1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học thơ đường luật ở trung học cơ sở hiện nay luận văn thạc sĩ ngữ văn

102 623 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 610,5 KB

Nội dung

Trong những công trình này, các tác giả đã nêu lên những đặc điểm cơ bản về mặt nộidung và nghệ thuật cũng như những giá trị đặc thù của thơ Đường luật nóiriêng, văn học trung đại nói ch

Trang 1

NGUYỄN THỊ THUỶ

D¹Y HäC TH¥ §¦êNG LUËT

ë TRUNG HäC C¥ Së HIÖN nAY

luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc

NGHÖ aN - 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THUỶ

D¹Y HäC TH¥ §¦êNG LUËT

ë TRUNG HäC C¥ Së HIÖN nAY

Chuyªn ngµnh: lý luËn vµ ph¬ng ph¸p d¹y häc Bé m«n v¨n - tiÕng

viÖt

M· sè: 60.14.15

luËn v¨n th¹c sÜ khoa häC gi¸o dôc

Ngêi híng dÉn khoa häc: TS Ph¹m tuÊn vò

NGHÖ aN - 2012

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trung Quốc là một nước có truyền thống về thơ Từ Kinh Thi

đến thơ hiện đại, lịch sử thơ Trung Quốc có hơn ba ngàn năm Ở mỗi thờiđại thơ nước này đều có những đặc sắc riêng, nhưng người Trung Quốc vàthế giới đếu công nhận thơ Đường là đỉnh cao của thơ Trung Quốc và làmột trong những đỉnh cao của thơ ca nhân loại Đại bộ phận thơ đương thờiviết theo thể Đường luật Thơ Đường luật là một sản phẩm đặc thù và làniềm tự hào của thơ ca Trung Quốc

1.2 Thơ Đường luật được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và đạt

được nhiều thành tựu rực rỡ Trong nhà trường, loại văn bản này được đemvào giảng dạy ở Trung học cơ sở và tiếp tục ở những bậc học cao hơn Cácvăn bản đó gồm những sáng tác của các tác giả Trung Quốc cổ - trung đại

và một số tác giả Việt Nam trung đại và hiện đại Đây là những tác phẩmtiêu biểu của những tác giả xuất sắc đại diện cho thơ Đường luật của haidân tộc

1.3 Thơ Đường luật là loại văn bản khó dạy học vì rất nhiều lí do

thuộc bản thân đối tượng và thuộc người dạy, người học Thể loại thơ này

có nhiều giá trị đặc thù Để dạy và học tốt loại văn bản này cần kết hợp sựhiểu biết về thể loại và áp dụng các thành tựu của khoa học giáo dục Giảiquyết đề tài này nằm trong hướng đó

Bên cạnh những thành quả tốt đẹp, việc dạy học thơ Đường luật ở

trung học cơ sở hiện nay cần có nhiều vấn đề cần điều chỉnh, cần đi sâuthêm trên cơ sở nhận thức có hệ thống cả về phương pháp, cả về kiến thức

cụ thể Bởi vậy chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Dạy học thơ Đường

luật ở trung học cơ sở hiện nay” hy vọng góp một phần nhỏ vào việc giải

quyết những vấn đề này

Trang 5

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Thơ trung đại là một bộ phận quan trọng của thơ ca Việt Nam.Với

số lượng tác giả, tác phẩm lớn cùng với những giá trị đặc thù, thơ giai đoạnnày dành được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Riêng vớithơ Đường luật - thể thơ mà “luật thơ nghiêm như luật hình” thì sự ưu ái đócàng tăng lên gấp bội Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ ca trung

đại nói chung, thơ Đường luật nói riêng, như: Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại của Trần Đình Sử, Thơ Nôm Đường luật của Lã Nhâm Thìn; Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá của Trần Nho Thìn; Thi pháp thơ Đường của Nguyễn Thị Bích Hải; Thi pháp thơ Đường của Quách Tấn; Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường của Cao Hữu Công, Mai Tổ Lân; Về thi pháp thơ Đường của Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử Trong những

công trình này, các tác giả đã nêu lên những đặc điểm cơ bản về mặt nộidung và nghệ thuật cũng như những giá trị đặc thù của thơ Đường luật nóiriêng, văn học trung đại nói chung Các công trình nghiên cứu đã giúp íchnhiều cho việc dạy học thơ Đường luật trong nhà trường phổ thông

2.2 Vấn đề dạy học thơ Đường luật đã được đề cập tới trong một số

công trình Trong công trình Bình giảng thơ Đường (2005) Nguyễn Thị Bích

Hải đã “thử đề xuất một hướng tiếp cận thơ Đường luật” Đó là “phân tíchcác bài thơ Việt Nam làm theo thể Đường luật mà chia thành bốn phần đề,

thực, luận, kết là phù hợp Có điều, dẫu rằng chia bốn nhưng vẫn phải tôn

trọng tính “nhất khí” của bài thơ, chú trọng xu hướng vận hành do sự “nhậphứng” đối cảnh sinh tình và ba trọng tâm khi phân tích một bài thơ Đườngluật vẫn là “đề”, “mạch cảm xúc” và phần kết, nơi tập trung thể hiện chủ đề”[22, 133] Trong công trình này tác giả đã có một số gợi ý hết sức quan trọngcho việc phân tích dạy học thơ Đường: “Vì đặc trưng của thơ Đường là tạolập các mối quan hệ nên người đọc thơ Đường cần phải phát hiện những quan

hệ ấy, mà để phát hiện được phải danh nhiều thời gian suy nghĩ và tưởngtượng, liên tưởng” [22, 22]

Trang 6

Năm 2006, tác giả Lê Xuân Soan xuất bản sách Dạy - học các tác phẩm thơ Đường ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Công trình

gồm hai chương và phần phụ lục, trong đó, chương hai (cũng là chương quantrọng nhất) tác giả đã nêu lên 10 biện pháp nâng cao chất lượng dạy học thơĐường ở trường trung học Đó là: Thường xuyên đối chiếu nguyên tác; vậndụng thích hợp các yếu tố lịch sử, cái “tâm” cái “chí” của nhà thơ để cắt nghĩathơ Đường; chú ý khai thác ý tại ngôn ngoại; khai thác cách kết bài, mở bài;phân tích phép đối, nghệ thuật chấm phá; phân tích giá trị tu từ của niêm luật;phân tích chất nhạc, chất họa; giải thích điển cố, điển tích; tổ chức cho họcsinh hoạt động nhóm; và phân tích và dạy học thơ Đường theo bố cục vàmạch cảm xúc

Tác giả Phạm Tuấn Vũ trong Văn học trung đại Việt Nam trong nhà trường nêu lên vấn đề sử dụng bản dịch trong việc dạy học thơ Đường luật

ở trường phổ thông hiện nay Theo tác giả, “khi dạy thơ chữ Hán ĐườngLuật, nhiều giáo viên tiến hành đối chiếu bản dịch thơ sát hay không sát vớinguyên tác và bản dịch nghĩa, từ đó kết luận bản dịch thơ không sát, tươngxứng hay không tương xứng, thậm chí hay hơn nguyên tác Đây là việc làmcần thiết tuy nhiên chỉ có hiệu quả khi tiếp cận được thực chất của hoạtđộng dịch thơ và xác định đúng vai trò của bản dịch thơ’’ [78, 108]

Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương, năm 2007 ra mắt bạn đọc cuốn Để dạy và học tốt tác phẩm văn học (phần Trung đại) ở trường phổ thông Phần

đầu của cuốn sách tác giả dành để nói về những thuận lợi và khó khăn trongdạy học Văn học trung đại Phần sau (cũng là phần chính) của cuốn sách tácgiả đã thiết kế một số giáo án, trong số này có giáo án thơ Đường luật

Cũng trong hướng đi ấy, tác giả Lã Nhâm Thìn, năm 2009 đã cho ra

mắt cuốn sách Phân tích tác phẩm Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn thể loại Nội dung sách là những bài phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể

loại, trong đó có đặc trưng của thơ Đường luật Trong phần phương phápphân tích thơ chữ Hán Đường luật, tác giả nêu lên bốn vấn đề, cũng là bốncách tiếp cận một bài thơ của thể loại thơ này Theo đó, khi phân tích thơ

Trang 7

Đường luật, độc giả có thể lưu ý tới tính quy phạm thể loại, tới câu thơ kết;tới kết cấu đề thực luận kết và đặc biệt là nghệ thuật đối Tác giả viết “khiphân tích thơ Đường luật cần đặc biệt lưu ý nghệ thuật đối Đối xứng trởthành đặc trưng thi pháp của thơ Đường luật” [69, 15] Cũng trong cuốnsách, tác giả nêu lên đặc điểm và phương pháp phân tích thơ Nôm Đườngluật Theo Tác giả “đặc điểm của thơ Nôm Đường luật nói một cách ngắngọn nhất và bản chất nhất là sự kết hợp hài hòa yếu tố Nôm và yếu tốĐường luật Hai yếu tố này vừa tác động nhau, xuyên thấm vào nhau vừa

có tính độc lập tương đối, có thể tách ra để nhận diện đặc điểm của thểloại” [69, 42] “Những yếu tố Nôm hay yếu tố Đường luật đều có nhữnggiá trị đặc trưng riêng Người giảng văn thơ Nôm Đường luật cần thấyđược giá trị biểu đạt, biểu cảm, giá trị thẩm mĩ của từng yếu tố Nôm hoặcyếu tố Đường luật đồng thời thấy được sự quyện hòa, xuyên thấm của haiyếu tố này để làm nên giá trị chung của toàn bài thơ” [69,43]

Như vậy những nghiên cứu trên đã đưa ra nhiều hướng tiếp cận và cáccách dạy học văn bản thơ Đường luật Tuy nhiên việc dạy học thể thơ nàyvẫn còn rất nhiều vấn đề cần bàn luận Đó không chỉ là những khó khăntrong quá trình dạy học thể loại mà đó còn là những cách hiểu, những cáchgiải thích khác nhau đối với một văn bản thơ Đường

2.3 Nói đến thơ Đường luật, độc giả thường bị ám ảnh bởi ấn tượng “thơĐường khó” Ngay từ việc đọc chính xác, trôi chảy và diễn cảm những bảnphiên âm chữ Hán, với nhiều người cũng là một việc rất khó khăn Nhưngcái việc đọc ấy cũng có thể xem là nhẹ nhàng so với việc đi vào tìm hiểucác tầng nghĩa của tác phẩm Hơn thế, thơ Đường luật thường sử dụng điểntích, điển cố nên việc tìm hiểu tác phẩm càng khó khăn hơn Chính vì vănbản thuộc thể loại này khó cảm thụ nên có những tác phẩm được hiểu theonhững cách khác nhau Tệ hại hơn là những cách hiểu ấy lại được thể hiệntrong các sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo hiện hành Về văn bản

Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến trong Ngữ văn 7, tập 1, Phần Ghi

nhớ viết: “Bài thơ được lập ý bằng cách cố tình lập nên tình hướng khó xử

Trang 8

khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết: Bác đến chơi đây ta với ta, nhưng

trong đó là một giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đà thắm thiết”

[52, 16] Trong Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn ngữ văn trung học cơ sở, tập 1, cũng nhấn mạnh là làm cho học sinh “hiểu

được tình bạn đậm đà thắm thiết của tác giả Nguyễn Khuyến” Như vậy,nội dung cơ bản nhất của bài thơ được “gói” trong ba từ “tình bạn đậm đà,

thắm thiết” Vậy mà trong Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7, tập 1, nhóm tác

giả viết: “Nguyễn khuyến và ông bạn già (có thể là Dương Khuê chăng?)chung một tâm trạng mừng vui vì lâu mới gặp nhau, vì cả hai vẫn còn khỏe,còn nhớ đến nhau, chung tâm sự u ẩn của những ông quan, những nhà nho

về ở ẩn trước cảnh nước sắp mất về tay kẻ khác mà mình thì bất lực, yếuđuối, không đủ mạnh, đủ dũng để bước theo ngọn cờ Cần Vương đangsôi sục khắp trong Nam ngoài Bắc Cho nên vui đấy mà vẫn buồn, vẫn

cô đơn Chỉ còn vui niềm vui hiếm hoi của bạn bè nghèo lâu lâu gặp gỡmột lần mà thôi” [16, 186] Các tác giả còn viết thêm: “Phải hiểu lắm,yêu lắm cảnh làng quê mới có thể hạ những câu đơn giản cứ ngỡ như làchẳng phải suy nghĩ gì mà khiến người đọc vừa vui, vừa cảm động đến naolòng” [16, 187] Cách hiểu này e rằng đã đi quá xa với nội dung cơ bản củabài thơ Hơn thế sẽ làm xuất hiện trong học sinh ý nghĩ tác giả sáng tác bàithơ này một cách rất dễ dàng

Không giống với trường hợp của Bạn đến chơi nhà, văn bản Tĩnh dạ tứ

(Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) của Lí Bạch lại có sự không thống nhất

trong việc xác định thể loại thơ Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1 khẳng

định: “Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗicâu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm

luật và đối ràng buộc” [52, 124] Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7, tập 1 do

Nguyễn Văn Đường chủ biên đã ba lần khẳng định: “Tĩnh dạ tứ là: Thơngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật” [16, 216] Tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã

tham khảo một số cuốn sách như Bình giảng thơ Đường của Nguyễn Thị Bích Hải và Đường thi tam bách thủ do Ngô Văn Phú dịch Cả hai cuốn

Trang 9

sách này đều khẳng định đây là một trong những kiệt tác của Lí Bạch nói

riêng và của thơ Đường Trung Quốc nói chung Trong Đường thi tam bách thủ, bài thơ Tĩnh dạ tứ được xếp vào loại Ngũ ngôn tuyệt cú [59, 587] Tuy

nhiên, các tác giả cũng giải thích: “thực ra thơ tuyệt cú là một thể thơ bốncâu, có thể là cổ phong hoặc thơ luật nhưng ý tứ, ý nghĩa phải trọn vẹn sâusắc Cũng phải có mở, có kết, có thể hiện nội dung chủ đề mình định nói”[59, 22] Như vậy, thể loại của tác phẩm này, đến đây, vẫn còn chưa đượcxác định rõ ràng Sự không thống nhất này sẽ làm cho độc giả, đặc biệt làgiáo viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình dạy học Vì trên thực tế cónhiều giáo viên không có sự chuẩn bị một cách kỹ lưỡng cho bài dạy củamình Bởi vậy, bên cạnh những bộ sách giáo khoa, Bộ Giáo dục cũng trang

bị thêm cho mỗi giáo viên những cuốn Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng Trong cuốn Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn trung học cơ sở, tập 1, khẳng định Tĩnh dạ tứ thuộc thể loại

cổ thể và giải thích: “Cổ thể: một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5

hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật, và đốiràng buộc” [6, 146] Với những định hướng đó, người giáo viên phải chuẩn

bị cho mình một vốn kiến thức thật vững vàng về hệ thống thể loại để cóthể đem đến cho học sinh những tri thức đúng nhất

Hồi hương ngẫu thư (Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê) của Hạ

Tri Chương không gây tranh cãi về thể loại nhưng có những cách hiểu

khác nhau Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, khẳng định: “Bài thơ biểu

hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quêhương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắcvừa mới đặt chân trở về quê cũ” [52, 128] Tác giả Phạm Tuấn Vũ trong

cuốn Về một số vấn đề tác giả tác phẩm văn chương đã trình bày cách hiểu

của mình về văn bản này Theo tác giả, “Ở sách giáo khoa, câu dịch nhan

đề bài thơ có thêm chữ mới (bản dịch nghĩa ở Thơ Đường, tập 1, Nxb Văn

học 1987 chỉ dịch là “ngẫu nhiên viết nhân buổi về làng”) Sự thêm vào nàyxuất phát từ cách hiểu của soạn giả chứ nhan đề của nguyên tác không có ý

Trang 10

đó” [82, 75] Cũng theo tác giả, “Bài thơ chỉ có bốn câu nhưng diễn tảnhiều sự đối lập” Và “một bài thơ ngắn mà có chừng ấy sự đối lập, xem rakhông biểu thị những giá trị tình cảm hồn nhiên, thuận lí… Điều mà Hạ TriChương ngộ ra và muốn giãi bày với người đời, là một triết lí Cốt lõi củatriết lí ấy là cuộc đời có những quy luật khách quan, nghiệt ngã mà dùkhông muốn chúng ta cũng phải đối diện” [82, 77] Phát hiện này của tácgiả được nhiều người tán thành, và vì thế, đặt ra việc tìm ra ý nghĩa đíchthực của những tác phẩm mà tính hàm súc, kín đáo luôn được đề cao.

Như vậy, các nhà nghiên cứu đã có những cách cảm nhận và kiến giảiriêng trong tiếp nhận thơ Đường luật Điều này bên cạnh việc làm cho đờisống văn học nước nhà phát triển, thì lại gây ra những khó khăn nhất địnhtrong việc dạy và học của giáo viên và học sinh ở các trường phổ thônghiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Như tên đề tài đã xác định, luận văn nghiên cứu việc dạy học thơĐường luật ở trung học cơ sở hiện nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu các yếu tố cơ bản tham gia vào việc dạy học thơĐường luật ở trung học cơ sở như: người dạy, người học, chương trình và sáchgiáo khoa, chú trọng nhất là việc hướng dẫn dạy học các văn bản thơ Đườngluật

4 Mục đích nghiên cứu

4.1 Nhận thức được những khó khăn và thuận lợi cơ bản của việc dạyhọc thơ Đường luật ở trung học cơ sở, hướng phát huy những thuận lợi vàkhắc phục những khó khăn đó

4.2 Đánh giá các tài liệu hướng dẫn việc dạy học thơ Đường luật ởtrung học cơ sở hiện nay

4.3 Đưa ra được một số giáo án dạy học thơ Đường luật có chấtlượng cao

Trang 11

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn kết hợp các phương pháp nghiên cứu văn học như thống kê

- phân loại, tổng hợp - phân tích, đối sánh và các phương pháp khoa họcgiáo dục như: Phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp nghiên cứuthực tiễn và các phương pháp khác

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung của việc dạy học thơ Đường luật ở trunghọc cơ sở hiện nay

Chương 2: Đặc điểm của việc dạy học thơ Đường luật ở trung học cơ

sở

Chương 3: Thiết kế một số giáo án thể nghiệm dạy học thơ Đường luật

ở trung học cơ sở

Trang 12

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CỦA VIỆC DẠY HỌC

THƠ ĐƯỜNG LUẬT Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN NAY

1.1 Thơ Đường luật

1.1.1 Khái niệm

Thơ Đường luật là khái niệm dùng để chỉ tất cả các bài thơ làmtheo luật thơ được hoàn thiện ở đời Đường (Trung Quốc), bất kể được sángtác vào lúc nào, ở Trung Quốc hay ở Việt Nam Thơ Đường luật còn được

gọi là cận thể thi hay kim thể thi (thể thơ mới ra đời) Đây là tên gọi mà người Trung Quốc từ sau đời Đường sử dụng để phân biệt với thơ cổ thể (còn gọi là cổ thi hoặc cổ phong).

Theo tác giả Nguyễn Thị Bích Hải trong Thi pháp thơ Đường, Nxb

Thuận Hóa, Huế, 1995 thì ở đời Đường Trung Quốc, các nhà thơ sử dụnghai thể thơ chính là cổ thể (cổ phong) và kim thể (luật thi) Thơ cổ phongkhông có luật lệ quy định, không hạn định số câu trong bài và số chữ trongcâu cũng tương đối tự do Cách gieo vần cũng linh hoạt Có thể dùng độcvận, liên vận, có thể không hiệp vận ở từng bộ phận, có thể dùng vận chính,vận thông hay vận chuyển Thể này cũng không quy định niêm luật và cũngkhông cần đối ngẫu

Ngược lại với thể cổ phong, luật thi (thể Đường luật) buộc phải theonhững quy tắc nhất định của âm thanh, bố cục, tình ý Một bài thơ phảiđảm bảo sáu yêu cầu về niêm, luật, vận, đối, tiết tấu, bố cục

1.1.2 Những đặc điểm cơ bản

1.1.2.1 Hình thức thể loại

- Về bố cục: bài thất ngôn bát cú được chia thành bốn phần : đề, thực, luận, kết Trong đề câu thứ nhất là phá đề, câu thứ hai là thừa đề Phá đề

mở ý của bài thơ, thừa đề tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài Thực

gồm câu thứ ba và thứ tư, còn gọi là thích thực hay cập trạng, giải thích rõ

Trang 13

ý của đề tài Luận gồm câu thứ năm và thứ sáu, phát triển rộng ý của đề bài Kết gồm hai câu cuối, kết thúc ý toàn bài.

