hội đồng An ninh Quốc gia Mĩ báo động rằng bất kỳ một sự "mở rộng thêm lãnh thổ của điện Kremli sẽ dẫn đến khả năng không tập hợp nổi một liên minh nào đủ mạnh để đối đầu với Kremli"[100, tr.14-15]. Mặt khác, một khi Trung Hoa

Dân quốc sụp đổ, các nhà chiến lược quốc gia kết luận Đông Nam Á có tầm quan trọng sống còn đối với an ninh của Mĩ. Do đó, Hội đồng An ninh Quốc gia Mĩ khuyến cáo: Nếu khu vực này bị chủ nghĩa cộng sản kiểm soát, "chúng ta sẽ phải gánh chịu một thất bại thảm hại về mặt chính trị mà ảnh hưởng của nó sẽ lan tràn trên toàn thế giới"[100, tr.15].

Để đối phó với nguy cơ trên, Tổng thống Truman đã tuyên bố một tình trạng khẩn cấp quốc gia và lập tức, “ngân sách quốc phòng tăng từ 13,5 tỉ USD lên 48,2 tỉ USD…và Mĩ phải tiến hành một cuộc chiến tranh thực sự với người Xô Viết hoặc với những người làm thay họ trong bất cứ nơi nào trên thế giới”[48, tr.20]. Như vậy, quan điểm của Mĩ là sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến tranh thật sự với chủ nghĩa cộng sản tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Do đó, người Mĩ cũng cho rằng việc “Đông Dương sụp đổ vào tay cộng sản sẽ là một tai họa không những đối với việc cung cấp nguyên liệu và đối với tinh thần nhân dân Đông Nam Á mà còn là một tai họa, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần các lực lượng của Liên Hiệp Quốc ở (Nam) Triều Tiên nữa”[83, tr.12].

Đối với Mĩ, mất Đông Nam Á sẽ gây tổn thất không thể bù đắp nổi đối với vị trí chiến lược của Mĩ tại vùng Viễn Đông. Nếu để Đông Nam Á rơi vào tay cộng sản thì việc kiểm soát một loạt đảo ngoài khơi trải dài từ Nhật Bản tới Philippines, sẽ gặp nguy hiểm. Không những thế, đường hàng không và đường biển giữa Australia và Trung Đông, Mĩ và Ấn Độ có thể bị cắt đứt, gây trở ngại nghiêm trọng cho các hoạt động quân sự khi xảy ra chiến tranh tại đây. Do đó, ngày 26-5-1952, Tổng thống Truman đã tuyên bố là “Sự phòng thủ của Mĩ phải vươn tới Triều Tiên, Đài Loan và

Đông Dương”[83, tr.11].

Như vậy, các nhà hoạch định chính sách của Mĩ đã nhận thấy được vị trí chiến lược quan trọng của khu vực Đông Nam Á đối với chính sách an ninh của Mĩ vì khu vực này tiếp giáp Nam Trung Quốc và là cửa ngõ ra vào giữa hai biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Do đó, Washington bắt đầu áp dụng chính sách ngăn chặn cộng sản ở Đông Nam Á bằng quá trình “can thiệp gián tiếp” vào Đông Dương thông qua giúp đỡ cuộc chiến tranh mà Pháp đang tiến hành trên bán đảo này.

Một phần của tài liệu Quá trình leo thang chiến tranh của mĩ tại việt nam (1954 1969) (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)