- Về luật bằng trắc: Thơ Đường luật buộc phải theo sự quy định về

thanh bằng, thanh trắc trong từng câu và trong cả bài Hệ thống thanh bằng,thanh trắc được tính từ chữ thứ hai của câu thứ nhất Nếu chữ này thanh

bằng thì bài thơ thuộc loại luật bằng ( và ngược lại) Sự sắp xếp thành bằng

trắc trong thơ Đường chẳng qua chỉ làm cho điệu thơ không đơn điệu.Muốn vậy, trong mỗi câu xu hướng chung là các cặp bằng trắc lần lượt thay

nhau Trong mỗi cặp câu, tức trong mỗi liên, các chữ tương ứng của câu số

lẻ, số chẵn phải có thanh ngược nhau (trừ chữ thứ năm và thứ bảy trongliên đầu) Trong hai cặp câu kề nhau, nhịp đi của “liên” trên phải khác nhịp

đi của “liên” dưới Muốn vậy, chữ thứ hai của câu chẵn thuộc “liên” trênphải cùng thanh với chữ thứ hai của câu lẻ thuộc “liên” dưới Sự giống

nhau gọi là “niêm” vì đã làm cho hai câu thơ thuộc hai liên “dính” vào

nhau

- Về cách đối: Đối ở phần thực và phần luận Tuy nhiên cũng có bài

chỉ đối ở một phần Ngược lại cũng có bài đối ở cả ba liên hoặc bốn liên

Về nguyên tắc, các từ đối nhau phải cùng từ loại, song, một mặt do quanniệm về từ loại của người xưa chưa thật rõ ràng, mặt khác, do các nhà thơ

có tài thường thích dùng các kiểu đối khác nhau như đối lưu thủy, tức đốitẩu mã hay hoạt đối (hơi thơ cũng như ý của câu thứ hai là do câu thứ nhấttrượt xuống, không thể đứng một mình), tả đối (mượn âm hoặc nghĩa củamột từ khác để đối), điệu đối (chủ yếu là đối về âm điệu), tự đối hay “tiểuđối” “đương cú đối” (đối trong nội bộ một câu là chính), khoan đối (đốikhông thật chỉnh)… nên không thể dùng máy móc công thức trên để phântích thơ Đường luật

- Về cách gieo vần: Thơ Đường luật chỉ gieo một vần và chỉ gieo vần

bằng (vần nằm ở các câu 1, 2, 4, 6, 8) Riêng chữ cuối của câu thứ nhất, đặcbiệt ở câu ngũ ngôn, có thể gieo vần hoặc không

Trang 14

1.1.2.2 Thuộc tính thể loại

Thuộc tính rất được đề cao ở thơ Đường luật là sự hàm súc, kín đáo.Hàm súc là nhiều ý nghĩa, nhiều loại ý nghĩa trong một lượng ngôn từ tốithiểu Người xưa đề cao những bài thơ “ngôn tuyệt ý bất tuyệt” để mỗi lầncảm thụ lại có thêm những ý nghĩa và cảm xúc mới Để bài thơ hàm súcphải có tài năng đích thực cùng với khổ công lao động nghệ thuật Cóngười gọi mỗi chữ trong bài thơ luật là một ông hiền, không thay thế được.Việc làm thơ xưa kia gọi là việc “thôi, xao” xuất phát từ việc nhà thơ GiảĐảo đời Đường tập trung tâm trí để cân nhắc chọn một trong hai chữ đếnmức va phải quan trên Có không ít thi nhân tài năng nói về việc “nhất cúliên niên” ( một câu thơ nghĩ năm này sang năm khác)

Hàm súc và kín đáo có quan hệ mật thiết Phải có cơ chế nghệ thuậtmới tạo nên được các giá trị đó

Những bài thơ Đường luật xuất sắc đều giải quyết tốt mối quan hệgiữa tả và gợi Thơ Đường luật có lượng ngôn từ nhỏ, bởi vậy nếu đặt trọngtâm vào việc tả, tức là trực tiếp biểu thị đối tượng, sẽ bất cập Người xưacoi trọng các thủ pháp “họa vân hiển nguyệt” (vẽ mây làm hiện trăng), “tákhách trình chủ” (mượn khách để trình bày chủ) vì giải quyết mối quan hệgiữa tả và gợi

Sự hàm súc, kín đáo còn được tạo nên bởi các câu thơ đối nhau.Từng cấu trúc ngôn ngữ tạo nên ý nghĩa nội tại, khi đặt chúng với sự đăngđối, còn có những ý nghĩa được tạo ra do quan hệ Xét về ý nghĩa, ngườixưa chia thành “chính đối” (nghĩa của hai câu tương hợp) và “phản đối”(nghĩa của hai câu tương phản)

Nhiều bài thơ Đường luật sử dụng điển cố Điển cố là những câu thơvăn cổ liên quan đến một câu chuyện Sử dụng điển cố sẽ tăng thêm giá trịchân lý và đạo lý của thơ vì đó là những điều đã được thời gian dài kiểmnghiệm và chứng tỏ hậu thế biết noi theo cổ nhân Sử dụng điển cố còn làbiện pháp tối ưu để dùng lượng ngôn từ tối thiểu tạo ra ý nghĩa tối đa: chỉ

Trang 15

một câu, thậm chí chỉ mấy chữ mà gợi đến một câu chuyện và làm cho nótham gia vào tác phẩm Điển cố được sử dụng một cách nghệ thuật cũngtạo nên sự kín đáo tế nhị do biểu thị gián tiếp Câu thơ của Nguyễn

Khuyến: Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào là một mẫu mực về phương diện

này Nhà thơ nhắc đến Đào Tiềm đời Tấn để ngợi ca một cách xử thế đẹp

đẽ Nguyễn Khuyến thẹn vì không được như người xưa sống theo mìnhthích Vậy là thái độ Nguyễn Khuyến trong cảnh ngộ đương thời đã rõ, mặc

dù không có từ ngữ biểu thị trực tiếp

Sự hàm súc kín đáo cũng được tạo nên khi tác giả khéo khai thác cácphạm trù đối lập như hữu/ vô, quá khứ/ hiện tại… hay các phạm trù hữu

quan như không gian/ thời gian, vật chất/ tinh thần….Ví dụ trong Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Lý Bạch viết:

Cô phàm viễn ảnh bích không tận,

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

Tác giả đã dùng hữu (sông Trường Giang chảy tới chân trời) để biểu thị vô ( hình bóng bạn không thấy nữa).

Thơ Đường luật coi trọng sự nhất quán nhất khí Có người cho rằngvới bài thơ hay, “ngôn như hợp bích, ý nhược quán châu” (lời như cái hộpđựng ngọc, ý như sợi dây xâu chuỗi những hạt ngọc) Theo cổ nhân, bài thơ

có thể miêu tả nhiều nhân vật và sự việc, biểu thị nhiều loại cảm xúc,nhưng bao giờ cũng phải nhất quán Không đạt được điều này sẽ bị xem là

“đầu Ngô mình Sở” Nhất quán nhất khí cũng trở thành một nguyên tắc khikhai thác bài thơ Đường luật

1.2 Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của việc dạy học thơ Đường luật ở trung học cơ sở hiện nay

Những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học đã và đangtrở thành yêu cầu của dạy học văn trong nhà trường Bên cạnh việc đổimới ấy là những thay đổi đáng kể trong việc biên soạn chương trình sáchgiáo khoa Trong môn Ngữ văn, thơ Đường luật nói riêng và thơ trung đại

Trang 16

nói chung luôn là một bộ phận quan trọng Để quá trình dạy học của giáoviên và học sinh đạt được kết quả tốt trước hết cần phải xác định rõ nhữngthuận lợi và khó khăn của công việc ấy.

1.2.1 Những thuận lợi chủ yếu

Môn Ngữ văn là một trong những môn học chính trong nhà trường,được học ở mọi cấp học, với thời lượng lớn Trong chương trình Ngữ văn,phần văn học Việt Nam trung đại là một trọng tâm Hơn thế, phần văn họcnày lại được dạy học một cách hệ thống theo hướng đi chung hiện nay làdạy tác phẩm văn học theo nội dung thể loại Thơ Đường luật là một thểthơ có nhiều văn bản được dạy học

Có mặt trong chương trình là những tác giả, tác phẩm ưu tú có đónggóp lớn cho văn học Trung Quốc: Lý Bạch, Hạ Tri Chương, Đỗ Phủ,Trương Kế, Thôi Hiệu ; và văn học Việt Nam: Nguyễn Khuyến, Hồ XuânHương, Bà Huyện Thanh Quan, Tản Đà, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh Những sáng tác của các tác giả ấy có giá trị văn đặc sắc, đã được thử tháchtrong thời gian dài và được lựa chọn phù hợp với tình hình mới

Thực hiện luận văn này chúng tôi đã tiến hành những cuộc điều tratrắc nghiệm với 25 giáo viên dạy Ngữ văn Trung học cơ sở ở các trường:Trung học cơ sở Nhân Thành, Trung học cơ sở Công Thành, Trung học cơ

sở Phú Thành ( Yên Thành - Nghệ An) Với câu hỏi: “Theo anh (chị), dạyhọc thơ Đường luật ở trung học cơ sở hiện nay có những thuận lợi gì?”, đã

có 100% người được hỏi đồng ý với đáp án: “Những văn bản thơ Đườngluật trong chương trình là những tác phẩm có tính nhân văn và giá trị thẩm

mĩ, có tác dụng bồi đắp và nuôi dưỡng tư tưởng tình cảm cho học sinh, nêntạo điều kiện cho giáo viên dạy tốt, học sinh có hứng thú học” Sự thốngnhất trong quan điểm của những người đang trực tiếp giảng dạy đó càngkhẳng định giá trị đặc thù của thơ Đường luật Đây là một thuận lợi chủyếu của việc dạy học thơ Đường luật trong nhà trường hiện nay

Trang 17

Hiện nay, nhà trường các cấp đang thực hiện đổi mới phương phápgiảng dạy trong đó có đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn Phươngpháp ấy lấy tích hợp làm nòng cốt Tích hợp được thực hiện trên cả trụcngang và trục dọc Ở đó vừa có sự thống nhất giữa ba phân môn trong mônNgữ văn và đồng thời có sự liên kết giữa các bộ môn trong nhà trường.

Ngay từ khi thuật ngữ đổi mới xuất hiện, một việc làm mà được xem là tiên phong để hưởng ứng, đó chính là soạn giáo án điện tử Đây là

một việc làm tích cực, vì nó không chỉ khuyến khích giáo viên tích cực tìmhiểu về công nghệ thông tin, tìm tòi tài liệu trên mạng mà còn tạo cho họcsinh tâm trạng hứng thú trong khi tiếp nhận Làm quen với phương phápdạy học mới cùng với những hình ảnh trực quan sinh động sẽ làm cho họcsinh hứng thú hơn trong học tập Tuy nhiên, cũng cần tránh việc lạm dụngkhoa học kỹ thuật vào dạy học Ngữ văn vì về bản chất, văn chương là nghệthuật ngôn từ

Một thuận lợi nữa của việc dạy học thơ Đường luật nói riêng, thơvăn trung đại nói chung, là: học sinh phổ thông hiện nay đang được sốngtrong thời đại công nghệ thông tin với kinh tế tri thức là chủ đạo Bên cạnh

đó, học sinh phổ thông đang ở giai đoạn mà học tập là công việc quan trọngnhất nên được tạo mọi điều kiện Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từngnói: “Lứa tuổi từ 7 đến 17 là rất nhạy cảm, thông minh lạ lùng lắm!” Đâychính là thời kì mà nhu cầu học tập và khám phá phát triển cao độ để các

em hình thành và phát triển nhân cách, chuẩn bị hành trang cho tương lai

Vì thế, việc dạy học các môn học trong nhà trường càng thuận lợi hơn nữa Đội ngũ giáo viên dạy Ngữ văn trong các nhà trường phổ thông hiệnnay được trang bị kiến thức hiện đại, toàn diện và có phương pháp dạy họcmới Hàng năm giáo viên được bồi dưỡng kiến thức lí luận văn học, lí luậndạy học cũng như kiến thức về văn học Đây là những thuận lợi của dạyhọc văn nói chung và dạy học thơ Đường luật nói riêng

Trang 18

Bên cạnh những nhu cầu xuất phát từ đời sống xã hội, việc dạy họcthơ Đường luật trong nhà trường trung học cơ sở còn có thuận lợi xuất phát

từ sự gần gũi giữa tiếng Hán, từ Hán Việt với tiếng Việt Trong vốn từTiếng Việt hiện đại, theo nhiều nhà nghiên cứu, có 60% đến 70% từ HánViệt Bởi vậy, không phải mọi câu thơ phiên âm Hán Việt đều gợi cảm giáchoàn toàn xa lạ Xưa nay, người Việt Nam tâm đắc với những bài thơ haycủa các thi nhân Trung Hoa cổ vì đời sống tinh thần của con người hai dântộc có nhiều điểm gần gũi Người Trung Hoa và người Việt Nam đều sốngtrong nền văn minh nông nghiệp, đều rất coi trọng tình cảm, vị tha và tinh

tế Ngôn ngữ Hán và Việt đều đơn tiết, không biến hình, tuyến tính và giàuthanh điệu Trên thế giới có lẽ ít có thể thơ được bản địa hoá cao độ nhưthơ Đường luật ở Việt Nam Thơ Đường luật không chỉ được viết bằng chữHán mà còn được viết bằng chữ Nôm và chữ Quốc ngữ Chính việc đượcviết bằng hai loại ngôn ngữ sau khiến cho thơ Đường luật được cải biếnmạnh mẽ theo hướng dân tộc hoá Sự bắt rễ sâu rộng vào mọi phạm vi củađời sống của thể thơ này các thể thơ khác du nhập từ Trung Quốc khôngthể sánh được Bài thơ được coi là tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nướcNam, đại bộ phận thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá

Quát viết bằng thể thơ Đường luật, Ngục trung nhật kí của Hồ Chí Minh

cũng sử dụng thể loại này Và cho đến hôm nay, các nhà thơ và nhữngngười làm thơ nghiệp dư còn sử dụng thể Đường luật Những thuận lợi khidạy học thơ chữ Hán Đường luật sẽ thấy rõ hơn khi chúng ta so sánh vớimột số thể thơ nước ngoài cũng được dạy học trong nhà trường, ví dụ thể

tanka hay haicư của Nhật Bản.Tác giả Ngô Văn Phú trong Thơ Đường Ở Việt Nam cho rằng: “Đối với thơ Đường, người Việt Nam có một lợi thế:

Chữ Hán Việt cho đến ngày nay vẫn phát triển, vẫn phát âm theo chữHán đời Đường Do đó, khi đọc hay ngâm thơ Đường, tự nhiên ta theođúng bằng trắc, thanh diệu đời Đường Trong khi đó, qua nghìn năm, âmchữ Hán thay đổi trên đất Trung Quốc, một chữ Hán đời Đường âm

Trang 19

Bằng ngày nay có thể đọc bằng âm trắc và ngược lại ”[58, 148] Và

“Thơ Nôm Đường luật, nói như ngày nay, đã được “chuyển giao kĩthuật” một cách hoàn hảo, nhờ các tài thơ lớn của Việt Nam Và hìnhthức của nó chỉ còn là hình thức xa xôi chứ bản thân thơ Đường luật, cảchữ Hán và Nôm, đã trở thành tài sản tinh thần của người Việt, mangtâm hồn Việt, giọng điệu Việt” [58, 89]

Việc dạy học phần thơ Đường luật còn có thuận lợi là cả giáoviên và học sinh được tiếp xúc với nhiều loại văn bản hướng dẫn Vớigiáo viên, sách giáo viên có những định hướng cụ thể, xác thực chotừng bài dạy Bên cạnh đó còn có những cuốn sách hướng dẫn chuẩn

kiến thức, sách tư liệu giảng dạy, và những thế bản Đó là những sách

tham khảo mà hiện nay đang tràn ngập trên thị trường Giáo viên vàhọc sinh có một nguồn tư liệu phong phú, là trợ thủ đắc lực giúp họtrong việc tiếp nhận những giá trị văn học trung đại nói chung, thơĐường luật nói riêng Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi ấy thì

những thế bản cũng gây “nhiễu” trong tiếp nhận văn học với quá nhiều

cách hiểu khác nhau Vì thế, năng lực và bản lĩnh sư phạm của ngườigiáo viên là rất quan trọng bởi không có một sách thiết kế bài giảng,một giáo án nào có thể thay thế được bài dạy học của từng giáo viên

1.2.2 Những khó khăn chủ yếu

Việc dạy học thơ Đường luật ở trường trung học cơ sở hiên nay còngặp phải rất nhiều khó khăn xuất phát từ đặc điểm của chính bản thân đốitượng

Thơ Đường luật nói riêng, thơ văn trung đại nói chung ra đời cáchđây nhiều thế kỉ trong những điều kiện lịch sử có nhiều khác biệt so vớingày nay Điều đó khiến việc tiếp nhận gặp nhiều khó khăn Trong thờitrung đại, con người sống với tư cách là thần dân thì ở thời hiện đại, conngười có tư cách công dân Sự khác biệt đến đối lập này cũng chính là sựkhác biệt trong tư duy của con người hai thời đại Trong thời phong kiến,

Trang 20

con người phải gò mình theo “tam cương”, “ngũ thường” Còn thời nay, vaitrò của cá nhân được đề cao và “tất cả mọi người đều sinh ra có quyềnbình đẳng” Con người thời nay được tự do phát biểu và bảo vệ ý kiến củamình Sự khác nhau đó sẽ là trở ngại lớn đối với việc tiếp nhận những giá

trị của văn học trung đại Tác giả Quách Tấn trong Thi pháp thơ Đường

(1998), Nxb trẻ TP Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Thể thơ Đường luật, vềhình thức, các nhà thi học phần đông đều công nhận là toàn hảo Nhưng nóchỉ thích hợp với những tình cảm đã được tiết chế, với những tâm hồn trầmtĩnh, với những người nặng về đời sống nội tâm Nó không còn thích hợpvới người hiện đại, bởi lòng luôn luôn bị ngoại cảnh chi phối, rất ít khiđược yên tĩnh, ung dung, nhịp lòng và nhịp thơ không thể hài hoà với nhauđược thoả đáng” [65, 5]

Tâm lí thực dụng trong dạy học thơ Đường luật đang làm cho chấtlượng dạy học hiện nay đang ngày một giảm sút Thơ Đường luật ở trunghọc cơ sở hiện nay được dạy học ở lớp 7 và lớp 8 không nằm trong nộidung thi tốt nghiệp Vì thế, học sinh chỉ học để đối phó tạm thời, sọan bài

và trả lời câu hỏi dựa vào sách Để học tốt văn, thi kiểm tra để đủ điểm lên

lớp, khi làm bài hoặc là sao chép tài liệu hoặc là suy diễn tùy tiện, và chépthơ sai Đây chính là tâm lí “học gì thi nấy” Theo giáo sư Nguyễn ĐăngMạnh thì “nguyên nhân chính nằm ngoài ngành giáo dục” Hiện nay, conngười sống trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá với cơ chế thịtrường phát triển, những ngành khoa học tự nhiên được chú trong đầu tư.Những ngành này thường có mức thu nhập cao và ổn định Vì thế, nhữngnăm gần đây, số lượng học sinh chọn ban cơ bản rất lớn Theo http:phapluat.vn thì năm 2011 có đến 83,8 % số học sinh tuyển vào lớp 10 chọnban Cơ bản, 14,2% chọn ban Tự nhiên và chỉ có 1,9% chọn ban Khoa học –

Xã hội và nhân văn Tỉ lệ này cho thấy đa số học sinh chọn ban Cơ bản đểhọc và đến lúc làm hồ sơ thi đại học thì dựa vào ban học của mình mà cónhững hướng đi khác nhau Một thực tế mà những năm gần đây chúng ta

Trang 21

thường được chứng kiến việc trong kì thi tuyển đại học, có nhiều trườngkhông đủ hồ sơ đăng kí thi vào các ngành khoa học xã hội, và hồ sơ đăng kívào các ngành công nghệ thông tin thì lại tăng đột biến Kết quả này chothấy một điểm tích cực, đó là trình độ khoa học tự nhiên cũng như đời sống

xã hội được nâng cao hơn Trên thực tế, không có nhiều ngành để chonhững học sinh theo khối C lựa chọn Và những ngành này khi ra trườngcũng rất khó khăn khi xin việc mà mức thu nhập lại rất thấp Một viễn cảnhkhông mấy sáng sủa ấy khiến cho học sinh không còn có sự hứng thú đốivới môn học Ngữ văn

Học sinh đã vậy, giáo viên còn gặp phải những khó khăn nan giải

hơn Theo Huệ Nguyễn – tác giả bài báo Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông hiện nay thì một nguyên nhân khiến chất lượng dạy – học môn học

này ngày càng sụt giảm vì thu nhập của người giáo viên thấp, đa số không

có điều kiện để học tiếp hoặc tự học vì điều kiện vật chất và thời giankhông cho phép Cuộc sống hiện đại bên ngoài xã hội ít nhiều cũng tácđộng đến tâm lí người dạy Nhịp sống bận rộn hàng ngày cùng với nhiều lí

do khác nhau khiến giáo viên ít có hứng thú và điều kiện để tìm hiểu thêmthơ Đường luật Để cảm thụ thơ Đường luật, không thể chỉ dựa vào sáchgiáo khoa, sách giáo viên mà còn phải mất rất nhiều thời gian, công sứcnghiên cứu tài liệu tham khảo Thế nhưng thời gian dành cho việc nàykhông nhiều Bên cạnh đó, việc đánh giá chất lượng dạy – học của cácchuyên viên giáo dục cũng chỉ mới dừng lại ở mặt hình thức nên khônggiúp làm nâng cao được chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Trong chương trình Ngữ văn hiện nay các tác phẩm thơ Đường luậtchủ yếu được viết bằng chữ Hán Đây là thứ chữ mà hiện nay đã trở thành

tử ngữ, phải dạy học qua bản dịch nên có sự khúc xạ nhất định Ngay cảnhững văn bản viết bằng tiếng Việt cũng xa cách đáng kể với người dạyhọc văn chương hiện nay Việc dạy và học tác phẩm văn học viết trung đạitrên văn bản gốc ( nhất là văn bản chữ Hán) hiếm khi xảy ra Cả giáo viên

Trang 22

và học sinh hầu như chỉ tiếp nhận chúng thông qua bản dịch nghĩa và dịchthơ Rất ít giáo viên có đủ trình độ tiếng Hán cổ hay chữ Nôm để có thểgiúp học sinh tiếp nhận tác phẩm trên văn bản gốc Học sinh cũng thườngchỉ chú ý đến văn bản dịch Do vậy, việc hiểu sai hoặc chưa đầy đủ các lớpnội dung ý nghĩa cũng như vẻ đẹp hình thức nghệ thuật của các tác phẩmhay xảy ra.

Có một số nội dung của nhiều bài thơ Đường luật đã trở nên cũ hoặc

xa lạ với tâm lí tiếp nhận của học sinh ngày nay Bởi vậy, để tiếp nhậnđược nhiều giá trị nội dung và hình thức của bài thơ Đường luật, người dạy

và người học không chỉ cần phải có sự hiểu biết thấu đáo về nội dung nghệthuật của văn học trung đại mà còn phải nắm được những tri thức về Phậtgiáo, Đạo giáo, Nho giáo – là những tư tưởng có ảnh hưởng lớn đến việc rađời và tồn tại của các tác phẩm đó Nhiều chuẩn mực đạo đức của nhữnghọc thuyết ấy hiện nay không còn phù hợp nữa Vì thế, việc dạy và học củagiáo viên và học sinh gặp rất nhiều lúng túng

Hiện nay, trong các nhà trường phổ thông đang thực hiện đổi mớiphương pháp dạy học Tuy nhiên có nhiều giáo viên vẫn đang dạy theo lối

cũ, thầy nói trò nghe, không phát huy được vai trò chủ động sáng tạo củahọc sinh Giáo viên chưa hình thành hoặc chưa xác lập được những phươngpháp, biện pháp cụ thể khi dạy học phần văn học trung đại nói chung, thơĐường luật nói riêng

Trong một cuộc điều tra với phạm vi nhỏ, chung tôi nhận thấy hầuhết giáo viên đồng tình với những khó khăn trong dạy học thơ Đường luật

mà chúng tôi nêu ra Họ cho rằng dạy học thơ Đường luật ở trung học cơ sởhiện nay có rất nhiều khó khăn chứ không chỉ là một khó khăn cụ thể nào

đó Tuy nhiên, việc học sinh ngày càng giảm hứng thú với môn học Ngữvăn, nhất là với văn học trung đại được xem là khó khăn lớn nhất Hơn nữa,thời lượng dành cho một tiết học ít, trong khi đó cả giáo viên và học sinhphải làm việc trên cả ba loại văn bản; cho nên rất khó để có thể tránh được

Trang 23

tình trạng “cháy giáo án” chứ chưa kể đến việc khơi dậy trong học sinhnhững không khí thẩm mĩ.

Với rất nhiều thuận lợi cũng như khó khăn như vậy, việc dạy học thơĐường luật nói riêng, thơ văn trung đại nói chung cần được quan tâm nhiềuhơn nữa, đòi hỏi sự nỗ lực của học sinh và giáo viên phải tìm ra nhữngphương pháp, biện pháp cụ thể để tích cực hóa hoạt động của học sinh

1.3 Mục tiêu hình thành tri thức thể loại từ dạy học thơ Đường luật

Theo cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, để phù hợp với sự hiểu biết luônluôn thay đổi của mình con người phải thay đổi dần cách suy nghĩ, cáchhọc tập Sự thay đổi đó, trong quá trình dạy học, là để giải quyết mâu thuẫngiữa một bên là lượng tri thức của nhân loại ngày một tăng lên với một bên

là thời gian học tập văn hoá của học sinh không đủ đáp ứng Mâu thuẫn đóđòi hỏi phương pháp dạy học phải có mối quan hệ với sự định hướng mụcđích và tính chất xác định của mục đích, có liên quan đến nội dung Trongdạy học Ngữ văn nói chung, dạy học thơ Đường lật nói riêng cả người dạy

và người học đều phải xác định cho mình những mục tiêu về thể loại Đóchính là việc hình thành tri thức thể loại từ dạy học thơ Đường luật

Từ năm 2000 trở về trước, trong chương trình văn học các cấp (đặcbiệt là ở bậc trung học phổ thông) các nhà biên soạn sách đều bố trí một sốbài về lí luận văn học Tất nhiên là những tiết học này thường khô khan vàkhó tiếp nhận nên học sinh cũng không hứng thú lắm Cũng vì thế, khi tìmhiểu tác phẩm, học sinh thường không để ý đến những biểu hiện của lí luậnvăn học ở trong đó Và kết quả là không thể phân tích những tác phẩm khác

có cùng hình thức thể loại bởi các em chỉ hiểu từng tác phẩm mà mình đãđược học

Từ sau khi chương trình Ngữ văn mới ra đời và được dạy học trênphạm vi cả nước, những tri thức về lí luận văn học được lồng một cáchkhéo léo vào trong mỗi đơn vị bài học Học sinh vì thế không cảm thấy khôkhan mà ngược lại lại biết thêm được một cách khám phá tác phẩm mới và

Trang 24

hiệu quả Đây chính là một xu hướng mới, phù hợp với sự phát triển củagiáo dục thế giới.

Trong dạy học thơ Đường luật, mục tiêu hình thành tri thức thể loạicàng cần chú trọng Bởi vì thơ Đường luật là một thể loại “khó tiếp nhận”.Như đã biết, thơ Đường luật là một thể loại du nhập từ Trung Quốc vàonước ta Mặc dù thơ Nôm Đường luật đã được bản địa hoá cao độ nhưngtrong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở, số luợng bài thơ ĐườngTrung Quốc cũng khá lớn Hơn nữa, đối tượng tìm hiểu tác phẩm lại là họcsinh còn nhỏ tuổi, sinh ra trong thời đại công nghệ cho nên cho dù nhữngtác phảm ấy có nổi tiếng, có xuất sắc và phù hợp với lứa tuổi đến đâu thìcũng rất khó tiếp nhận đối với học sinh Tuy vậy, đó không phải là khókhăn lớn nhất khiến cho việc phải xác định mục tiêu hình thành tri thức thểloại thơ này được đặt ra trước tiên Nguyên nhân xuất phát từ thuộc tínhcủa thể loại

Mỗi một thể loại văn học có những đặc điểm về hình thức và về nộidung Hiếm có thể loại nào mà đạt đến sự hàm súc, kín đáo như thơ Đườngluật Bên cạnh việc học sinh phải tiếp xúc với nhiều loại văn bản trongcùng một đơn vị bài học thì việc thường xuyên sử dụng điển tích, điển cốlàm tăng thêm tính hàm súc, cũng có nghĩa là tăng thêm sự khó hiểu đốivới học sinh trung học cơ sở Vì vậy trong quá trình dạy học, những tri thức

về thơ Đường luật đưa đến cho học sinh hiểu thêm về văn bản Tuy nhiên,bao giờ cũng vậy, “học đi đôi với hành” Trong và sau khi phân tích, tìmhiểu thơ Đường luật, học sinh đã có được những tri thức tối thiểu về thểloại thơ đặc biệt này Đây vẫn không phải là mục đích cuối cùng của quátrình dạy học Cái đích mà các nhà sư phạm hướng tới là việc sau khi họcxong tác phẩm ấy, thể loại ấy, học sinh có thể vận dụng những tri thức đãhọc vào việc tìm hiểu những tác phẩm khác hay không Có như thế họcsinh mới có thể chủ động, tích cực trong công việc học tập và trong cuộcsống sau này

Trang 25

Tóm lại, thơ Đường luật là một thể loại khó dạy học Trong thời đạingày nay cái khó đó lại càng nhiều hơn khi mà thời gian trôi qua làmkhoảng cách về thời gian cũng như không gian văn hoá giữa người tiếpnhận và các tác phẩm càng xa Nhưng quá trình dạy học thể loại thơ nàycũng có rất nhiều thuận lợi Đó chính là mặc dù ra đời cách chúng ta nhiềuthế kỉ nhưng nhiều bài thơ Đường luật có giá trị thẩm mĩ và nhân văn sâusắc Một khi người giáo viên có cách truyền thụ hiệu quả thì những tri thức

về thể loại sẽ in sâu trong trí nhớ của học sinh và các em sẽ có được cái vốn

cơ bản nhất làm hành trang cho việc học Ngữ văn ở những cấp học tiếptheo

Trang 26

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Quách Tấn cho rằng “thể thơ Đường luật, về hình thức, các nhà thihọc phần đông đều công nhận là toàn hảo Nhưng nó chỉ thích hợp vớinhững tình cảm đã được tiết chế, với những tâm hồn trầm tĩnh, với nhữngngười nặng về đời sống nội tâm Nó không còn thích hợp với người hiệnđại, bởi lòng luôn bị ngoại cảnh chi phối, rất ít khi được yên tĩnh, ungdung, nhịp lòng và nhịp thơ ít khi được hoà hợp với nhau được thoả đáng’’[65, 5] Như vậy những đặc điểm của thơ Đường luật khiến nó xa cách vớingười tiếp nhận ngày nay Để hiểu được những giá trị đặc thù của nó, điềutrước tiên là phải hình thành tri thức khái quát về thể loại trước, trong, vàsau khi dạy học các văn bản thơ thuộc thể loại thơ này

Hiện nay trong sách giáo khoa các tác phẩm văn học được bố trí theotrục thể loại Đây là một hướng đi hợp lí, bởi thể loại văn học luôn có tínhthời đại Bắt đầu với văn học dân gian ở lớp 6, học sinh được bồi đắp thêmnhững tri thức về thể loại văn học viết trung đại, văn học hiện đại ở nhữnglớp học cao hơn Trước khi học những văn bản thơ Đường luật, học sinhcần có một lượng tri thức nhất định về thể loại ấy Điều này là vô cùngthuận lợi để việc tìm hiểu tác phẩm trong quá trình dạy học được dễ dànghơn

Trang 27

Hiện nay, việc dạy học Ngữ văn theo đặc trưng thể loại đang đượcquán triệt Việc học sinh có thể lĩnh hội được hay không những tri thức vềthể loại của tác phẩm cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực

sư phạm của mỗi giáo viên

Với cái vốn là những tri thức cơ bản nhất về thể loại thơ Đường luậtthì việc cảm thụ bài thơ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều Trong quá trình dạy học,người giáo viên sẽ dựa trên trục thể loại để giúp học sinh khám phá các

tầng nghĩa của từng tác phẩm Ví dụ khi phân tích bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương, Vọng nguyệt của Hồ Chí Minh, Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến chúng ta đều phải phân tích theo bố cục đề, thực, luận, kết Tuy nhiên, không phải bài thơ nào cũng tìm hiểu theo trật tự bố cục ấy Ví dụ bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến chúng ta hoàn toàn có thể chia làm hai phần

để phân tích Cần chú ý là hai phần của hai bài thơ này không như nhau về

số lượng câu, chữ Phần một của cả hai bài thơ gồm sáu câu đầu, phần haichỉ bao gồm câu cuối Vì thế, khi phân tích, chúng ta có thể linh hoạt và đặtnhững câu hỏi kích thích trí tư duy, so sánh của học sinh Với hai bài thơnày người giáo viên có thể nêu câu hỏi: “Em hãy cho biết thể thơ Đườngluật có bố cục như thế nào? Nội dung của từng phần?” “Theo em, bài thơ

Bánh trôi nước (hoặc Bạn đến chơi nhà) có thể có cách chia nào khác

không? Sự phân chia như vậy có làm giảm sút đặc sắc của những tác phẩmnày hay không? ” Với những câu hỏi như thế, học sinh sẽ được khắc sâuthêm những tri thức về thể loại thơ Đường luật và hiểu được rằng khôngphải tất cả các bài thơ Đường luật đều tuân thủ nghiêm ngặt những quyđịnh của thể loại thơ này Chính sự phá cách ấy đã tạo nên thành công vàkhẳng định sự sáng tạo của các tác giả Việt Nam

Sau khi được tìm hiểu những dấu ấn thể loại trong mỗi bài thơ, họcsinh còn được củng cố thêm tri thức về thể loại thơ này trong những bàiluyện tập, trong môn Tiếng Việt và trong phân môn làm văn

Trang 28

Dạy học theo hướng tích hợp các phân môn hay liên mônđang là một hướng đi được xem là hiệu quả nhất trong dạy học văn nóichung Điều đó thể hiện ở việc các phân môn cùng sử dụng một ngữliệu để phục vụ quá trình dạy học của các phân môn đó Thể loại thơĐường luật cũng vậy Trước và trong khi tìm hiểu từng tác phẩm, họcsinh đã được trang bị những tri thức cơ bản về thể loại đó Những hiểubiết này là điều kiện cần thiết để khi tìm hiểu một văn bản nào kháccác em có thể vận dụng để phân tích Tuy nhiên, sau khi dạy học cácvăn bản thơ Đường luật, những tri thức này lại liên tục được củng cố.

Ví dụ, với văn bản Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương, trong

phân môn Tiếng Việt ngay sau đó học sinh có cơ hội nhớ lại Trongphần I – THẾ NÀO LÀ TỪ TRÁI NGHĨA? (bài 1): Đọc lại bản dịch thơ

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Tương Như và bản dịch thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Trần Trọng San Dựa vào các

kiến thức đã học ở tiểu học, tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bảndịch thơ đó? Trong phần III – Luyện tập (bài 4) các nhà biên soạnsách ra bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn vè tình cảm quê hương, có sửdụng từ trái nghĩa Còn trong phân môn Làm văn, các đề bài đều làphát biểu cảm nghĩ về một con người, một đồ vật mà các em ấntượng, yêu mến

Như vậy, không phải những hiểu biết về thể loại chỉ dừng lại trongquá trình dạy học từng văn bản thuộc thể loại đó Trong những môn họcsau đó các em có thể lại được trở lại văn bản mà mình đã được học Sựtrở lại này không chỉ có một lần Vì thế những tri thức về thể thơĐường luật nói riêng, thể loại văn học nói chung được khắc sâu hơn.Tuy vậy, mỗi một phân môn lại đề cập đến một số khía cạnh khác nhau

và mục đích cuối cùng là học sinh nắm được những tri thức khái quátnhất về thể loại văn học, đồng thời có khả năng vận dụng những tri thức

ấy trong quá trình phân tích

Trang 29

2.1.2 Hình thành thái độ gần gũi, yêu mến những kiệt tác thơ Đường luật

Trong thời hiện đại, khi mà nhịp thơ, nhịp lòng, và nhịp sống khó cóthể thuận chiều với nhau thì việc dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học cáctác phẩm thơ Đường luật nói riêng còn gặp phải rất nhiều trở ngại Chínhcái tâm lí thơ Đường khó và tính thực dụng trong dạy học thơ Đường luật

đã là một trở ngại lớn trong tiếp nhận thể loại thơ này Vì thế, hình thànhthái độ gần gũi, yêu mến những kiệt tác thơ Đường luật là điều hết sứcquan trọng

Thơ Đường khiến người ta thấy xa lạ vì khoảng cách thời gian,không gian, và khác biệt về phương thức tư duy nghệ thuật Về không gian,thơ Đường luật của các nhà thơ Trung Quốc gắn với phong tục, xứ sở, tậpquán sinh hoạt Trung Hoa Môi trường sinh hoạt ở hai nước khác nhau.Một khi học sinh không có vốn hiểu biết nhiều về đặc trưng xứ sở đó sẽkhó đồng cảm với những gì nhà thơ trăn trở, gửi gắm qua tác phẩm Về thờigian, thơ Đường luật tồn tại cách chúng ta hàng nghìn năm Trong khoảngthời gian đó mọi thứ đều biến đổi, bởi vậy thơ có thể không còn hấp dẫnvới người hiện đại Do vậy, sự thiếu giao cảm, đồng điệu giữa học sinh vànhà văn là điều không thể tránh khỏi Nếu giáo viên không giỏi về kiếnthức và không có năng lực sư phạm thì không khắc phục được

Một giờ dạy học văn có hiệu quả khi giáo viên và học sinh có mốigiao cảm, đồng điệu, cùng mong muốn giải mã các lớp ngôn từ tác phẩm.Thực trạng dạy và học hiện nay cho thấy ít có mối giao cảm thực sự giữa

ba chủ thể: giáo viên, học sinh và tác phẩm Có khi những tâm sự u ẩn, sâukín, những ý chí, tình tứ mà thi nhân đã âm thầm gửi gắm với tất cả nhữngcảm xúc mãnh liệt dường như không gợi được ở học sinh những xúc độngđáng kể nào Lúc này, vai trò và năng lực sư phạm của người giáo viên làhết sức quan trọng Người giáo viên khi đưa ra câu hỏi mà học sinh im lặnghoặc không nhiều học sinh trả lời được thì quả đáng buồn Như vậy, vai trò

Trang 30

cầu nối của giáo viên càng trở nên quan trọng hơn Chính sự giao cảm vàhợp tác giữa giáo viên và học sinh là một yếu tố tạo nên hứng thú học chohọc sinh, từ đó tạo nên lòng yêu mến những kiệt tác thơ Đường luật nóiriêng, thơ ca trung đại nói chung.

Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống và thể hiện, gửi gắmnhững nỗi niềm thầm kín của nghệ sĩ tới bạn đọc Văn học nói chung vàthơ nói riêng có những khả năng kì diệu mà các lĩnh vực khác không có.Thơ tác động đến với con người bằng con đường tình cảm Mỗi tác phẩm

là một sự khám phá về những vấn đề xã hội và con người trong những thờiđại nhất định Thơ Đường luật không nằm ngoài quy luật đó Vì vậy, đểnhững thế hệ học sinh nhỏ tuổi ( trung học cơ sở) gần gũi và hứng thú tiếpnhận những kiệt tác thơ Đường luật thì một biện pháp là cung cấp cho họcsinh một số hiểu biết cơ bản về thời đại huy hoàng trong lịch sử thơ canhân loại đó

Đời Đường tồn tại trong một thời gian dài (618- 907), là giai đoạn phồnvinh song cũng có nhiều biến động Sự biến động đó được dấu khá rõ trongsáng tác của các nhà thơ Chẳng hạn, sự biến An Lộc Sơn – Sử Tư Minh (755-763) khiến đất nước Trung Quốc chìm trong loạn lạc Những vần thơ của ĐỗPhủ đã nêu lên những mâu thuẫn sâu sắc nhất trong xã hội:

Cửa son rượu thịt ôi,

Có thằng chết rũ xương phơi ngoài đường.

Sướng khổ cách gang tấc, trời vực,

Nói bao nhiêu cơ cực bấy nhiêu.

(dịch)

Nhà thơ kết thúc bài Binh xa hành bằng mấy câu gợi cảm, phác họa về

thảm cảnh mà nhân dân phải chịu:

Ma mới kêu oan, ma cũ khóc,

Trời âm, mưa thấm tiếng hu hu.

(dịch)

Trang 31

Hơn 300 năm ấy, người Trung Quốc đã làm nên được một thời đạihuy hoàng trong thơ ca, với khoảng 48900 bài của hơn 2300 nhà thơ chothấy một số lượng đồ sộ Ở mỗi giai đoạn phát triển, thơ Đường đều có rấtnhiều kiệt tác Ví dụ ở Sơ Đường, các nhà thơ của nhóm “Ngô Trung tứ sĩ”( Trương Húc, Bao Dung, Trương Nhược Hư, Hạ Tri Chương) đã mang lạicho thơ Đường những ấm áp của cuộc sống bình dị và phong cách thơtrong trẻo, tươi sáng Nổi bật trên thi đàn là nhóm “Sơ Đường tứ kiệt”(Vương Bột, Lạc Tân Vương, Dương Quýnh, Sư Chiếu Lân) Thơ của họmột mặt mang hào khí của một người mang chí lớn, mặt khác thể hiện tâm

sự bất mãn nên nhận được sự đồng cảm của người đọc Thịnh Đường làgiai đoạn phồn thịnh nhất của thơ Đường Thơ thịnh Đường đã đạt đến sựthống nhất hài hoà giữa nội dung và hình thức Hai khuynh hướng chínhđược khẳng định ở thời Thịnh Đường là khuynh hướng lãng mạn tích cực

và khuynh hướng hiện thực sâu sắc Tinh thần này được các nhà thơ trung

và vãn Đường tiếp tục phát triển nên thơ ca thường có tính chất bi trầm,thể hiện nỗi bi quan thất vọng trước buổi hoàng hôn của triều đại

Để tạo thái độ yêu mến những kiệt tác thơ Đường luật, bên cạnhgiúp học sinh hiểu về một thời đại huy hoàng còn cần cung cấp cho họcsinh những hiểu biết về những tác giả xuất sắc trong thơ ca thời này Có thểnói, chưa có thời đại nào mà có nhiều đỉnh cao đến như vậy: Lí Bạch (701 -762), Đỗ Phủ (712 - 770), Vương Duy (701- 761), Bạch Cư Dị (772 - 846).Thơ lãng mạn Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao ở “Thi tiên” Lí Bạch.Thơ Đỗ Phủ thì sáng tác nên những vần thơ giàu giá trị hiện thực với tấmlòng chan chứa tinh thần nhân đạo cao cả

Bên cạnh những hiểu biết về thời đại và những tác giả xuất sắc ấy,học sinh sẽ được cung cấp những hiểu biết về những kiệt tác còn mãi với

thời gian, như: Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lí Bạch, Đêm hoa đăng trên sông xuân

Trang 32

của Trương Nhược Hư, Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế, Khuê oán của

Vương Xương Linh

Song song với thơ Đường luật trung Quốc, trong chương trình sáchgiáo khoa trung học cơ sở còn có nhiều bài thơ Đường luật của các tác giảViệt Nam Đây là những tác phẩm tiêu biểu của những tác giả xuất sắc: HồXuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Hồ Chí Minh Các tác giả này sángtác và đạt được thành công ở thể loại mà “luật thơ nghiêm như luật hình”này Trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở, những bài thơ đượcchọn dạy học đều là những tác phẩm được chọn lọc rất kĩ lưỡng Dựa vào

sự phát triển nhận thức của từng lứa tuổi học sinh mà các tác phẩm được

trích học phù hợp nhất Ví dụ như sau khi được tìm hiểu kĩ về Ca dao thì

học sinh được làm quen với Hồ Xuân Hương với cách mở đầu quen thuộctrong ca dao: “Thân em ” Cách mở đầu như vậy sẽ làm cho học sinh có

ấn tượng gần gũi ngay từ đầu và lập tức liên tưởng đến những bài ca daonhư:

- Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

- Thân em như hạt mưa sa, Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.

- Thân em như miếng cau khô, Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày

Chính cái môtíp quen thuộc này sẽ tạo cho học sinh hứng thú và niềmyêu thích tìm hiểu tác phẩm Học sinh sẽ thích thú và tự tin hơn khi trongmình đã có sẵn vốn để phân tích bài thơ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Báy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước)

Trang 33

Bài thơ này có sự gần gũi một cách kì lạ với ca dao Phần đầu bài thơ nóilên số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, và phần cuối bài thơ là lời khẳng

định phẩm chất tốt đẹp của họ Tuy nhiên, nếu hai từ Thân em trong ca dao gợi

lên sự thở than và oán trách số phận của người phụ nữ thì trong thơ Hồ XuânHương không gợi cho độc giả ấn tượng đó Hơn nữa, nếu trong ca dao, ngườiphụ nữ mặc dù ý thức được vẻ đẹp của mình vẫn cảm thấy lo lắng, bất định cho

tương lai Biết vào tay ai; thì trong thơ Bà Chúa Thơ Nôm độc giả chỉ nhận thấy nổi lên trên hết một sự khẳng định chắc chắn: Mà em vẫn giữ tấm lòng son Trên

cơ sở sự gần gũi ấy, người giáo viên với những cách truyền đạt khác nhau sẽ tạocho học sinh một sự so sánh, liên tưởng phong phú Từ đó, thái độ và hứng thútiếp nhận của học sinh được nâng cao

Không chỉ riêng thơ Bà Chúa Thơ Nôm, trong chương trình Ngữ văntrung học cơ sở còn có thơ Đường luật của những tác giả là niềm tự hào củadân tộc Hồ Xuân Hương đã góp phần “Việt hoá cao độ” một thể loại của vănhọc Trung quốc ngoại nhập vào nước ta và được mệnh danh là “Bà Chúa ThơNôm” Là một người phụ nữ sống trong xã hội cũ nhưng Hồ Xuân Hươngvẫn luôn khẳng định tài năng và cá tính của mình Bà đã để lại cho văn họcViệt Nam hơn năm mươi bài thơ Nôm xuất sắc là kho báu của văn học dântộc Tác giả Nguyễn Khuyến lại được độc giả biết đến là “Nhà thơ của làng

cảnh Việt Nam” với chùm thơ thu nổi tiếng gồm Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm.

Tác giả Tản Đà lại nổi tiếng với phong thái “ngông” của mình và “trên thi đàn

chỉ riêng tiên sinh là người của hai thế kỉ” (Hoài Thanh – Thi nhân Việt Nam).

Ông là người đầu tiên xem văn chương là một nghề kiếm sống và đã dám

“gánh văn chương lên bán chợ trời” vì “văn chương hạ giới rẻ như bèo” Ngữvăn trung học cơ sở còn dạy học những tác phẩm của những nhà cách mạngnhư Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh Họ là những nho sĩ, những chí sĩ đãdâng hiến tất cả tài năng và cuộc đời mình cho sự nghiệp cứu nước Nhữngtác phẩm của họ thể hiện tình yêu nước nồng nàn, và trên hết là quyết tâmvượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích:

Trang 34

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con

Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh) Một tác giả của văn học hiện đại cũng sáng tác rất nhiều bằng thể thơ Đườngluật chính là Hồ Chí Minh Đây vừa là nhà thơ, nhà văn, vừa là anh hùng giảiphóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Ở Người, mối quan hệ thi sĩ – chiến

sĩ đã kết tinh đến độ hoàn hảo Những sáng tác của Người luôn phục vụ mộtcách đắc lực cho sự nghiệp cách mạng Đọc thơ của Hồ Chí Minh, độc giảđược thấy một tinh thần thép và ý chí sắt đá, dù trong hoàn cảnh nào cũng luônhướng về phía trước, luôn lạc quan, tin tưởng vào “ngày mai”:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thử lương tiêu nại nhược hà.

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Vọng nguyệt

Mỗi tác giả thơ Đường luật xuất sắc lại có những đóng góp khác nhau

cho văn học Việt Nam Khi tìm hiểu những tác phẩm của các tác giả ấygiáo viên và học sinh sẽ được tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác cũng như conngười, sự nghiệp của họ Chính những hiểu biết về cuộc đời, sự nghiệp vànhân cách của các tác giả thơ Đường luật sẽ tạo cho học sinh sự thán phụctài năng và nhân cách của họ, từ đó học sinh thêm yêu mến hơn những kiệttác Giới thiệu về thể thơ cũng như những tác giả, tác phẩm xuất sắc ấy sẽtạo cho học sinh sự thán phục tài năng của cha ông mình Chính lượng ý

Trang 35

nghĩa tối đa trong lượng ngôn từ tối thiểu của những kiệt tác đã tạo sự thuhút đặc biệt của độc giả nói chung, học sinh trung học cơ sở nói riêng đểquá trình dạy học thể loại thơ này đạt hiệu quả tốt nhất.

Thơ Đường luật vốn hàm súc, kín đáo, cô đọng và dùng nhiều điểntích, điển cố Muốn hiểu được nội dung tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắmphải giải mã được ngôn ngữ đó Các nhà thơ Đường không bao giờ nói hết

ý nghĩa của mình mà gợi để cho độc giả tư duy, sáng tạo Chính hứng thútìm kiếm và cái tâm lý vui mừng khi tự mình kiến tạo nên ý nghĩa sẽ kíchthích học sinh tìm hiểu và tư duy phát triển hơn

Mặt khác, đặc trưng của thơ Đường là tạo lập các mối quan hệ Đâycũng là thuận lợi để người giáo viên có thể có cách thức tổ chức giờ học, từngbước kích thích trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú của học sinh trong quá

trình phân tích cảm thụ ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm Chẳng hạn, Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu có sự phá cách sáng tạo ở câu 1, 3, 4 để nói lên sự chiêm

nghiệm về lẽ hưng phế cuộc đời, từ đó ngậm ngùi cho sự hữu hạn của cuộc đời

Có thể nêu câu hỏi “Theo em sự phá cách trong bài thơ có làm mất đi giá trị của

nó không?” Để giải quyết vấn đề này học sinh phải học các thao tác giải thích,cắt nghĩa, so sánh tư duy sáng tạo sẽ có điều kiện bộc lộ và phát triển

Như vậy, một khi những tri thức về thể loại văn học được truyền thụ,thái độ yêu mến những kiệt tác thơ Đường đã tồn tại trong mỗi một họcsinh thì những trở ngại trong tiếp nhận những giá trị đặc thù của thể loạithơ này cũng dần được xoá bỏ

2.2 Vấn đề khai thác các “khoảng trống” trong văn bản khi dạy học thơ Đường luật

2.2.1 Dựa vào bố cục và cấu trúc ý nghĩa của văn bản

2.2.1.1 Khai thác “khoảng trống” dựa vào bố cục của văn bản

Thơ Đường luật khác với các thể thơ khác ở bố cục có các phần đề, thực, luận, kết, niêm, luật chặt chẽ Phân tích theo bố cục là một hướng đi hợp lí trong dạy học các văn bản thuộc thể thơ này Theo bố cục đề, thực,

Trang 36

luận, kết ấy, học sinh có thể dần dần khám phá giá trị tác phẩm theo dụng ý

nghệ thuật của tác giả Tuy nhiên, ở trung học cơ sở hiện nay, nhiều giáoviên vẫn còn băn khoăn, thắc mắc trong việc lựa chọn cho mình một hướng

đi thích hợp, đó là phân tích theo kết cấu, hay theo mạch cảm xúc Trênthực tế thì mỗi hướng giải quyết đều có lợi thế và hạn chế riêng

Trình tự bố cục là sự hướng đạo sáng tác của nghệ sĩ nhiều thế hệ.Tuy nhiên nếu xem đó là một tất yếu để vận dụng phân tích bất cứ bài thơĐường luật nào thì sẽ có lúc rơi vào khiên cưỡng Những tác phẩm thơĐường luật được đưa vào trong chương trình là những bài luật thi xuất sắc,

do đó đều là những công trình sáng tạo, không bao giờ chịu gò mình vàotrong khuôn khổ

Khai thác các “khoảng trống” dựa vào bố cục của văn bản rất phùhợp với thơ Đường luật, loại thơ chú trọng tạo lập các mối quan hệ và là cảmột nghệ thuật đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của giáo viên và học sinh

Để có thể “lấp đầy” những khoảng trống ấy thì trước hết, người học phải cóđược những kiến thức khái quát nhất về thể loại thơ Đường luật Có rấtnhiều cách để khai thác thơ Đường luật, nhưng tiếp cận theo kết cấu “đề,thực, luận, kết” là cách được rất nhiều người lựa chọn Dựa vào chức năngcủa mỗi phần trong kết cấu ấy, người học có thể bước đầu có sự địnhhướng về tác phẩm, cũng như cấu trúc ý nghĩa trước khi đi sâu vào một tácphẩm cụ thể nào đó

Khi phân tích Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, kết cấu

đề, thực, luận, kết là cách làm tối ưu nhất

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Trang 37

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Hai câu “đề” (câu 1 và 2): Giới thiệu rõ không gian, thời gian, địađiểm và cảnh quan chung của vùng đèo Ngang

Hai câu “thực” (câu 3 và 4): Tả cảnh thực ở đèo Ngang

Hai câu “luận” (câu 5 và 6): Tâm trạng nhớ nước, thương nhà củatác giả

Hai câu “kết” (câu 7 và 8): Lời bày tỏ trực diện tâm sự của tác giả vềnỗi cô đơn

Trình tự bố cục ấy sẽ tạo ra một “khoảng trống” trong tâm trí ngườihọc Và theo sự hướng dẫn của giáo viên học sinh sẽ được “lấp đầy” nhữngkhoảng trống

Khai thác khoảng trống dựa vào bố cục của văn bản tất nhiên là mộtcách làm đem lại hiệu quả cao trong khi tìm hiểu thơ Đường luật Tuynhiên, không phải bất cứ bài thơ Đường luật nào cũng có thể dựa vào cách

làm ấy Khi tìm hiểu bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến chúng

ta không thể tuân thủ một cách máy móc “công thức” phân tích mà nhiềungười vẫn thường hay sử dụng:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta!

Đọc bài thơ chúng ta có thể dễ dàng chia bài thơ ra làm ba phần với ba

ý chính: Phần 1 (câu 1): Tình huống lâu ngày bạn tới thăm nhà

Phần 2 (6 câu tiếp theo): Vật chất tiếp khách không có

Trang 38

Phần 3 ( câu cuối): Lời khẳng định tình bạn đậm đà, thắm thiết.

Từ xưa đến nay không ai nghi ngờ hay băn khoăn gì về thể loại củabài thơ này, cũng chẳng có người nào dám bảo Nguyễn Khuyến khôngthông thạo phép làm thơ Đường luật Đây là bài thơ Đường luật tiêu biểucho tiếng thơ đôn hậu, nụ cười hóm hỉnh về tình anh em bạn bè Và giáoviên có thể đặt ra cho học sinh những câu hỏi gợi mở nhằm kích thích tư

duy của các em Giáo viên có thể hỏi “ Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn

Khuyến có được sáng tác theo bố cục chặt chẽ của thơ Đường luật không?Theo em, bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần?Tình huống tiếp khách của tác giả có gì đặc biệt? Dụng ý của tác giả khi nêu

ra tình huống tiếp khách oái oăm đó? Trong quá trình tìm hiểu tác phẩm,học sinh sẽ được khám phá những nét đặc sắc, những sáng tạo của tác giả đểbài thơ luôn rất thân thuộc với bạn đọc Việt Nam bao thế hệ

2.2.1.2 Khai thác “khoảng trống” dựa vào cấu trúc ý nghĩa của tácphẩm

Một thuộc tính rất được đề cao ở thơ Đường luật đó là sự hàm súckín đáo Hàm súc là nhiều ý nghĩa, nhiều loại ý nghĩa trong một lượngngôn từ tối thiểu Xưa nay nhắc đến thơ Đường luật ngưới ta vẫn nói đếnnhững cụm từ như: ý tại ngôn ngoại, họa vân xuất nguyệt, ngôn tuyệt ý bấttuyệt… Chính những yêu cầu khắt khe của niêm luật cũng như những đòihỏi cao về sự hàm súc kín đáo đã dẫn đến việc thơ Đường luật có cấu trúc

ý nghĩa rất đặc biệt Cấu trúc ý nghĩa này chính là điểm hấp dẫn, lôi cuốnnhiều độc giả bởi cứ mỗi lần tiếp nhận lại có được những ý nghĩa mới Trong việc dạy học thơ Đường luật ở trung học cơ sở, công việchướng dẫn, cố vấn của người giáo viên là rất quan trọng Bởi lẽ đây là thểloại mà không phải bao giờ ý nghĩa của tác phẩm cũng hiện rõ trên bề mặtngôn từ Hơn nữa, thơ Đường luật nói riêng, thơ văn trung đại nói chung rađời trong thời đại cách xa với thời nay nên tâm lí tiếp nhận, vốn sống, vàvốn hiểu biết của học sinh trung học cơ sở cũng có những sự khúc xạ nên

Trang 39

khó khăn trong tiếp nhận những giá trị đặc thù Do tầm hiểu biết còn có hạnnên các em không hiểu được hệ thống ngôn ngữ bác học mà các nhà thơvận dụng trong các bài thơ nên một số em dung tục hóa các từ ngữ, hình

ảnh Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương la một ví dụ tiêu biểu: Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Khi tìm hiểu bài thơ này, có học sinh chỉ hiểu đơn thuần bài thơ chỉdạy cho ta cách làm bánh trôi nước Thực ra hiểu như vậy không phải làhoàn toàn không có lí Bởi lẽ nếu chỉ hiểu mặt trực ngôn của hệ thống ngôn

từ thì có thể hiểu như vậy Bài thơ sử dụng nhiều những từ ngữ miêu tả

hình dáng và cách thức làm chiếc bánh trôi, như: trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát, nặn… Để làm được những chiếc bánh trôi ngon, đẹp thì

người làm bánh không thể bỏ qua những công đoạn trên Tuy nhiên, sángtác của Hồ Xuân Hương không chỉ đơn giản chỉ nói về chiếc bánh Và thực

ra thì nếu muốn nói về chiếc bánh trôi và cách thức làm bánh có lẽ khôngcần đến một bài thơ Cái mà người đời khâm phục và tôn vinh trong suốtnhiều thế kỉ đó là việc Hồ Xuân Hương đã đưa vào thể loại bác học những

hình ảnh và đề tài rất bình dân Bài Bánh trôi nước là một bài thơ vịnh vật

cho nên bao giờ cũng mang tính ngụ ý Vì vậy, nghĩa thực của bài thơ là

tả chiếc bánh trôi nhưng ngụ ý của tác giả là mượn bánh trôi để nói về vẻđẹp, thân phận và phẩm giá của người phụ nữ Câu thơ đầu tiên khôngchỉ nói lên vẻ bề ngoài và màu sắc của chiếc bánh trôi mà còn nói lên vẻđẹp của người phụ nữ

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Tác giả không miêu tả cụ thể mà lựa chọn những chi tiết nổi bật nói

lên đặc điểm của chiếc bánh trôi Màu sắc của bánh trôi trắng, tròn Nhưng với hai từ Thân em đặt ở đầu câu thơ thì từ ngữ tả vẻ ngoài chiếc bánh trôi

Trang 40

đã chuyển nghĩa, gợi lên vẻ đẹp hình thức của người phụ nữ, một vẻ đẹpxinh xắn, duyên dáng, đầy đặn, phúc hậu Câu thơ thứ hai nghĩa thực cũnggợi tả cách luộc bánh: nước sôi thì thả bánh vào, khi nào bánh nổi lên là

được Nhưng thành ngữ Bảy nổi ba chìm được đảo thành Ba chìm bảy nổi cùng với hình ảnh Nước non đã tạo một nghĩa khác Thành ngữ Ba chìm bảy nổi thường dùng để nói về sự trôi nổi lênh đênh của kiếp người Câu

thơ gợi lên sự long đong gian truân của người phụ nữ trong xã hội xưa Câuthơ thứ nhất và thứ hai nói lên vẻ đẹp và hình dáng của chiếc bánh cũngnhư số phận lênh đênh của người phụ nữ, câu thơ thứ ba gợi lên thân phậnphụ thuộc của họ Họ không được làm chủ cuộc đời mình Thân phận ấycũng giống như thân phận những người phụ nữ khác trong ca dao:

Thân em như dải lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Thân em như hạt mưa sa,

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Nhưng hai từ Mặc dầu ở câu thứ ba lại khẳng định sự vươn dậy ở câu

cuối cùng:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Tấm lòng son là vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của người phụ nữ Sóng gió cuộc đời có phũ phàng, vùi dập thân phận Bảy nổi ba chìm thì cũng không

thể tàn phá nổi tâm hồn, tấm lòng thủy chung son sắt ở người phụ nữ

Như vậy, bài thơ không chỉ nói về hình dáng và cách làm bánh trôi mà

ý nghĩa tượng trưng của nó mới chính là ý nghĩa quan trọng nhất Trongquá trình dạy học, do vốn hiểu biết văn hóa cổ hạn chế mà học sinh chưathấy được giá trị sâu xa, đích thực ẩn chứa bên trong Do đó, khi giáo viêndạy học có thể đưa ra những câu hỏi mở, với nhiều phương án trả lời Khi

đó học sinh có thể thảo luận, tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình từ đócùng với sự cố vấn của giáo viên mà có được cách hiểu tác phẩm một cáchtoàn diện và sâu sắc nhất

Ngày đăng: 15/12/2015, 13:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đào Duy Anh (2004), Từ điển Hán Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Hán Việt
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
3. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốcgia Hà Nội
Năm: 2003
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa (1994), Tuyển tập thơ Trung Quốc, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập thơ Trung Quốc
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa
Năm: 1994
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn trung học cơ sở, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiếnthức, kỹ năng môn Ngữ văn trung học cơ sở
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn trung học cơ sở, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiếnthức, kỹ năng môn Ngữ văn trung học cơ sở
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
8. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 2001
9. Nguyễn Sĩ Cẩn (1984), Mấy vấn đề phương pháp dạy thơ văn cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề phương pháp dạy thơ văn cổViệt Nam
Tác giả: Nguyễn Sĩ Cẩn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1984
10. Cao Hữu Công - Mai Tổ Lân (1984), Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật ngôn ngữ thơĐường
Tác giả: Cao Hữu Công - Mai Tổ Lân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1984
11. Nguyễn Đổng Chi (1958), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, quyển 2 (Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVIII), Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam", quyển2 ("Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVIII
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Văn Sử Địa
Năm: 1958
12. Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lý, Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn, Đàm Gia Cẩn (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể
Tác giả: Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lý, Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn, Đàm Gia Cẩn
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1971
13. Nguyễn Xuân Đức (2003), Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp văn học dân gian
Tác giả: Nguyễn Xuân Đức
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2003
14. Vũ Cao Đàm (2010), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoahọc
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
15. Hà Minh Đức và Bùi Văn Nguyên (1971), Thơ ca Việt Nam - hình thức và thể loại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ ca Việt Nam - hìnhthức và thể loại
Tác giả: Hà Minh Đức và Bùi Văn Nguyên
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1971
16. Nguyễn Văn Đường (chủ biên, 2003), Thiết kế bài giảng Ngữ văn trung học cơ sở, lớp 7, tập 1, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Ngữ văntrung học cơ sở, lớp 7
Nhà XB: Nxb Hà Nội
17. Nguyễn Văn Đường (chủ biên, 2003), Thiết kế bài giảng Ngữ văn trung học cơ sở, lớp 7, tập 2, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Ngữ văntrung học cơ sở, lớp 7
Nhà XB: Nxb Hà Nội
18. Nguyễn Văn Đường (chủ biên, 2003), Thiết kế bài giảng Ngữ văn trung học cơ sở, lớp 8, tập 1, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Ngữ văntrung học cơ sở, lớp 8
Nhà XB: Nxb Hà Nội
19. Nguyễn Văn Đường (chủ biên, 2003), Thiết kế bài giảng Ngữ văn trung học cơ sở, lớp 8, tập 2, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Ngữ văntrung học cơ sở, lớp 8
Nhà XB: Nxb Hà Nội
20. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên, 2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từđiển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
21. Nguyễn Thị Bích Hải (2002), Văn học châu Á trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học châu Á trong trường phổthông
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hải
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
22. Nguyễn Thị Bích Hải (2005), Bình giảng thơ Đường, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình giảng thơ Đường
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hải
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w